Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(Tiểu luận) đề tài phân tích ngành nghề đầu tư kinh doanh tại việt nam và thực trạng ngành nghề đầu tư kinh doanh ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA: ĐẦU TƯ

BÀI TẬP LỚN
PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI: Phân tích ngành nghề đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và thực trạng
ngành nghề đầu tư kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
Giáo viên hướng dẫn:
Hoàng Đỗ
Phạm Thị Ngọc

Nguyễn Huyền
Hồ Thị

HÀ NỘI –

guyễn


Mục lục
Lời mở đầu..................................................................................................................................... 2
I. Pháp luật về ngành nghề đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ................................................... 3
1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh ................................................................................................ 3
2. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ................................................................................... 3
2.1. Giải thích các ngành nghề đầu tư có điều kiện (Điều 7, Luật Đầu tư 2020) ........................... 3
2.2. Điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ....................................... 4
3. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài .............................. 6
3.1. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (Điều 9
LĐT20) ................................................................................................................................................. 6
3.2. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (Điều 9 LĐT20,


Điều 15 NĐ 31/2021/NĐ-CP) .............................................................................................................. 6
3.3. Đối tượng áp dụng Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường (Điều 9 LĐT20,
Điều 16 NĐ 31/2021/NĐ-CP) .............................................................................................................. 7
3.4. Nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (Điều 9
LĐT20, Điều 17 NĐ 31/2021/NĐ-CP)................................................................................................ 7

4. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư ....................................................................................................... 9
4.1. Khái niệm: .................................................................................................................................... 9
4.2. Đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư................................................................................................ 9
4.3. Các ngành nghề ưu đãi đầu tư .................................................................................................. 10

II. Tình hình thực tiễn về các ngành nghề đầu tư kinh doanh tại Việt Nam......................... 11
1. Thực trạng vi phạm các ngành nghề bị cấm tại Việt Nam ............................................................ 11
1.1. Diễn biến hiện nay ...................................................................................................................... 11
1.2. Hậu quả của việc kinh doanh các ngành nghề bị cấm tại Việt Nam ..................................... 12
2. Thực trạng thực hiện kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện ...................................... 12
2.1. Mặt tích cực:............................................................................................................................... 12
2.2. Mặt hạn chế: ............................................................................................................................... 13
3. Thực trạng khả năng tiếp cận thị trường Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài........................ 15
4. Thực trạng kết quả đạt được từ ưu đãi đầu tư............................................................................... 16
4.1. Tác động tích cực ....................................................................................................................... 16
4.2. Tác động tiêu cực ....................................................................................................................... 17

III. Bài học ................................................................................................................................... 18
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................... 20


ời mở đầu
Ngành nghề đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển đầy
tiềm năng và thách thức. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với sự thay đổi mạnh mẽ trong

chính trị, kinh tế và xã hội, Việt Nam đã trở thành một đất nước thu hút sự quan tâm của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này đặt ra câu hỏi quan trọng về thực trạng của
ngành nghề đầu tư kinh doanh tại Việt Nam hiện nay, cũng như về triển vọng và những
thách thức mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư phải đối mặt trong quá trình hoạt động
kinh doanh tại đây.
Việt Nam đã trải qua một hành trình phát triển đáng kể trong việc thu hút vốn đầu tư và
phát triển kinh tế. Sự mở cửa cửa biên giới và các biện pháp cải cách đã tạo điều kiện lý
tưởng cho các ngành nghề đầu tư kinh doanh trong nước và nước ngoài. Từ việc phát
triển những ngành truyền thống như nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ, Việt
Nam đã điều chỉnh và đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề để đáp ứng sự thay đổi trong nhu
cầu thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và khó khăn kinh tế, việc phân tích
thực trạng của ngành nghề đầu tư kinh doanh ở Việt Nam cũng gợi lên những câu hỏi về
sự đa dạng của thị trường, cơ hội và rủi ro, cũng như về cách mà Việt Nam đang thúc đẩy
sự phát triển bền vững và cạnh tranh của ngành nghề này.
Trong bối cảnh này, chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng về thực trạng ngành nghề đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam hiện nay để có cái nhìn tổng quan về những đổi mới và tiềm năng, từ
đó có thể định hình chiến lược và quyết định kinh doanh thông minh hơn.


I.

luật về ngành nghề đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
Quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư, các ngành nghề bị cấm kinh doanh tại Việt Nam bao
gồm:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này; (như Heroin,
Cần sa và các chế phẩm từ cần sa,...)
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khống vật quy định tại Phụ lục II của Luật này; (như Hơi

cay Nitơ, Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh…)
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự
nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật
hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý,
hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
(như mèo cá, Tê giác một sừng, sao la…)
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong
phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm,
bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
2.1. Giải thích các ngành nghề đầu tư có điều kiện (Điều 7, Luật Đầu tư 2020)

Khoản 1,2 của điều 7 Luật Đầu tư 2020 có nêu lên khái niệm của Ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện. Cụ thể:
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần
thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ
lục IV của Luật Đầu tư 2020.
Về điều kiện, điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản
2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết


của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà

nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
2.2. Điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
2.2.1. Giấy phép kinh doanh
Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp như sau:
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện
sau đây:
• Ngành, nghề đăng ký kinh doanh khơng bị cấm đầu tư kinh doanh;
• Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41
của Luật Doanh nghiệp 2020;
• Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
• Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị
hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Điều kiện đầu tư kinh doanh
Theo Khoản 9 Điều 2 Luật đầu tư 2020, điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện
cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.






Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định về
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và phải bảo đảm công khai, minh
bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
• Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
• Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
• Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh
(nếu có);
• Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành
chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
• Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn
bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
• Giấy phép;
• Giấy chứng nhận;
• Chứng chỉ;


Văn bản xác nhận, chấp thuận;
Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản
của cơ quan có thẩm quyền.
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối
với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thơng tin quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp.
Mỗi ngành nghề cụ thể sẽ có những điều kiện đầu tư, kinh doanh riêng được quy
định trong các bộ luật cụ thể. Ví dụ đối với ngành nghề kinh doanh bảo hiểm, các điều
kiện kinh doanh sẽ được quy định bởi Luật Bảo hiểm và các nghị định liên quan. Cụ thể
theo điều 6 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật
kinh doanh bảo hiểm sửa đổi. Cụ thể:




1. Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:
Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật
doanh nghiệp;
b) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử
dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
c) Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh
có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
d) Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu
vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số
vốn dự kiến góp;
đ) Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, cơng ty chứng khốn
thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an tồn tài chính
và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy
định pháp luật chuyên ngành.
2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngồi, doanh nghiệp mơi giới bảo
hiểm dự kiến được thành lập:
a) Có vốn điều lệ đã góp (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp mơi giới
bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngồi) khơng thấp hơn mức vốn
pháp định theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Có loại hình doanh nghiệp, Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi
nhánh nước ngoài) phù hợp với quy định tại Nghị định này và các quy định pháp
luật khác có liên quan;
c) Có người quản trị, điều hành dự kiến đáp ứng quy định tại Nghị định này.
3. Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.



Document continues below
Discover more
from: luật đầu tư
Pháp
PLĐT_1
Đại học Kinh tế…
26 documents

Go to course

Bài tập tình huống20

Luật đầu tư
Pháp luật
đầu tư

100% (1)

PLĐT nhóm 8 official
31

- Pháp luật đầu tư v…
Pháp luật đầu


None

De-cuong-Luat15

Dau-thau-sua-doi-…

Pháp luật đầu


None

Điều kiện đầu tư BĐS
74

41

đối với nhà đầu tư…
Pháp luật đầu


None

Nghi dinh 63 2018 nd
cp ve dau tu theo…


Pháp luật đầu


None

Ltmqt - PLDT
Pháp
luậtngoài
đầu
3. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu

tư nước
5



3.1. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
(Điều 9 LĐT20)
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối
với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ cơng bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp
cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục
ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3.2. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (Điều 9
LĐT20, Điều 15 NĐ 31/2021/NĐ-CP)
1. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế về
tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó được quy định tại các luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính
phủ và điều ước quốc tế về đầu tư. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối

với nhà đầu tư nước ngoài được công bố tại Phụ lục I của Nghị định này.
2. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngồi được áp dụng theo các
hình thức quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư và được đăng tải, cập nhật theo quy
định tại Điều 18 Nghị định này.
3. Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề quy định tại các khoản 1
và 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi khi thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau
đây:
a) Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khống sản;
b) Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cơng hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà
nước;
c) Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;
d) Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực
hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;
đ) Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

None


e) Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc
tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3.3. Đối tượng áp dụng Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường (Điều 9
LĐT20, Điều 16 NĐ 31/2021/NĐ-CP)
1. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường được áp dụng đối với:
a) Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư;
b) Tổ chức kinh tế theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư khi
đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

(Trong Mục này các đối tượng quy định tại các điểm a và b khoản này, sau đây gọi chung
là nhà đầu tư nước ngồi, trừ trường hợp Nghị định này có quy định khác).
2. Đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư là công
dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngồi được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện
tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước
hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị
trường và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư là cơng
dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngồi khơng được thực hiện các quyền và
nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3.4. Nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước
ngoài (Điều 9 LĐT20, Điều 17 NĐ 31/2021/NĐ-CP)
1. Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối
với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước
ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.
2. Nhà đầu tư nước ngồi khơng được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận
thị trường theo quy định tại Mục A Phụ lục I của Nghị định này.
3. Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài
theo quy định tại Mục B Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp
ứng các điều kiện tiếp cận thị trường được đăng tải theo quy định tại Điều 18 Nghị định
này.
4. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp
cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng như sau:
a) Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật Việt
Nam) khơng có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu
tư nước ngồi được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;
b) Trường hợp pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà
đầu tư nước ngồi đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ được ban hành (sau đây gọi chung là văn



bản mới ban hành) có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước
ngoài đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết theo quy định tại khoản 4 Điều
này thì các điều kiện đó được áp dụng như sau:
a) Nhà đầu tư nước ngoài đã được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại
khoản 4 Điều này trước ngày văn bản mới ban hành có hiệu lực được tiếp tục thực hiện
hoạt động đầu tư theo các điều kiện đó. Trường hợp thành lập tổ chức kinh tế mới, thực
hiện dự án đầu tư mới, nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, đầu tư góp vốn, mua cổ phần,
mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc điều
chỉnh, bổ sung mục tiêu, ngành, nghề mà theo quy định của văn bản mới ban hành phải
đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngồi thì phải đáp ứng điều
kiện đó. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng xem xét lại điều
kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề mà nhà đầu tư đã được chấp thuận trước
đó;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư sau thời điểm văn bản mới được
ban hành có hiệu lực phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước
ngoài theo quy định của văn bản đó.
6. Nhà đầu tư nước ngồi thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau
quy định tại Phụ lục I Nghị định này phải đáp ứng toàn bộ điều kiện tiếp cận thị trường
đối với các ngành, nghề đó.
7. Nhà đầu tư nước ngồi thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO
thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như
quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường
hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ
đó có quy định khác.
8. Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế về đầu tư có
quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư đó thuận lợi hơn so với quy
định của pháp luật Việt Nam thì được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo điều ước
đó.

9. Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có
quy định khác nhau về điều kiện tiếp cận thị trường thì được lựa chọn áp dụng điều kiện
tiếp cận thị trường đối với tất cả các ngành, nghề kinh doanh theo một trong các điều ước
đó. Trường hợp đã lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo một điều ước quốc
tế về đầu tư (gồm cả điều ước được ký mới hoặc được sửa đổi, bổ sung sau ngày điều ước
đó có hiệu lực mà nhà đầu tư đó thuộc đối tượng áp dụng) thì nhà đầu tư nước ngồi thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo tồn bộ quy định của điều ước đó.
10. Hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước
quốc tế về đầu tư được áp dụng như sau:
a) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngồi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về
đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó
khơng được vượt q tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định
về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;


b) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất
cả các nhà đầu tư đó khơng được vượt q tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về
đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;
c) Đối với cơng ty đại chúng, cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ đầu tư chứng
khốn hoặc quỹ đầu tư chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng khốn theo quy định của pháp
luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khốn có quy định khác về tỷ lệ sở
hữu của nhà đầu tư nước ngồi thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khốn;
d) Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về
đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi thì tỷ lệ sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó khơng vượt q hạn chế về tỷ lệ sở hữu
nước ngồi đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.

4. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư

4.1. Khái niệm:
• Ưu đãi đầu tư là ưu đãi được Nhà nước dành cho nhà đầu tư khi họ đầu tư vào
lĩnh vực hay địa bàn được khuyến khích. Với mục đích nhằm tạo ra sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
• Nhà nước có thể áp dụng ưu đãi đầu tư trong chính sách thuế; tín dụng, chính
sách sử dụng đất đai và tài nguyên, chính sách xuất khẩu và nhập khẩu, cùng với
các ưu đãi khác. Căn cứ vào quy hoạch và định hướng phát triển trong từng thời
kì. Chính phủ quy định danh mục ngành và nghề của từng lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư, các tiêu chuẩn về trình độ cơng nghệ và quy mô
sử dụng lao động, cùng với quy định các mức ưu đãi đầu tư cụ thể.
• Các ngành nghề ưu đãi đầu tư là những ngành nghề mà nhà đầu tư được hưởng
các ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng,... nhằm khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực
quan trọng của nền kinh tế.
4.2. Đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
Các dự án đầu tư được áp dụng ưu đãi đầu tư bao gồm:
• Dự án đầu tư trên địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn tại khoản 1 điều 16
Luật đầu tư 2014 hay địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Được
quy định tại Phụ lục II Nghị định 118/2015/NĐ-CP;
• Dự án đầu tư vùng nơng thơn sử dụng từ 500 lao động trở lên (khơng tính lao động
làm việc khơng trọn thời gian, lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng);
• Doanh nghiệp cơng nghệ cao và doanh nghiệp khoa học, công nghệ, tổ chức khoa
học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về
khoa học cơng nghệ.
• Dự án được ưu đãi đầu tư khi có quy mơ vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên và thực hiện
giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng




nhận đăng ký đầu tư. Hay kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư cho dự án

không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Dự án đầu tư thuộc ngành và nghề ưu đãi đầu tư tại khoản 1 điều 16 Luật đầu tư
2014. Hoặc ngành và nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo phụ lục 1 nghị định
118/2015/NĐ-CP.

4.3. Các ngành nghề ưu đãi đầu tư
Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo
Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trong đó, được chia thành:
• Ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư
o Công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công
nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, sản xuất sản phẩm thuộc Danh
mục sản phẩm cơng nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ…
o Nơng nghiệp: Trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển rừng, phát
triển rừng sản xuất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc, trồng rừng gỗ lớn
và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; phát triển lâm sản
ngoài gỗ, phục hồi rừng tự nhiên. Nuôi trồng, chế biến, bảo quản nơng,
lâm, thủy sản, chế biến lâm sản ngồi gỗ. Sản xuất, khai thác và tinh chế
muối.
o Bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng: Thu gom, xử lý, tái chế, tái
sử dụng chất thải tập trung. Xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng trong khu kinh tế.
Đầu tư xây dựng và quản lý, kinh doanh chợ tại vùng nơng thơn…
o Văn hóa, xã hội, thể thao, y tế: Xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư.
Đầu tư kinh doanh cơ sở thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Đầu tư
cơ sở sản xuất Methadone….




Ngành nghề ưu đãi đầu tư
o Khoa học cơng nghệ, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu, công nghệ thông tin:
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D); sản xuất than cốc, than hoạt
tính; sản xuất phôi thép từ quặng sắt, thép cao cấp, hợp kim; sản phẩm tiết
kiệm năng lượng…
o
Nông nghiệp: Nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu; bảo hộ, bảo
tồn nguồn gen và những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu; sản xuất, chế
biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản; dịch vụ khoa học, kỹ thuật về gieo trồng,
chăn nuôi, thủy sản, bảo vệ cây trồng, vật nuôi; xây dựng, phát triển vùng
nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến
o Bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng: Xây dựng, phát triển hạ tầng
cụm công nghiệp; đầu tư kinh doanh trung tâm hội chợ triển lãm hàng hóa,


o

o

trung tâm logistics, cảng cạn, kho hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại;
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thơng thường tập trung…
Giáo dục, văn hóa, xã hội, thể thao, y tế: Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng
của các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đầu tư phát
triển các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngồi cơng lập
ở các bậc học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề
nghiệp; sản xuất trang thiết bị y tế, xây dựng kho bảo quản dược phẩm, dự
trữ thuốc chữa bệnh cho người để phòng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh
nguy hiểm; ầu tư kinh doanh trung tâm thể dục, thể thao, nhà tập luyện, câu
lạc bộ thể dục thể thao, sân vận động, bể bơi; cơ sở sản xuất, chế tạo, sửa
chữa trang thiết bị, phương tiện tập luyện thể dục thể thao…

Ngành, nghề khác: Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài
chính vi mơ; hoạt động xuất bản xuất bản phẩm điện tử; đầu tư kinh doanh
chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh
cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật
về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

II. Tình hình thực tiễn về các ngành nghề đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
1. Thực trạng vi phạm các ngành nghề bị cấm tại Việt Nam
1.1. Diễn biến hiện nay
Tại Việt Nam, tình trạng mua bán, kinh doanh các ngành nghề bị cấm còn diễn ra rất phổ
biến, điển hình là vi phạm các ngành nghề bao gồm:
• Kinh doanh các chất ma túy: Đây là ngành nghề bị cấm nghiêm khắc nhất, tuy
nhiên vẫn có nhiều trường hợp vi phạm.
Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2022 là năm phát hiện được nhiều vụ buôn
ma túy lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam, lực lượng chức năng đã phát hiện,
xử lý 26.000 vụ phạm pháp về ma túy, thu giữ hơn 100 tấn ma túy các loại.


Kinh doanh pháo nổ: Pháo nổ là một trong những loại vũ khí nguy hiểm, có thể
gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người kinh doanh pháo nổ trái phép, đặc biệt là dịp Tết
Nguyên Đán. Theo thống kê của Bộ Công an, trong năm 2022, lực lượng công an
đã phát hiện, bắt giữ hơn 1.000 vụ, hơn 1.500 đối tượng phạm tội về pháo nổ



Kinh doanh dịch vụ địi nợ: Đây là một ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể
dẫn đến bạo lực, đe dọa tính mạng, tài sản của người khác.



Ở Việt Nam có nhiều cơng ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ trái phép, hoạt động theo
kiểu xã hội đen. Trong năm 2022, lực lượng công an đã phát hiện, bắt giữ hơn 200
vụ, hơn 300 đối tượng phạm tội về dịch vụ đòi nợ.
* vụ án đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia do Nguyễn Văn Minh cầm đầu
Vụ án đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia do Nguyễn Văn Minh cầm đầu là một
trong những vụ án buôn bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Vụ án này
được phát hiện vào năm 2022, với số lượng ma túy bị thu giữ lên tới 10 tấn, trị giá hàng
nghìn tỷ đồng. Minh là một đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự về tội buôn bán ma túy.
Minh đã cấu kết với một số đối tượng ở Việt Nam và nước ngoài để mua ma túy từ Lào,
Campuchia, Myanmar về Việt Nam tiêu thụ
1.2. Hậu quả của việc kinh doanh các ngành nghề bị cấm tại Việt Nam
Việc kinh doanh các ngành nghề bị cấm tại Việt Nam gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho
xã hội, bao gồm:
Gây mất an ninh trật tự: Các ngành nghề như: buôn bán ma túy, vận chuyển pháo nổ, địi
nợ th,... có thể gây ra các vụ án mạng, gây rối trật tự cơng cộng,...
Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân: Các ngành nghề như buôn
bán, sử dụng ma túy, pháo nổ,... gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe con người và tài
sản
Gây ảnh hưởng đến môi trường: gây ô nhiễm môi trường do: khai thác khoáng sản trái
phép; phá hủy hệ sinh thái do săn bắt động vật hoang dã,...
Gây thiệt hại cho nền kinh tế: Các ngành nghề bị cấm thường hoạt động trái pháp luật,
khơng đóng thuế, khơng tạo ra cơng ăn việc làm,... Điều này gây thiệt hại cho nền kinh tế.

2. Thực trạng thực hiện kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện
2.1. Mặt tích cực:
Thứ nhất, Các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định rõ
ràng, minh bạch, phù hợp với các quy định của pháp luật. Điều này giúp các nhà đầu
tư nắm rõ các quy định và điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh,

tránh các rủi ro pháp lý. Danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được
quy định cụ thể tại Luật Đầu tư năm 2020 và các Nghị định hướng dẫn thi hành. Danh
mục này bao gồm 345 ngành, nghề, được phân chia thành 27 nhóm ngành, nghề. Mỗi
ngành, nghề đều được quy định cụ thể các điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động đầu
tư kinh doanh. Các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được công
khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu và nắm
bắt các quy định liên quan. Ví dụ, Đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ viễn thông, các
điều kiện cần thiết được quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, bao gồm: Giấy phép
kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép thiết lập mạng viễn thông, giấy phép khai thác


mạng viễn thông, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện,... Đối với ngành nghề kinh
doanh dược, các điều kiện cần thiết được quy định tại Luật Dược năm 2016, bao gồm:
Giấy phép kinh doanh dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy phép
hoạt động thử nghiệm lâm sàng thuốc,...
Thứ hai, Các điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định chặt chẽ nhằm đảm
bảo an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng. Điều này góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Ví dụ
để đảm bảo trật tự an toàn xã hội, Các điều kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực như
lưu trú, an ninh, an ninh, an ninh, trật tự an toàn xã hội được quy định chặt chẽ nhằm đảm
bảo an toàn cho người và tài sản. Ví dụ, điều kiện về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh
doanh karaoke được quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP nhằm ngăn chặn các hoạt
động sử dụng chất kích thích, mại dâm,...
Thứ ba, Các điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định linh hoạt, tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
chỉ cần đáp ứng các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận, trong khi một số
ngành, nghề khác yêu cầu phải có vốn đầu tư tối thiểu, điều kiện về nhân sự, cơ sở vật
chất,... Ví dụ, đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách đường bộ, các
điều kiện cần thiết được quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, bao gồm: Giấy phép

kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, giấy phép lái xe, phương tiện vận tải,... Đối
với ngành nghề kinh doanh dịch vụ nhà hàng, các điều kiện cần thiết được quy định tại
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, bao gồm: Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, giấy
chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,...
2.2. Mặt hạn chế:
Thứ nhất, Một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chưa được quy
định rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện và áp dụng. Một số ngành, nghề
chưa được quy định cụ thể về cơ quan cấp phép, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép,... Ví
dụ, đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP
quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà. Tuy
nhiên, quy định này chưa cụ thể, rõ ràng, dẫn đến cách hiểu khác nhau của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc đáp ứng
các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh.
Thứ hai, một số điều kiện đầu tư kinh doanh cịn gây khó khăn cho các nhà
đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều kiện về vốn đầu tư tối thiểu đối
với một số ngành, nghề có thể vượt quá khả năng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ví
dụ về mức vốn đầu tư, Một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện yêu cầu phải
có vốn đầu tư tối thiểu. Tuy nhiên, mức vốn đầu tư này có thể vượt quá khả năng của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ví dụ, đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải hành


khách bằng xe ô tô, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP quy định điều kiện về vốn đầu tư tối
thiểu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 100 triệu đồng. Tuy nhiên, mức vốn đầu tư này
là quá cao đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gây khó khăn cho các doanh nghiệp này
trong việc đáp ứng các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh. Theo báo cáo của
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, hiện nay có khoảng 100.000 doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ơ tơ, trong đó có khoảng 70% là doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
Việc quy định điều kiện đầu tư kinh doanh chưa được cập nhật kịp thời với tình
hình thực tế, dẫn đến gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Ví dụ, đối với ngành nghề kinh

doanh dịch vụ khách sạn, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh,
trật tự đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ khách sạn. Tuy nhiên, quy định này chưa được
cập nhật kịp thời với tình hình thực tế, dẫn đến gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong
việc đáp ứng các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh.
Thứ ba, Một số điều kiện đầu tư kinh doanh chưa được cập nhật kịp thời với
tình hình thực tế, dẫn đến sự chậm trễ trong việc cấp phép cho các nhà đầu tư. Điều
kiện về năng lực của nhân viên y tế đối với cơ sở khám chữa bệnh tại Luật Khám chữa
bệnh năm 2009 vẫn chưa được cập nhật theo quy định mới của Bộ Y tế về tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y tế. Điều này dẫn đến sự khác biệt
giữa quy định của pháp luật và thực tế, gây khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh
trong việc đáp ứng điều kiện để được cấp phép.
Ví dụ, Luật Khám chữa bệnh năm 2009 có nêu điều kiện về năng lực của nhân
viên y tế đối với cơ sở khám chữa bệnh được quy định tại Điều 28, bao gồm:
• Có trình độ chun mơn phù hợp với vị trí việc làm.
• Có chứng chỉ hành nghề.
• Có phẩm chất đạo đức tốt.
Đồng thời, quy định mới của Bộ Y tế về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ,
điều dưỡng, kỹ thuật y tế:
• Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y tế được
quy định tại Thông tư số 03/2022/TT-BYT, Thơng tư số 04/2022/TT-BYT
và Thơng tư số 05/2022/TT-BYT.
• Quy định mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, điều dưỡng, kỹ
thuật y tế có một số điểm mới quan trọng như sau:
1. Tăng cường yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
2. Tăng cường yêu cầu về kinh nghiệm công tác.
3. Tăng cường yêu cầu về kỹ năng thực hành.
4. Tăng cường yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp.
Nhìn chung, quy định mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, điều
dưỡng, kỹ thuật y tế đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng cường yêu cầu về năng
lực của nhân viên y tế. Quy định mới yêu cầu bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y tế phải có

trình độ đào tạo, bồi dưỡng cao hơn so với quy định cũ. Quy định mới cũng yêu cầu bác
sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y tế phải có thời gian cơng tác thực tế phù hợp với tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp. Về kỹ năng thực hành, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y tế cũng


được quy địnhphải có kỹ năng thực hành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Cuối cùng, quy định mới yêu cầu bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y tế phải có đạo đức nghề
nghiệp tốt. Những chênh lệch trong quy định mới và cũ sẽ tạo ra nhiều bất cập trong vấn
đề hành nghề trong lĩnh vực này, dẫn tới các vấn đề pháp lý liên quan.

3. Thực trạng khả năng tiếp cận thị trường Việt Nam của nhà đầu tư nước
ngoài
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đăng ký FDI vào Việt Nam đạt trên 14,03 tỷ
USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó:
Ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 8,84 tỷ
USD.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,15 tỷ USD. Tiếp
theo lần lượt là các ngành thông tin truyền thông; hoạt động chuyên môn khoa học công
nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 442,6 triệu USD và 408,5 triệu USD. Còn
lại là các ngành khác.
Xét về số lượng dự án mới thì bán bn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt
động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm
lần lượt 30,1%, 25,4% và 16,5% tổng số dự án.
Xét về tỷ lệ trong tổng vốn đăng ký 6 tháng đầu năm 2022, ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo dẫn đầu chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký. Xếp thứ 2 là ngành kinh
doanh bất động sản chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Với 2 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản đã chiếm hơn
85% tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022. Các ngành còn
lại chỉ chiếm hơn 14% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Xét theo ngành, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống
phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ
trọng cao nhất với trên 253,6 tỷ USD (chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư).
Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 65,4 tỷ USD (chiếm 15,3%
tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với gần 36,5 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng vốn
đầu tư). Các ngành còn lại chỉ chiếm 16,94% trong tổng vốn đầu tư đăng ký.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2022.
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỷ USD, chiếm 14,2%
tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021. Bình Dương đứng thứ
hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,14 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn, tăng 47,3% so với cùng
kỳ. Quảng Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,37 tỷ USD, chiếm 8,5%


tổng vốn và tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp theo lần lượt là Bắc Ninh,
Hải Phịng, Hà Nội.
Trong đó, Quảng Ninh là một điểm đến vô cùng hấp dẫn cho nhà đầu tư trong và ngồi
nước. Điển hình là Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh, được cấp giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư tháng 7/2022, tổng vốn 1,998 tỷ USD. Đây là dự án điện đầu tiên sử
dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu tại miền Bắc, cơng suất lên tới
1.500MW, kinh phí đầu tư trên 47.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ngày 29/3/2023, Ban Quản lý
KKT tỉnh đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án FDI (đều tại thị xã Quảng Yên),
tổng vốn đầu tư trên 80 triệu USD: Dự án sản xuất vành xe bằng hợp kim luyện nhẹ
thông minh tại KCN Bắc Tiền Phong, tổng mức đầu tư 55 triệu USD, chủ đầu tư là Công
ty TNHH Xiamen Sunrise Group; Dự án nhà máy Lioncore Việt Nam 2 tại KCN Đông
Mai, tổng vốn đầu tư 15 triệu USD, chủ đầu tư là Công ty TNHH Công nghiệp Lioncore
Việt Nam; Dự án sản xuất dây đai an tồn ơ tơ tại KCN Sơng Khoai, tổng vốn đầu tư trên
10 triệu USD, chủ đầu tư là Công ty TNHH Samsung Vina.
Các dự án trên đều là các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo,
công nghiệp công nghệ cao. Sau khi hồn thành, các dự án sẽ góp phần gia tăng năng lực
sản xuất của lĩnh vực này, đồng thời từng bước hình thành các chuỗi sản xuất đồng bộ

với giá trị gia tăng cao.
4. Thực trạng kết quả đạt được từ ưu đãi đầu tư
Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư nhằm
thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Các ngành nghề ưu đãi đầu tư đã
góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2016-2021, tổng vốn
đầu tư đăng ký vào các ngành nghề ưu đãi đầu tư đạt khoảng 1.000 tỷ USD, chiếm
khoảng 70% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngoài ra, trong giai đoạn 2016-2022, cơ cấu vốn
đầu tư đăng ký vào các ngành nghề ưu đãi đầu tư như sau:
• Vốn FDI: Khoảng 700 tỷ USD, chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư đăng ký vào
các ngành nghề ưu đãi đầu tư.
• Vốn đầu tư trong nước: Khoảng 300 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư
đăng ký vào các ngành nghề ưu đãi đầu tư.
4.1. Tác động tích cực
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành nghề đầu tư đã tạo ra động lực quan trọng cho sự
phát triển kinh tế của Việt Nam. Các ngành nghề đầu tư đã góp phần tạo ra nhiều việc
làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Thêm vào đó, sự tăng trưởng này cũng tạo ra
những tác động tích cực như:
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Các ngành nghề đầu tư đã góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các ngành
nghề đầu tư tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, công nghệ cao,... Đây




là những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, đóng góp quan trọng vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Trong đó:
o Tỷ trọng ngành cơng nghiệp, xây dựng trong GDP của Việt Nam đã tăng từ
30% năm 2016 lên 36% năm 2022.
o Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP của Việt Nam đã tăng từ 41% năm 2016

lên 46% năm 2022.
o Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong GDP của Việt Nam đã
giảm từ 29% năm 2016 xuống 28% năm 2022.
Nâng cao năng lực cạnh tranh: Các ngành nghề đầu tư đã giúp Việt Nam nâng
cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các nhà đầu tư nước ngoài đã
mang đến cho Việt Nam những công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến, giúp nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đồng
thời các sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh từ các dự án đầu tư vào
ngành nghề ưu đãi đầu tư thường có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị
trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các sản phẩm, dịch vụ này thường có khả
năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, góp phần mở rộng thị trường xuất
khẩu của Việt Nam. Kết quả có thể kể đến như:
o Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 180 tỷ USD năm 2016
lên 340 tỷ USD năm 2022.
o Tỷ lệ xuất khẩu/GDP của Việt Nam đã tăng từ 16% năm 2016 lên 20% năm
2022.
o Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 22 trong số các nền kinh tế xuất khẩu lớn
nhất thế giới năm 2022.

4.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực, các ngành nghề đầu tư tại Việt Nam cũng còn tồn tại một
số hạn chế, bất cập, như:
• Tình trạng ơ nhiễm mơi trường: Một số ngành nghề đầu tư sử dụng công nghệ
lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Một số ngành nghề đầu tư sử dụng công nghệ
lạc hậu, chưa áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường sinh thái. Hậu quả là tổng lượng
chất thải, khí thải phát sinh từ các dự án đầu tư vào ngành nghề ưu đãi đầu tư
chiếm khoảng 20% tổng lượng chất thải, khí thải phát sinh của cả nước. Tỷ lệ ô
nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cũng tăng cao.
Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường từ các dự án đầu tư vào ngành nghề

ưu đãi đầu tư cũng ngày càng tăng.
• Bất bình đẳng xã hội: Sự phát triển khơng đồng đều giữa các ngành nghề đầu tư
đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng xã hội. Một số ngành nghề đầu tư thu hút
nhiều vốn đầu tư, phát triển nhanh chóng, trong khi một số ngành nghề khác phát
triển chậm, thậm chí khơng phát triển, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng xã hội.
Ngồi ra, một số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đã tập trung ở các
thành phố lớn, tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cao cho người dân thành thị, trong
khi người dân nơng thơn, miền núi vẫn cịn khó khăn…


III. Bài học
Thực tế ngành nghề đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đang trải qua nhiều thách thức và cơ
hội. Bài học quan trọng nhất từ tình hình hiện tại là sự cần thiết của sự thích nghi và đổi
mới liên tục. Các doanh nghiệp cần hiểu rằng môi trường kinh doanh khơng ngừng biến
đổi, và việc thích ứng nhanh chóng và sáng tạo là chìa khóa để tồn tại và phát triển.
Cùng với đó, việc tuân thủ quy định pháp luật và quản lý rủi ro là điều không thể bỏ qua.
Sự minh bạch và trung thực trong hoạt động kinh doanh sẽ tạo niềm tin từ phía khách
hàng, cơ quan quản lý và cộng đồng, giúp doanh nghiệp xây dựng một danh tiếng tốt và
bền vững.
Một bài học quan trọng khác là tạo dựng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ và xây dựng đối
tác chiến lược. Sự hợp tác có thể giúp tận dụng lợi thế từ các nguồn lực khác nhau và tạo
ra giá trị lớn hơn. Cuối cùng, doanh nghiệp cần xem xét việc đầu tư vào nguồn nhân lực
và công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong bối cảnh hiện nay, đầu tư vào các nguồn đầu tư xanh và bảo vệ môi trường cũng là
một phần rất quan trọng. Doanh nghiệp cần chấp nhận trách nhiệm xã hội và tham gia
vào việc xây dựng một nền kinh tế bền vững cho tương lai.
Tóm lại, việc học hỏi và thích nghi trong ngành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
không chỉ là sự cần thiết mà còn là điều kiện tiên quyết để tồn tại và thành công trong
môi trường kinh doanh ngày càng thách thức và đa dạng.
Theo chúng em, đối với sinh viên chúng ta trước hết cần xác định cho mình những mục

tiêu và lý tưởng sống chính đáng để phấn đấu thực hiện. Tuổi tr là tuổi của những ước
mơ, những hoài bão và những khát khao vì thế cứ mạnh dạn thực hiện nó bằng sức tr và
tinh thần ý chí vươn lên của chính mình.
Khi đang ngồi trên ghế nhà trường phải ra sức học tập và trau dồi vốn tri thức. Không chỉ
học tập ở những kiến thức sách vở mà còn học hỏi từ môi trường xung quanh và biết vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Trong bối cảnh thực trạng ngành nghề đầu tư kinh doanh tại Việt Nam hiện nay mỗi sinh
viên chúng ta cần tự chuẩn bị và hành động một cách thông minh. Đầu tiên, cần tập trung
vào việc nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên mơn trong lĩnh vực mà mình quan tâm.
Điều này địi hỏi sự học hỏi và tự nâng cao kiến thức liên tục.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần xây dựng mạng lưới và tạo cơ hội thông qua việc tham gia
vào các hội thảo, sự kiện, hoặc các dự án thực tế trong ngành. Điều này giúp ta có thể mở
rộng cơ hội việc làm và hợp tác trong tương lai.
Tuy nhiên, khơng chỉ cần tập trung vào khía cạnh cá nhân, sinh viên chúng ta cũng nên
cân nhắc về lợi ích xã hội và bền vững trong kinh doanh. Các dự án kết hợp giữa lợi



×