Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(Tiểu luận) bài tập nhóm môn học kinh tế tài nguyên khoáng sản đề bài thị trường cung cầu và những vấn đề kinh tế đặt ra đối với dầu mỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUN
----***----

BÀI TẬP NHĨM
MƠN HỌC: KINH TẾ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

ĐỀ BÀI: Thị trường cung- cầu và những vấn đề kinh tế đặt ra đối với dầu mỏ

Họ và tên sinh viên thực hiện:
1. Tạ Tú Linh- 11202280
2. Nguyễn Thị Trang- 11208092
3. Nguyễn Phương Quỳnh- 11203381
Lớp học phần: Kinh tế tài nguyên khoáng sản (01)
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thị Minh

1


Hà Nội, tháng 10 năm 2022

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................3
Chương 1: Tổng quan về dầu mỏ...........................................................................3
1. Dầu mỏ là gì ?............................................................................................3
2. Vai trò của dầu mỏ......................................................................................3
Chương 2: Thị trường cung- cầu và những vấn đề kinh tế đặt ra đối với dầu mỏ. .3
I. Thị trường dầu mỏ trên thế giới..................................................................3
1. Nhu cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới.....................................................3
1.1 Các yếu tố tác động đến mức tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới......................3


1.2. Nhu cầu dầu mỏ thế giới..........................................................................4
2. Nguồn cung dầu mỏ trên thị trường thế giới...............................................6
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung dầu mỏ.......................................6
2.2. Tình hình cung cấp dầu của một số nước và tổ chức chính trên thị trường
thế giới............................................................................................................6
II. Thị trường cung- cầu dầu mỏ Việt Nam.....................................................9
1. Tổng quan thị trường dầu mỏ Việt Nam.....................................................9
2. Sự vận động của thị trường dầu mỏ ở Việt Nam.......................................10
2.1. Nguồn cung dầu mỏ ở Việt Nam...........................................................10
2.2. Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ở Việt Nam...............................................11
III. Các vấn đề kinh tế đặt ra đối với dầu mỏ và một số kiến nghị................11
1. Biến động giá những tháng đầu năm 2022 và các nhân tố ảnh hưởng.....11
2. Tác động của giá dầu mỏ tăng đến nền kinh tế Việt Nam.........................12
3. Một số kiến nghị.......................................................................................14
KẾT LUẬN.............................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................17

2


LỜI MỞ ĐẦU
Năng lượng là yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của con
người, việc đáp ứng các nhu cầu về năng lượng luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu
trong công cuộc phát triển kinh tế ngay từ khi lồi người mới thấy lóe lên tia sáng
của nền văn minh nhân loại. Ngày nay, năng lượng đang chi phối mọi lĩnh vực của
nền kinh tế thế giới, vì thiếu năng lượng mọi hoạt động sẽ rơi ngay vào ngừng trệ.
Một trong số những nguồn năng lượng được sử dụng rộng rãi là dầu mỏ. Dầu
mỏ là mặt hàng quan trọng, là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành để sản xuất ra
các hàng hoá thiết yếu cho cuộc sống con người mà không loại nguyên liệu nào thay
thế được; do vậy những biến động của giá dầu, dù lớn hay nhỏ, cũng đều gây tác

động sâu sắc đến đời sống con người, không phân biệt giàu nghèo, màu da hay địa
vị xã hội.
Chính vì có được vai trò trung tâm đối với nền kinh tế như vậy, nên giá cả
của dầu mỏ luôn luôn bị chi phối bởi các mưu tính kinh tế - chính trị của các thế lực
chủ chốt trên thị trường, sau đó mới đến sự chi phối của các quy luật cung - cầu của
thị trường. Xuất phát từ ý nghĩ cần phải xem xét những nguyên nhân nào đã ảnh
hưởng đến giá dầu mỏ, các quy luật kinh tế hay những mưu tính chính trị đã chi
phối thị trường này, giá dầu tăng cao có ảnh hưởng như nào đến nền kinh tế thế
giới, nhóm tơi đã đề cập đến "Thị trường cung- cầu và những vấn đề kinh tế đặt ra
đối với dầu mỏ” từ đó phân tích ngun nhân và đề xuất giải quyết vấn đề.

3


NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về dầu mỏ
1. Dầu mỏ là gì ?
Dầu mỏ hay cịn gọi là dầu thơ, là một chất lỏng sánh, đặc màu nâu hoặc ngả
đục. Dầu mỏ tồn tại trong các lớp đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất, phần lớn là
những hợp chất của hidrocacbon với thành phần vô cùng đa dạng. Hiện nay dầu mỏ
chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, dầu diesel và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô
cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu
như dung mơi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường...
2. Vai trò của dầu mỏ
Dầu mỏ cùng với các loại khí đốt được coi là “Vàng đen”, đóng vai trị quan
trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu. Dầu mỏ mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho
các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang sở hữu và tham gia trực tiếp kinh doanh
nguồn tài nguyên trời cho này.
Đối với nước ta, vai trò và ý nghĩa của dầu khí nói chung trong đó có dầu mỏ
càng trở nên quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hố, hiện

đại hố. Khơng chỉ là vấn đề thu nhập kinh tế đơn thuần, trong những năm qua dầu
mỏ đã góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, làm cân đối hơn cán cân xuất nhập
khẩu thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định nước nhà trong
những năm đổi mới đất nước.
Hơn thế nữa, với sự ra đời của dầu mỏ đã giúp chúng ta chuyển sang thế chủ
động trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp, tiếp thu công nghệ hiện đại của nước
ngoài, phát triển ngành nghề dịch vụ, giải quyết cơng ăn việc làm. Đồng thời, dầu
mỏ có thể chủ động đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân,
cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
Chương 2: Thị trường cung- cầu và những vấn đề kinh tế đặt ra đối với dầu
mỏ
I. Thị trường dầu mỏ trên thế giới
1. Nhu cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới
1.1 Các yếu tố tác động đến mức tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới
Dầu mỏ là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp lọc dầu. Tuy nhiên, ở
quy mô thế giới, tổng nhu cầu tiêu thụ về dầu mỏ luôn biến động cùng nhịp với tổng
nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu. Chính vì vậy mà các yếu tố ảnh hưởng đến tổng
cầu về dầu mỏ chính là các yếu tố tác động đến mức tiêu thụ các sản phẩm dầu. Các
yếu tố đó gồm:
4


- Tình hình tăng trưởng kinh tế: Là một yếu tố gần như mang tính quyết định tới
nhu cầu về dầu mỏ. Mà như phần trước chúng ta đã biết, dầu mỏ và các sản phẩm từ
nó tham gia sâu rộng vào đời sống và sản xuất của con người, do đó nhu cầu về
năng lượng tăng thì tất yếu nhu cầu về dầu mỏ tăng.
- Dân số: Là yếu tố cơ bản thứ hai quyết định lượng cầu về các sản phẩm dầu theo
một nước. Tổng lượng tiêu thụ hàng năm có thể lớn nếu có quy mơ dân số lớn ví dụ
như trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ.
- Giá dầu cũng là yếu tố gây những ảnh hưởng nhất định đến việc tiêu thụ dầu mỏ.

Trong ngắn hạn, dù giá dầu tăng hay giảm mạnh thì nhu cầu vẫn tương đối ổn định
vì dầu mỏ là mặt hàng thiết yếu và khó thay thế, nhưng trong dài hạn giá dầu tăng
cao, các quốc gia sẽ hạn chế tiêu dùng bằng chính sách tiết kiệm năng lượng hoặc
chuyển hướng sang sản phẩm thay thế.
- Mức tiêu thụ cịn bị ảnh hưởng bởi chính sách năng lượng của các nước. Chính
sách này thường được cụ thể hố qua chính sách thuế quan đánh vào mặt hàng dầu
mỏ và/hoặc các sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ hoặc qua việc thực hiện các dự án
phát triển các nguồn năng lượng khác, hay những phát minh ra các thiết bị máy móc
tiết kiệm năng lượng …
- Ngồi ra cũng phải kể tới một yếu tố khách quan tác động đến mức tiêu thụ dầu
mỏ là tình hình thời tiết. Vào mùa đơng, mức tiêu thụ dầu ở các nước nói chung đều
tăng để phục vụ nhu cầu sưởi ấm. Những đợt rét kéo dài và bất thường trên thế giới
luôn được xem là "đồng minh" của các nước xuất khẩu dầu vì khi đó nhu cầu lên
cao.
- Tình hình biến động trong mức dự trữ chiến lược của các nước lớn như Mỹ, Nhật
Bản, Nga cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về dầu mỏ. Chẳng hạn như hiện nay, dẫn dữ
liệu do Bộ Năng lượng Mỹ công bố ngày 16/5, hãng tin Reuters cho biết dự trữ dầu
SPR của Mỹ đã giảm xuống còn 538 triệu thùng, chạm mức thấp nhất kể từ năm
1987. Hồi tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố đợt xả kho dầu dự trữ lớn
nhất từ trước đến nay ở mức 1 triệu thùng dầu thô/ngày nhằm giảm giá xăng dầu
tăng vọt do xung đột giữa Nga và Ukraine. Theo dữ liệu của Cục Hải quan Mỹ, ít
nhất 3 tàu chở dầu thơ từ kho dự trữ khẩn cấp của nước này đã lên đường đến châu
Âu vào tháng 4 để thay thế nguồn cung dầu thô của Nga. Cơ quan Năng lượng
Quốc tế (IEA) cho biết các lệnh trừng phạt cũng như sự dè dặt của các nhà nhập
khẩu có thể khiến thị trường bị hụt 3 triệu thùng dầu của Nga mỗi ngày kể từ tháng
4.
1.2. Nhu cầu dầu mỏ thế giới
OPEC hiện dự kiến tăng trưởng nhu cầu dầu thô trong năm nay là 3,4 triệu
thùng/ngày (mb/ngày), giảm 0,3 triệu thùng/ngày so với dự báo hồi tháng 4, do "khả
năng suy giảm trong GDP toàn cầu và sự hồi sinh của biến thể Omicron ở Trung

5


Quốc". OPEC cho biết trong báo cáo hàng tháng của mình: “Tăng trưởng nhu cầu
dầu trong quý II dự kiến sẽ chậm hơn ở mức 2,8 mb/ngày, so với 5,2 mb/ngày trong
quý đầu tiên”. Trong năm nay, OPEC dự kiến nhu cầu tồn cầu là 100,3 triệu thùng
dầu thơ mỗi ngày, hay hơn 100.000 thùng/ngày so với năm 2019.
Trong khi OPEC hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm nay
thì Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) lại có quan điểm hồn tồn trái ngược.
Trong báo cáo hàng tháng, IEA cho biết hiện giá điện và khí đốt tự nhiên đã
tăng lên mức kỷ lục mới, điều này đã thúc đẩy việc chuyển đổi từ khí đốt sang dầu
mỏ ở một số quốc gia. Vì vậy, IEA đã nâng triển vọng nhu cầu về dầu trong năm
2022 thêm 380.000 thùng/ngày, lên 2,1 triệu thùng/ngày. IEA dự kiến nhu cầu dầu
toàn cầu cho năm nay đạt trung bình 99,7 triệu thùng/ngày.
Cơ quan Quản lý Thơng tin Năng lượng Mỹ (EIA) là tổ chức đầu tiên trong
tháng phát hành báo cáo thị trường vào ngày 11/01, gần 2 tháng sau khi biến thể
Omicron mới xuất hiện. EIA cũng đã điều chỉnh kỳ vọng trong quý I năm nay từ
thặng dư 70.000 thùng/ngày sang thiếu hụt 20.000 thùng/ngày do nhu cầu tiêu thụ
dầu thế giới cùng giai đoạn được điều chỉnh tăng 160.000 thùng/ngày.
Như vậy, hiện tại cả 3 tổ chức là EIA, OPEC và IEA đều cho rằng nhu cầu
tiêu thụ dầu thế giới trong cuối năm nay không chỉ quay lại mức tiêu thụ 100 triệu
thùng dầu/ngày trong năm 2019 mà còn đạt đến mức cao nhất mọi thời đại 101 triệu
thùng/ngày trong cuối năm 2022.

Hiện nay, các nước đang phát triển do nhu cầu dầu mỏ cho các ngành phục
vụ q trình cơng nghiệp hố nên nhu cầu tăng cao nên quá nửa (56%) nguồn dầu
cung cấp trên thế giới là để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu của các loại phương tiện vận
tải (21% cho nhu cầu nhiên liệu của xe con, 23% cho xe tải, 12% cho vận tải hàng
không, vận tải biển và đường sắt), khoảng 15% được tiêu thụ ở dạng nguyên liệu và
6



Document continues below
Discover more
from:
Mathematical
statistics
Đại học Kinh tế Quố…
392 documents

Go to course

Premium
Bai tap
powerpoint 1
2

15

Mathematical
statistics

100% (2)

Premium
[Hồ Thức
Thuận] full bộ
cơng thức giải nhanh…

Mathematical

statistics

83% (6)

tốn Premium
cho các nhà kinh
14

tế 1
Mathematical
statistics

100% (2)

SFM Premium
A1.1 - Dist
40

Mathematical
statistics

100% (1)

Sfm 1Premium
- Statistic for
20

management
Mathematical
statistics


100% (1)


CôngPremium
văn nghỉ lễ Giõ tổ
1

Hùng vương và 30-4
Mathematical

100% (1)
13% ở dạng nhiên liệu trong các ngành công nghiệp, 11%statistics
trong lĩnh vực dân dụng
và thương mại, chỉ khoảng 5% dùng làm nhiên liệu phát điện. (Vẽ biểu đồ tròn)

2. Nguồn cung dầu mỏ trên thị trường thế giới
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung dầu mỏ
Nguồn cung dầu mỏ có những nét đặc biệt riêng nên nó thường xuyên bị biến
động. Nguồn cung chịu tác động của các nhân tố sau:
- Nhân tố chính trị: Từ trước đến nay chính trị ln ln là nhân tố có tác động cơ
bản nhất và sâu sắc nhất tới mức cung dầu mỏ. Đó có thể là chính sách tăng giảm
hạn mức sản xuất của OPEC, chính sách định giá của OPEC, chính sách hạn chế
năng lượng của các nước nhập khẩu thơng qua chính sách thuế quan hay các chính
sách cấm vận, tình trạng chiến tranh ...
- Giá dầu: Giá dầu là động cơ cho các nhà sản xuất. Nếu giá dầu giảm thì khơng
khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào thăm dị khai thác mới chứ khơng làm
giảm cung mạnh mẽ. Do đó giá dầu trên thị trường không tác động nhiều đến mức
cung trong ngắn hạn.
- Kỹ thuật và chi phí: Trong sản xuất và khai thác dầu mỏ yếu tố kỹ thuật là một yếu

tố quan trọng. Việc phát hiện ra các kỹ thuật mới tiết kiệm chi phí sẽ làm cho sản
lượng khai thác tăng lên. Tuy nhiên do chi phí đầu tư cao nên độ rủi ro trong khai
thác sẽ tăng cao làm nhiều mỏ phải đóng cửa ngừng khai thác gây ra tình trạng
nguồn cung bị giảm xuống.
- Tình hình thiên tai và thời tiết: một cơn bão lớn hoặc động đất sóng thần có thể
phá hủy các nhà máy lọc dầu khiến giảm nguồn cung.
2.2. Tình hình cung cấp dầu của một số nước và tổ chức chính trên thị trường thế
giới
Thế giới đang ở giữa cuộc khủng hoảng năng lượng đầu tiên của thế kỷ 21.
Giá năng lượng cao, đặc biệt đối với dầu, khí đốt và than đá, đang dẫn đến
lạm phát cao kéo dài ở nhiều quốc gia khác nhau, một số quốc gia cũng đang gặp
phải tình trạng thiếu năng lượng. Cuộc chiến tranh giữa Nga vào Ukraine đã làm
trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng, do nước này vừa là nhà sản xuất và xuất khẩu
dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lớn.
Dưới đây là bảng biểu thị lượng dầu mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu
mỏ (OPEC) sản xuất so với các tổ chức và khu vực khác.
Khu vực / Tổ chức

Sản lượng dầu năm 2021
(thùng mỗi ngày)

% Tổng
số

OPEC

31,7 triệu

35%


7


Bắc Mỹ

23,9 triệu

27%

Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS)

13,8 triệu

15%

Phần cịn lại của thế giới

20,5 triệu

23%

Tổng cộng

89,9 triệu

100%

Nhìn chung, các nước OPEC là nhà sản xuất dầu lớn nhất, riêng Ả Rập Xê-út
chiếm 1/3 sản lượng của OPEC. Cũng cần lưu ý rằng sản lượng của OPEC vẫn dưới
mức trước đại dịch sau khi tổ chức này giảm sản lượng 10 triệu thùng / ngày (B/D)

chưa từng có vào năm 2020.
Theo sau các nước OPEC, Mỹ, Canada và Mexico chỉ chiếm hơn 1/4 sản
lượng dầu toàn cầu vào năm 2021. Gần 70% sản lượng dầu ở Bắc Mỹ đến từ Mỹ,
nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Tương tự, trong CIS – một tổ chức của các nước hậu Liên Xô – cho đến nay,
Nga là nhà sản xuất lớn nhất, chiếm 80% tổng sản lượng của các nước CIS.
Sử dụng dữ liệu từ Đánh giá thống kê về Năng lượng Thế giới của BP, đồ
họa thông tin bên dưới cung cấp thêm bối cảnh về cuộc khủng hoảng bằng cách
hình dung các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

8


STT

Sản lượng dầu năm 2021 (triệu thùng
mỗi ngày)

Sản lượng dầu năm 2019 (triệu
thùng mỗi ngày)

1

Mỹ: 16,585

Mỹ: 12

2

Ả Rập Xê Út: 10,954


Nga: 11,2

3

Nga: 10,944

Ả Rập Xê Út: 11,114

4

Canada: 5,429

Iraq: 4,452

5

Iraq: 4,102

Iran: 3,991

6

Trung Quốc: 3,994

Trung Quốc: 3,981

7

Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống

Nhất: 3,668

Canada: 3,663

8

Iran: 3,62

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống
nhất: 3,1106

9

Brazil: 2,987

Kuwait: 2,924

10

Kuwait: 2,741

Brazil: 2,515

Trong vài thập kỷ qua, sản lượng dầu của Hoa Kỳ đã đi trên một con tàu
lượn của các đáy và đỉnh. Sau khi giảm từ mức cao nhất năm 1970 là 11,3 triệu
B/D, nó đạt mức thấp lịch sử 6,8 triệu B/D vào năm 2008.
Tuy nhiên, sau sự thay đổi trong những năm 2010, quốc gia này đã vượt qua
Ả Rập Xê Út trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất. Nhưng tính đến năm 2021, Mỹ
vẫn là nhà nhập khẩu rịng dầu thơ trong khi xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh
chế.

Ả Rập Xê-út và Nga mỗi nước sản xuất khoảng 11 triệu B/D vào năm 2021
và là 2 nhà xuất khẩu dầu lớn nhất trên toàn cầu. Ở cả 2 quốc gia, các cơng ty dầu
khí quốc doanh (tương ứng là Saudi Aramco và Gazprom) là những cơng ty sản
xuất dầu khí có giá trị nhất.
Từ châu Âu (trừ Nga), chỉ có Na Uy lọt vào danh sách 15 nhà sản xuất dầu
hàng đầu, chiếm 2,3% sản lượng toàn cầu. Sự thiếu hụt sản lượng trong khu vực
giải thích một phần lý do Liên minh châu Âu phụ thuộc vào dầu khí của Nga, làm
trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của khu vực.
II. Thị trường cung- cầu dầu mỏ Việt Nam
1. Tổng quan thị trường dầu mỏ Việt Nam

9


Dầu mỏ Việt Nam là lượng dầu thô khai thác ở Việt Nam. Lượng dầu này
đóng góp nhiều vào nền kinh tế quốc gia và cũng là yếu tố quan trọng trong vấn đề
chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đơng. Việc khai thác dầu thơ cịn đi kèm với ngành
khí đốt.
Trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 1,5 tỷ m3, đứng thứ 26 thế giới,
nhưng sản lượng khai thác hiện chỉ đứng thứ 34. Năm 2021 Việt Nam xuất khẩu
hơn 3,1 triệu tấn dầu thô, với giá trị xuất khẩu là trên 1,76 tỷ USD. Việt Nam cũng
nhập khẩu hơn 9,9 triệu tấn dầu thô với giá trị nhập khẩu là trên 5,15 tỷ USD.
Theo số liệu của Bộ Cơng Thương, tổng sản lượng khai thác dầu khí trong 5
năm (2016-2020) đạt 121,14 triệu tấn quy dầu, trong đó khai thác dầu đạt 71,27
triệu tấn. Trong số 71,27 triệu tấn này, khai thác trong nước đạt 61,45 triệu tấn, bằng
122,9% so với quy hoạch giai đoạn 2016-2020; ở nước ngoài đạt 9,82 triệu tấn,
bằng 98,2% so với quy hoạch.
Bình quân 5 năm qua (2016-2020), mỗi năm Việt Nam nhập khẩu 11,5 triệu
m3, tấn xăng dầu thành phẩm các loại. Nhập khẩu giảm đáng kể vào năm 2021, với
6,9 triệu m3, tấn khi nguồn cung ứng từ các nhà máy lọc dầu trong nước tăng lên

đáng kể.

Tuy nhiên, đầu năm 2022, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm cơng suất vì
khó khăn tài chính khiến sản lượng xăng dầu nhập khẩu tăng lên do phải bù đắp
nguồn cung thiếu hụt từ nhà máy này. Dự kiến năm nay lượng xăng dầu thành phẩm
nhập khẩu khoảng 7,4 triệu m3, tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn so với kế hoạch trước
đó.
Trong khi nhập về một phần ba tổng nhu cầu tiêu thụ cả nước, Việt Nam
cũng xuất khẩu bình quân hơn 2 triệu tấn các sản phẩm xăng dầu, mà chủ yếu là sản
10


phẩm từ hóa dầu, đi các nước. Thị trường nhập khẩu các mặt hàng này lớn nhất từ
Việt Nam là Campuchia, chiếm gần 30% tổng lượng xuất khẩu. Kế đến là Singapore
20%, Trung Quốc hơn 10%...
2. Sự vận động của thị trường dầu mỏ ở Việt Nam
2.1. Nguồn cung dầu mỏ ở Việt Nam
Đặc thù của khai thác dầu khí ở Việt Nam là: 60% dầu và khí phân bố hầu
hết ở khu vực ngoài khơi, vùng nước sâu, xa bờ. 40% tiềm năng dầu khí cịn lại
thuộc khu vực truyền thống, nước nông, quy mô nhỏ, cấu trúc địa chất phức tạp,
một số khu vực có áp suất/nhiệt độ cao; bồn chứa dạng địa tầng. Hoạt động đầu tư
thăm dò khai thác ở Việt Nam chủ yếu do các cơng ty dầu nước ngồi thực hiện (tỷ
lệ 70/30); phần thu ngân sách Nhà nước rất lớn (50-60% doanh thu dầu khí với hàng
trăm tỷ USD).
Theo số liệu PVN cơng bố thì sản lượng dầu trong những năm gần đây càng
ngày càng sụt giảm. Phần giảm là do khai thác dầu thô trong nước giảm mạnh.

Như vậy, Việt Nam tốc độ hiện thực hóa tiềm năng dầu khí chưa cao, nhập
khẩu dầu thô lớn hơn nhiều so với lượng dầu thô xuất khẩu.


11


Hiện nay, nguồn cung xăng dầu trong nước đến từ 2 Nhà máy lọc dầu Nghi
Sơn (thuộc Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn) và Nhà máy lọc dầu Dung Quất
(thuộc Cơng ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn-BSR), đáp ứng khoảng 75% nhu cầu
thị trường, trong đó tỷ trọng cung ứng của Nghi Sơn khoảng 35%, có thời điểm lên
tới 40%. Ngồi ra cịn một số nhà máy khí ngưng tụ (condensate) như PVOil Phú
Mỹ, Đơng Phương, Sài Gịn Petro... có cơng suất sản xuất trên 600.000 m3, tấn một
năm.
Với giá dầu thế giới càng ngày càng tăng trong khi khai thác dầu thô của
chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu, PVD đang xem để điều chỉnh cơ chế, chính
sách theo hướng khi chúng ta khoan được dầu thì phục vụ cho sản xuất, chứ khơng
xuất khẩu.
2.2. Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ở Việt Nam
Dẫn báo cáo của Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN), Bộ Công Thương cho
biết: Kế hoạch sản xuất xăng dầu của 2 nhà máy lọc dầu trong nước, gồm Nhà máy
Lọc dầu Nghi Sơn và Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn trong quý III dự kiến đạt 3,9 triệu
m3, đáp ứng 72% tổng nhu cầu; quý IV dự kiến đạt 4,4 triệu m3, đáp ứng 80% tổng
nhu cầu. Cả 2 nhà máy này đang vận hành ở công suất tối đa.
Trong đó, Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn dự kiến vận hành ở công suất
105% trong 4 tháng cuối năm 2022 để cung ứng xăng dầu cho thị trường.
Các doanh nghiệp cũng nhập khẩu theo tiến độ được giao, ước nhập khẩu
tháng 8 là 520.000 m3 và dự kiến các tháng cuối năm, mỗi tháng doanh nghiệp
nhập khẩu 500.000 m3. Trong khi đó, nhu cầu xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng
trong nước ước tính là 1,6 - 1,7 triệu m3/tháng.
Mặc dù khẳng định nguồn cung xăng dầu trong nước những tháng cuối năm
được đảm bảo, nhưng đặt trong tình huống bất khả kháng, việc phân bổ hạn mức
nhập khẩu xăng dầu tăng thêm vẫn cần được tính đến.
Theo tính tốn, tổng nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước cả năm

2022 gần 21 triệu m3, trong đó, nguồn cung trong nước đóng góp khoảng 14,4 triệu
m3, còn lại là nhập khẩu.
III. Các vấn đề kinh tế đặt ra đối với dầu mỏ và một số kiến nghị
1. Biến động giá những tháng đầu năm 2022 và các nhân tố ảnh hưởng
Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng cao, trong đó
giá dầu Brent bình qn đạt khoảng 106,92 USD/thùng, giá dầu WTI khoảng
101,59 USD/thùng, giá dầu OPEC khoảng 104,95 USD/thùng, tăng lần lượt
64,93%, 64,01% và 64,38% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá dầu Brent có
thời điểm đã vượt 130 USD/thùng - mức cao nhất kể từ tháng 8/2008.
12


Đầu tiên phải kể đến cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc do thực
hiện chuyển đổi sang năng lượng xanh và nguồn cung năng lượng trong nước bị
gián đoạn đã buộc Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn cung năng lượng thay
thế bên ngoài trong ngắn hạn và dài hạn.
Tiếp theo, biến động giá tăng chủ yếu do thị trường dầu thắt chặt và căng
thẳng tại Nga và Ukraine, làm cho nguồn cung các sản phẩm năng lượng bị gián
đoạn, trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng.
Kể từ cuối tháng 02/2022, các căng thẳng xung đột giữa Nga - Ukraine và
các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ và phương Tây đối với Nga đã làm gia tăng
hơn nữa bất ổn an ninh năng lượng toàn cầu. Theo đó, Nga là nước xuất khẩu dầu
lớn thứ hai trên thế giới và đang cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt trên thị
trường Liên minh châu Âu. Sự gián đoạn nguồn cung dầu từ Nga tới các đường ống
ở châu Âu đã gây ảnh hưởng tới nguồn cung năng lượng toàn cầu. Thực tế cho thấy,
kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine ngày
24/02/2022, giá dầu thế giới đã tăng 60 - 70% so với cùng kỳ.
2. Tác động của giá dầu mỏ tăng đến nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn và đang trong quá trình phục hồi tăng
trưởng kinh tế sau đại dịch; các cú sốc cũng như biến động của tình hình kinh tế tài chính thế giới và xu hướng tăng cao của giá dầu đều gây ra tác động mạnh tới

kinh tế Việt Nam, cụ thể một số tác động sau.
2.1. Ảnh hưởng tới điều hành chính sách tài khóa và thu ngân sách nhà nước
(NSNN)
Giá dầu tăng cao có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến cơng tác điều hành
chính sách tài khóa và thu ngân sách nhà nước.
Về mặt tích cực, giá dầu tăng cao góp phần làm tăng khoản thu ngân sách từ
dầu thô. Trong đó, năm 2021, thu ngân sách từ dầu thơ khoảng 35 nghìn tỷ đồng,
vượt dự tốn 65%. Trong 6 tháng đầu năm 2022, thu từ dầu thơ đạt khoảng 34,2
nghìn tỷ đồng, bằng 121,3% dự toán năm và tăng 80,8% so với cùng kỳ năm 2021,
nhờ giá dầu thô tăng mạnh.
Trong lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp ngành khai khống, nhất là khai
thác dầu khí, đang đóng góp khoảng 8% GDP, cũng được hưởng lợi từ giá dầu. Giá
dầu diễn biến tích cực sẽ giúp đẩy mạnh các hoạt động khai thác thăm dị dầu khí,
khối lượng cơng việc trong dài hạn của các doanh nghiệp ngành dầu khí. Nhờ đó,
doanh thu nhóm ngành này sẽ khả quan, kéo theo khoản thuế thu nhập doanh
nghiệp nộp vào ngân sách của các đơn vị này tăng theo.
Về ảnh hưởng tiêu cực, giá dầu thế giới tăng cao trong khi Quỹ bình ổn giá
xăng dầu có hạn, đã làm cho cơng tác điều hành giá phải tính tới cơng cụ khác là
13


thuế, phí. Theo đó, trong 7 tháng đầu năm 2022, chính sách tài khóa đã được triển
khai theo hướng miễn, giảm thuế, phí, lệ phí như: Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia
tăng từ 10% xuống 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất
10%; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay; giảm 50%
thuế BVMT đối với mặt hàng xăng dầu; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí nhằm
góp phần kiểm sốt tốc độ tăng và ổn định giá cả hàng hóa. Ước tính, việc giảm
thuế bảo vệ môi trường làm giảm thu ngân sách khoảng hơn 32.538 tỷ đồng trong
năm 2022.
2.2. Làm tăng giá xăng, dầu bán lẻ trong nước

Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá xăng, dầu có 16 lần điều chỉnh với 13 lần
điều chỉnh tăng và 3 lần điều chỉnh giảm, tổng mức tăng 4.990 - 12.270 đồng/lít
(kg) (tùy loại xăng, dầu), tương đương tăng 44% - 71,8% so với cùng kỳ. Riêng
tháng 6/2022, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng thêm 1.670 - 4.460
đồng/lít (kg) xăng, dầu, tương ứng tăng lên mức trên 32 nghìn đồng/lít đối với xăng
Ron 95, trên 30 nghìn đồng/lít đối với xăng E5, 20 - 30 nghìn đồng/lít (kg) đối với
các loại dầu - mức cao nhất trong lịch sử; ước tính bình qn giá xăng, dầu trong
nước tháng 6/2022 đã tăng khoảng 40 - 80% so với cùng kỳ năm 2021.
2.3. Làm tăng giá hàng hóa, gây sức ép tăng lạm phát và rủi ro thâm hụt cán cân
thương mại
Cụ thể, giá xăng dầu tăng sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát, vì dầu hỏa, xăng dầu
chiếm tỷ trọng rất đáng kể trong rổ hàng hóa. Khơng những tỷ trọng riêng, mà hầu
như trong tất cả giá cả hàng hóa đều có thành phần chi phí xăng dầu. Đối với nền
kinh tế nước ta, khi giá xăng dầu tăng 10% sẽ làm tổng sản phẩm nội địa (GDP)
giảm khoảng 0,5% - mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động
giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế.

, TS. Nguyễn
Trí Hiếu cho biết.
Liên quan đến vấn đề lạm phát, mặc dù giá hàng hóa thế giới tăng cao, lạm
phát Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát ở mức 2,5% trong 7 tháng đầu năm 2022.
Hiện tại, đà tăng giá xăng dầu đã có phần chững lại trong khi tác động của giá xăng
dầu cao lên các hàng hóa khác trong nền kinh tế bắt đầu thể hiện trong diễn biến chỉ
số giá tiêu dùng. Lạm phát tháng 6-7 đều ở trên mức 3% so với cùng kỳ.

14


Giá xăng, dầu tăng có ảnh hưởng mạnh tới xuất - nhập khẩu và cán cân
thương mại của Việt Nam. Trong đó, cán cân thương mại có thể chuyển từ thặng dư

sang thâm hụt do giá dầu tăng cao.
Cụ thể, trong giai đoạn giá dầu tăng hoặc ở mức cao, nhập khẩu dầu thô và
các mặt hàng xăng, dầu của Việt Nam cũng tăng hoặc ở mức cao, trong khi kim
ngạch xuất khẩu dầu thô và các mặt hàng xăng dầu đều tăng không đáng kể hoặc ở
mức khá thấp, dẫn đến cán cân thương mại xăng dầu luôn bị thâm hụt ở mức cao.
2.4. Các tác động khác

Đối với Việt Nam, giá xăng, dầu tăng làm tăng chi phí sản xuất, đặt biệt là
đối với các hoạt động/lĩnh vực trực tiếp liên quan đến xăng, dầu, nhất là lĩnh vực
vận tải, sản xuất sử dụng xăng, dầu làm nguyên, nhiên liệu đầu vào. Ngồi ra, xăng,
dầu tăng cịn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp
kinh doanh xăng, dầu. Giá dầu tăng quá cao sẽ tác động trực tiếp tới doanh thu,
hàng tồn kho và biên lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp này.
Báo cáo của IHS Markit các tháng gần đây cũng khẳng định, ngành sản xuất
của Việt Nam mặc dù đang có xu hướng cải thiện tốt, nhưng các doanh nghiệp đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn và sức ép do chi phí sản xuất tăng, điển hình là chi
phí đầu vào đã tăng nhanh nhất trong gần 11 năm do giá dầu, khí đốt, giá nguyên,
vật liệu và giá vận chuyển tăng.

Theo số liệu từ Kết quả khảo sát điều tra mức số hộ gia đình cho thấy, tỷ
trọng chất đốt và giao thông trong tổng chi tiêu cả nước khoảng 16,9%, trong đó
khu vực thành thị là 17,5%, nơng thơn là 16,4%. Do đó, giả sử giá xăng tăng 10%
thì chi tiêu của cả nước sẽ tăng thêm 1,7%, khu vực thành thị tăng 1,8% và nông
thôn tăng 1,64%. Như vậy, trong điều kiện thu nhập của hộ gia đình khơng thay đổi
thì giá xăng, dầu tăng sẽ làm giảm chi tiêu của hộ gia đình, từ đó sẽ ảnh hưởng đến
các mục tiêu phát triển bền vững của con người và làm gia tăng nghèo đói, nhất là
tỷ lệ nghèo đói của khu vực nơng thơn.
3. Một số kiến nghị
Trước bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao, cũng như những xung đột địa chính
trị trên thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, trong thời gian tới, Việt Nam

cần theo dõi sát diễn biến trên thị trường xăng, dầu để chủ động, linh hoạt đánh giá
các tác động của tăng/giảm giá xăng, dầu đến nền kinh tế. Từ đó, xây dựng các kịch
bản đánh giá tác động và đề xuất các điều chỉnh chính sách kịp thời. Đồng thời, cần
nâng cao hơn nữa công tác dự báo bởi đây là giải pháp quan trọng để ứng phó với
biến động giá dầu và dự tốn các nguồn thu từ dầu sát với tình hình thực tế.
15


Việt Nam cần có kế hoạch và chiến lược dự trữ xăng dầu để đảm bảo an ninh
năng lượng quốc gia, xem xét mở rộng kho dự trữ và quy mô dự trữ để chủ động
cung ứng trong các trường hợp cần thiết. Cụ thể, để tận dụng trong những giai đoạn
mà giá dầu cao thì có thể học tập các nước lớn trên thế giới là bán dầu từ kho dự trữ
chiến lược, hoặc dự trữ thương mại để bình ổn thị trường, tăng thu ngân sách, đảm
bảo điều tiết thị trường. Hoặc trong những điều kiện thị trường biến động giảm,
chúng ta có thể mua vào để gia tăng tích trữ, xây dựng các bài tốn về kinh tế, đảm
bảo hiệu quả tối ưu.
Trước mắt, để đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho tiêu dùng và phục vụ sản
xuất trong nước, cần tăng cường nhập khẩu xăng, dầu để bù đắp sản lượng thiếu hụt
do giảm sản lượng từ nhà máy Nghi Sơn, nhưng cần lựa chọn thời điểm giá giảm và
tranh thủ các ưu đãi về thuế trong các hiệp định thương mại đã ký kết để nhập khẩu
xăng, dầu với giá cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, cần quán triệt và yêu cầu các doanh
nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu thực hiện nghiêm kế hoạch phân giao tổng
nguồn và hạn mức nhập khẩu xăng, dầu tối thiểu bổ sung trong quý III và cả năm
2022. Đồng thời, cần đơn giản các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng, dầu, đảm bảo xăng, dầu được nhập về
nhanh chóng, kịp đà giảm của giá xăng, dầu thế giới, góp phần giúp hồi kinh tế
trong nước phục hồi.
Có một hoạt động mà chúng ta cũng đang thực hiện từ trước đến nay, nhưng
đến giai đoạn này có thể quan tâm hơn nữa đó là đối với thị trường dầu thơ, mới
giao dịch vật chất chứ chưa có thị trường tương lai, thị trường phái sinh. Trong khi

đó là những công cụ rất hiện đại, cần thiết phải xây dựng những chế tài, quy định cụ
thể hoặc có những bước đi, để làm sao thị trường tương lai, phái sinh đối với các
sản phẩm dầu thô hay các sản phẩm năng lượng khác có thể được áp dụng thực
hiện. Qua đó có thể tăng cường hơn nữa về chất lượng trong việc mua bán dầu hoặc
quản lý rủi ro đối với lĩnh vực này.
Về dài hạn, để đảm bảo tính tự chủ của an ninh năng lượng quốc gia, cần đa
dạng hóa các nguồn năng lượng thay thế để giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn
nhiên liệu hóa thạch như phát triển các nguồn năng lượng sinh học, năng lượng tái
tạo.

KẾT LUẬN

16


Trong thời gian tới, theo dự đoán, thị trường dầu mỏ sẽ lại tiếp tục diễn biến
khó lường nhưng động thái của giá sẽ là theo chiều hướng tăng lên. Do có vai trị
trung tâm đối với nền kinh tế thế giới, không chỉ bị chi phối bởi các quy luật kinh tế
mà cịn tình hình kinh tế chính trị trên thế giới nên trong thời gian tới các nước sẽ
tiếp tục phải đối phó với tình hình giá dầu tăng và còn xảy ra các cuộc leo thang.
Một số kinh nghiệm thực tế của các nước trên thế giới nhằm tăng cường
nguồn năng lượng dự trữ và thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học vào thực
tiễn sản xuất để sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng từ dầu mỏ, đồng thời tăng
cường việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế là rất bổ ích cho các nước khác
tham khảo. Hy vọng thông qua việc tham khảo các kinh nghiệm các nước có thể
xây dựng những đối sách hợp lý để đối phó với tình hình biến động của giá dầu mỏ
trong thời gian tới được hiệu quả và giảm thiểu những tổn thất.
Việt Nam hiện nay cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy lọc
dầu, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để thu hút vốn đầu tư vào
lĩnh vực này một mặt giảm thiểu sự phụ thuộc vào lượng dầu nhập khẩu mặt khác

tăng nguồn cung ra thị trường. Đây là một hướng đi đúng và hy vọng trong thời
gian tới chúng ta sẽ đối phó thành cơng với các động thái thay đổi của giá dầu trên
thị trường thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
17


1. />
mo-the-gioi-20220120070338579.htm
2. />3. />
truong-nhu-cau-dau-tho-the-gioi
4. />
gioi-nam-2022-617332.html
5. />6. />
4462783.html
7. />
nhu-cau-20220911155026509.htm
8. />
nen-kinh-te-viet-nam-nam-2022-761-936457.htm
9. />
dDocName=MOFUCM248582
10. />
nam-2022-216912.html

18




×