Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp liên việt chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.6 KB, 101 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Ngô Thị Thu Lan


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..............................................................................1
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại...............................................1
1.1.1.Khái niệm và phân loại cho vay của ngân hàng thương mại.....................1
1.1.2. Mục tiêu của hoạt động cho vay...............................................................5
1.1.3. Nội dung...................................................................................................6
1.2 Hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại...............................................11
1.2.1 Khái niệm hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại........................11
1.2.2 Các tiêu chí phản ánh hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp........12
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại. . .17
1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho vay của các ngân hàng thế giới và bài
học đối với các ngân hàng Việt Nam....................................................................20
1.3.1. Kinh nghiệm của ngân hàng công nghiệp quốc doanh Hàn Quốc IBK
(Industrial Bank of Korea)...............................................................................20
1.3.2. Kinh nghiệm của tập đoàn ngân hàng hàng đầu tại Mỹ - Citigroup........22


1.3.3. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.......................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NỘI.......28
2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Liên Việt _Chi nhánh Hà Nội........28
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Liên Việt –
Chi nhánh Hà Nội ............................................................................................28
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Liên Việt - Chi nhánh
Hà Nội..............................................................................................................29


3

2.2 Thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp tại tại ngân hàng
TMCP Liên Việt chi nhánh Hà Nội......................................................................35
2.2.1. Giới thiệu chung về khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Liên
Việt chi nhánh Hà Nội......................................................................................35
2.2.2. Chính sách và quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng
TMCP Liên Việt...............................................................................................41
2.2.3. Hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Liên
Việt Chi nhánh Hà Nội.....................................................................................45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT - CHI
NHÁNH HÀ NỘI...................................................................................................63
3.1 Mục tiêu phát triển và phương hướng hoạt động của ngân hàng TMCP
Liên Việt Chi nhánh Hà Nội.............................................................................63
3.1.1. Mục tiêu.................................................................................................63
3.1.2. Phương hướng hoạt động.......................................................................63
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng doanh
nghiệp tại ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội............................65
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu cho vay, mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp

vừa và nhỏ........................................................................................................65
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng phịng khách hàng doanh
nghiệp............................................................................................................... 67
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát tại chi nhánh...............70
3.2.4. Tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng.........................................72
3.2.5 Phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ của chi nhánh.........................73
3.3. Kiến nghị.........................................................................................................74
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và ngân hàng nhà nước...................................74
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Liên Việt.............................................75
3.3.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp.............................................................76
KẾT LUẬN............................................................................................................78


4

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................80
PHỤ LỤC


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Viết tắt
Lienvietbank
CNHN
KHDN
TMCP
NHTM
NHNN


Viết đầy đủ bằng tiếng việt
Ngân hàng TMCP Liên Việt
Chi nhánh Hà Nội
Khách hàng doanh nghiệp
Thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng nhà nước

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Viết tắt
IBK
NPL
ATM

Viết đầy đủ bằng tiếng Anh
Ngân hàng Industrial Bank of Korea
Non – Performance Loan
Automated teller machine


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 1. Hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội....30
Bảng 2. Lợi nhuận của ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội..................33
Bảng 3. Hoạt động huy động vốn ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội. 34
Bảng 4: Cơ cấu khách hàng vay vốn tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Liên Việt.....36
Bảng 5: Cơ cấu khách hàng vay vốn tại ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà
Nội........................................................................................................................... 37

Bảng 6: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp..............................................38
Bảng 7: Cơ cấu nợ của khách hàng doanh nghiệp ngân hàng TMCP Liên Việt Chi
nhánh Hà Nội..........................................................................................................40
Bảng 8 : Doanh thu lãi cho vay...............................................................................46
Bảng 9. Nợ các nhóm và chi phí dự phịng tín dụng................................................48
Bảng 10: Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động cho vay..............................................49
Bảng 11.Tỷ lệ sinh lời vốn cho vay khách hàng doanh nghiệp ngân hàng TMCP
Liên Việt Chi nhánh Hà Nội....................................................................................51
Danh mục biểu đồ, sơ đồ
Biểu đồ 1: Huy động vốn và Dư nợ cho vay của ngân hàng TMCP Liên Việt Chi
nhánh Hà Nội từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2010..................................................32
Biểu đồ 2: Cơ cấu khách hàng tại các chi nhánh ngân hàng TMCP Liên Việt........36
Biểu 3 Cơ cấu khách hàng vay vốn tại ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà
Nội........................................................................................................................... 37
Biểu 4: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp..............................................38
Biểu đồ 5 : Doanh thu lãi cho vay khách hàng doanh nghiệp..................................47
Biểu đồ 6: Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. .49
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay.................................................................................................9
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức CNHN – ngân hàng TMCP Liên Việt..............................29
Sơ đồ 3: Quy trình cho vay tại ngân hàng TMCP Liên việt.....................................42


i

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay,
hoạt động cho vay là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong
cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những
rủi ro lớn cho các cho các ngân hàng thương mại. Qua hai năm có mặt trên thị

trường tài chính ngân hàng Lienvietbank đã trở lên nổi tiếng như thương hiệu của
tính năng động và hiệu quả. Năm 2009, sản phẩm tín dụng của Ngân hàng Liên Việt
được người tiêu dùng bình chọn bình chọn là một trong sản phẩm tiêu biểu nhất
trong năm.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, ngân hàng Liên Việt phải luôn nâng
cao hiệu quả hoạt động cho vay của mình. Những bí quyết của sự phát triển nhanh
chóng và ổn định, những giải pháp để duy trì và nâng cao hiệu quả cho vay được
bền vững của ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội thực sự đã thu hút em
nghiên cứu về nội dung này. Chính vì vậy qua quá trình nghiên cứu tại Lienvietbank
Chi nhánh Hà Nội em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng
doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội” với mong
muốn có thể dựa vào lý luận cơ bản về hiệu quả cho vay để nghiên cứu phân tích và
tìm ra giải pháp cho hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ hệ thống một số vấn đề lý luận về hiệu quả cho vay khách hàng doanh
nghiệp của ngân hàng thương mại, phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả cho
vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh
Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội.


ii

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho
khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định
theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi
Mục tiêu của hoạt động cho vay của ngân hàng là hướng tới lợi nhuận cao,

an toàn và sự lành mạnh.
Nghiên cứu hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cần phải đế cập
đến Chính sách cho vay, quy trình cho vay, Công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức
triển khai thực hiện
1.2 Hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại
Trong lĩnh vực hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, hoạt động
cho vay được gọi là hiệu quả khi tốc độ tăng doanh thu từ hoạt động cho vay lớn
hơn tốc độ tăng chi phí cho vay.
Hiệu quả cho vay được phản ánh qua các tiêu chí : Doanh thu lãi cho vay,
Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động cho vay, Tỷ lệ sinh lời của hoạt động cho vay.
Trong đó tiêu chí lợi nhuận trước thuế từ hoạt động cho vay là tiêu chí cơ
bản nhất phản ánh khả năng sinh lời do đó là tiêu chí quan trọng nhất trong việc
đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả cho vay của một ngân hàng thương mại cần
kết hợp với một số chỉ tiêu định tính như mức độ thoả mãn yêu cầu của khách hàng
vay vốn.
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại bị tác động bởi các nhân tố
chủ quan và khách quan.
Nhân tố chủ quan gồm: Chính sách cho vay, năng lực tài chính của ngân
hàng và khả năng quản lý của ngân hàng, trình độ chun mơn của cán bộ ngân
hàng, hoạt động quảng bá của ngân hàng.


iii

Nhân tố khách quan gồm: Khách hàng vay vốn, môi trường kinh tế, môi
trường luật pháp, sự phát triển của khoa học công nghệ:
1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho vay của một số ngân hàng thế
giới và bài học đối với các ngân hàng Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho vay của một đại diện

châu Á với nét văn hoá tương đồng như Ngân hàng công nghiệp quốc doanh hàn
quốc IBK và một đại diện có nền tài chính mạnh trên thế giới như ngân hàng
Citibank của Mỹ, tác giả đã rút ra kinh nghiệm cho các ngân hàng của Việt Nam
Kinh nghiệm của ngân hàng IBK là để giảm các chi phí huy động vốn cần
tăng cường đầu tư cho hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình, giảm thiểu các chi
phí quản lý bằng tăng cường đầu tư vào cơng nghệ thơng tin, giảm thiểu các rủi ro
tín dụng bằng cách thiết lập một hệ thống xếp hạng tín dụng hiệu quả;
Kinh nghiệm của tập đoàn ngân hàng Citigroup là: Ngân hàng thương mại
phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh tốn ở
mọi thời điểm. sử dụng cơng nghệ thơng tin để phân bổ các nguồn vốn và tìm ra các
nguồn đầu tư có lợi trong tương lai, am hiểu tường tận đại bàn như: tình hình kinh
tế - xã hội, lịch sử, cơ sở hạ tầng, tài nguyên, dân cư, bất động sản, tài sản lưu động,
các quan hệ giao lưu kinh tế tài chính đói với cấp trên.
Bài học đối với các ngân hàng tại Việt Nam cần: Nâng cao trình độ thẩm
định của cán bộ tín dụng, kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay
để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. cần có
những đổi mới mạnh mẽ, trong quản trị kinh doanh, năng lực tài chính và xây dựng
những điều kiện tín dụng mới, tạo khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh
nghiệp, Giảm thiểu các chi phí quản lý thơng qua đầu tư vào công nghệ thông tin ,
và phải có một hệ thống xếp hạng tín dụng hiệu quả; phải duy trì được đủ cán bộ tín
dụng có năng lực, đảm bảo tính độc lập và hiệu quả trong thẩm định tín dụng


iv

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT
CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Liên Việt _Chi nhánh Hà
Nội.

Ngân hàng TMCP Liên Việt đã thành lập chi nhánh Hà Nội khai trương
ngày 04/06/2008 tại địa chỉ Số 135-137 Xã Đàn, Phường Phương Liên, Quận Đống
Đa, Thành phố Hà Nội.
Sau 2 năm hoạt động, hoạt động cho vay của Lienvietbank Chi nhánh Hà
Nội duy trì ở mức ổn định, và nguồn vốn được tập trung cho các dịch vụ khác. Lợi
nhuận đạt kế hoạch đặt ra.
2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân
hàng TMCP Liên Việt chi nhánh Hà Nội
Khách hàng doanh nghiệp của Lienvietbank chi nhánh Hà Nội tập trung là
doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay còn rất hạn chế.
Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của Lienvietbank Chi nhánh Hà Nội
tương đối ổn định.
Chính sách và quy trình cho vay tại Lienvietbank tuân thủ theo chính sách
và quy trình cho vay của một ngân hàng thương mại và theo quy định của
Lienvietbank
Qua đánh giá hiệu quả cho vay dựa trên các chỉ tiêu trình bày ở chương 1,
có thể thấy Lienvietbank Chi nhánh Hà Nội cho vay đạt hiệu quả ,tuy nhiên hiệu
quả cho vay còn thấp so với kế hoạch đề ra và các ngân hàng trong nước và thế giới.
Lienvietbank Chi nhánh Hà Nội cũng đã không ngừng thực hiện các biện pháp để
nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp như: Thực hiện nghiêm túc qui
định về cho vay, xây dựng được chính sách khách hàng hợp lý, thủ tục cho vay đơn
giản, minh bạch trong công tác tuyển dụng nhân sự.


v

Nhờ thực hiện các biện pháp đó, Lienvietbank Chi nhánh Hà Nội đã đạt
được số lượng khách hàng và doanh số cho vay ngày càng tăng, thương hiệu và lợi
nhuận nâng cao, chất lượng tín dụng tốt. Tuy nhiên cịn một số hạn chế trong hoạt
động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Lienvietbank Chi nhánh Hà Nội: Các

quy chế, chính sách của Lienvietbank hiện hành đều áp dụng chung cho các đối
tượng khách hàng, không phân khúc theo thị trường doanh nghiệp lớn và doanh
nghiệp vừa và nhỏ. hệ thống thơng tin tín dụng cịn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu
cầu, hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp còn thấp, mức sinh lời của vốn cho
vay còn thấp so với kế hoạch đề ra, hiệu quả cho vay của Lienvietbank Chi nhánh
Hà Nội nói riêng và của Lienvietbank nói chung cịn thấp và kém ổn định so với
các ngân hàng trong nước và thế giới.
Sở dĩ có hạn chế trên là do : Chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động cho
vay chưa đáp ứng được yêu cầu, cơng tác kiểm tra giám sát cịn mang tính hình
thức, cơ cấu khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh chưa phù hợp, chất lượng thơng
tin tín dụng của Lienvietbank nói riêng và của các ngân hàng thương mại ở Việt
Nam nói chung cịn rất nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng được nhu cầu
Ngoài những nhân tố nội tại thì các yếu tố bên ngồi cũng có ảnh hưởng
tới hiệu quả của Lienvietbank CNHN : môi trường kinh tế trong những năm vừa
qua có nhiều biến động, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, thị trường
bất động sản khởi sắc, giá bất động sản tăng mạnh cùng với giá vàng liên tục tăng
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng các khoản vay của ngân hàng. Về phía
các doanh nghiệp: Năng lực tài chính yếu kém, trình độ quản lý hạn chế, thơng tin
kế tốn chưa đáng tin cậy, Ngồi ra do quy mơ vốn nhỏ, thiếu tài sản thế chấp để
thế chấp vay vốn hoặc có nhưng khơng đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng. Nhiều
doanh nghiệp chưa xây dựng được các chiến lược kinh doanh, phương án sản xuất
kinh doanh, các dự án đầu tư có tính khả thi cao


vi

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1. Mục tiêu phát triển và phương hướng hoạt động của ngân hàng

TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội
Song hành với mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận, tăng trưởng dư nợ trên
cơ sở định hướng rõ ràng, chuẩn hóa nguyên tắc quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng,
tăng cường chất lượng và hiệu quả tín dụng. Nâng cao chất lượng hoạt động bằng
mơ hình quản lý tập trung và quản lý rủi ro có định hướng. Lienvietbank CNHN
hướng tới hoàn thiện cấu trúc, ổn định tổ chức và chuẩn hóa tồn bộ quy trình
nghiệp vụ, nâng cao chất lượng hướng tới khách hàng. Thu hút, phát triển nguồn
nhân lực, tập trung công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuẩn hóa chất lượng
nguồn nhân lực.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng
doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội
Đứng trước thực trạng và những hạn chế trong hiệu quả cho vay khách
hàng doanh nghiệp, tìm hiểu nguyên nhân chủ quan, khách quan tác giả đã mạnh
dạn đề cập một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả cho vay của
Lienvietbank CNHN như sau :
Một số giải pháp : Chuyển dịch cơ cấu cho vay, mở rộng hoạt động cho
vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng phịng
khách hàng doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra giám sát tại chi
nhánh, tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng, Phát triển đồng bộ các hoạt
động dịch vụ của chi nhánh
Để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp trên tác giả đã đưa ra kiến nghị
với Chính phủ và ngân hàng nhà nước cần thường xun nắm bắt thơng tin diễn
biến tình hình kinh tế, để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ phát triển nền
kinh tế, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật một cách ổn định, đồng bộ, rõ


vii

ràng và có tính khả thi cao, đảm bảo các văn bản pháp luật được ban hành đi vào
đời sống, tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy đầu tư của mọi thành phần kinh

tế. Đồng thời chính phủ cần có các biện pháp hữu hiệu để điều tiết cung cầu thị
trường đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ. Chính phủ cần nỗ lực kiểm sốt các khoản
rủi ro và nợ; đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ tồn đọng và nợ khó địi phát sinh
Đồng thời tác giả cũng đưa ra kiến nghị với Ngân hàng TMCP Liên Việt
nên phát hành văn bản hướng dẫn chi tiết về quy chế cho vay, tăng cường công tác
thẩm định, hỗ trợ chi nhánh trong chuyển dịch cơ cấu cho vay, xây dựng các trung
tâm tập huấn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh, xây
dựng hệ thống thơng tin tín dụng hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả cho vay của
Lienvietbank CNHN
Đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần
khắc phục những yếu kém về công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, cũng như quy mô hoạt động để dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân
hàng, không ngừng đổi mới cơng nghệ, nắm bắt thơng tin. Ngồi ra các doanh
nghiệp phải nâng cao trình độ quản trị, và tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản
xuất kinh doanh từ đó có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn.


viii

KẾT LUẬN

Có thể nói, hoạt động cho vay với một ngân hàng mới thành lập được 02
năm như Lienvietbank Chi nhánh Hà Nội đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ,
trong thời gian ngắn Lienvietbank được biết đến như một ngân hàng chuyên nghiệp
– hiện đại và đi từ văn bản đến thực tiễn nhanh nhất. Tuy nhiên hiệu quả đạt được
còn chưa cao và hoạt động cho vay thì ln tiềm ẩn những rủi ro.. Bằng những lý
ln và thực tiễn mà em đã tích lũy được qua quá trình học tập ở trường và thực tập
tại Lienvietbank Chi nhánh Hà Nội, với mong muốn đóng góp một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh.
Em mong rằng những giải pháp được đề xuất trong bài luận văn sẽ góp phần nâng

cao hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp ở Lienvietbank Chi nhánh Hà Nội
nói riêng và có thể áp dụng được ở các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói
chung.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành
tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng tồn cầu hóa
trên thế giới và việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội mới và sự cạnh
tranh, thách thức mới cho các doanh nghiệp, các lĩnh vực, trong đó khơng thể khơng
nói đến ngân hàng một lĩnh vực có tính chất quyết định đến sự phát triển của đất
nước. Trước thềm ngưỡng cửa hội nhập, các ngân hàng thương mại phải đối mặt
với sự cạnh tranh khốc liệt vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân
hàng thương mại nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.
Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay,
hoạt động cho vay là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong
cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những
rủi ro lớn cho các cho các ngân hàng thương mại. Trong đó hoạt động cho vay
khách hàng doanh nghiệp là hoạt động truyền thống chiếm tỷ lệ cao nhất và nó ảnh
hưởng trực tiếp tới hiệu quả của ngân hàng. Hiệu quả khơng phải tự nhiên mà có, để
có được hiệu quả cho vay đối với ngân hàng nói chung và đối với khách hàng doanh
nghiệp nói riêng, địi hỏi phải có đường lối đúng đắn, sự nỗ lực tổng hợp của tất cả
các bộ phận trong ngân hàng.
Chính thức thành lập và hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế trong nước
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu
bắt nguồn từ Mỹ, lan tỏa ra toàn cầu đã tác động trực tiếp tới Việt Nam, tốc độ tăng
trưởng suy giảm, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn; thị trường tài chính, thị

trường tiền tệ có nhiều diễn biến phức tạp, khơng ổn định, Tuy nhiên qua hai năm
có mặt trên thị trường tài chính ngân hàng Lienvietbank đã trở lên nổi tiếng như
thương hiệu của tính năng động và hiệu quả. Năm 2009, sản phẩm tín dụng của


2

Ngân hàng Liên Việt được người tiêu dùng bình chọn bình chọn là một trong sản
phẩm tiêu biểu nhất trong năm.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, ngân hàng Liên Việt phải luôn nâng
cao hiệu quả hoạt động cho vay của mình. Những bí quyết của sự phát triển nhanh
chóng và ổn định, những giải pháp để duy trì và nâng cao hiệu quả cho vay được
bền vững của ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội thực sự đã thu hút em
nghiên cứu về nội dung này. Chính vì vậy qua q trình nghiên cứu tại Lienvietbank
Chi nhánh Hà Nội em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng
doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội” với mong
muốn có thể dựa vào lý luận cơ bản về hiệu quả cho vay để nghiên cứu phân tích và
tìm ra giải pháp cho hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống một số vấn đề lý luận về hiệu quả cho vay khách hàng doanh
nghiệp của ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng doanh
nghiệp tại ngân hàng ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội
- Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài chọn đối tượng và phạm vi nghiên cứu
không phải tất cả các chủ thể trong quan hệ cho vay với ngân hàng mà chỉ tập trung
vào đối tượng cụ thể là khách hàng doanh nghiệp. Mặt khác cũng chỉ đề cập đến

hiệu quả hoạt động cho vay đối với đối tượng này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động
cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà
Nội trong thời gian từ khi thành lập là tháng 6 năm 2008 đến tháng 7 năm 2010.


3

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
cơ sở phương pháp luận. Đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích
để nghiên cứu.
Kết hợp giữa các vấn đề lý luận và thực tiễn thu thập tài liệu trong quá
trình thực tập, rút kinh nghiệm từ các tài liệu và cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài trong nghiên cứu luận văn.
5. Nội dung và kết cấu của luận văn
Đề tài nghiên cứu là “Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng doanh
nghiệp tại ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội”. Nội dung chính của
đề tài là tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hiệu quả cho vay của khách hàng doanh
nghiệp tại ngân hàng, và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằn nâng cao hiệu quả của
hoạt động này.
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay của ngân hàng thương
mại.
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp tại
ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả cho vay
khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội



1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái niệm và phân loại cho vay của ngân hàng thương
mại
Trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới, các nhà nghiên cứu lịch
sử kinh tế thế giới đều ghi nhận sự hình thành và phát triển lâu đời ngân hàng đã
và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Xuất hiện từ thời trung
cổ, song song với sự phát triển của sản xuất, lưu thơng hàng hóa ngày càng được
mở rộng, khơng những phát triển trong khu vực mà cịn được trao đổi, buôn bán
qua các nước khác, do sự khác biệt về đồng tiền các khu vực, một số thương gia
chuyển từ bn bán hàng hóa thành thương gia tiền tệ làm trung gian đổi tiền cho
các thương gia khác và ngành ngân hàng xuất hiện.
Các thương gia tiền tệ ra đời với mục đích hỗ trợ cho các thương gia
hàng hóa trong việc bn bán thơng qua việc cho vay. Như vậy các thương gia
tiền tệ thực hiện thêm hoạt động mới – hoạt động cho vay
Theo dòng phát triển của lịch sử, hoạt động cho vay của ngân hàng
ngày càng phát triển và đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của các ngân
hàng.
Theo Điều 3 quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN: “ Cho vay là một hình
thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với
nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi ”.
Tùy theo tiêu thức khác nhau có thể phân loại cho vay như sau:
- Phân loại theo thời gian : tùy theo thời gian vay vốn, cho vay được chia
thành :
+ Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng được sử

dụng bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu cá nhân. Loại


2

này chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngân hàng thương mại.
+ Cho vay trung hạn: cho vay trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm
đối với Việt Nam, hiện nay trên thế giới loại cho vay này có thời hạn đến 7 năm.
Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi
mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm (đối với Việt
Nam) và trên 7 năm (đối với thế giới). Cho vay dài hạn được cung cấp để đáp ứng
các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, phương tiện thiết bị có quy mơ lớn.
- Phân loại theo mục đích vay: Dựa vào căn cứ này cho vay thường
được chia ra thành các loại sau:
+ Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến mua sắm và xây
dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp,
thương mại và dịch vụ.
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công nghiệp và thương mại: là
loại cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp trong lĩnh vực
công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
+ Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải trong lĩnh vực
nông nghiệp, các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng…
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
cá nhân và để trang trải các chi phí của đời sống thơng qua phát hành thẻ tín dụng
- Phân loại theo tài sảm đảm bảo:
Tài sản đảm bảo các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có được nguồn
thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất khơng có
hoặc khơng đủ.
Dựa trên tài sản đảm bảo có thể chia thành cho vay có tài sản đảm bảo

và cho vay khơng có tài sản đảm bảo:
+ Cho vay khơng có tài sản đảm bảo: là cho vay khơng có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.


3

+ Cho vay có tài sản đảm bảo: là cho vay dựa trên co sở các bảo đảm
cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
- Phân loại theo hình thức cho vay:
+ Thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay
được chi vượt trên số dư tiền gửi thanh tốn của mình đến một giới hạn nhất định
và trong thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
Đối tượng của hình thức cho vay này thường là những khách hàng có
uy tín, có khả năng trả nợ nhanh để ngân hàng đảm bảo khoản thấu chi được thu
hồi lại.
+ Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay đối với khách hàng
khơng có nhu cầu vay thường xun và khơng có điều kiện để cấp hạn mức thấu
chi. Cho vay trực tiếp từng lần còn gọi là cho vay theo món; khi có nhu cầu vay
với mục đích sử dụng vốn cụ thể như: thanh toán tiền mua hàng, mua nguyên vật
liệu đầu vào… hình thức này thường được sử dụng cho một chu kỳ nhất định của
hoạt dộng kinh doanh.
Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử
dụng vốn vay. Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ phân tích khách hàng, ký hợp đồng
cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn trả nợ, lãi suất..Các món vay được
tách thành khế ước nhận nợ
Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, ngân hàng phải kiểm soát
việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích theo phương án và hiệu quả
của việc vay vốn, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng hay sử dụng vốn khơng

đúng mục đích ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho nguồn
vốn mà ngân hàng cho vay như thu nợ trước hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn.
Đối với hình thức này có ưu điểm là nghiệp vụ tương đối đơn giản, đồng thời
ngân hàng cũng dễ dàng kiểm sốt được từng món vay.
+ Cho vay theo hạn mức: đây là nghiệp vụ tín dụng mà theo đó ngân
hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng là số
dư tối đa tại thời điểm tính, được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh,



×