TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN TỪ 1945
ĐẾN NAY
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
II. NỘI DUNG.................................................................................................5
Chương I: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II.................5
1.1. Thực trạng kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2...............5
1.2. Sự khôi phục và phát triển kinh tế.........................................................6
Chương II: Quan hệ ngoại giao của Nhật Bản với các quốc gia, tổ chức 11
trên Thế giới...................................................................................................11
2.2. Quan hệ Nhật - Nga................................................................................17
2.3. Quan hệ Nhật - Trung Hoa....................................................................18
2.4. Quan hệ Nhật Bản - ASEAN.................................................................21
2.5. Quan hệ Nhật Bản - EU.........................................................................24
Chương III : Tình hình đối ngoại của Nhật Bản hiện nay........................25
3.1. Định hình vai trị mới về chính trị, an ninh và kinh tế cho Nhật Bản
.........................................................................................................................25
3.2. Chiến lược và ảnh hưởng của Nhật Bản tại các khu vực...................27
III. Kết luận...................................................................................................32
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................33
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo ở vùng Đông Á. Toạ lạc trên Thái
Bình Dương, nằm bên rìa phía đơng của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông,
Trung Đông, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển
Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đơng và đảo Đài Loan ở phía Nam. Chữ
“kanji” trong quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là “gốc của Mặt Trời”, và người ta
thường gọi Nhật Bản bằng biệt danh “Đất nước Mặt Trời mọc”. Đặc biệt Nhật
Bản là nước được ví như con rồng của Châu Á với lịch sử hình thành và phát
triển trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm của chính trị-xã hội, kinh tế, khoa
học kĩ thuật và đặc biệt là ngoại giao.
Vốn nổi tiếng là một nước khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và thường
xuyên xảy ra những thiên tai, động đất, sóng thần. Nhưng cho đến nay, nhờ
những thay đổi sâu sắc trên các bình diện kinh tế, chính trị, an ninh khu vực
cũng có những tác động mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại giúp Nhật Bản
vươn lên thành một cường quốc đứng thế hai trên thế giới.Người ta gọi đó là
"Thần kì Nhật Bản".
Là một trong số những quốc gia có nền kinh tế hàng đầu khu vực, tham
gia và đóng góp tích cực vào các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị an ninh
khu vực và thế giới, Nhật Bản có ảnh hưởng nhất định vào sự phát triển của
các quốc gia trên thế giới. Với những nét đặc thù như vậy, việc nghiên cứu
các chủ trương, chính sách đúng đắn, cách ứng xử phù hợp của Nhật Bản
trong hoạt động đối ngoại giai đoạn 1945 – nay trên hai bình diện kinh tế,
chính trị thực chất để làm rõ sự vận động, tác động và bản chất của mối quan
hệ này thông qua phân tích ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên
ngồi, góp phần nhận diện xu hướng quan hệ quốc tế.
Qua đó, có thể rút ra những kinh nghiệm cần thiết về hoạt động đối
ngoại trong xu thế hội nhập toàn cầu của Việt Nam ngày nay.
1
Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “ Tình hình đối ngọai của Nhật Bản
giai đoạn 1945 đến nay” làm đề tài kết thúc học phần môn Lịch sử thế giới
của mình.
2, Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ quá trình nhận thức và đường lối của Nhật Bản về công tác
đối ngoại cũng như những tình huống đối ngoại tiêu biểu từ 1945 đến nay,
trên cơ sở đó, góp phần làm sáng tỏ hoạt động đối ngoại của Nhật Bản, rút ra
những ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm về đối ngoại giai đoạn 1945-nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá bối cảnh lịch sử Nhật Bản sau chiến tranh thế
giới thứ 2
- Làm rõ những chủ trương, đường lối của Nhật Bản về công tác đối
ngoại và hoạt động đối ngoại 1945 - nay
- Đưa ra một số nhận xét về những thành tựu, hạn chế, đúc rút một số
kinh nghiệm trong hoạt động đối ngoại giai đoạn 1945 đến nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đối ngoại của Nhật
Bản 1945 đến nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian : đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ đối
ngoại của Nhật Bản trong mơi trường quốc tế ln chuyển động, có tác động
trực tiếp hay gián tiếp đến quan hệ đối ngoại của Nhật Bản cũng được tập
trung luận giải.
- Về mặt thời gian : tiểu luận chủ yếu tập trung nghiên cứu mối quan
hệ đối ngoại của Nhật Bản trong khoảng thời gian từ 1945 đến nay.
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1.Cơ sở lý luận
2
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ
nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Marx-Lenin trong việc
phân tích, đánh giá các nội dung, đặc điểm, tính chất và tác động của các vấn
đề, sự kiện lịch sử. Bên cạnh đó, em cịn vận dụng và qn triệt tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề quan hệ
quốc tế để xem xét, nhận định về vấn đề “ngoại giao”
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này, phương pháp nghiên cứu đã sử
dụng là phương pháp lịch sử. Ngoài ra, bài tiểu luận được thực hiện dựa trên
cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu giữa phương
pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phân
tích, thống kê, so sánh,..để nghiên cứu. Các phương pháp này góp phần hỡ trợ
việc nhìn nhận và đánh giá dữ kiện, số liệu, thông tin trong đề tài một cách
toàn diện và xác thực hơn. Trong quá trình thực hiện tiểu luận em đã thu thập
tài liệu, tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau như các sách, tạp chí, website viết
về đề tài và có liên quan đến đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
- Dựa vào nguồn tài liệu thu thập được, qua đó, có thể thấy được
nguyên nhân thay đổi trong chính trị, kinh tế, đối ngoại của Nhật Bản giai
đoạn từ 1945 đến nay
- Ngồi ra bài tiểu luận này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong việc học tập của sinh viên chuyên ngành lịch sử thế giới, quan hệ quốc
tế. Là tài liệu chuyên khảo cho những người quan tâm đến các vấn đề lịch sử
quan hệ quốc tế, tìm hiểu tình hình Nhật Bản 1945-nay.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm có 3 chương:
+ Chương I: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ II
3
+ Chương II: Quan hệ ngoại giao của Nhật Bản với các quốc gia, tổ
chức trên Thế giới.
+ Chương III: Tình hình đối ngoại của Nhật Bản hiện nay
4
II. NỘI DUNG
Chương I: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II
Ngày nay nói đến Nhật Bản, có lẽ khơng mấy ai là khơng biết đến sự
phát triển kinh tế “thần kỳ” của nước này từ sau chiến tranh thế giới II cho
đến 1973. Bước ra khỏi chiến tranh, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề và phải
đầu hàng quân đồng minh không điều kiện trong chiến tranh thế giới thứ hai,
chỉ trong vòng hơn hai thập kỷ, Nhật Bản đã vươn lên thành cường quốc kinh
tế thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ.
1.1. Thực trạng kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2
Tháng 8-1945, khi vừa bại trận, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề về mọi
mặt.Theo điều tra của cơ quan ổn định kinh tế sau chiến tranh thì 80% tàu bè,
34% máy móc trong cơng nghiệp đã bị phá huỷ, 21% nhà cửa và tài sản riêng
của gia đình bị thiệt hại, tài sản của nhà nước bị tổn thất 25% so với thời kỳ
trước chiến tranh ( giai đoạn 1934-1936). Tổng thiệt hại về vật chất lên tới
64,3 tỉ yên gấp 2 lần tổng thu nhập quốc dân năm tài chính 1948-1949. Như
vậy là tồn bộ của cải tích luỹ được trong 10 năm ( từ 1935 đến 1945 ) đã bị
thiêu huỷ hoàn toàn. Những thiệt hại về người cũng vơ cùng to lớn. Tính cả
những người chết, bị thương và mất tích ở nước ngồi thì con số này lên tới
gần 3 triệu.
Những vấn đề kinh tế, xã hội gay cấn nhất của Nhật Bản lúc này là: thất
nghiệp ,thiếu nguyên liệu và làm phát. Khoảng 4 triệu người thất nghiệp do
ngừng hoạt động sản xuất quân sự, 7,6 triệu binh lính giải ngũ, 1,5 triệu người
từ các thuộc địa hồi hương, tất cả nâng tổng số người khơng có việc làm lên
tới con số 13,1 triệu người. Nguồn năng lượng chính lúc bấy giờ là than và
thuỷ điện giảm sút nghiêm trọng, các mỏ than gần như tê liệt hoàn toàn. Do
thiếu than ngành đường sắt bị khủng hoảng nghiêm trọng. Thêm vào đó vụ
lúa năm 1945 bị thất bát nặng, sản lượng chỉ còn 2/3 so với năm trung bình
trước đó. Thảm hoả đói rét đe doạ toàng nước Nhật. Nạn lạm phát nghiêm
5
trọng bùng nổ từ giữa 1945 kéo dài đến đầu 1949, biểu hiện ở mức tăng giá
phi mã : chỉ số gái tiêu dùng ( lấy 1945 làm cơ sở) đã tăng 515% vào 1946,
1655% năm 1947, 4857% năm 1948 và 7880% vào 1949, tổng cộng xấp xỉ
8000%.
34% máy móc, 25% cơng trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá huỷ, sản
xuất cơng nghiệp tháng 8-1945 tụt xuống cịn vài phần trăm so với một vài
năm trước đó, và chỉ bằng khoảng 10% trước mức chiến tranh (1934-1936),
nước Nhật chìm trong khủng hoảng về nhiều mặt. Nhưng đó chỉ là tiền đề cho
một nước Nhật khác hoàn toàn mới ra đời.
Ngày 4-7-1947 cuốn sách trắng kinh tế đầu tiên của Nhật Bản được
công bố với nhan đề “ báo cáo thực trạng nền kinh tế ” . Theo cuốn sách, do
tình trạng kinh tế thấp kém, do sự rệu rã của thiết bị nên tai nạn xe cộ tăng lên
gấp lên ba lần trước chiến tranh. Lượng lương thực cung cấp quy ra calo tại
sáu thành phố lớn chỉ có khoảng 106 calo/người/ngày , chỉ bằng 1/2 mức bình
thường. Tình hình này đã gây mất lịng tin vào chính phủ và nhưng tiêu cực
xã hội ngày càng phát triển.
Ngoài những thất bại về kinh tế đa phải chịu đựng trong chiến tranh,
Nhật Bản còn bị các nước đồng minh đòi hỏi quá nhiều về mặt bồi thường
chiến tranh. Con số đầu tiên của phái đồn địi bồi thường chiến tranh Pauley
đưa ra là 1466 tỷ yên ( giá năm 1939 ).Có thể nói rằng đây là mảng tối trong
lịch sử phát triển của “đất nước mặt trời mọc”.
1.2. Sự khôi phục và phát triển kinh tế
1.2.1. Giai đoạn khôi phục kinh tế từ năm 1946-1950
Như đã đề cập ở trên, nền kinh tế Nhật bị rơi vào khủng hoảng
nghiêm trọng và thậm chí cịn bị trì trệ vì khơng tìm kiếm được thị trường tiêu
thụ. Ngay những năm đầu sau chiến tranh, dưới sự kiểm soát của Mỹ, một số
cải cách lớn về xã hội của Nhật được thực hiện:
Giải thể các nhóm Saibatsu nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật
Bản, xoá bỏ quyền kiểm soát kinh tế đối với một số công ty lớn ở Nhật, cải tổ
6
các cơng ty theo hướng phi tập trung hố. Tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ đối
với ngành công nghiệp và thúc đẩy cơ cấu hoạt động thị trường mạnh, tự do
hoá thương mại.
Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được nắm một phần ruộng đất
nhất định, tối đa là 5 ha, sau giảm xuống cịn có 1 ha, số còn lại được nhà
nước mua lại và trao cho những người nơng dân khơng có ruộng.
Giải quyết vấn đề việc làm, tăng lương cho người công nhân. Để thực
hiện dân chủ hố lao động, từ năm 1945-1947 có 5 đạo luật được ban hành
bao gồm : luật công đoàn, luật tiêu chuẩn lao dộng, luật quan hệ lao động
Năm 1946, Mỹ bắt đầu viện trợ lương thực cho Nhật Bản, xem như một
phương tiện ngăn chặn nạn đói đang đe doạ. Cuối 1946, tư lệnh SCAP đã chịu
trách nhiệm ngăn chặn bệnh tật ở Nhật và quyết định cho phép nền kinh tế
nước này trở lại mức trước chiến tranh.
Mỹ bắt đầu viện trợ dầu mỏ, quặng sắt, các nguyên liệu khác cần thiết
cho công nghiệp Nhật Bản.
Tháng 3/1947, Mỹ tuyên bố sẽ đề nghị giảm số tiền bồi thường chiến
tranh của Nhật xuống còn 1/4
Để giải quyết nạn lạm phát trầm trọng và xây dựng một nền kinh tế tự
do cạnh tranh cho Nhật Bản, vào tháng 2/1949, chính phủ Mỹ đã cử Joshep
Dodge, chủ tịch ngân hàng Detroit, người đã soạn thảo đề án cải cách tiền tệ ở
Tây Đức trong những năm 1945-1946, sang làm cố vẫn kinh tế cho SCAP,
Dodge đề ra kế hoạch chống làm phát với quy mô lớn.
Những cải cách trên tạo điều kiện phát triển kinh tế cho Nhật
Bản, chuyển từ nhà nước quân sự sang nhà nước phát triển kinh tế.
Đánh dấu một thời kỳ phục hồi kinh tế, tuy nhiên, trước năm
1948, tốc độ phát triển kinh tế cịn chậm chạp, gặp nhiều khó khăn và chưa có
đột phá nhất định. Một mặt, vì nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, thiếu vốn và
nguyên liệu, mặt khác, do còn lệ thuộc vào Mỹ và người Mỹ đã thực thi một
cách cứng rắn đối với Nhật Bản. Song từ tháng 10-1948, người Mỹ đối với
7
Nhật Bản đã được Mỹ nâng đỡ để trở thành đồng minh đắc lực của Mỹ trong
chính sách xâm lược Châu Á - Thái Bình Dương. Kể từ tháng. 10-1948 trở đi
công cuộc khôi phục của Nhật Bản ngày càng thuận lợi, đặc biệt là đối với
đường lối kinh tế học thị trường Joshep Dodge, việc ký hiệp ước an ninh Nhật
- Mỹ, hiệp ước thương mại và đầu tư…kế hoạch 5 năm khôi phục nền kinh tế
của Nhật đã thành công.
1.2.2. Giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế 1950-1972
Nền kinh tế Nhật Bản đần khôi phục và phát triển mạnh mẽ hơn
sau khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên từ tháng 6/1950. Cuộc
chiến tranh Triều Tiên được đánh gia như “ ngọn gió thần thứ nhất” thổi vào
nền kinh tế Nhật Bản vì được Mỹ cung cấp đôla để thực hiện “các như cầu
đặc biệt”. Nhu cầu to lớn về hàng hoá của cuộc chiến tranh Triều Tiên đã
không chỉ tác động mạnh mẽ đối với việc đầu tư vào máy móc, thiết bị và đổi
mới kỹ thuật mà còn ảnh hưởng lớn đến cơ cấu cơng nghiệp Nhật Bản. Khơng
dừng lại ở đó, khi Mỹ xâm lược Việt Nam thì Nhật Bản đã có cơ hội tăng
trưởng vượt qua cả những nước Tây Âu. Cuộc chiến tranh Việt Nam được
đánh giá như “ ngọn gió thần thứ hai ” thổi vào nền kinh tế Nhật về những
đơn đặt hàng quân sự của Mỹ. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ xem Nhật
như một cơ sở hậu cần quân trọng của quân sự ở Việt Nam, Nhật đã nhận
được những khoản thu mua đặc biệt trong những năm 60. Song những món
thu nhập đó khơng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế Nhật
Bản như những món thu do chiến tranh Triều Tiên những năm 1950 đem lại.
Dù sao Nhật Bản cũng đã thu được lợi lớn trong quan hệ buôn bán với Việt
Nam và các nước đưa quân sang Việt Nam hay cho Mỹ sử dụng căn cứ quân
sự trên lãnh thổ họ, phục vụ cho chiến tranh xâm lược.
Theo ước tính của các cơ quan ngân hàng, kinh tế, tài chính Nhật,
lợi nhuận của Nhật có tính liên tục và tăng nhanh về số lượng:
8
Từ năm 1952 đến năm 1958, tổng sản phẩm quốc dân đã tăng với tốc
độ 6,9% bình quân hằng năm.Năm 1959, khi tốc độ tăng trưởng vượt 10%
nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa gây được sự chú ý của thế giới.
Những năm sau, khi tốc độ tăng trưởng vượt tốc độ của những năm
trước thì thế giới bắt đầu kinh ngạc và gọi đó là “ Sự thần kỳ về kinh tế “. Tốc
độ cao này được duy trì suốt những năm 1960 với tổng sản phẩm quốc dân
tăng trung bình hằng nam là 10%.
Nhân tố hàng đầu trong tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản thời kỳ này là
sự phát triển nhanh chóng các ngành cơng nghiệp chế tạo. Năng suất và sản
lượng của ngành này liên tục gia tăng trong khi đó các nhành khác lại bị giảm
sút. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng từ 160 ( năm 1955) lên 1345 ( năm
1970 ).
Sự giảm bớt sức lao động trong nông nghiệp và lâm nghiệp của rất
đáng chú ý: Giảm từ 16 triệu ( năm 1955) xuống 8,4 triệu ( năm 1970) và
phần của nó trong tổng lực lực lượng lao động giảm từ 38,3% xuống 17,4%
trong cùng thời kỳ.
Sự phát triển của công nghiệp cơ khí là đáng chú ý vì chỉ số của nó
tăng 14,6 năm 1955 lên 291,6 năm 1970, hơn 20 lần trong vịng 20 năm. Chỉ
số của ngành cơng nghiệp dệt chỉ tăng tương đối nhỏ từ 42,2 năm 1955 lên
154,0 năm 1970. Kết quả của sự phát triển nói trên có sự góp phần rất nhiều
của các ngành cơng nghiệp nặng và hố chất trong tổng sản lượng chế tạo
cơng nghiệp chế tạo dạt 57% năm 1970, cao hơn phần tương ứng ở Tây Đức
hoặc Mỹ.
Ngành hàng hải được chú trọng và phát triển. Từ năm 1951 đến năm
1970 số lượng tàu tăng đáng kể và số tiền tài trợ của chính phủ cũng tăng.
Tổng sản phẩm của Nhật Bản tính đến năm 1950 Nhật Bản đạt 20 tỷ
USD nhưng đến năm 1968 đã đạt đến 183 tỷ USD và vươn lên đứng thứ 2 chỉ
sau Mỹ. Nhìn chung trong khoảng thời gian này Nhật Bản sau chiến tranh thế
giới thứ 2 có bước tiến mạnh mẽ và bình qn đầu người rất cao. Bên cạnh đó
9
còn cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước do đã áp dụng
được khoa học – kỹ thuật.
=> Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 có bước tiến rất nhanh nên
chỉ đứng vị trí thứ 3 sau Mỹ. Nền kinh tế Nhật không dừng lại tại đó mà thủ
tướng cịn thực hiện cải cách kinh tế để kích thích cũng như tăng trường.
10
Chương II: Quan hệ ngoại giao của Nhật Bản với các quốc gia, tổ chức
trên Thế giới.
Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật bản đã tiến hành những
chính sách ngoại giao tương đối năng động, khôn khéo và thận trọng. Thực
hiện chính sách đa phương hố trong quan hệ đối ngoại. Cùng với sự phát
triển thành công về kinh tế, chính sách đối ngoại đã góp phần đáng kể nâng
cao vị trí của Nhật bản trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Nhật Bản
thực hiện chính sách ngoại giao dựa trên đối thoại, hợp tác, cạnh trạnh, hai
bên cùng có lợi, làm cho thế giới biết đến Nhật Bản như một quốc gia chuộng
hồ bình, khơng mưu cầu chiến tranh.
Nhật Bản tích cực tham gia vào các hoạt động giữ gìn hồ bình của
Liên Hợp quốc, tham gia giải quyết các tranh chấp khu vực, cắt giảm vũ khí
chiến lược, chống khủng bố, phối hợp quốc tế giúp các nước đang phát triển
giải quyết vấn đề lương thực, năng lượng, môi trường,… Đặc biệt là tham
vọng của Nhật Bản trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo
an Liên Hợp Quốc
Sau chiến tranh thế giới thứ II, chính sách đối ngoại của Nhật Bản
được bắt đầu với Học thuyết Yoshida theo đó Nhật Bản dựa hồn tồn vào
Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ để phịng thủ đất nước và tập trung sức phát triển
kinh tế.
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn thập kỷ 60 được đặc
trưng bởi chính sách ngoại giao kinh tế nhằm phục vụ cho nhu cầu đuổi kịp
và vượt các nước phát triển khác. Mục tiêu này đã đạt được vào cuối những
năm 60 khi Nhật Bản trở thành cường quốc thứ hai về kinh tế trong hệ thống
tư bản chủ nghĩa
Đầu thập kỷ 70, tình hình quốc tế có những thay đổi nhanh chóng và
mạnh mẽ vừa tạo điều kiện vừa thúc đẩy Nhật bản đóng một vai trị quốc tế
quan trọng hơn. Trong bối cảnh đó, học thuyết Fukuda ra đời năm 1977 đã
11
đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật,
trước hết là đối với khu vực Đơng Nam Á.
Chính sách đối ngoại của Nhật trong thập kỷ 80 tiếp tục mang tính chủ
động hơn, nhất là dưới thời kỳ Thủ tướng Nakasone nắm quyền. Từ năm
1985, với việc nâng giá đồng yên, Nhật bản tăng cường ảnh hưởng kinh tế
trong khu vực châu Á với mô hình đàn sếu bay với ý đồ trở thành đầu tầu cho
sự phát triển kinh tế ở đây.
Chính sách đối ngoại của Nhật trong thập kỷ 90 được đặc trưng bởi
việc củng cố quan hệ với Mỹ qua việc ký Tuyên bố chung về “An ninh NhậtMỹ trong thế kỷ 21” năm 1996 và đưa ra Phương châm phòng thủ mới NhậtMỹ vào năm 1997.
Bước vào thế kỷ 21, với những diễn biến phức tạp của cuộc chiến
tranh chống khủng bố và tình hình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Nhật
Bản tiếp tục chính sách ủng hộ mạnh mẽ Mỹ và tăng cường khả năng tự vệ
của mình.
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 có
rất nhiều thay đổi. Đặc biệt, những chính sách này đều thay đổi theo hướng
tương đối năng động và vô cùng khôn khéo.
2.1. Quan hệ Nhật - Mỹ
- Sau khi bị Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và
Nagasaki vào tháng 8-1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng quân đội Đồng
minh vô điều kiện, Nhật Bản chịu sự chiếm đóng của lực lượng quân Đồng
Minh với tướng Douglas Mac Arthur được chỉ định giữ chức Tổng chỉ huy tối
cao các lực lượng đồng minh. Mục tiêu chủ yếu của lực lượng Đồng minh
chiếm đóng ở Nhật là thủ tiêu chủ nghĩa quan phiệt và thiết lập dân chủ hoá
nước Nhật. Song lực lượng Đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản lúc này chủ
yếu là người Mỹ nên các chính sách thực thi của họ khơng nằm ngồi mục
tiêu đảm bảo Nhật khơng thể trở thành mối đe doạ với Mỹ.
12
Ban đầu Mỹ bắt chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách như giải tán
chế độ quân phiệt, phủ nhận việc thần thánh hố vai trị của Thiên Hồng, ân
xá cho các tội phạm chính trị, tịch thu ruộng đất của địa chủ,… nhằm không
để Nhật Bản quay lại chủ nghĩa quân phiệt.
Tuy nhiên, do phát sinh cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xơ
(cũ), nước cộng hồ nhân dân Trung Hoa ra đời tuyên bố đi theo Chủ nghĩa
Xã hội và đặc biệt do bùng nổ cuộc chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ đã thay
đổi chính sách đối với Nhật Bản như chấp nhận cho Nhật Bản có lực lượng
phịng vệ và hỡ trợ về mặt kinh tế.
=> Tóm lại, Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh Thế giới thứ II đã mở
ra một thời kỳ mới trong quan hệ Mỹ - Nhật. Kết thúc chiến tranh cũng có ý
nghĩa là mở đầu thời kỳ chiếm đóng của Mỹ ở Nhật Bản. Điều này phản ánh
đúng thực trạng của hai nước sau chiến tranh, , một bên thắng trận và một bên
bại trận. Kẻ bại trận bị nhiều điều khoản ràng buộc mang tính quốc tế và bị
kiệt quệ về kinh tế. Quan hệ Nhật - Mỹ vốn là cựu thù trong chiến tranh nay
đã trở thành đồng minh chiến lược. Bên cạnh đó, việc ký két hiệp ước với Mỹ
sẽ giúp nhật tiết kiệm được một khoản chi phí quốc phịng lớn và cho phép
Nhật chỉ tập trung vào một mối quan tâm chủ yếu là phát triển kinh tế.
2.1.1. Nội dung hợp tác
Tháng 9 năm 1951 : Nhật Bản ký Hiệp ước. Hồ bình tại San
Francisco, theo đó trao quyền kiểm sốt Okinawa cho Mỹ và Mỹ ký Hiệp ước
an ninh, trong đó tiếp tục cho phép sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại nước
này.
Tháng 7 năm 1953 : Cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc
6-1-1960 : Ngoại trưởng Nhật Bản Aiichiro Fujiyama, Đại sứ Mỹ tại
Nhật Bản Douglas Mac Arthur II bí mật soạn thảo “ Hồ sơ thảo luận” về các
hoạt động quân sự, theo đó Mỹ phải hỏi ý kiến Nhật Bản trước.
Hai bên cũng thảo ra “ Biên bản” bí mật về việc Mỹ sử dụng các căn cứ
quân sự tại Nhật Bản trong trường hợp xảy ra biến sự trên bán đảo Triều Tiên.
13
19-1-1960 : Mỹ và Nhật Bản ký Hiệp ước An ninh sửa đổi
Tháng 3 năm 1963 : Thủ tướng Nhật Bản Hâyto Ikeda tuyên bố trước
Quốc hội về việc không cho phép các tàu chiến mang đầu đạn hạt nhân cập
cảng Nhật Bản.
Tháng 4 năm 1963 : Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Edwin Reischauer tuyên
bố với Ngoại trưởng Nhật Bản Masayoshi Ohira rằng Mỹ không xem xét việc
các tàu chiến cập cảng theo cơ chế Mỹ phải hỏi ý kiến Nhật Bản trước.
Tháng 12-196: Thủ tướng Nhật Eisaku sao công bố “ Ba nguyên tắc phi
hạt nhân “ trước Quốc hội.
Tháng 11-1969 : Nhật Bản và Mỹ nhất trí về việc khôi phục chủ quyền
của Nhật tại Okinawa và phi hạt nhân khu vực này.
Tháng 6-1971 : Hiệp định khôi phục chủ quyền cho Okinawa được ký
kết.
Tháng 4-1972 : Phóng viên Takichi Nishiyama của tờ Mainicho
Shimbun bị bắt giữ khi yêu cầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản cung cấp văn bản
chính thức về chủ quyền của Okinawa.
Tháng 5-1972 : Okinawa được trao lại cho Nhật.
Tháng 5-1978 : Nishiyama chính thức bị kết án.
Tháng 18-1989 : Chiến tranh lạnh kết thúc.
Tháng 9-1991 : Tổng thống Mỹ George H.W.Bush tuyên bố rút vũ khí
hạt nhân chiến thuật khỏi các tàu chiến và tàu ngầm của Mỹ.
Tháng 5-1994 : Giáo sư Kê Wakaizumi xuất bản cuốn sách phơi bày
thoả thuận bí mật cho phép Mỹ đưa vũ khí hạt nhân đến Okinawa trong thời
kì Chiến tranh Lạnh.
Tháng 4-1996 : Nhật Bản và Mỹ xác nhận quan hệ đồng minh hậu
Chiến tranh Lạnh.
=> Việc Nhật Bản và Mỹ kí bản “Hiệp ước Sanfransisco” và tiếp đó kí
“Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ” đã đánh dấu sự quay trở lại xã hội quốc tế của
Nhật Bản đồng thời cũng biến Nhật Bản thành căn cứ “chống cộng” ở Châu
14
Á, kể từ đó trở đi Mỹ ln là đồng minh số một của Nhật Bản và chính sách
đối ngoại của Nhật Bản ln phù hợp với chiến lược tồn cầu của Mỹ. Điều
này luôn được thể hiện rõ trong sách xanh ngoại giao của Nhật Bản xuất bản
hàng năm “ Mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Mỹ dựa trên Hiệp ước an ninh
Nhật-Mỹ là trục chính của ngoại giao Nhật Bản, sự hợp tác này được thực
hiện trong các lĩnh vực mà trước hết là trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân
sự. Mỹ là đối tác quan trọng của Nhật Bản”.
2.1.2. Các nguyên tắc duy trì Liên minh
Hiệp ước hồ bình Sanfrasisco cơng nhận Nhật Bản là nước có chủ
quyền, có quyền tham gia vào các thoả thuận an ninh tập thể, và hơn nữa, điều
lệ của Liên Hợp Quốc cũng công nhận tất cả các quốc gia có quyền cố hữu
của cá nhân và tập phòng thủ tự.
Trong thực hiện các quyền này, Nhật Bản mong muốn, như một sắp
xếp tạm thời cho quốc phòng của mình, rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì lực lượng vũ
trang của riêng mình và về Nhật Bản để ngăn chặn cuộc tấn cơng vũ trang vào
Nhật.
Hoa Kỳ, vì lợi ích của hồ bình và an ninh, hiện đang sẵn sàng để duy
trì nhất định của lực lượng vũ trang của mình và về Nhật Bản, với mong
muốn, tuy nhiên, Nhật Bản sẽ ngày càng tự chịu trách nhiệm phòng thủ của
riêng mình chống lại trực tiếp và gián tiếp xâm lược, ln ln tránh bất kỳ
trang bị vũ khí mà có thể là một mối đe doạ tấn cơng hoặc phục vụ khác hơn
là để thúc đẩy hồ bình và an ninh theo quy định của mục đích và nguyên tắc
của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Hoa Kỳ cung cấp các lực lượng không quân và lực lượng vũ biển cho
Nhật Bản. Các lực lượng này có thể được sử dụng để góp phần duy trì hồ
bình an ninh ở vùng Viễn đông và an ninh của Nhật Bản, bao gồm cả những
hỡ trợ theo u cầu của chính phủ Nhật để chống lại những cuộc bạo loạn quy
mô lớn ở Nhật.
15
Hiệp ước này sẽ hết bất cứ khi nào, theo ý kiến của các Chính phủ Hoa
Kỳ và Nhật Bản có trách nhiệm đã có hiệu lực như Liên Hợp Quốc sắp xếp
hoặc bố trí thay thế như an ninh các nhân hoặc tập thể tốt sẽ cung cấp cho
việc bảo dưỡng của Liên Hợp Quốc hay khơng hồ bình và an ninh trong khu
vực Nhật Bản.
Theo hiệp ước, cả hai bên có nghĩa vụ để duy trì và phát triển năng lực
của họ để chống lại cuộc tấn công vũ trang ở chung và để hỗ trợ lẫn nhau
trong trường hợp tấn công vũ trang vào lãnh thổ thuộc quyền quản lý của
Nhật Bản, tuy nhiên, rằng Nhật Bản khơng thể giúp đỡ với các quốc phịng
của Hoa Kỳ bởi vì nó đã được hiến pháp cấm việc gửi các lực lượng vũ trang
ở nước ngoài.
Hiệp ước cũng thể hiện sự từ bỏ của người Nhật về “ mối đe doạ hoặc
sử dụng vũ lực như một phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế “. Biên bản
thoả thuận với các điều ước quy định rằng chính phủ Nhật Bản phải được tư
vấn trước khi thay đổi trong việc triển khai lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản
hay với việc sử dụng các căn cứ của Nhật Bản cho các hoạt động chiến đấu
khác trong quốc phòng của Nhật Bản chính nó.
Năm 1960, Mỹ-Nhật ký hiệp ước an ninh Nhật Bản, với yêu cầu duy
nhất là Nhật phải cung cấp cơ sở trang thiết bị cho quân đội Mỹ đóng quân ở
đó.
Hiệp ước ký năm 1960 cho phép quân đội Mỹ đưa vũ khí nguyên tử
vào Nhật Bản mà không cần hỏi ý kiến trước. Hiệp ước này vô hiệu hố các
thoả thuận hai nước đã ký trước đó, theo đó, Mỹ phải hỏi ý kiến Nhật Bản
trước khi đưa vũ khí ngun tử tới nước này.
Khơng chỉ trong lĩnh vực chính trị mà quan hệ kinh tế Nhật-Mỹ
cũng rất lớn. Kể từ những năm 60 trở đi Mỹ luôn là bạn hàng số một của Nhật
Bản với lượng kim ngạch bn bán tăng hết sức nhanh. Ví dụ, kim ngạch
buôn bán hai chiều giữa hai nước đã đạt 184,29 tỉ USD vào năm 2001, trong
đó Nhật Bản xuất siêu 58,11 tỉ USD.
16
Tuy nhiên quan hệ Nhật-Mỹ không phải lúc nào cũng thuận buồm
xi gió, chẳng hạn khi Mỹ bí mật đàm phán với Trung Quốc về bình thường
hố ngoại giao đã làm cho giới lãnh đạo Nhật Bản cảm thấy bị đồng minh
phản bội, hoặc những va chạm về mậu dịch cũng khơng ít lần gây ảnh hưởng
cho quan hệ giữa hai nước. Mặc dù vậy có thể nói rằng hai nước vẫn sẽ duy
trì là những đồng minh bền vững của nhau vì lợi ích an ninh và kinh tế của
hai nước trong thế kỉ 21.
2.2. Quan hệ Nhật - Nga
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã cố gắng bình
thường hố quan hệ với các nước đặc biệt là các nước lớn nhằm quay trở lại
xã hội quốc tế cũng như xúc tiến buôn bán để khơi phục kinh tế với hi vọng sẽ
tìm lại vị trí cũng như sự trở lại với xá hội quốc tế. Song, khi xem xét quan hệ
của Nhật Bản với các nước lớn, ta dễ dàng nhận thấy quan hệ Nhật-Nga là
một trường hợp “ngoại lệ” mà phía Nhật Bản tỏ ra khá thờ ơ cho đến cả hiện
nay cho dù xét về phương diện chính trị hay kinh tế thì Liên Xơ trước đây
hoặc nước Nga hiện nay đều có lợi đối với Nhật Bản. Mặc dù quan hệ giữa
Nga-Nhật Bản đã đi được một bước lớn khi hai bên khơng coi nhau là kẻ thù,
song vì những bất đồng mang tính truyền thống khó có thể tháo gỡ đồng thời
cả hai bên đều hành động quá ít và rời rạc nên quan hệ Nga - Nhật Bản nhìn
chung vẫn chưa thực sự tích cực.
Nếu nói đến ngun nhân của vấn đề này, có lẽ khơng thể chỉ đơn
thuần nêu ra ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh mà còn phải chỉ ra những
nguyên nhân sâu xa hơn như:
- Thứ nhất, là vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại 4 hòn đảo trên quần đảo
kuril mà cho đến nay hai bên cũng chưa giải quyết được.
- Thứ hai là, có lẽ giới lãnh đạo Nhật Bản nói riêng cũng như người
dân Nhật Bản nói chung vẫn chưa tin tưởng vào người Nga qua việc Nga đơn
phương huỷ bỏ Hiệp ước khơng xâm phạm lẫn nhau được kí trong Chiến
17
tranh thế giới lần thứ hai để mở cuộc tấn công quân đội Nhật Bản ở vùng
Đông bắc Trung Quốc.
Trong đó vấn đề lãnh thổ mới là ngun nhân chính khiến cho quan
hệ giữa hai nước không mấy tiến triển.
Về quan hệ chính trị, từ đầu thập kỉ 50 để giảm áp lực của Mỹ đối
với Liên Xô thông qua Nhật Bản, phía Liên Xơ đã muốn kí Hiệp ước hồ
bình, hữu nghị với Nhật Bản trước khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao,
nhưng do Nhật Bản chỉ đồng ý bình thường hố quan hệ trước nên tháng 51956 hai bên đã kí hiệp định tun bố bình thường hố quan hệ giữa hai nước.
Sau đó, đã nhiều lần Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay yêu cầu Nhật
Bản kí Hiệp ước hồ bình, hữu nghị và thường đưa ra điều kiện là trả cho
Nhật 2 trong số 4 hòn đảo nhưng Nhật Bản lại yêu cầu phải trả lại cho Nhật
Bản cả 4 hịn đảo thì mới kí Hiệp ước. Vì vậy, cho đến nay dù đã có nhiều
chuyến thăm nhau của lãnh đạo hai nước để bàn về vấn đề này nhưng chưa có
kết quả. Cũng giống như quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế giữa hai nước
cũng không mấy khả quan cho dù Nga là thị trường lớn, chẳng hạn năm 2002
kim ngạch ngoại thương hai chiều chỉ đạt 530 tỉ Yên, còn đầu tư của Nhật
Bản mới chỉ vẻn vẹn có 400 triệu Yên. Con số này cho thấy tốc độ phát triển
kinh tế giữa hai nước kém xa với các nước khác.
Trong thời gian tới, quan hệ hai nước Nhật Bản - Nga sẽ vẫn tiến
triển hơn song, tiến triển đến mức độ nào cịn phụ thuộc vào nỡ lực của hai
bên, đặc biệt là Nga có trao trả các hịn đảo cho Nhật Bản hay không.
2.3. Quan hệ Nhật - Trung Hoa
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, quan hệ Nhật-Trung rơi vào
tình trạng đối đầu do chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh, mặc dù
khơng ít lần giới lãnh đạo hai nước tìm cách bình thường hố quan hệ ngoại
giao, song đều vấp phải sự cản trở của Mỹ. Vì vậy cho đến khi bình thường
hố quan hệ ngoại giao vào năm 1972, quan hệ giữa hai nước chỉ được duy trì
qua kênh mậu dịch. Vì thế có nhiều điểm gai góc trong quan hệ giữa Nhật
18