Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(Tiểu luận) đề tài tìm hiểu về sản phẩm du lịch văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHĨM
ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về sản phẩm du lịch văn hóa

Giảng viên hướng dẫn
Lớp học phần

: Ts. Vũ Nam
: DLKS1128(222)_01-Du lịch văn hóa

Nhóm sinh viên
Năm học

:6
: 2022 - 2023

Hà Nội, 2023


Phân công công việc và đánh giá thành viên
Phân công công việc

STT Họ và tên

MSV

1

Trương Thị Linh Mỹ



11207682 Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch

2

Vũ Thị Lan Hương

11201749

3

Nguyễn Mai Hoa

11201533 Sản phẩm du lịch văn hóa

4

Đinh Thị Hồng Dung

11200887

5

Nguyễn Thị Minh Tú

11208281

6

Vũ Thị Thùy Dương


11201007 Đại diện trình bày

7

Trần Thị Như Quỳnh

11203416 Thiết kế PowerPoint

Cơ sở lý luận về sản phẩm văn
hóa

Một số sản phẩm du lịch văn hóa
tiêu biểu

1

Đánh giá


Mục lục
Lời mở đầu.......................................................................................................................3
1. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch .............................................................................4
1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch ......................................................................................4
1.2. Đặc điểm sản phẩm du lịch ........................................................................................4
2. Cơ sở lý luận về sản phẩm văn hóa ...........................................................................4
2.1. Khái niệm ...................................................................................................................4
2.2. Đặc điểm của sản phẩm văn hóa ...............................................................................5
3. Sản phẩm du lịch văn hóa .............................................................................................5
3.1. Khái niệm ...................................................................................................................5

3.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch văn hóa .......................................................6
3.3. Đặc trưng của sản phẩm du lịch văn hóa ..................................................................7
4. Một số sản phẩm du lịch văn hóa tiêu biểu ................................................................8
4.1. Du lịch di sản .............................................................................................................8
4.2. Du lịch ẩm thực ........................................................................................................12
4.3. Du lịch lễ hội ............................................................................................................14
4.4. Du lịch tâm linh .......................................................................................................16
4.5. Du lịch làng nghề .....................................................................................................17
4.6. Du lịch nông thôn ....................................................................................................19
Kết luận ..........................................................................................................................21
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................22

2


Lời mở đầu
Trong hơn một thập niên trở lại đây, dấu ấn du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét
trên bản đồ du lịch thế giới. Và Việt Nam đang tăng cường xu thế mở cửa và hội nhập,
trong xu thế đó du lịch đóng vai trị đặc biệt quan trọng, cả về kinh tế lẫn văn hóa. Du
lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong hệ thống kinh tế Việt Nam, là
ngành đóng góp GDP rất lớn cho Việt Nam
Đối với du lịch Việt Nam, du lịch văn hóa có nhiều lợi thế làm bệ đỡ cho một nền
công nghiệp du lịch chuyên nghiệp trong tương lai. Bên cạnh những loại hình du lịch như:
du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... thì du lịch
văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều
khách du lịch quốc tế.
Việt Nam một đất nước có nền văn hóa giàu bản sắc, được thiên nhiên ưu đãi với
những thắng cảnh thiên nhiên đẹp trên khắp mọi miền của cả nước thì cịn có lịch sử hàng
ngàn năm tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú và lâu đời. Với những tiềm năng
phát triển cùng với vai trò ngày càng quan trọng trong ngành du lịch Việt Nam của du

lịch văn hóa, du lịch văn hóa ngày càng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ.
Và dưới đây là bài tìm hiểu của nhóm chúng em về các sản phẩm du lịch văn hóa,
mặc dù chúng em đã cố gắng tìm hiểu nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót do
kiến thức cịn hạn chế, em mong thầy có thể cho chúng em ý kiến đóng góp để nhóm
chúng em có thể hồn thiện bài tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn.

3


1. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch
1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách trên cơ sở khai
thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách hàng khoảng thời gian thú vị, một
kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lịng.
- Sản phẩm du lịch ln đáp ứng và làm thỏa mãn các nhu cầu của du khách; nó phù
hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thơng lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá
trị văn hóa mang đặc trưng bản địa.
- Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005): "Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ
cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch." Như vậy, hiểu
một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật
chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
1.2. Đặc điểm sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch mang tính khơng cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Mà thật ra,
sản phẩm du lịch là một kinh nghiệm hơn là một món hàng cụ thể.
- Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt của du khách (nhu cầu
thưởng thức cái đẹp, nhu cầu tìm hiểu giá trị văn hóa,... )
- Sản phẩm du lịch được tạo ra thường gắn liền với yếu tố tài nguyên nên khơng thể
dịch chuyển được.
- Thích ứng, tính khả biến cao.

- Mang đậm dấu ấn cá nhân, tổ chức, nhà khai thác.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng một thời gian và địa điểm với nơi sản
xuất ra chúng.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ.
- Như vậy, sản phẩm du lịch mang trong mình những đặc điểm riêng và việc hiểu được
những đặc điểm này sẽ giúp ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và nghiên cứu các giải
pháp đa dạng hóa và phát triển sản phẩm du lịch.
2. Cơ sở lý luận về sản phẩm văn hóa
2.1. Khái niệm
- Sản phẩm văn hoá là sản phẩm của lịch sử và luôn mang dấu ấn thời đại.
- Sản phẩm văn hóa là những sản phẩm trong lĩnh vực tinh thần do con người sáng tạo
ra trong tiến trình phát triển của lịch sử để phục vụ cuộc sống, thỏa mãn những mục đích
và nhu cầu khác nhau của các cá nhân, cộng đồng người.

4


- Như vậy, Sản phẩm văn hóa có thể do một cá nhân, một tổ chức hay một cộng đồng
sáng tạo ra. Nó ra đời, tồn tại trong một thời gian và không gian nhất định, mang những
giá trị nhất định và khi đưa vào thị trường nó sẽ có những giả cá nhất định. Sản phẩm văn
hóa ln chứa đựng bản sắc riêng biệt, nó mang dấu ấn cá nhân và cộng đồng nên luôn
phản ánh và biểu hiện các yếu tố mang sắc thái dân tộc, địa phương, vùng miền...
- Sản phẩm văn hóa có thể là các tác phẩm thuộc về 7 loại hình nghệ thuật đương đại
hay các tác phẩm văn học nghệ thuật hoặc bất cứ một sản phẩm hàng hóa văn hóa nào
khác phục vụ các nhu cầu khác nhau của đời sống con người, được số đông chấp nhận và
sử dụng trong sự đồng thuận. Suy rộng ra, có thể nói tất cả những sản phẩm tiêu dùng
phục vụ đời sống sinh hoạt xã hội của con người có giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ đều
được coi là những sản phẩm văn hóa.
2.2. Đặc điểm của sản phẩm văn hóa
- Bền vững, tính bất biến cao.

- Bên cạnh dấu ấn cá nhân còn mang nặng dấu ấn của cộng đồng cư dân bản địa.
- Dùng cho tất cả các đối tượng khác nhau khi có nhu cầu, phục vụ mọi người.
- Sản xuất ra không nhất thiết để bán, chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt văn hóa tinh
thần của cư dân bản địa.
- Chú trọng giá trị tinh thần, giá trị không đo được hết bằng giả cả.
- Quy mô hạn chế, thời gian và không gian xác định.
- Sản phẩm mang nặng định tính, khó xác định định lượng. Giá trị của sản phẩm mang
tính vơ hình thể hiện qua ấn tượng, cảm nhận...
3. Sản phẩm du lịch văn hóa
3.1. Khái niệm
Con người sáng tạo ra văn hóa, bởi vậy mọi sản phẩm văn hóa đều thuộc về con người.
Sản phẩm văn hóa được sinh ra trước sản phẩm du lịch. Một sản phẩm du lịch trước hết
phải là một sản phẩm văn hóa. Nó sẽ trở thành sản phẩm du lịch khi được sử dụng vào
hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Tất cả các sản
phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa, nhưng khơng phải mọi sản phẩm văn hóa đều
phải là hay phải trở thành sản phẩm du lịch. Nhiều sản phẩm văn hóa khơng nên/khơng
thể khai thác trong kinh doanh du lịch được. Sản phẩm du lịch văn hóa vốn là một sản
phẩm văn hóa, được đưa vào hoạt động kinh doanh du lịch, là một yếu tố hợp thành của
chương trình du lịch văn hóa để thỏa mãn nhu cầu mà du khách tham gia loại hình du lịch
này địi hỏi. Chúng đã trở thành hàng hóa để kinh doanh, đem lại lợi nhuận về kinh tế.
Sản phẩm du lịch văn hóa là sản phẩm du lịch được khai thác và sử dụng trong các
chương trình du lịch văn hóa
5


Document continues below
Discover more
from:triển nghề
Phát
nghiệp ngành…

DLLH1141
Đại học Kinh tế…
298 documents

Go to course

Báo Cáo Tốt Nghiệp
51

Phát Triển Khu Du…
Phát triển
nghề…

100% (3)

Tiểu Luận Ảnh
18

Hưởng Tồn Cầu Hó…
Phát triển
nghề…

100% (3)

Báo Cáo Thực Tập
40

Hoạt Động Marketin…
Phát triển
nghề…


100% (3)

Khóa Luận Tốt
73

Nghiệp Hồn Thiện…
Phát triển
nghề…

100% (3)


Bài Tập Môn Phương
20

Pháp Nghiên Cứu…

Sản phẩm của du lịch văn hóa có hai dạng chính, dạng dịch vPhát
ụ và dtriển
ạng vật phẩm văn
100% (3)
hóa, như đồ lưu niệm, tranh ảnh, băng đĩa. Dịch vụ là kết quả nghề…
của sự kết hợp các hoạt
động và các chi phí cần thiết để cho khách du lịch được thưởng thức, hiểu biết và chia sẻ
những giá trị văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ của đối tượng văn hóa. Vật phẩm văn hóa là
sản phẩm lao động của con người chứa đựng những hình ảnh, bi
ểu tượng, trang
trí phản
[123doc]

- tieu-luanánh vẻ đẹp, diễn tả những huyền tích hay các ý nghĩa tâm linh, thẩm mỹ của di tích, đối
thoi-vu-du-lich
tượng văn hóa.
18
3.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch văn hóa

Phát triển
nghề…

100% (2)

3.2.1. Nguồn tài nguyên du lịch
Yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch văn hóa là
các giá trị tiềm ẩn trong đối tượng văn hóa, với tư cách là nguồn tài nguyên du lịch. Nó là
cơ sở, là ngọn nguồn, là lý do làm nảy sinh nhu cầu của khách du lịch. Khơng có yếu tố
này thì khơng có du lịch văn hóa. Các giá trị này bao gồm các chủng loại sau đây.
- Thứ nhất, nếu là di sản thiên nhiên thì nó phải hội tụ được các đặc trưng kỳ vĩ, hoành
tráng, hoặc mỹ lệ, độc đáo. Các đặc trưng này tự chúng có thể đem lại những cảm xúc
thẩm mỹ cho du khách. Mỗi di tích có những vẻ đẹp khác nhau, nhưng phải là những vẻ
đẹp độc đáo, không đơn điệu, gây nên niềm hứng thú riêng có của nó. Theo quy luật thẩm
mỹ, việc cảm nhận được những giá trị này còn phụ thuộc vào chủ thể, tức là tùy thuộc
vào xu hướng thẩm mỹ của người thưởng thức. Nhưng bản thân những đối tượng được
chiêm ngưỡng phải vốn có những đặc điểm khách quan về tầm vóc, về diện mạo, cấu trúc
và vị trí trong bối cảnh, có thể gợi ra những cảm xúc, liên tưởng phong phú đa dạng. Ví
dụ, khung cảnh ngọn núi Phanxipăng vào lúc mặt trời lên, núi Phú Sĩ tuyết phủ trắng
quanh năm, hay sự thay đổi huyền ảo của các hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng, quang
cảnh hùng vĩ và muôn vẻ của cao nguyên đá Đồng Văn, hay tầm vóc rộng lớn với non
nước xanh biếc và cảnh tượng đa dạng, hùng vĩ của vịnh Hạ Long… Tóm lại, ở đây tính
giá trị của đối tượng được thể hiện tập trung ở đặc trưng có thể đem lại cho du khách
những cảm xúc thẩm mỹ mới mẻ, lạ lẫm, những ấn tượng sâu sắc không bao giờ quên.

Họ bị thuyết phục và phải tự công nhận rằng họ đã được hưởng thụ tinh thần xứng đáng
với tiền bạc mà họ phải chi trả.
- Thứ hai, các di sản kiến trúc là nguồn tài nguyên quý giá cho du lịch văn hóa, là cơ
sở cho việc tạo nên những sản phẩm du lịch rất ổn định, khai thác gần như vô tận do số
lượng khách hàng có nhu cầu ngày càng tăng. Đặc điểm chung của chúng là tầm vóc lớn
lao, hoặc kiến trúc độc đáo, tiềm ẩn những ngôn ngữ kiến trúc đặc thù, mẫu mực, mang
lại các cảm xúc thẩm mỹ rất mới mẻ cho du khách. Những kiến trúc vĩ đại như Kim tự
tháp, Vạn Lý Trường Thành, đền Angkor hay các thành phố của người Maya ở Mexico…
là những tượng đài ca ngợi sức mạnh to lớn của con người. Chúng còn là những kho tàng
6


tri thức bí hiểm về thiên văn, về kỹ thuật xây dựng và những bí mật về y học, về kỹ thuật
ướp xác, cùng những sự kiện chưa được làm sáng tỏ về lịch sử, mỹ thuật, văn hóa.
- Thứ ba, di sản văn hóa xã hội. Bộ phận này trong những thập kỷ gần đây thu hút
ngày càng nhiều khách hàng. Tính phong phú, đặc sắc và độc đáo của phong tục tập quán,
đời sống, tín ngưỡng, phương thức khai thác thiên nhiên, diễn xướng dân gian, lễ hội… là
nguồn nguyên liệu không bao giờ cạn, bởi mỗi một nền văn hóa dân tộc là một tập hợp
hết sức đa dạng, các giá trị văn hóa riêng biệt, đầy hứng khởi.
3.2.2. Tạo điều kiện tốt nhất cho du khách
Yếu tố thứ hai là tất cả những hoạt động để tạo ra các điều kiện cho du khách tiếp cận,
chiêm ngưỡng, hưởng thụ những gì mà di sản văn hóa, đối tượng văn hóa mang lại, tức là
đáp ứng các nhu cầu về ăn, nghỉ, di chuyển, an ninh, sức khỏe, thông tin và hướng dẫn.
Thuật ngữ hướng dẫn ở đây chủ yếu không phải là dẫn đường mà là phương pháp, ngôn
ngữ và nội dung chuyên môn, đủ gợi mở cho du khách tự mình tìm hiểu, khám phá hay
lĩnh hội các giá trị mà đối tượng văn hóa hàm chứa. Chức năng chủ yếu của công việc
hướng dẫn là gợi mở và nhuận sắc các giá trị vốn có của di sản, của đối tượng văn hóa.
Khơng nên lạm dụng, làm quá trong khi thực hiện công việc hướng dẫn. Cần phải biết
dừng lại đúng chỗ, dành lại cho du khách quyền tự phát hiện, tự khám phá. Vượt qua giới
hạn này, lời giới thiệu dễ trở thành áp đặt, vô duyên, coi thường du khách. Chức năng

nhuận sắc là cung cấp cho du khách những thông tin mà họ khơng có điều kiện tự khám
phá được, nhất là nguồn gốc, truyền thuyết, huyền tích và các cách thức biểu đạt riêng
biệt có tính chất truyền thống, đặc thù.
3.3. Đặc trưng của sản phẩm du lịch văn hóa
Để xác định đặc trưng của sản phẩm du lịch văn hóa, người ta cũng phải căn cứ vào
hai dạng của sản phẩm là dịch vụ và vật phẩm văn hóa, thường được gọi là đồ lưu niệm.
3.3.1. Dạng sản phẩm thứ nhất - dịch vụ
- Đặc trưng đầu tiên là vừa hao mịn vừa khơng hao mịn trong q trình sử dụng của
khách hàng. Phần khơng hao mịn là giá trị vốn có của tài nguyên, của di sản hay đối
tượng văn hóa. Phần bị hao mịn là các chi phí cho các nhu cầu thiết yếu của khách trong
những ngày lưu trú và sức lao động của các nhân viên phục vụ, hướng dẫn, bảo vệ, bao
gồm cả tiền công của dân sở tại tham gia vào việc tái hiện các giá trị văn hóa phi vật thể
như hát múa, tiến hành các nghi thức lễ hội, biểu đạt các nghi thức tơn giáo, trình diễn
nghề thủ cơng…
- Đặc trưng thứ hai là vừa hữu hình vừa vơ hình, hay vừa vật thể vừa phi vật thể. Một
tòa thành, một ngọn tháp… bản thân chúng là một sự vật hữu hình với quy mơ, kiến trúc
tạo nên một khơng gian độc đáo, đó là mặt hữu hình, mặt vật thể. Những giá trị kiến thức,
giá trị thẩm mỹ của chúng lại là mặt hữu hình, mặt phi vật thể. Hai khía cạnh này được
7


kết hợp lại một cách hết sức mật thiết, hoàn tồn phù hợp với mối quan hệ giữa hình thức
và nội dung: cái trừu tượng được hàm chứa và chỉ được bộc lộ qua những dạng thức của
cái cụ thể.
- Đặc trưng thứ ba của sản phẩm du lịch văn hóa là nó vừa có tính chủ quan, vừa có
tính khách quan. Tính khách quan là giá trị vốn có của khách thể, tức là của đối tượng
văn hóa, tiềm ẩn trong các đối tượng này. Tính chủ quan là khả năng khám phá, khả năng
phát hiện, xu hướng và năng lực thẩm mỹ của khách du lịch. Thiếu một trong hai mặt này
thì sản phẩm văn hóa du lịch khơng hình thành. Đặc trưng này là một đặc trưng quyết
định, nhưng cũng cực kỳ mẫn cảm. Nó địi hỏi không chỉ bên bán sản phẩm mà cả bên

tiêu dùng sản phẩm đều phải có những năng lực nhất định. Về phía bên cung cấp dịch vụ,
nó địi hỏi một phương pháp, cách thức phù hợp để tạo ra các điều kiện cho du khách
hưởng thụ được sản phẩm. Đối với bên tiêu dùng, tức khách du lịch văn hóa, nó địi hỏi
năng lực sáng tạo ngay trong q trình thưởng thức.
3.3.2. Dạng sản phẩm thứ hai- đồ lưu niệm, vật phẩm văn hóa
Yếu tố cấu thành của nó thường bao gồm chất liệu, tạo dáng, màu sắc… nhằm đem lại
vẻ đẹp độc đáo, lạ mắt, hấp dẫn và có giá trị biểu đạt một ý nghĩa nhất định. Ở dạng sản
phẩm này, các đối tượng là sản phẩm văn hóa đóng trọn chức năng hàng hóa, gần gũi với
văn hóa thơng thường. Điều khác biệt chủ yếu chỉ là ở chỗ giá trị sử dụng của loại hàng
hóa đặc biệt, đó là chúng làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của du kháchMột số sản phẩm
du lịch văn hóa tiêu biểu
4. Một số sản phẩm du lịch văn hóa tiêu biểu
4.1. Du lịch di sản
4.1.1. Các khái niệm
Di sản văn hóa là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Di sản văn
hóa là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hóa, và khoa học
bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các lễ hội, nếp sống truyền
thống, tri thức dân gian, văn hóa cộng đồng,...Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, di sản
văn hóa được xem là báu vật thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm phát huy và
bảo tồn cho các thế hệ tiếp theo.
Du lịch di sản văn hóa (hay Du lịch di sản) là một bộ phận quan trọng của ngành du
lịch. Không chỉ đơn thuần là việc thăm viếng các di tích lịch sử, văn hóa, du lịch di sản
cịn là sự gặp gỡ cá nhân với lịch sử, văn hóa và truyền thống của một vùng đất. Du lịch
di sản là những hoạt động kết nối du khách với văn hóa, mơi trường tự nhiên và cộng
đồng dân cư địa phương ở các khu di sản.
4.1.2. Đặc điểm
8


Du lịch di sản là loại hình du lịch dựa căn bản vào nguồn lực di sản văn hóa và tự

nhiên trên tinh thần tôn trọng các giá trị nguyên gốc của di sản, khơng chỉ tạo ra nguồn
thu đóng góp cho việc giữ gìn, bảo tồn di sản, mà cịn phải mang lại các lợi ích cho cộng
đồng và doanh nghiệp.
Gồm có 2 loại di sản: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Là loại hình du lịch có hàm lượng văn hóa cao, tôn trọng tự nhiên, du lịch di sản luôn
được UNESCO và các quốc gia trên thế giới khuyến khích phát triển.
4.1.3. Du lịch di sản ở Việt Nam
Năm 2020, Việt Nam được Tổ chức giải thưởng World Travel Awards trao tặng danh
hiệu “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2020”.
Việt Nam có hệ thống di sản phong phú được thế giới ghi nhận và ca ngợi với các loại
hình: di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới, di sản hỗn hợp văn hóa và thiên
nhiên thế giới, di sản tư liệu.
4.1.3.1. Di sản văn hóa thế giới
• Quần thể di tích Cố đơ Huế
Quần thể di tích Cố đơ Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hóa
do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa
đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài
vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc
sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đơ Huế và được UNESCO cơng nhận là Di
sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993.
• Phố cổ Hội An
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông
Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những
kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những
trục phố nhỏ hẹp. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa
văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà
phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4/12/1999, Tổ chức UNESCO đã
công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.
•Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp
gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao
quanh bởi đồi núi. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị
vua Chăm pa hay hồng thân, quốc thích.
9


Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới
tân thời và hiện đại.
• Hồng thành Thăng Long
Hồng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đơ hộ phủ
thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà
Nội dưới triều Nguyễn. Đây là cơng trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng
trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các
di tích Việt Nam.
Vào ngày 31/7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm
hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
• Thành Nhà Hồ
Thành nhà Hồ, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa là tịa thành kiên cố với kiến trúc
độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam. Ngày 27/6/2011, sau 6 năm đệ
trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới.
4.1.3.2. Di sản văn hóa phi vật thể
• Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu
diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm
của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO
công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.
• Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun
Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác
truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15/11/2005. Không gian văn hóa Cồng

Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng
cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng
lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông,
nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các bn làng Tây Ngun,...).
• Dân ca Quan họ
Dân ca quan họ ở Bắc Giang và Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu
của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó cịn được gọi là dân ca quan họ
Kinh Bắc do được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu
vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay. Ngày 30/9/2009, UNESCO đã
chính thức cơng nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của thể giới.
10


• Ca trù
Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát
cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong
cung đình và được giới q tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần
nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc Ngày 1/10/2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy
ban liên chính phủ Cơng ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28/9
tới ngày 2/10/2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
• Hội Gióng
Hội Gióng là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm ở nhiều địa phương tại Hà
Nội nhằm tưởng nhớ và ca ngợi chiến cơng của người anh hùng truyền thuyết Thánh
Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Năm 2010, hội Gióng ở
đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã được UNESCO cơng nhận là di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
• Hát xoan Phú Thọ
Hát Xoan cịn được gọi là Khúc mơn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương
truyền có từ thời các vua Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan
vào mùa xuân để đón chào năm mới. Năm 2011, hát xoan đã được UNESCO công nhận

là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
• Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu
truyền lâu đời ở Việt Nam mà trọng tâm là tỉnh Phú Thọ. Loại tín ngưỡng này đã được
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại năm 2012.
• Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2013. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ
cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian 14. Ví
giặm Nghệ Tĩnh Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
thuộc miền Trung Việt Nam. Dân ca ví giặm đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn
hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp).
11


4.2. Du lịch ẩm thực
4.2.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực, du lịch ẩm thực là sự theo đuổi những
kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ thưởng khi đi du lịch nhưng cũng có thể chỉ là
du lịch ẩm thực tại nhà.
Du lịch ẩm thực là loại hình du lịch văn hóa mà qua đó du khách khơng chỉ được trải
nghiệm các món ăn, đồ uống mà là cả các trải nghiệm bản sắc văn hóa, cuộc sống của
cộng đồng tại điểm đến qua câu chuyện của từng món ăn, đồ uống đó.
4.2.2. Đặc điểm của du lịch ẩm thực
- Du lịch ẩm thực phản ánh và chứa đựng tài nguyên tự nhiên,văn hóa và lịch sử
của bản địa
Nhìn vào nền ẩm thực của một quốc gia vùng miền nào đó ta có thể phần nào thấy

được điều kiện tự nhiên của quốc gia vùng miền đỏ Bởi với điều kiện tự nhiên khác nhau
như khí hậu địa hình...thì số lượng chủng loại nguồn nguyên liệu cũng như mùi vị các
món ăn cũng khác nhau. Ví dụ như Nhật Bản là quốc gia được bao bọc bởi bốn bề là biển
nên thủy hải sản rất phong phú Bởi vậy trong những món ăn thường ngày của người Nhật
không bao giờ thiếu cá và các loại hải sản khác.
Yếu tố văn hóa chính là linh hồn của du lịch ẩm thực. Chẳng ai đi du lịch chỉ để đi
“ăn” một cách thuần tuý. Vấn đề ăn uống trong du lịch đã được nâng lên thành cả một
nghệ thuật. Ăn không chỉ để hưởng thụ cuộc sống mà qua ăn uống người ta cịn có thể
nâng cao vốn tri thức của mình về một nền văn hóa. Các giá trị văn hóa được thể hiện
trong cách chế biến hay cách thức ăn uống theo đúng kiểu của người dân bản địa Bên
cạnh đó giá trị văn hóa cịn thể hiện ở khơng gian kiến trúc,cách bài trí của nhà hàng,
quán ăn ở cung cách phục vụ trang phục của nhân viên hay chính ở lối sống của người
dân bản địa.
Du lịch ẩm thực còn phản ánh trong đó những giá trị lịch sử của mỗi vùng miền. Huế
xưa kia từng là đất kinh kì, nơi mà lối sống của tầng lớp quý tộc và thượng lưu tri thức
luôn được đề cao nên thực đơn và cách chế biến món ăn Huế mang tính cơng phu, tỉ mỉ.
Tư tưởng đó sau này dù khi khơng cịn ở vị trí trung tâm của đất nước nhưng người Huế
vẫn cứ muốn tìm những cái cầu kỳ trong ăn uống để khẳng định sắc thái của mình. Đó
chính là cải không hướng đến sự ăn no, ăn nhiều, ăn thoải mái mà hướng đến triết lý ăn
để thưởng thức cái đẹp của người Huế. Đó cũng chính là khung cảnh ăn uống mang đậm
yếu tố thiên nhiên với con người. Chính đặc trưng rõ nét đó đã tạo ra một "lỗi nấu Huế"
để phân biệt với những nơi khác
- Du lịch ẩm thực hướng tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của điểm đến
12


Du lịch ẩm thực phát triển dựa trên nền văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc của điểm
đến, cái mà du khách tìm đến là bản sắc riêng của nền văn hóa đó. Điều đó có nghĩa là sự
lai tạp giữa nền văn hóa ẩm thực bản địa với văn hóa ẩm thực của những vùng miền khác

sẽ làm mất đi ý nghĩa của du lịch ẩm thực, làm giảm tính hấp dẫn của điểm đến với du
khách. Vì vậy, phát triển du lịch ẩm thực đặt ra yêu cầu phải bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống của điểm đến.
- Du lịch ẩm thực mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương
Lợi ích trước mắt mà ta có thể thấy rõ và đo lường được chính là lợi ích kinh tế mà du
lịch ẩm thực mang lại cho địa phương. Du lịch phát triển sẽ mang lại nguồn thu lớn cho
địa phương từ các khoản phí và thuế mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa
bản nộp. Bên cạnh đó, du lịch ẩm thực phát triển sẽ tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm
nông sản và thực phẩm do địa phương tạo ra, đồng thời giúp gia tăng giá trị các sản phẩm
đó lên gấp rất nhiều lần.
- Du lịch ẩm thực mang lại những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ cho
du khách
Bất cứ hình thức du lịch nào cũng đều nhằm mang lại sự trải nghiệm cho du khách.
Đối với du lịch ẩm thực thì đó là sự trải nghiệm mùi vị của những món ăn trái nghiêm
khơng gian của nhà hàng mang đậm phong cách của vùng miền hay trải nghiệm được tự
tay chế biến món ăn và thưởng thức chúng theo cách của người bản địa... Những trải
nghiệm đó càng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi nền văn hóa ẩm thực của
điểm đến càng độc đáo khác lại so với những vùng miền khác
4.2.3. Du lịch ẩm thực ở Việt Nam


Cần Thơ – Vùng đất dân dã

Cần Thơ luôn được nhiều người biết đến là một thành phố sơng nước cùng với văn
hóa miệt vườn hết sức dân dã. Ẩm thực tại Cần Thơ cũng rất đa dạng từ món ăn truyền
thống cho đến đặc sản hiện đại và cả ẩm thực đường phố. Đến với nơi đây, bạn không thể
bỏ qua một số đặc sản nổi tiếng như bánh tét lá cẩm tại huyện Bình Thủy. Ngồi ra thì
lẩu mắm, cá lóc nướng trui hay cơm gói mo cau lại là những món đặc sản trứ danh tại
Cồn Sơn và Ninh Kiều.



Huế – Ẩm thực cung đình

Huế khơng chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu tình nên thơ mà trải nghiệm ẩm thực nơi
đây cũng gây ấn tượng với nhiều khách du lịch. Nhắc đến ẩm thực Huế, là tự khắc ta sẽ
nghĩ ngay đến ẩm thực cung đình bởi sự tinh tế trong từng món ăn. Đặc sản nổi tiếng
nhất có lẽ chính là món bún bị Huế. Khi thưởng thức tại chính xứ Huế sẽ giúp bạn có
một cảm nhận khó quên với món ăn này.


Đà Nẵng – Hội An – Sức hút với người trẻ
13


Đà Nẵng, Hội An luôn là một combo du lịch hồn hảo và được nhiều bạn trẻ ưa thích.
Bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức vơ số món ngon tại 2 địa danh miền Trung này. Với
Đà Nẵng, có thể dễ dàng kể ra hàng loạt cái tên như bánh xèo bà Dưỡng, bún chả cá Đà
Nẵng, bánh tráng cuốn thịt heo 2 đầu da và bún mắm nêm.


Hà Nội – Nét truyền thống lâu đời

Nền ẩm thực Hà Nội phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử, ghi dấu bởi nhiều món
ăn đặc sắc tạo nên một nền văn hóa ẩm thực truyền thống lâu đời. Để có thể kể hết tất cả
món ăn đặc sản của Hà Nội thì dường như là khơng thể vì q phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên khi nhắc đến Hà Nội thì đầu tiên sẽ là phở, món ăn đã vươn tầm thế giới. Hà
Nội cịn có rất nhiều món nước đặc sắc khác như bún thang, bún ốc, bún riêu, bún bung
hay bún mọc.



Sài Gịn – Nơi giao thoa văn hóa

Ẩm thực Sài Gịn đa sắc màu, mang dấu ấn, sự kết hợp của nhiều vùng miền khác
nhau. Đó cũng có thể là một trong những lý do khiến du khách khi đến đây thường bâng
khuâng không biết nên ăn gì. Vì vậy, bạn có thể đi trải nghiệm ẩm thức Sài Gòn bằng
cách đi ăn theo từng cụm điểm như chợ hay các con hẻm ẩm thực.
4.3. Du lịch lễ hội
4.3.1. Khái niệm
Du lịch lễ hội là việc tổ chức các tour du lịch tới các địa phương trên khắp miền đất
nước trong một khoảng thời gian nhất định trong năm mà thời gian đó trùng với thời gian
mở hội của địa phương. Hoạt động này giúp cho du khách tìm hiểu và thẩm nhận những
giá trị nhiều mặt thông qua hoạt động lễ hội của địa phương.
4.3.2. Đặc điểm của du lịch lễ hội.
Du lịch lễ hội có thể tạm chia thành du lịch lễ hội truyền thống và du lịch lễ hội hiện
đại. Du lịch lễ hội đã góp phần phổ biến rộng rãi văn hóa của các địa phương tới mọi
miền đất nước, truyền bá văn hố dân tộc ra thế giới, quảng bá hình ảnh Việt Nam trên
trường Quốc tế và trong lòng bạn bè thế giới.
Lễ hội du lịch mang tính xã hội hóa cao: lễ hội du lịch thường diễn ra ở các trung tâm
đô thị thành phố lớn, thủ đô của đất nước. Nơi đây có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển,
đồng bộ tạo nên một không gian mở mang tính đơ thị: những đường phố, cơng viên, khu
di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương...Thường gắn với mốc thời gian diễn ra các
sự kiện lịch sử trong quá khứ có liên quan tới địa phương, đất nước. Lễ hội du lịch là một
hoạt động chính trị mang tính rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, các thành phần
kinh tế trong và ngoài địa phương, trong nước và quốc tế. Những hoạt động này vừa
mang mục tiêu kinh tế,, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương, của các cấp, các ngành;
14


vừa là sinh hoạt mang ý nghĩa chính trị, phục vụ cho mục tiêu tổng thể của địa phương và
đất nước. Lễ hội du lịch có sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các yếu tố cấu thành

của đời sống hiện đại như: Nghi thức, phương tiện âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, trang
phục, ngơn ngữ, biểu trưng, biểu tượng…và được truyền thơng, truyền hình rộng rãi và
nhanh chóng, đầy đủ, chi tiết các hoạt động diễn ra bên trong và bên lề của lễ hội. Các
phương tiện truyền thơng như: Rađiơ, Truyền hình, Báo in, báo điện tử…các phương tiện
truyền thông hiện đại tường thuật trực tiếp qua làn sóng điện.
4.3.3. Lễ hội du lịch ở Việt Nam
• Lễ hội du lịch Hạ Long:
Được tổ chức thường niên với mỗi năm là một chủ đề khác nhau, chương trình trong
phần lễ của Carnaval Hạ Long mang đậm màu sắc văn hoá địa phương, đồng thời thể
hiện nét đa dạng. Trong tuần Lễ hội du lịch Hạ Long cịn nhiều hoạt động Văn hố, thể
thao sơi động, hấp dẫn như: khai trương triển lãm, trưng bày tranh, ảnh về Vịnh Hạ Long;
liên hoan ẩm thực; các trò chơi dân gian và dân tộc; thi người đẹp Hạ Long và người dẫn
chương trình về Hạ Long hay nhất, vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên
nhiên thế giới. Đây thực sự là một đêm hội lung linh, đầy màu sắc trên nền vịnh biển đêm
huyền ảo và đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người. Màn bắn pháo hoa nghệ
thuật trên Cầu Bãi Cháy và Vịnh Cửa lục kéo dài 15 phút đã khép lại đêm hội và đọng lại
những ấn tượng đẹp trong lịng du khách.
• Lễ hội Hoa anh đào:
Vào đầu tháng 4 năm 2013, lễ hội sẽ diễn ra thường niên tại công viên Lán Bè (TP Hạ
Long) bên bờ Vịnh Hạ Long Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới. Cùng với triển lãm
100 cây hoa anh đào, là các hoạt động triển lãm sản phẩm mỹ nghệ, sinh vật cảnh, ẩm
thực (có sự tham gia biểu diễn chế biến của đầu bếp Nhật Bản), giới thiệu sản phẩm du
lịch của Quảng Ninh và Nhật Bản; giao lưu nghệ thuật giữa các nghệ sĩ Quảng Ninh và
Nhật Bản; triển lãm các tác phẩm nghệ thuật của Quảng Ninh; tổ chức các gian hàng giới
thiệu các điểm, sản phẩm du lịch của các địa phương Quảng Ninh và Nhật Bản…
• Festival hoa Đà Lạt:
Là một sự kiện lễ hội được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam vào
cuối tháng 12 hàng năm. Đà Lạt một thành phố hoa thơ mộng với những con đường hoa,
những bức tường hoa, hay cả những chiếc xe hoa lại một lần nữa rực hơn hơn, lộng lẫy
hơn với những mùa Festival. Nhiều loài hoa lạ xinh đẹp đã tề tựu về Công viên Hoa Đà

Lạt và du khách cũng đã đổ về đây từ sớm để xuýt xoa thưởng lãm hoa trong tiết trời rét
ngọt của nhiệt độ 14-24oC. Đây là cơ hội để chiêm ngưỡng thưởng thức tuyệt vời cho
những người yêu hoa, những người yêu cái đẹp. Festival là dịp để thành phố hoa này
trưng bày triển lãm các loại hoa địa phương cũng như từ nhiều vùng miền trong cả nước
15


và một số quốc gia lân cận. Festival này là một sự kiện mang tầm quốc gia. Đây cũng là
một lễ hội nhằm thu hút du khách đến tham quan Đà Lạt.
4.4. Du lịch tâm linh (Spiritual Tourism)
4.4.1. Khái niệm
Du lịch tâm linh là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ
sở, vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh
thần. Du lịch tâm linh thường gắn liền với những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể gắn
liền với lịch sử, tơn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần khác.
Do đó, du lịch tâm linh khơng chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm
khám phá vùng đất mới mà còn mang đến những giá trị, trải nghiệm thiêng liêng về tinh
thần cho người đi du lịch.
4.4.2. Đặc điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam
Khái niệm du lịch tâm linh đã có từ lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam mới chỉ được
nói đến trong khoảng hơn chục năm qua khi mà điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, đời
sống vật chất và tinh thần con người được nâng lên.
Đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm
linh tại Ninh Bình (tháng 11/2013) theo sáng kiến của Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế
giới (UNWTO) Taleb Rifai thì du lịch tâm linh ở nước ta càng nở rộ. Theo đánh giá của
UNWTO, du lịch tâm linh là loại hình du lịch mà Việt Nam là nước có thế mạnh về lĩnh
vực này.
Sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh cùng di tích lịch sử, du lịch tâm linh tại Việt Nam
bao gồm:
- Du lịch tâm linh gn với tn gio và đức tin: ở Việt Nam, Phật giáo có số lượng

lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Cao
đài…
Ví dụ: Khu du lịch tâm linh Tam Chúc
Chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Đây được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và là một trong những khu du lịch
tâm linh gần Hà Nội thu hút đông đảo du khách trên cả nước.
Đến với quần thể khu du lịch Tam chúc, du khách có thể tham quan điện Quan Âm,
chùa Ngọc, điện Pháp Chủ, vườn kinh, đình Tam Chúc hay hồ Lục Nhạc....
- Du lịch tâm linh ở Việt Nam gn với tn ngưng thờ cng, tri ân nhng vị anh
hùng dân tộc, những vị tiền bối có cơng với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du
lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lí uống nước nhớ nguồn.
Ví dụ: Du lịch tâm linh Côn Đảo
16


Cơn Đảo tơn kính và thờ cúng 2 người phụ nữ đặc biệt có số phận gắn bó với mảnh đất
này, đó là anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu và bà chúa phi Hoàng Phi Yến. Cả hai người đều là
những người phụ nữ kiên cường, trung trinh và có lịng u nước sắt son, mãnh liệt.
Du khách có thể viếng thăm đền thờ Võ Thị Sáu tại trung tâm khu du lịch Côn Đảo và
đền thờ bà Phi Yến (còn gọi là An Sơn Miếu) tại gần chùa Vân Sơn.
- Du lịch tâm linh ở Việt Nam gn tn ngưng thờ cng t tin, dòng tộc, tri ân báo
hiếu đối với bậc sinh thành.
- Du lịch tâm linh ở Việt Nam gn với nhng hoạt động thể thao tinh thần như
thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần.
4.5. Du lịch làng nghề
4.5.1. Khái niệm
Làng nghề truyền thống là cụm dân cư mà ở đó tập trung một lượng lao động tham gia
vào một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất
kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người lao động.
Sản phẩm được tạo ra theo một quy trình cơng nghệ nhất định, có tính độc đáo, có tính

riêng biệt và trở thành hàng hóa mang bản sắc văn hóa dân tộc trên thị trường, được hình
thành từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay.
Du lịch làng nghề là loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống, kết hợp mua sắm
những hàng hóa đặc trưng của mỗi làng nghề truyền thống, kết hợp mua sắm những hàng
hóa đặc trưng của mỗi làng nghề truyền thống.

4.5.2. Đặc điểm của du lịch làng nghề truyền thống
Thứ nhất, hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống gắn liền
với hoạt động du lịch. Tại các làng nghề truyền thống thì du lịch sẽ có xu hướng phát
triển các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với hoạt động du lịch của du khách ấy. Quy
mô sản xuất kinh doanh phục vụ du lịch làng nghề truyền thống được mở rộng hơn với
nhiều hình thức sản xuất, dịch vụ đa dạng và phong phú vào những thời điểm như mùa hè
hay mùa lễ hội.
Thứ hai, phát triển đa dạng về quy mô, cơ cấu ngành nghề và dịch vụ du lịch làng
nghề truyền thống. Du lịch làng nghề truyền thống không chỉ tập trung vào khâu sản xuất
nhằm tạo nhiều sản phẩm phong phú mà còn phải phát triển dịch vụ du lịch như: dịch vụ
lưu trú, ăn uống, tham quan,…đặc biệt phải liên kết với các công ty du lịch để khách du
lịch có thể tiếp cận với sản phẩm du lịch của làng nghề.
Thứ ba, sản phẩm phục vụ du lịch làng nghề truyền thống được cụ thể hóa thành sản
phẩm thủ cơng mỹ nghệ và các loại hình dịch vụ du lịch phong phú, đa dạng thỏa mãn
17


nhu cầu của du khách. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống mang tính
thời vụ cao. Có nhiều chủ thể cùng khai thác và đưa vào cung ứng một loại hình sản
phẩm trên thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau nên có sự cạnh tranh gay gắt nhằm
thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của du khách.
Thứ tư, đội ngũ lao động ở các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch gồm các nghệ
nhân có tay nghề cao, nắm giữ bí quyết độ đáo của làng nghề, các thợ có tay nghề và thợ
học việc. Họ là những người có tay nghề tinh xảo, khéo léo, có đầu óc thẩm mỹ và tính

sáng tạo.
Thứ năm, du lịch làng nghề truyền thống là sự kết tinh giá trị văn hóa lâu đời của dân
tộc. Các làng nghề truyền thống mang chất văn hóa dân tộc rất đậm đà và là những bảo
vật vô giá. Phát triển du lịch làng nghề truyền thống sẽ giúp du khách hiểu hơn về đời
sống sinh hoạt, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán của dân tộc qua từng thời kỳ
lịch sử.

4.5.3. Du lịch làng nghề truyền thống tại Việt Nam
• Làng mộc La Xuyên – Nam Định
Trải qua hàng mấy trăm năm, đến nay làm mộc đã trở thành ngành nghề phổ biến ở
nhiều địa phương trên cả nước. Và trong đó, du lịch làng nghề đồ gỗ La Xuyên (Nam
Định) rất nổi tiếng với vô số mặt hàng độc đáo. Những người thợ nơi đây đã “thổi hồn”
vào từng thớ gỗ, biến chúng thành các sản phẩm giàu tính ứng dụng, đẹp mắt như sập gụ,
tủ chè, ghế phượng, tượng rồng… Bên cạnh đó, nó được ví như tác phẩm nghệ thuật
được kết tinh từ sự khéo léo, kinh nghiệm và tâm huyết người làm.
Để làm nên một sản phẩm mộc mỹ nghệ, các nghệ nhân thường trải qua rất nhiều công
đoạn. Ban đầu, các nghệ nhân phải có ý tưởng, sau đó tiến hành đo đạc, định hình sản
phẩm, tính tốn sao cho hợp lý và kinh tế. Sau khi chế mẫu cân hình, người thợ tỉ mẩn
thực hiện một loạt thao tác như đục, gọt nhẵn, nạo, tỉa tách, đánh bóng…
Trước sự thay đổi của thị trường, người thợ làng La Xuyên không ngừng học hỏi, nâng
cấp tay nghề để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tính đến nay, sản phẩm của làng nghề này
đã có mặt từ Bắc tới Nam và xuất khẩu ra nước ngồi.
• Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên – Thừa Thiên Huế
Vào những ngày cuối năm, trên nhiều khu chợ truyền thống ở Huế, hình ảnh các O,
các chị trên vai vác cây chơng (hay cịn gọi là cây hoa, địn hoa) đã trở nên thân thuộc.
Được biết, đây chính là những bông hoa giấy do người dân làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế làm ra. Với nghề làm hoa giấy độc đáo, làng nghề
này đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2013.
18




×