TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA – Ý NGHĨA
VÀ GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM
1917...................................................................................................................4
1.1 Hoàn cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng.................................................4
1.2 Cách mạng Dân chủ tư sản kiểu mới Tháng Hai.........................................7
1.3 Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười...............................................10
1.3.1 Các lực lượng chính trị sau Cách mạng tháng Hai.................................10
1.3.2 Luận cương tháng Tư của Lênin và đường lối của Đảng Bơnsêvích.....12
1.3.3 Cách mạng phát triển hịa bình dưới khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về
tay Xơ viết” (từ tháng 3 đến tháng 7 – 1917)..................................................14
1.3.4 Tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền....................................15
1.3.5 Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười...................................................17
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI
NGA NĂM 1917............................................................................................20
2.1 Đối với nhân dân Nga và các dân tộc thuộc Nga......................................20
2.2 Đối với thế giới.........................................................................................21
2.3 Đối với nước Nga ngày nay......................................................................22
CHƯƠNG 3: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ CÁCH MẠNG
VIỆT NAM.....................................................................................................24
KẾT LUẬN....................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Đối với nhân loại u chuộng hịa bình trên thế giới cách mạng xã hội
chủ nghĩa tháng mười Nga là sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ 20 đánh dấu một
cột mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Hơn một thế kỷ qua nhưng
lý tưởng và giá trị tốt đẹp của cách mạng tháng mười Nga vẫn đang tiếp tục
cổ vũ dẫn đường cho chúng ta đi đến tương lai xây dựng một xã hội dân giàu
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với thắng lợi của cách mạng
tháng mười lần đầu tiên trong lịch sử chủ nghĩa xã hội từ những ước mơ
nguyện vọng nghìn đời của quần chúng lao khổ bị áp bức bất công. Từ lý luận
khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trở thành hiện thực sinh động
trên một đất nước rộng lớn.
Từ đây nước Nga Xô viết đã bắt tay vào xây dựng một chế độ xã hội
mới, chế độ xã hội chủ nghĩa mà ở đó con người trước tiên là giai cấp công
nhân và nhân dân lao động bước đầu làm chủ cuộc đời của mình có điều kiện
để phát triển tồn diện. Nạn người áp bức bóc lột người, nạn dân tộc này áp
bức dân tộc khác dần được xóa bỏ. Nước Nga Xơ Viết ra đời lập nên một chế
độ xã hội - xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn hẳn chủ nghĩa tư bản đánh dấu sự
xuất hiện hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế làm mở ra một thời
đại mới thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế
giới. Từ đây, nhân loại sẽ tiến theo một hướng mới, đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Ngay sau ngày cách mạng thành cơng chính quyền xơ viết đã ban hành
sắc luật xóa bỏ sự mọi sự phân biệt đẳng cấp dân tộc và mọi tức vị để tất cả
chỉ còn một tên chung là cơng dân của nước Cộng hịa xơ viết Nga. Có thể nói
khơng một thế kỷ nào trong lịch sử nhân loại lại được chứng kiến sự phát
triển mạnh mẽ và sâu rộng của cao trào cách mạng thế giới như thế kỷ XX và
một trong những biến cố vĩ đại nhất, lớn lao nhất và mang nhiều giá trị, ý
nghĩa đối với thời đại nhât chính là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng
1
Mười Nga năm 1917. Cuộc cách mạng này đã “mở ra con đường giải phóng
cho các dân tộc và cả loài người, mở ra một thời đại mới trong lịch sử, thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên tồn thế giới” Đó
chính là lí do vì sao em chọn đề tài “Cách mạng tháng Mười Nga – ý nghĩa
và giá trị thời đại”.
Với đề tài này trước hết chúng ta phải nêu lên được q trình diễn ra
cuộc cách mạng, sau đó nêu lên ảnh hưởng và tác động của cuộc các mạng
này. Trước hết chúng ta phải nêu lên được ảnh hưởng trước tiên của nó đối
với nước Nga, sau đó với phong trào giải phóng dân tộc và sau này là sự thiết
lập hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Những bài học kinh nghiệm
để lại của thắng lợi Cách mạng Tháng Mười là tiền đề để các nước thực hiện
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà thể hiện khá rõ nét ở cuộc cách mạng
Việt Nam. Đặc biệt tính triệt để sâu sắc mà chưa một cuộc cách mạng nào lúc
bấy giờ đạt được cho thấy tầm vóc lớn lao, dấu ấn khơng thể phai mờ của
cách mạng tháng Mười trong lịch sử thế giới hiện đại.
2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan
- Giáo trình lịch sử thế giới
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối với việc nghiên cứu để làm tiểu luận này, nhằm những mục đích
sau đây:
- Đối với cá nhân:
+ Củng cố những kiến thức lịch sử cách mạng tháng Mười Nga.
+ Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học dựa trên tìm kiếm, tham khảo
nhiều nguồn tài liệu khác nhau
- Đối với nội dung đề tài:
+ Tìm hiểu khái quát về cuộc cách mạng vô sản vĩ đại nhất trong lịch
sử của nhân loại
+ Tìm hiểu về thành quả và tác động và ý nghĩa của cuộc cách mạng
Tháng Mười Nga.
2
- Cách mạng Tháng Mười đã ảnh hưởng rất lớn tới cách mạng Việt
Nam. Là kim chỉ nam soi sáng con đường giành lại độc lập dân tộc.
- Cách mạng Tháng Mười Nga và Cách mạng Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian, thời gian:Nga, giai đoạn những năm đầu thế
kỉ XX.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương lơgic và lịch sử
+ Phân tích.
+ Tổng hợp.
+ Khái quát hóa và hệ thống hóa…..
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tai gồm 3
chương.
3
CHƯƠNG 1: TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM
1917
1.1 Hoàn cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng
Sau Cách mạng năm 1905, nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên
chế. Lúc này, ở Nga đã có một nền đại công nghiệp tập trung rất cao với sự
xuất hiện của các tổ chức độc quyền, phần lớn dưới hình thức xanhđica. Các
tổ chức độc quyền đã kiểm soát nhiều ngành công nghiệp quan trọng như dầu
mỏ, than đá, luyện kim, đường sắt.. cũng như trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng.
Năm 1904, ở Nga đã có tới 50 tổ chức độc quyền lớn với trình độ tập trung rất
cao. Ngay từ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, 13 ngân hàng lớn ở Pêtécbua
đã tập trung trong tay tới 65% tổng số tư bản của tư nhân và trên 72% số tiền
gửi vào ngân hàng. Trình độ tập trung của tư bản ngân hàng ở Nga cao hơn so
với nhiều nước khác. Trên cơ sở hợp nhất giữa tư bản ngân hàng và tư bản
công nghiệp, ở Nga đã hình thành sự thống trị của tư bản tài chính. Giai cấp
tư bản độc quyền Nga đã giữ địa vị có ý nghĩa quyết định trong đời sống kinh
tế - tài chính của đất nước và câu kết chặt chẽ với chính quyền Nga hồng. Họ
đã giữ những cương vị quan trọng trong viện Đuma quốc gia cũng như trong
những cơ quan nhà nước khác và tác đông mạnh mẽ tới chính sách đối nội và
đối ngoại của chính phủ Nga hoàng.
Nhưng nước Nga chỉ là một nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung
bình. Chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ
thuộc vào các nước phương Tây. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lạc hậu
ấy của nước Nga chỉ có thể giải thích bằng sự tồn tại rất nặng nề những tàn
tích phong kiến - nơng nơ. Cơ sở tồn tại của những tàn tích phong kiến - nơng
nơ chính là chế độ sở hữu lớn về ruộng đất của giai cấp địa chủ - quý tộc. 2/3
ruộng đất ở trong nước là nằm trong tay địa chủ - quý tộc và nhà thờ, 30 000
đại địa chủ chiếm tới 70 triệu đêxiatin ruộng đất của 10,5 triệu nơng nơ. Nga
hồng là địa chủ lớn nhất, chỉ riêng gia đình và họ hàng của Nga hoàng đã
chiếm tới 7 triệu đềxiatin ruộng đất. Bọn địa chủ bóc lột nơng dân hết sức
4
nặng nề và tàn bạo, nhất là chế độ lao dịch. Trình độ sản xuất nơng nghiệp hết
sức lạc hậu: lao động thủ công là chủ yếu, năng suất thấp kém, nạn mất mùa
và đói kém thường xuyên xảy ra ở các vùng.
Về chính trị, nước Nga là một nước qn chủ chun chế. Tồn bộ
quyền lực chính trị trong nước là thuộc về Nga hoàng. Chế độ quân chủ Nga
hồng – nền chun chính của giai cấp địa chủ - chiếm giữ mọi đặc quyền về
chính trị và mọi đặc lợi về kinh tế. Câu kết chặt chẽ với giai cấp tư sản, chính
quyền Nga hồng thẳng tay bóc lột và áp bức tàn bạo các tầng lớp nhân dân lao
động, tước đoạt các quyền tự do dân chủ, đàn áp mọi phong trào đấu tranh đòi
dân chủ của nhân dân, duy trì thường xun một đội qn đơng đảo cảnh sát,
mật thám và hiến binh. Phong kiến - quân phiệt là bản chất của chế độ chuyên
chế Nga hồng.
Chế độ Nga hồng cịn là nhà tù của các dân tộc. Nước Nga là một
quốc gia nhiều dân tộc, có tới trên l00 dân tộc khác nhau, chiếm 57% dân số
trong nước. Nhân dân các dân tộc không phải Nga đã rên xiết dưới hai ách áp
bức: ách áp bức dân tộc của chế độ Nga hoàng và ách áp bức xã hội của bọn
chúa đất và tư sản địa phương. Chính quyền Nga hồng cịn thi hành chính
sách kỳ thị chủng tộc: chia rẽ và gây hằn thù giữa các dân tộc, cấm giảng dạy
và xuất bản sách báo bằng tiếng mẹ đẻ…Trong những điều kiện của chủ
nghĩa đế quốc, ách áp bức dân tộc lại càng nặng nề hơn.
Đế quốc Nga xâm lược, áp bức các dân tộc lạc hậu, nhưng chính nó lại
lệ thuộc vào các nước phương Tây, nhất là đối với Anh, Pháp. Tư bản nước
ngoài đã đầu tư rất nhiều vào các ngành công nghiệp quan trọng như luyện
kim, than đá và dầu mỏ. Ngay từ năm 1890, tư bản nước ngoài đã chiếm tới
47% tổng số vốn đầu tư ở Nga còn chính phủ Nga hồng nợ của Anh, Pháp
gần 8 tỉ rúp vàng.
Như vậy, sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ
tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp những hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc
hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi hội tụ cao độ những mâu thuẫn
5
gay gắt của chủ nghĩa đế quốc: mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản, mâu thuẫn
giữa địa chủ và nông dân, mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc bị áp
bức, mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các nước đế quốc Tây Âu. Trong đó có
những mâu thuẫn thuộc chủ nghĩa tư bản đồng thời lại có những mâu thuẫn
của xã hội phong kiến chưa được giải quyết. Toàn bộ những mâu thuẫn này
chồng chéo lên nhau và ngày càng gay gắt làm cho nước Nga trở thành khâu
yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc thế giới. Chính sự gay
gắt của mâu thuẫn đó đã dẫn tới sự hình thành những tiền đề khách quan cho
một cuộc cách mạng xã hội ở nước Nga.
Trước hết, đó là giai cấp vơ sản Nga. Tuy số lượng không đông, chỉ
chiếm khoảng 10% dân số nam (1913 có 12 triệu người), nhưng giai cấp vơ
sản Nga có nhiều ưu điểm nỏi bật về chất lượng, nhất là về tinh thần và khả
năng cách mạng. Bộ phận giác ngộ nhất, tiên tiến nhất và có tổ chức nhất của
giai cấp vô sản Nga là đội ngũ cơng nhân đại cơng nghiệp (năm 1913 có 3,1
triệu người) tập trung chủ yếu trong các xí nghiệp, nhà máy lớn. Trình độ tập
trung của giai cấp cơng nhân Nga lại cao hơn so với nhiều nước khác. Giai
cấp vô sản Nga có tinh thần và truyền thống đấu tranh cách mạng. Họ bị bóc
lột và áp bức nặng nề. Trải qua đấu tranh lâu dài, đặc biệt là cuộc Cách mạng
năm 1905, giai cấp vô sản Nga đã được thử thách, rèn luyện và tích lũy được
nhiều kinh nghiệm đấu tranh phong phú.
Điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là giai cấp vô sản Nga đã xây dựng
được chính Đảng tiên phong, cách mạng chân chính của mình. Đó là Đảng
Bơnsêvích Nga do lãnh tụ thiên tài V.I Lênin đứng đầu. Đảng được vũ trang
bằng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác, có khả năng lơi cuốn, tổ chức và
lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân trong cả
nước. Giai cấp vơ sản Nga cịn có mối liên hệ chặt chẽ với nông dân lao động
và nhân dân các dân tộc bị áp bức.
Với những đặc điểm đó, giai cấp công nhân Nga là giai cấp đi tiên
phong và có đầy đủ khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội trong nước.
6
Giai cấp nông dân - trước hết là nông dân nghèo – là lực lượng cách mạng to
lớn, là bạn đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân. Nông dân chiếm tới 4/5
dân số trong nước và 65% số hộ nơng thơn là bần nơng, bị áp bức bóc lột rất
nặng nề, số đơng khơng có hoặc có rất ít ruộng đất. Trong lịch sử đất nước,
nông dân Nga đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh. Giai cấp nông dân Nga là một
lực lượng cách mạng to lớn.
Các dân tộc bị áp bức ở những vùng biên khu là một lực lượng cách
mạng quan trọng và là người bạn đồng minh của giai cấp vô sản Nga. Thực
tế, đại bộ phận nhân dân các dân tộc bị áp bức là quần chúng nơng dân nghèo
khổ, bị áp bức bóc lột hết sức thậm tệ. Trong những điều kiện của giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn dân tộc và cuộc đấu tranh giải phóng của các
dân tộc đã trở nên gay gắt và tăng lên không ngừng.
Như vậy là những tiền đề kinh tế - xã hội khách quan và những điều
kiện chủ quan đã có đủ cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội, nhưng cách
mạng chỉ có thể bùng nổ khi xuất hiện một tình thế cách mạng. Chính cuộc
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã dẫn tới sự xuất hiện một tình
thế cách mạng đó ở nước Nga.
1.2 Cách mạng Dân chủ tư sản kiểu mới Tháng Hai
Sau ba năm theo đuổi chiến tranh, tới cuối năm 1916 và đầu năm 1917
nước Nga đã lâm vào một tình trạng khủng hoảng kinh tế và xã hội - chính trị
trầm trọng. Chiến tranh càng kéo dài càng phơi bày rõ mọi sự lạc hậu về kinh
tế và quân sự của đất nước, càng làm gay gắt mọi mâu thuẫn trong xã hội.
Nền công nghiệp của nước Nga đã không đảm bảo được những yêu cầu
của cuộc chiến. Quân đội trang bị lạc hậu, thiếu thốn vũ khí và các phương
tiện quân sự. Trong khi đó, những kẻ cầm đầu bộ máy chiến tranh lại hết sức
thối nát và mang nặng tâm lí chiến bại. Nhiều bộ trưởng và tướng tá ăn tiền
đút lót của Đức đã tiết lộ, cung cấp những bí mật quân sự cho chúng. Quân
Nga thua trận liên tiếp và tổn thất nặng nề. Năm 1916, quân Đức đã chiếm
được Ba Lan và nhiều vùng thuộc Ban Tích.
7
Chiến tranh đã tàn phá nặng nề và nhiều thảm họa đối với các tầng lớp
nhân dân. Đã có tới 1,5 triệu người chết và 4 - 5 triệu người bị thương. Nền
kinh tế quốc dân kiệt quệ, sản xuất cơng nghiệp và nơng nghiệp đình đốn.
Vận tải đường sắt khơng cịn đủ sức chun chở hành khách và hàng hóa. Nạn
thất nghiệp tăng nhanh. Ở các thành phố lớn, việc cung cấp bánh mì, đường
sữa ngày càng thất thường. Nạn đói đã xảy ra trầm trọng ở nhiều vùng nông
thôn. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đã tăng lên mạnh mẽ.
Chế độ Nga hoàng khủng hoảng trầm trọng, nội bộ giai cấp thống trị
ngày càng rạn nứt và mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Chính phủ Nga hoàng
quyết định giải tán viện Đuma quốc gia, chuyển chính quyền sang tay bọn độc
tài quân sự. Chúng bắt đầu đàm phán bí mật và âm mưu kí hịa ước riêng rẽ
với Đức để có thể rảnh tay đối phó với phong trào cách mạng, củng cố nền
thống trị của chúng. Giai cấp tư sản Nga chống lại việc kí hịa ước đó, bởi nhờ
chiến tranh mà họ đã phát tài lớn và thực hiện những tham vọng đế quốc chủ
nghĩa. Họ chủ trương theo đuổi cuộc chiến đến cùng. Trước âm mưu của
chính phủ Nga hồng muốn kí hịa ước riêng rẽ với Đức, giai cấp tư sản dự
định tiến hành ''một cuộc đảo chính cung đình'' lật đổ Nga hồng Nicơlai II
Rơmanốp, bắt y trao ngai vàng cho đứa con trai còn nhỏ tuổi, và đưa quận
cơng Mikhain Rơmanốp - em trai Nga hồng, một phần tử tư sản khơng thân
Đức - lên làm phụ chính nắm chính quyền.
Các nước đế quốc Anh, Pháp…đã hồn tồn ủng hộ giai cấp tư sản
Nga. Chế độ Nga hoàng bị cô lập sâu sắc. Những sự việc nêu trên chứng tỏ
rằng một tình thế cách mạng đã hình thành ở trong nước, khi:
1. Các giai cấp thống trị không thể tiếp tục thống trị với hình thức cũ;
2. Nỗi cùng khổ và quẫn bách của các giai cấp bị áp bức trở nên nặng
nề hơn mức bình thường;
3. Do những ngun nhân nói trên, tính tích cực của quần chúng được
nâng cao rõ rệt.
8
Nước Nga đã tiến sát tới cuộc cách mạng, Lênin cho rằng: ''Nội dung xã
hội của cuộc cách mạng sắp nổ ra ở nước Nga chỉ có thế là nền chun chính
dân chủ cách mạng của giai cấp vơ sản và nông dân. Cách mạng không thể
thắng lợi ở nước Nga, nếu không lật đổ chế độ quân chủ và bọn địa chủ phong
kiến. Song giai cấp vô sản không thể lật đổ chúng nếu không được nông dân
giúp đỡ”. Trong điều kiện lịch sử mới, khác với cuộc Cách mạng 1905 - 1907,
Lênin đã chỉ ra: cuộc cách mạng dân chủ tư sản sắp tới ở Nga có nhiều khả
năng thuận lợi và ''hết sức gần'' để chuyển sang cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Tới đầu năm 1917, làn sóng đấu tranh chống chính quyền đã bao trùm
thủ đơ Pêtrơgrát. Trong tháng 1, có tới 250 nghìn cơng nhân tham gia bãi
công, sang tháng 2, số công nhân bãi cơng lên tới hơn 400 nghìn người. Tình
hình ở thủ đô Pêtrôgrát trở nên đặc biệt căng thẳng. Ngày 23/2 (tức 8/3 theo
công lịch), hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng bộ Bơnsêvích. Pêtrơgrát kỉ niệm
Ngày Quốc tế phụ nữ, chị em công nhân các nhà máy đã xuống đường biểu
tình tuần hành. Cơng nhân thuộc 50 nhà máy ở thủ đơ bãi cơng hưởng ứng.
Ngày hơm đó, có tới 128 nghìn người tham gia đấu tranh với khẩu hiệu đả
đảo chiến tranh'', “Đả đảo chế độ chuyên chế”, ''Bánh mì''…Trong những
ngày tiếp theo, làn sóng đấu tranh vẫn tiếp tục và ngày càng dâng cao. Binh
lính – chỗ dựa cuối cùng của chế độ ngày càng dao động và đã ngả về phía
quần chúng nổi dậy.
Ngày 27/2, khởi nghĩa đã thực sự bao trùm khắp thủ đô. Công nhân
chiếm các kho vũ khí và trang bị cho mình. Trong ngày hơm đó, binh lính ở
thủ đơ ngả hẳn sang phía nhân dân: buổi sáng mới có 10 nghìn người, buổi
chiều lên tới 66 nghìn người. Với khí thế mạnh mẽ và lực lượng áp đảo, quần
chúng khởi nghĩa đánh chiếm các công sở, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện,
các nhà giam và giải phóng tù chính trị. Các bộ trưởng và tướng tá bị bắt.
Tin thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở thủ đô đã bay nhanh tới các địa
phương trong nước. Công nhân và nhân dân ở Mátxcơva, các thành phố và
9
các địa phương đã nhanh chóng nổi dậy lật đổ chế độ cũ, thành lập các Xô
viết đại biểu công nhân, binh lính và Xơ viết đại biểu nơng dân. Các Xô viết –
cơ quan khối liên minh công nhân và nông dân - từ những cơ quan lãnh đạo
khởi nghĩa trở thành những cơ quan chính quyền cách mạng. Như thế, trên
phạm vi cả nước, cuộc Cách mạng dân chủ tư sản Tháng Hai năm 1917 đã
thắng lợi. Đó là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước Nga – chế
độ Nga hoàng chuyên chế thống trị nhân dân từ bao đời nay đã bị sụp đổ chỉ
trong vòng 8 ngày. Nước Nga đã trở thành nhà nước cộng hòa dân chủ.
Nhưng sau Cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng
có đã diễn ra ở nước Nga.
Lúc này, Xơ viết Pêtrơgrát hồn tồn có khả năng nắm chính quyền
cũng như thực hiện chuyển tồn bộ chính quyền về tay các Xô viết ở các địa
phương. Nhưng các thủ lĩnh Mensêvích và Xã hội cách mạng – với quan điểm
mà họ theo đuổi rằng, sau cách mạng tư sản, chính quyền là thuộc về giai cấp
tư sản - đã bí mật tiến hành thương lượng và thỏa hiệp với các đảng tư sản.
Các Xô viết đã không ủng hộ đề nghị của những người Bơnsêvích về việc
thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời của chính các Xơ viết. Trong phiên
họp ngày 2/3, Ban chấp hành Xô viết Pêtrôgrát đã thơng qua nghị quyết
chuyển giao chính quyền cho giai cấp tư sản.
Như thế, sau Cách mạng tháng Hai ở Nga đã hình thành một tình hình
độc đáo là có hai chính quyền song song tồn tại. Chính phủ tư sản lâm thời và
Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại
diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại trong
một nước và sự xung đột giữa chúng là không thể tránh khỏi.
1.3 Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười
1.3.1 Các lực lượng chính trị sau Cách mạng tháng Hai.
Cách mạng tháng Hai đã đưa tới tình trạng hai chính quyền song song
và tồn tại. Đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền Xơ
Viết của giai cấp vơ sản. Chính phủ lâm thời đều không quan tâm giải quyết
10
những đòi hỏi cấp bách mà nhân dân Nga mong muốn khi tiến hành cách
mạng: hịa bình, ruộng đất, tự do và bánh mì. Chính phủ lâm thời vẫn tiếp tục
cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa duy trì chế độ sở hữu ruộng đất lớn của
giai cấp địa chủ, không ban hành luật làm việc 8 giờ đối với cơng nhân và duy
trì hầu như ngun vẹn bộ máy nhà nước cũ của chế độ Nga hoàng.
Sau Cách mạng tháng Hai, số lượng đảng viên và ảnh hưởng của các
đảng thỏa hiệp đã tăng lên rõ rệt. Đảng Xã hội cách mạng có tới 800 nghìn
người, Đảng Mensêvích – 200 nghìn đảng viên. Các Đảng Xã hội cách mạng
và Đảng Mensêvích đều thay đổi lập trường, hồn tồn ủng hộ Chính phủ lâm
thời và chủ trương hợp tác với các đảng tư sản. Họ cho rằng, khi chế độ Nga
hồng bị sụp đổ thì cách mạng đã thành cơng, mục đích của cách mạng đã đạt
được, như vậy khơng cần thiết và cũng khơng thể nói tới sự phát triển của
cách mạng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng ngày nay – cuộc
cách mạng tư sản, theo họ phải thuộc về giai cấp tư sản. Họ cịn lập luận:
khơng thể đốt cháy giai đoạn và can thiệp thơ bạo vào tiến trình tự nhiên của
lịch sử.
Các đảng thỏa hiệp muốn tránh mọi xung đột với các đảng tư sản và chủ
trương thỏa hiệp với các giai cấp, các tầng lớp xã hội. Vì vậy, họ đã từ bỏ mọi
yêu cầu căn bản của các cải cách quan trọng như xây dựng nhà nước mới, vấn
đề ruộng đất với việc thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ, chế độ ngày
làm việc 8 giờ của cơng nhân. Trong chính sách đối ngoại, họ chủ trương
nguyên tắc “vệ quốc cách mạng” có nghĩa là tiếp tục cuộc chiến tranh với các
nước thuộc phe Đức. Như thế, các Đảng Xã hội cách mạng và Mensêvích đã
cơng khai ủng hộ và trở thành chỗ dựa của Chính phủ lâm thời và giai cấp tư
sản.
Từ sau Cách mạng tháng Hai, Đảng Bơnsêvích ra hoạt động cơng khai
và lúc này số lượng đảng viên của Đảng cịn ít ỏi (khoảng 24 nghìn người). Từ
nước ngồi, V.I Lênin theo dõi sát sao tình hình nước Nga và đã gửi nhiều thư
cho Đảng Bơnsêvích (sau này được tập hợp lại với tên gọi Thư từ nước ngoài
11
gửi về), trong đó Người chỉ rõ sự cần thiết phải tiếp tục phát triển cách mạng
tới giai đoạn thứ hai, giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đối với Chính phủ
lâm thời, Lênin nhấn mạnh: “Tuyệt đối khơng tín nhiệm, khơng ủng hộ chính
phủ mới một chút nào cả, đặc biệt nghi ngờ Kêrenxki...Nhưng ở trong nước,
nội bộ Đảng và cả trong những người lãnh đạo (như Camênhép, Xtalin...) lại có
những nhận thức và quan điểm khác nhau. Một số ủng hộ quan điểm của
Lênin, một số khác lại chủ trương “ủng hộ có điều kiện”. Chính phủ lâm thời,
gây áp lực, thậm chí mở những cuộc đàm phán hịa bình với Chính phủ lâm
thời.
Những quan điểm sai trái như thế có thể gây cho quần chúng những ảo
tưởng đối với Chính phủ lâm thời và vẫn để cho giai cấp tư sản nắm chính
quyền trong nước... Sự có mặt của lãnh tụ của Đảng V.I. Lênin đã trở thành
một địi hỏi hết sức cấp bách, khơng thể thiếu được để đưa cách mạng tiến
lên.
1.3.2 Luận cương tháng Tư của Lênin và đường lối của Đảng
Bơnsêvích
Từ Thụy Sĩ, đêm 3/4/1917, Lênin về tới Pêtrôgrát. Ngày hôm sau
4/4/1917, tại điện Tavritrécxki trước Trung ương Đảng và Ban chấp hành
Đảng bộ Pêtrơgrát, Lênin đã trình bày bản báo cáo quan trọng “Nhiệm vụ của
giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay” (sau này đã đi vào lịch sử
với tên gọi Luận cương tháng Tư). Lênin đã bác bỏ cái gọi là ''sự hoàn thành
cách mạng dân chủ tư sản'', rằng đó chỉ là một sự mị dân và tuyên bố Đảng
phải nhanh chóng, lập tức tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, Lênin cho rằng bước ngoặt ở nước Nga sẽ lôi cuốn hàng loạt
cuộc cách mạng xã hội ở các nước phát triển phương Tây và sựủng hộ từ các
cuộc cách mạng đó sẽ cho phép khẳng định chủ nghĩa xã hội ở Nga. Hàng
loạt các sự kiện cách mạng sôi nổi ở cácnước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất đã khẳngđịnh những dựđoán đúng đắn của Lênin.
12
Đối với tình hình trong nước, Lênin tin rằng các đảng tư sản và thỏa
hiệp sẽ khơng thể nhanh chóng và triệt để giải quyết các vấn đề cấp bách nhất
của nước Nga lúc bấy giờ: ruộng đất cho nông dân, hịa bình cho nhân dân,
bánh mì cho cơng nhân, tự do cho các dân tộc bị áp bức và chấm dứt chiến
tranh. Lênin cũng thấy rõ: khác với giai cấp tư sản Tây Âu đã trải qua trường
học hoạt động nhà nước, giai cấp tư sản Nga còn non kém về chính trị.
Từ sự phân tích trên, Luận cương của Lênin đã đề ra đường lối chuyển
biến từ cách mạng dân chủtư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là tư
tưởng cơ bản xuyên suốt trong Luận cương và được dựa trên những căn cứ
khoa học. Luận cương đã lên án cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mà nước
Nga đang theo đuổi là “một cuộc chiến tranh cướp bóc có tính chất đế quốc
chủ nghĩa”và các nước tham chiến cần nhanh chóng chấm dứt chiến
tranh,thiết lập một nền ''hịa bình thật sự dân chủ''. Vấn đề cơ bản của cách
mạng là vấn đề chính quyền. Cần phải chấm dứt tình trạng hai chính quyền,
trước mắt là ''tuyệt đối khơng ủng hộ Chính phủ lâm và sẽ tiến tới xóa bỏ nó;
tập trung tồn bộ chính quyền về tay các Xơ viết - ''chính quyền cho giai cấp
vô sản và những tầng lớp nghèo trong nông dân''. Chế độ chính trị mới sẽ là
chế độ Cộng hịa Xơ viết đại biểu của cơng nhân và binh lính, chứ khơng phải
trở lại chế độ cộng hịa đại nghị. Bởi đó“sẽ là một bước thụt lùi”.
Bằng khẩu hiểu “Tất cả chính quyền về tay các Xơ viết” trải qua hai
bước: xóa bỏ Chính phủ lâm thời, tập trung quyền lực về tay các Xơ viết và
sau đó cuộc đấu tranh sẽ diễn ra trong nội bộ các Xô viết - giữa những người
Bơnsêvích, các phần tử thỏa hiệp Mensêvích và Xã hội cách mạng sẽ diễn ra
bằng phương pháp hịa bình với thắng lợi cuối cùng của những người
Bơnsêvích. Giải thích về khả năng phát triển hịa bình của cách mạng, Lênin
viết: ''Vũ khí nằm trong tay nhân dân, khơng có một bạo lực nào từ bên ngồi
áp chế nhân dân cả, thực chất của tình hình là như thế.Tình hình đó đã mở ra
và đảm bảo cho sự phát triển hịa bình của tồn bộ cuộc cách mạng. Cách
mạng phát triển một cách hịa bình là một khả năng rất hiếm, rất quí báu,
13
phải tận dụng nó và Lênin cũng nhắc nhở Đảng phải chuẩn bi lực lượng sẵn
sàng, khi hoàn cảnh tạo rakhả năng đó có thể thay đổi”
Về kinh tế, Luận cương đề ra: tịch thu không bồi thường ruộng đất của
địa chủ, quốc hữu hóa và giao cho các Xơ viết nơng dân quản lí; hợp nhất
ngay tất cả các ngân hàng trong nước thành một ngân hàng quốc gia duy nhất
dướ isự kiểm sốt của các Xơ viết, thực hiện việc kiểm sốt của các Xơ viết
đối với sản xuất xã hội và phân phối sản phẩm.
Về xây dựng Đảng, Luận cương đề nghị đổi tên thành Đảng Cộng sản
và thành lập một Quốc tế cách mạng mới của giai cấp cơng nhân.
Hội nghị tồn quốc Bơnsêvích họp cuối tháng 4/1917 đã tán thành
Luận cương của Lênin và coi đó là đường lối của tồn Đảng để tiến tới cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Toàn bộ sự phát triển của các sự kiện sau đó ở Nga đã
khẳng định tính đúng đắn của những luận điểm và dự kiến của Lênin. Đảng
Bơnsêvích bước vào một thời kỳ đấu tranh mới.
1.3.3 Cách mạng phát triển hịa bình dưới khẩu hiệu “Tất cả chính
quyền về tay Xơ viết” (từ tháng 3 đến tháng 7 – 1917)
Dưới ánh sáng của Luận cương tháng Tư, Đảng Bơnsêvích đã đẩy
mạnh các hoạt động trong quần chúng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn
Đảng là đấu tranh giành đa số quần chúng nhân dân, tiến tới thành lập một đội
qn chính trị đơng đảo đủ sức lật đổ giai cấp tư sản, cô lập và đánh bại các
đảng thỏa hiệp mensêvích và Xã hội cách mạng.
Ngày 18/4 (tức 1/5), Bộ trưởng ngoại giao của Chính phủ lâm thời là
Miliucốp cam kết Chính phủ lâm thời sẽ thi hành các hiệp ước mà Chính phủ
Nga hồng đã ký kết trước đây và nước Nga sẽ tiếp tục tham chiến cho đến
thắng lợi cuối cùng. Công hàm của Chính phủ lâm thời đã gây nên sự căm
phẫn lớn trong nhân dân và làm bùng nổ một làn sóng biểu tình của hơn 100
nghìn cơng nhân và binh lính ở Pêtrơgrát cùng nhiều thành phố khác. Chính
phủ lâm thời bị khủng hoảng. Miliucốp và bộ trưởng chiến tranh Gusơcơp
phải từ chức. Cuộc biểu tình tháng Tư khơng phải là một cuộc biểu tình thơng
14
thường và nó chứng tỏ lịng tin của quần chúng nhân dân đối với Chính phủ
lâm thời đã bắt đầu giảm sút. Sự kiện này còn chứng tỏ các đảng thỏa hiệp
Mensêvích và Xã hội cách mạng đã cơng khai đứng về phía giai cấp tư sản và
đã cứu Chính phủ lâm thời trong cuộc khủng hoảng đầu tiên đó.
Ngày 3/6, Đại hội Xơ viết tồn Nga lần thứ nhất khai mạc tại Pêtrôgrát.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương toàn Nga với đa số thành viên là
Mensêvích và Xã hội cách mạng. Đại hội thơng qua nghị quyết tán thành sự
liên minh với giai cấp tư sản và ủng hộ các chính sách của Chính phủ lâm
thời. Tại đại hội chỉ có những người Bơnsêvích địi chuyển tồn bộ chính
quyền cho các Xơ viết, và Lênin tun bố: Đảng Bơnsêvích sẵn sàng nắm lấy
tồn bộ chính quyền.
Lời tuyên bố của Lênin càng được tăng thêm sức mạnh bởi một cuộc
biểu tình tuần hành khổng lồ của gần 500 nghìn cơng nhân và binh lính ở
Pêtrơgrát vào ngày 18/6 do những người Bơnsêvích tổ chức. Biểu tình còn
diễn ra ở nhiều thành phố khác. Quần chúng biểu tình đã giương cao những
khẩu hiệu bơnsêvích để bày tỏ ý chí của mình trước những nghị quyết sai trái
củaĐại hội: “Tồn bộ chính quyền về tay các Xơ viết”, “Đả đảo các bộ trưởng
tư sản”, “Đả đảo chiến tranh”. Đó là một thắng lợi to lớn của Đảng
Bơnsêvích, chứng tỏ giai cấp cơng nhân và binh lính ở thủ đơcùng nhiều nơi
khác đã đi theo những người Bơnsêvích bởi họ khơngcịn tin tưởng ở Chính
phủ tư sản lâm thời cũng như các đảng thỏa hiệp Mensêvích và Xã hội cách
mạng.
1.3.4 Tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Cùng ngày 18/6, Bột rưởng chiến tranh Kêrenxki ra lệnh cho quân đội
Nga mở một cuộc tấn công lớn ở mặt trận Tây Nam. Cuộc tấn công đã bị thất
bại nhanh chóng và tổn thất nặng nề. Tin thất bại bay về hậu phương làm cho
nhân dân hết sức phẫn nộ và sục sơi khí thế đấu tranh.
Ngày 3/7, nhiều cuộc biểu tình của cơng nhân và binh lính đã tự phát
nổ ra ở thủ đơ, thậm chícịn muốn lật đổ Chính phủ lâm thời.
15
Ngày 4/7, một cuộc biểu tình khổng lồ đã diễn ra ở Pêtrơgrát. Hơn 500
nghìn cơng nhân, binh lính và lính thủy đã xuống đường. Mặc dầu cuộc biểu
tình hồn tồn mang tính chất hịa bình và có tổ chức, nhưng Chính phủ lâm
thời, được sự ủng hộ của các thủ lĩnh Mensêvích và Xã hội cách mạng, đã ra
lệnh cho quân đội và cảnh sát bắn vào đoàn biểu tình. Đường phố thủ đơ đẫm
máu cơng nhân và binh lính. Hơn 400 người bị chết và bị thương. Đó là một
sự kiện cực kì nghiêm trọng.
Được sự khuyến khích của các nước đế quốc, Chính phủ lâm thời quyết
định chuyển sang tấn công đàn áp phong trào cách mạng, thiết lập một trật tự
mới. Pêtrôgrát bị giới nghiêm. Các trung đồn tham gia biểu tình bị tước vũ
khí và đưa ra ngồi thủ đơ. Qn đội từ mặt trận được gọi về. Các tịa báo của
Đảng Bơnsêvích bị đóng cửa và bị đập phá. Hơn thế nữa, Chính phủ tư sản
còn kết tội Lênin và nhiều nhà lãnh đạo Đảng Bơnsêvích là “phản quốc, làm
gián điệp cho Đức''. Bị truy nã, Lênin phải rời khỏi thủ đô và chuyển sang
hoạt động bất hợp pháp. Nhiều đảng viên Bơnsêvích bị bắt và đưa ra tịa án.
Ngày 8/7, Chính phủ lâm thời cải tổ lần thứ hai để thành lập một ''chính
phủ mạnh'' do Kêrenxki đứng đầu. Các thủ lĩnh Mensêvích và Xã hội cách
mạng lãnh đạo các Xô viết tuyên bố chính phủ mới là ''chính phủ cứu cách
mạng'' và được tồn quyền hành động. Án tử hình ở mặt trận được khơi phục,
các tịa án qn sự lưu động được thiết lập, các đơn vị quân đội còn kéo tới
nhiều thành phố. Trên thực tế, quyền lực đã hoàn tồn về tay Chính phủ lâm
thời, và như thế tình trạng hai chính quyền đã chấm dứt.
Sự kiện đầu tháng Bảy đã đánh dấu một bước ngoặt trong tình hình
nước Nga. Sự phân cực của các lực lượng giai cấp và chính trị khơng ngừng
tăng lên. Trong khi đó, cuộc chiến tranh vẫn được Chính phủ lâm thời tiếp tục
càng đẩy nước Nga lún sâu hơn nữa vào khủng hoảng kinh tế và chính trị.
Đảng Bơnsêvích triệu tập Đại hội VI (từ 26/7 đến 3/8/1917) tại
Pêtrôgrát. Đại hội phải họp bí mật. Vì bị truy nã, Lênin khơng tham dự đại
16
hội song những bài viết, những ý kiến của Người đã trở thành cơ sở cho các
nghị quyết của đại hội.
Vấn đề trung tâm của đại hội là phân tích tình hình chính trị đã thay đổi
ở trong nước và xác định đường lối sách lược mới cùng khẩu hiệu chính trị
mới của đảng. Đại hội quyết định tạm thời rút khẩu hiệu ''Tồn bộ chính
quyền về tay các Xơ viết'' do các Xơ viết bị các phần tử Mensêvích và Xã hội
cách mạng lũng đoạn đã trở thành cái đi phụ thuộc vào gia cấp tư sản.
Những người Bơnsêvích vẫn ở lại trong các Xô viết để vạch trần sự phản bội
của bọn thỏa hiệp và lôi kéo quần chúng về phía cách mạng. Đại hội xác định
khẩu hiệu chính trị mới của đảng là ''Lật đổ nền chuyên chính của giai cấp tư
sản bằng con đường khởi nghĩa vũ trang!''. Nhiệm vụ chính trị đặt ra trước
tồn đảng lúc này là: chuẩn bị và tiến tới khởi nghĩa vũ trang của giai cấp
công nhân và nông dân nghèo để lật đổ Chính phủ lâm thời,thiết lập nền
chuyên chính vơ sản, đưa đất nước thốt ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc chủ
nghĩa.
Đảng Bơnsêvích đã phát triển nhanh chóng về số lượng. Trong ba
tháng kể từ Hội nghị tháng Tư, các tổ chức đảng đã tăng từ 78 lên 162 cơ sở
với 240 nghìn đảng viên. Trong khi đó, các thế lực phản động phát hữu lại
theo đuổi một đường lối khác là thiết lập nền độc tài quân sự, bởi các biện
pháp của Chính phủlâm thời nhằm chống lại tình trạng rối ren, khơng ổn định,
ngày càng tỏra khơng có hiệu quả.
Tới lúc này, Đảng Bơnsêvích quyết định đưa trở lại khẩu hiệu ''Tất cả
chính quyền về tay các Xô viết'', nhưng với nội dung mới là tiến hành khởi
nghĩa vũ trang lật đổ Chính phủ lâm thời và giành tồn bộ chính quyền. Đảng
Bơnsêvích tích cực chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang.
1.3.5 Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười
Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng
kinh tế và chính trị hết sức trầm trọng. Nền kinh tế đất nước thực sự đứng
trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước.
17
Giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong
nước, nhất là ở các thành phố. Các mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt.
Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, binh lính và các dân tộc
thiểu số diễn ra sôi nổi, dồn dập với quy mô rộng lớn. Một tình thế cách
mạng đã hình thành ở trong nước, khi quần chúng nhân dân “bên dưới” đã
không thể sống tiếp tục như trước đây, các giai cấp thống trị đã lún sâu vào
khủng hoảng, không thể tiếp tục thống tri như trước.
Tới giữa tháng 9, Lênin nhận định: “Hiện nay, tình thế đã thay đổi
khác hẳn. Chúng ta đã giành đươc đa số trong giai cấp đứng làm đội tiên
phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lơi cuốn
quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng
lợi chắc chắn thuộc về chúng ta”.Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc khởi
nghĩa vũ trang. Theo nghị quyết của Trung ương Đảng Bơnsêvích, ngày
7/10/1917, Lênin từ Phần Lan đã bí mật trở về Pêtrôgrát để trực tiếp lãnh đạo
cuộc khởi nghĩa.
Ngày 12/10, Xô viết Pêtrôgrát đã cử ra ủy ban quân sự cách mạng để
chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở thủ đô. Các tổ chức
đảng Bơnsêvích đã tích cực triển khai những cơng việc cần thiết trên các mặt
chính trị - tư tưởng, tổ chức và kĩ thuật - quân sự để tiến tới khởi nghĩa vũ
trang.
Trong đêm 24 và ngày 25, các đơn vị Cận vệ đỏ của cơng nhân, binh
lính cách mạng và thủy binh hạm đội Ban Tích (tất cả khoảng 200 nghìn
người) đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô - các cầu qua sông Nêva,
nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện, Ngân hàng quốc gia và các
cơ quan quan trọng khác ở thủ đô. Tới sáng 25/10, trừ Cung điện mùa đông
và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở thủ đơ. Đêm
25-10, qn khởi nghĩa tiến đánh Cung điện mùa Đông. Các Bộ trưởng của
Chính phủ lâm thời đã bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa ở Pêtrơgrát đã giành được
thắng lơi hồn tồn.
18