Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Khóa luận tác động của cạnh tranh chiến lược mỹ trung quốc tới cục diện địa chính trị khu vực châu á thái bình dương giai đoạn 2010 2020 và một số đối sách của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.99 KB, 77 trang )

KHÓA LUẬN
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC MỸ- TRUNG
QUỐC TỚI CỤC DIỆN ĐỊA CHÍNH TRỊ CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG
TỪ 2010-2020 VÀ MỘT SỐ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CA-TBD

: Châu Á- Thái Bình Dương ( Asia Pacific)

TPP

: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific

Partnership Agreement)
CTTPP

: Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
ASEAN

: Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast

Asian Nations)
COC


: Bộ quy tắc ứng xừ của các bên về biển Đông (Code of Conduct)

DOC

: Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (Declaration on

Conduct of the Parties in the South China Sea)

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CANH TRANH MỸ-TRUNG QUỐC TỪ
NĂM 2010 ĐẾN 2020..............................................................................................................................13
1.1

Nhân tố khách quan.................................................................................................................13

1.1.1

Tình hình thế giới giai đoạn 2010-2020...........................................................................13

1.1.2

Tình hình khu vực Châu Á- Thái Bình Dương giai đoạn 2010-2020.............................19

1.2

Nhân tố chủ quan.....................................................................................................................25


1.2.1

Bối cảnh khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.................................................................25

1.2.2.

Chính sách cạnh tranh địa chính trị của Mỹ-Trung ở khu vực CA-TBD từ năm 2010

đến 2020 ...........................................................................................................................................29
1.2.3.

Chiến lược địa chính trị của Trung Quốc trong không gian CA-TBD...........................30

1.2.2.

Chiến lược của Mỹ trước một Trung Quốc đang trỗi dậy...............................................33

1.2.2.

Mỹ ngăn chặn Trung Quốc với chiến lược Ấn Độ Dương-TBD.....................................37

Tiểu kết chương 1....................................................................................................................................42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH MỸ-TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020...................................42
2.1. Cạnh tranh tại khu vực Ấn Độ Dương-TBD...............................................................................42
2.1.1

Phía Mỹ.............................................................................................................................42

2.1.2


Phía Trung Quốc...............................................................................................................44

2.1.3.

Cạnh tranh Mỹ- Trung ở Ấn Độ Dương-TBD và tác động của nó.................................45

2.2. Cạnh tranh tại khu vực Đông Nam Á.........................................................................................47
2.2..1

Cạnh tranh về ngoại giao................................................................................................49

2.2.2

Cạnh tranh về quân sự......................................................................................................51

2.2.3.

Cạnh tranh về kinh tế.......................................................................................................53

2.2..4

Cạnh tranh về văn hóa.....................................................................................................54

2.2.5

Đánh giá tác động..............................................................................................................56

2.2.6


Tác động của chính sách Đơng Nam Á của Mỹ-Trung đến sự phát triển của

ASEAN……......................................................................................................................................57
2.3. Cạnh tranh tại khu vực Đông Bắc Á...........................................................................................59
2.3.1.

Tác động của cạnh tranh Mỹ-Trung đối với an ninh Đông Bắc Á..................................61

Tiểu kết chương 2....................................................................................................................................65
CHƯƠNG 3:CHỦ TRƯƠNG VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA
CẠNH TRANH MỸ-TRUNG Ở KHU VỰC CA-TBD TỪ NĂM 2010-2020......................................66
3.1 Khái quát về tác động của cạnh tranh Mỹ-Trung ở khu vực CA-TBD đến Việt Nam.............66
3.2 Chủ trương của Việt Nam.............................................................................................................68
3.3 Đối sách của Việt Nam .................................................................................................................71
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................73

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XXI nhất là trong những năm gần đây tình hình thế giới
và khu vực có nhiều thay đổi, biến động phức tạp. Trong quan hệ quốc tế,
xuất hiện xu hướng chuyển dịch quyền lực trên phạm vi toàn cầu từ Tây
sang Đông, dẫn đến những thay đổi về tương quan lực lượng giữa các
nước lớn. Hiện nay, khu vực châu Á- Thái Bình Dương trở thành khu vực
phát triển năng động, có vị trí địa chính trị, kinh tế, an ninh quan trọng
hàng đầu trên thế giới. Tại khu vực này xuất hiện sự cạnh tranh chiến lược
giữa các nước lớn, gia tăng sự tập hợp lực lượng, điều chỉnh chiến lược
làm cho hình thái cạnh tranh, hợp tác giữa các nước lớn ngày càng quyết

liệt hơn, điển hình nhất là sự cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung Quốc. Về
mặt chiến lược, hai nước đều có lợi ích duy trì trật tự hiện hành. Mỹ cơng
nhận vị trí nước lớn của Trung Quốc và để ngỏ dư địa chi nước này đóng
vai trị lớn hơn trong trật tự do Mỹ đứng đầu. Quan hệ Mỹ- Trung thể hiện
đầy đủ và là điển hình mối quan hệ giữa các nước lớn giai đoạn hiện nay.
Đó là, quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt trên tất cả các lĩnh vực,
nhưng không để xảy ra chiến tranh hay xung đột lớn, mà sẵn sàng thỏa
hiệp với nhau để bảo vệ lợi ích cốt lõi của quốc gia, dân tộc. Với việc
nhấn mạnh khái niệm “ Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương” thay cho “
Châu Á-Thái Bình Dương” trong cơng bố của Tổng thống Donald Trump
tại hội nghị APEC 2017 đã hé lộ phần trong chính sách đối ngoại với châu
Á của Mỹ theo hường “ cân bằng”. Một khi cấu trúc an ninh khu vực
được hình thành, sáng kiến “ Vành đai và Con đường” do Trung Quốc
thúc đẩy và chiến lược “ Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương” của Mỹ sẽ
hình thành sự cạnh tranh lẫn nhau, cuộc đọ sức chiến lược trên biển-đất
liền truyền thống sẽ diễn ra ở ngã tư đường của châu Á- châu Đại DươngẤn Độ Dương-Thái Bình Dương trong thời gian tới. Điều này khơng chỉ
phản ánh hình thức tập hợp lực lượng mới, mà cịn nhấn mạnh tầm quan
trọng về địa chính trị trong thế giới hội nhập. Trên cơ sở nghiên cứu,
4


những động thái điều chỉnh chính sách nhằm gia tăng cạnh tranh chiến
lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đặc
biệt là khu vực Đông Nam Á, tôi chọn đề tài “Tác động của cạnh tranh
chiến lược Mỹ- Trung Quốc tới cục diện địa chính trị khu vực châu
Á- Thái Bình Dương giai đoạn 2010-2020 và một số đối sách của Việt
Nam”. Đề tài của tơi sẽ tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ tình hình
cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc ở khu
vực Châu Á- Thái Bình Dương và những tác động của nó tới an ninh khu
vực để giúp các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, nhằm giảm

thiểu tối đa rủi ro, củng cố và tăng cường tốt nhất các lợi ích cho mình ở
khu vực và trên thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan :
Tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA đến địa chính trị
các nước trong khu vực CA-TBD từ năm 2010 đến năm 2020 là đề tài
được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, nghiên
cứu về đề tài này khơng có nhiều mà chủ yếu nghiên cứu về cạnh tranh
chiến lược của Mỹ - Trung ở Đông Á, biển Đông hoặc cạnh tranh chiến
lược của các nước lớn ở ĐNA. Vì vậy, cho đến nay, đề tài của khóa luận
ở trong cũng như ngồi nước chưa có cơng trình nghiên cứu nào mang
tính hệ thống, khái qt về tác động của cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ Trung ở khu vực CA-TBD trong thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI. Cơng
trình nghiên cứu của em chủ yếu tập trung theo 3 hướng: thứ nhất, CATBD trong chiến lược của Mỹ và Trung Quốc; thứ hai, tác động của cạnh
tranh chiến lược Mỹ -Trung tạiCA-TBD; thứ ba, đối sách của Việt Nam
trước ảnh hưởng của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.. Dưới đây là
một số bài nghiên cứu có liên quan đến nội dung em đang làm trong bài
khóa luận này:
Trước hết phải kể đến cơng trình nghiên cứu như: Cuốn sách chun khảo “Địa
chính trị thế giới” của Nguyễn Thị Quế và Ngô Thúy Hiền (2014) [154] đã trình
5


bày những kiến thức cơ bản về đặc điểm địa lý tự nhiên, lịch sử và văn hóa và
q trình vận động địa - chính trị của CA-TBD, qua đó giúp tác giả khóa luận có
cơ sở phân tích, giải thích các diễn biến chính trị trên nền của các yếu tố địa lý,
sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa yếu tố địa lý và chính trị đối với sự phát
triển quốc gia, khu vực. Trên tạp chí khoa học cũng có hàng loạt nghiên cứu về
lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc như: bài “Châu Á – Thái Bình Dương
trong chiến lược của Mỹ và Trung Quốc” của Nguyễn Ngọc Ánh (2012) [7], bài
“Châu Á – Thái Bình Dương: Tâm điểm quan hệ của các nước lớn” của Nguyễn
Thành Đồng (2014) [40]. Các cơng trình khoa học này đã giúp tác giả phân tích

rõ nét hơn về các nhân tố tác động đến ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại CA-TBD. Đặc biệt có khá nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu về
Biển Đơng như bài “Lợi ích của Mỹ ở Biển Đơng” của Phạm Thùy Trang
(2009) [201], bài “An ninh Biển Đơng nhìn từ tranh chấp lợi ích kinh tế giữa các
nước liên quan” của Đỗ Minh Cao (2010) [20], bài “Lợi ích của các cường quốc
và thể chế khu vực trong vấn đề an ninh Biển Đông” của Đỗ Minh Thái (2011)
[167] và bài “Vì sao các nước quan tâm hơn đến Biển Đơng?” của Nguyễn
Nhâm (2015) [140]. Các cơng trình nghiên cứu này đã đã đưa ra những đánh giá
về vai trị của Biển Đơng khơng chỉ liên quan đến lợi ích của các nước ASEAN
và Trung Quốc, mà còn gắn liền với lợi ích nhiều mặt của các cường quốc cũng
như nhiều nước khác ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ. Đây là những nghiên cứu
quan trọng giúp tác giả khái quát bối cảnh quốc tế, khu vực CA-TBD, từ đó
phân tích sâu sắc hơn lý do nào đã khiến Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh chiến
lược ở đây tạo nên những ảnh hưởng đến hịa bình và ổn định của các quốc gia
trong khu vực.
Ngồi ra, cịn có Sách tham khảo “Quan hệ Trung - Mỹ có gì mới” của
Nguyễn Văn Lập (2001) [104], sách “Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương” của Vũ Dương Huân (2003) [74], đề
“Quan hệ Trung - Mỹ giai đoạn 2006 - 2010: Triển vọng và tác động” của
Bộ Ngoại giao (2010) [19], tác giả Nguyễn Thái Yên Hương (2011) với
cuốn sách “Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc
6


độ cân bằng quyền lực” [85], sách “Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: thập nên
đầu thế kỷ XXI” của Lê Khương Thùy (2012) [186]. Các tác giả đều nêu
rõ quan điểm về quan hệ Trung - Mỹ sẽ phát triển theo hình sin: quan hệ
phụ thuộc, đan xen lẫn nhau giữa hợp tác - kiềm chế, phối hợp - cạnh
tranh, bạn bè - đối thủ. Các nghiên cứu này đã đề cập tới quan hệ Trung Mỹ trong giai đoạn nghiên cứu, lợi ích của hai nước ở CA-TBD và nhấn
mạnh để bảo vệ lợi ích của mình Mỹ và Trung Quốc đều coi trọng việc lôi
kéo, tập hợp lực lượng trong khu vực, tăng cường ảnh hưởng tạo lợi thế

chiến lược nhằm chi phối khống chế các quan hệ quốc tế ởkhu vực này.
Đây là những tư liệu hữu ích để tác giả hiểu rõ hơn bản chất trong quan hệ
Mỹ - Trung trước những biến đổi chính trị của thế giới hiện nay.
Thêm vào đó, sách “Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ
với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Nguyễn Xuân Sơn
và Nguyễn Văn Du [160]; sách “Chính sách đối ngoại của các nước lớn”
của Phạm Minh Sơn (2010) [161] đã phân tích các giai đoạn chuyển biến
và sự điều chỉnh chiến lược và quá trình triển khai của Mỹ và Trung Quốc
sau chiến tranh lạnh trong đó có khu vực ĐNA và Việt Nam. Đây là các
tư liệu hữu ích giúp tác giả có nhận định đúng hướng trước những ý đồ và
mục tiêu chiến lược của Mỹ và Trung Quốc tại ĐNA.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận phân tích những nhân tố và làm rõ những tác động, ảnh hưởng
của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực CA-TBD từ năm
2010 đến năm 2020, đồng thời đề xuất những đối sách nhằm bảo vệ vững
chắc độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh
gia tăng can dự của các nước lớn.. Từ đó giúp cho Việt Nam giảm thiểu
tối đa rủi ro, củng cố và tăng cường tốt nhất các lợi ích cho mình ở khu
vực và trên thế giới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
7


Thứ nhất, làm rõ và nổi bật những nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh
chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực CA-TBD từ năm 2010 đến năm 2020.
Thứ hai, làm rõ thực trạng cạnh tranh chiến lược của Mỹ - Trung tại khu
vực CA-TBD từ năm 2010 đến năm 2020; phân tích tác động của cạnh
tranh chiến lược của Mỹ - Trung tại CA-TBD đến địa chính trị từng khu
vực trong đó có Việt Nam.

Thứ ba, rút ra những đề xuất, đối sách với Việt Nam trước ảnh hưởng
cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tác động của cạnh tranh chiến lược
của Mỹ - Trung đến địa chính trị khu vực CA-TBD.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Khóa luận sẽ đi sâu phân tích tác động của cạnh tranh
chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực CA-TBD.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu tại các nước CA-TBD, tập trung chủ
yếu vào 3 khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, Đơng Nam Á, Đơng
Bắc Á.
- Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu những diễn biến diễn ra trong
thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI (từ 2010-2020). Xuất phát từ ba lý do sau:
Một là, giai đoạn này chứng kiến nhiều biến động mới trong quan hệ quốc
tế, có thể thấy rõ như các cuộc chuyển giao quyền lực tại các nước lớn,
vấn đề khủng bố, vấn đề Brexit, Triều Tiên,…. Hai là, trong giai đoạn
này, Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng, cả Mỹ và Trung Quốc đều thay
đổi các chiến lược, chiến thuật trong chính sách đối ngoại nhằm lôi kéo,
tập hợp lực lượng và đẩy lùi ảnh hưởng của nước kia ra khỏi khu vực CATBD. Ba là, sự ra đời của các cơ chế hợp tác, các hiệp hội diễn ra sâu sắc
hơn trong khu vực CA-TBD.
5. Phương pháp nghiên cứu
8


-

Phương pháp lịch sử: khóa luận án đặt trong tiến trình lịch sử cụ thể,
khơng gian, thời gian là bối cảnh chung của quan hệ Mỹ - Trung, tình
hình thế giới, khu vực từ năm 2010 đến năm 2020; theo giai đoạn phát

triển nhất định; phù hợp với logic lịch sử...

- Phương pháp phân tích địa- chính trị: khóa luận được xem xét trước
hết dưới góc độ cạnh tranh địa- chính trị, cạnh tranh quyền lực trong
khơng gian địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn của khu vực, từ đây thấy
rõ lợi ích, mục tiêu chính trị chiến lược của Mỹ - Trung tranh giành
ảnh hưởng đối với khu vực.
-

Phương pháp lơgic, nghiên cứu tình huống, so sánh hệ thống: Các
nghiên cứu sẽ phải từ những thay đổi chính sách của Mỹ và Trung
Quốc tại CA-TBD, diễn biến, sự kiện đã và đang xảy ra để phân tích
được tầm ảnh hưởng của cạnh tranh này đối với khu vực và từ đó rút ra
được những kinh nghiệm, những đối sách thích hợp cho các nước
trong khu vực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để thu thập và
đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm văn kiện của
Đảng các khóa gần đây, nhất là khóa XII, chủ trương chính sách của
Nhà nước, các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về các chủ
đề liên quan đến đề tài.
Ngoài ra tác giả khóa luận cịn sử dụng phương pháp sưu tầm tư liệu,
hệ thống, đính chính, phân loại, thống kê, phương pháp liên ngành lịch
sử, quan hệ quốc tế, chính trị quốc tế được sử dụng làm phương pháp
bổ trợ.
Kết cấu của khố luận

Khóa luận gồm 3 chương:

- Chương 1: : Cơ sở lí luận và thực tiễn của tác động đến cạnh tranh
chiến lược Mỹ-Trung Quốc tới cục diện địa chính trị khu vực Châu ÁThái Bình Dương từ 2010-2020

9


- Chương 2: Thực trạng tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung
Quốc tới cục diện địa chính trị khu vực Châu Á- Thái Bình Dương từ
2010-2020
- Chương 3: Dự báo và đối sách của Việt Nam trước tác động của cạnh
tranh chiến lược Mỹ-Trung Quốc tới cục diện địa chính trị khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương từ 2010-2020.

10


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC ĐỘNG CẠNH
TRANH CHIẾN LƯỢC MỸ - TRUNG QUỐC TỚI CỤC DIỆN ĐỊA
CHÍNH TRỊ CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG TỪ 2010-2020
1.1.

Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Cạnh tranh chiến lược
Cạnh tranh chiến lược là sự ganh đua, đấu tranh của một nước
hoặc liên minh các nước với đối thủ của mình về phương
châm, phương cách, chính sách và mưu lược được hoạch định
trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm thực hiện các mục
tiêu đã đề ra để giành phần hơn, phần thắng về vị thế, quyền
lực, sự ảnh hưởng hay lợi ích trên tồn phương diện. Cạnh

tranh giữa các nước lớn hiện nay chi phối và làm phức tạp hơn
các mối quan hệ, tạo ra những thay đổi trong hợp tác giữa các
nước, nhất là các cường quốc. Điều này đã làm tăng tính phụ
thuộc giữa các nước vào nhau nhiều hơn, kéo theo việc tập
hợp lực lượng của các cường quốc đang có những thay đổi hết
sức phức tạp, gây ra những biến chuyển địa chính trị, địa kinh
tế và tác động trực tiếp đến lợi ích của các nước khác.
Lý thuyết của Chủ nghĩa Hiện thực về cạnh tranh giữa các
nước lớn cho thấy: lợi ích là yếu tố căn bản trong quan hệ
quốc tế và được đảm bảo bằng quyền lực. Quan hệ quốc tế
được mô tả như một cuộc cạnh tranh giành quyền lực giữa các
nước theo đuổi lợi ích quốc gia, xung đột là bản chất của quan
hệ quốc tế. Các nước lớn ln tìm mọi cách làm thay đổi cục
diện thế giới đồng thời tác động, gây ảnh hưởng tới các nước
đang phát triển, các nước nhỏ hơn mình, hi sinh quyền lợi của
các nước nhỏ để thỏa mãn quyền lợi của các nước lớn.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cạnh tranh chiến lược
chủ yếu dựa trên sự vận động của đấu tranh giai cấp, sự mâu
11


thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mâu thuẫn
giữa cơ sở hạ tầng với kiến thức thượng tầng. Xã hội quốc tế
là một hệ thống thế giới, trong đó xung đột quốc tế, hợp tác
quốc tế, cục diện thế giới v.v. cơ bản được giải quyết bởi quan
hệ giữa hai giai cấp với nhau.
1.1.1.2. Cục diện địa chính trị
Địa - chính trị phản ánh sự kết hợp
giữa những yếu tố địa lý và chính trị
để quyết định tình trạng của một

quốc gia hoặc khu vực, nhấn mạnh
những tác động của địa lý trong
chính trị; chiến lược ám chỉ những
giải pháp toàn diện để đạt được mục
tiêu trung tâm hoặc các tài sản quan
trọng mang ý nghĩa quân sự.
Ngày nay, địa chính trị được xem
như là một cơng cụ của chính sách
đối ngoại nhằm giúp hiểu được các
quan hệ quốc tế trong mối quan tâm
đến dự báo. Nếu ta có thói quen
đánh giá vị trí chiến lược của một
quốc gia theo những tiêu chí được
xác định rõ (vị trí địa lý, diện tích,
quy mơ dân số, khí hậu, địa hình,
ngun liệu và trình độ phát triển
cơng nghệ), thì địa chính trị đi xa
hơn và đề ra phân tích những quan
hệ quốc tế giữa các quốc gia. Từ đó
ta có thể nhận diện các tác nhân và
thách thức về quyền lực bên trong
12


một vùng đất nhất định, chẳng hạn
như dựa vào các bản đồ và thống kê.
Như vậy, địa chính trị thường là một
tiền đề cho địa chiến lược.
1.2.


Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình thế giới giai đoạn 2010-2020

Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế cũng như
từng khu vực có rất nhiều biến động lớn, làm cho cục diện quốc tế thay đổi cơ
bản, nhanh chóng. Đây được coi là giai đoạn bản lề cho việc hình thành một trật
tự thế giới mới. Những sự kiện lớn diễn ra từ năm 2009 đến nay đã phác họa
một trật tự thế giới đa cực được thể hiện ngày càng rõ cùng vai trò nổi lên của
nhiều nước. Đó là những nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp tới cục diện
quốc tế nói chung, tới quan hệ giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc nói riêng, đặc
biệt trong bối cảnh hai nước này đang cạnh tranh chiến lược gay gắt tại khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
1.2.1.1. Về tình hình kinh tế
Trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, chứng kiến một số “điểm sáng”
của sự hội nhập, hợp tác khu vực, liên khu vực và quốc tế diễn ra sơi động với
nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều cấp độ khác nhau, được chú ý
như hợp tác trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) gồm Nga, Trung Quốc,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan năm 2014; Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2018 là một hiệp
định mang tính lịch sử, bởi CPTPP là hiệp định thương mại quy mơ lớn và được
chính giới nhiều nước quan tâm trong vòng hai thập kỷ qua... Mặc dù vậy, bức
tranh kinh tế thế giới vẫn là những đường nét và màu sắc ảm đạm.
Kinh tế thế giới vẫn đứng trước 3 mối đe dọa lớn là: khủng hoảng nợ công
ở châu Âu, kinh tế Mỹ suy giảm và kinh tế các nước thuộc nhóm các nền kinh tế
mới nổi (BRICS) - vốn là đầu tàu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đều

13


đã không giữ được “phong độ”, tăng trưởng chậm, thậm chí sụt giảm - đây chính

là “ngịi nổ” dẫn đến suy thối kinh tế tồn cầu.
Kinh tế thế giới sau khi bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng đạt mức 5,1% trong năm
2010 đã nhanh chóng giảm sâu xuống cịn 3,9% vào năm 2011. Đà sụt giảm này
tiếp tục kéo dài sang hai năm tiếp theo với mức tăng trưởng rơi xuống còn 3,2%
trong 2 năm 2012 – 2013. Tăng trưởng chỉ bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại
với mức tăng nhẹ ước đạt khoảng 3,4% vào năm 2014, và đạt khoảng 3,9% vào
năm 20151. Giai đoạn từ 2015 đến 2018, trước thời điểm xảy ra cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung, nền kinh tế thế giới đã phục hồi và tiến triển theo chiều
hướng tích cực. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng trung
bình của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2015-2018 đối với nhóm các nước
có thu nhập cao, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 1,88%, còn đối với nhóm
nước có thu nhập trung bình và thấp, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng
4,77%. Như vậy, có thể thấy đến thời điểm năm 2015-2018 tăng trưởng kinh tế
toàn cầu hiện vẫn đang ở mức thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình
đạt xấp xỉ 5% giai đoạn trước khủng hoảng tài chính tồn cầu.2
Cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất ở châu Âu trong gần một thế kỷ trở lại
đây là hệ lụy của nạn khủng bố lan rộng và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo
tự xưng (IS) của các nước Mỹ, Anh cùng cộng đồng quốc tế bắt đầu từ tháng
8/2014. Dòng người di cư từ các nước Trung Đông - Bắc Phi ồ ạt tràn vào bờ
biển Địa Trung Hải, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của nhiều nước châu Âu
như: Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Italy, Đức, Áo, Serbia, Hungary và Pháp...
Sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới - Brexit. Kết quả của cuộc trưng cầu
dân ý ngày 23/6/2016 của nước Anh đã làm nên một cuộc chia tay lịch sử, tạo ra
cơn chấn động, dẫn đến hiện tượng Brexit trong EU. Ngày 29/3/2017, nước Anh
chính thức kích hoạt Điều 50, bắt đầu q trình đàm phán rời EU. Thị trường thế
1

Phòng Nghiên cứu Phát triển Ngân hàng Trung Ương Viện Chiến lược Ngân hàng- “Diễn biến chính của kinh
tế thế giới giai đoạn 2011 – 2015 và những tác động đối với thị trường tài chính tiền tệ”, số 18/5/2015
2


Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam- “Kinh tế Việt Nam 2016-2019 và định

hướng 2020”, số ra 28/1/2019

14


giới đã trải qua cơn “sang chấn” mạnh, chỉ đứng sau năm 2008. Đồng Eurozone
đang lung lay, đồng USD và hàng loạt các đồng tiền khác trên thế giới, nhất là
châu Á đều trượt giá... Brexit không những sẽ tiếp tục tác động tiêu cực mạnh
mẽ không chỉ với nền kinh tế Anh mà còn với nhiều nền kinh tế châu Âu và kinh
tế tồn cầu.
Làn sóng bảo hộ mậu dịch đang có xu hướng gia tăng trên tồn thế giới.
Các biện pháp bảo hộ thương mại trong nhóm G20 đã tăng lên mức cao nhất
trong vòng vài năm qua, kim ngạch thương mại toàn cầu đã giảm xuống lần đầu
tiên vào năm 2016, trong 6 năm trở lại đây, dưới mức 7.000 tỉ USD.
Kinh tế thế giới cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ những vấn đề toàn cầu. Số
liệu từ Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương vì biến đổi khí hậu cho thấy: Mỗi
năm, biến đổi khí hậu là tác nhân khiến 40.000 người thiệt mạng, thiệt hại kinh
tế lên đến 1.200 tỷ USD, tương đương 1,6% GDP hàng năm của thế giới 3 Dự
báo đến năm 2030, thiệt hại kinh tế sẽ còn tăng gấp đôi. Nợ doanh nghiệp ở các
nước đang phát triển tăng cao, bất ổn trên các thị trường tài chính gia tăng, thiên
tai và các bệnh dịch nguy hiểm hoành hành... vẫn là những tác nhân chính,
những mối nguy hại ảnh hưởng trực tiếp khiến kinh tế thế giới chưa vượt qua
giai đoạn trì trệ.
Đặc biệt, một sự kiện quan trọng đó là cuộc Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Quốc chính thức nổ ra từ ngày 22/3/2018 và tiếp tục diễn biến căng thẳng cho
tới thời điểm hiện tại năm 2020. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh
thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, để ngăn chặn

những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài
sản trí tuệ. Từ đó đến nay, sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất
thế giới đã vượt qua biên giới hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế tồn
cầu. Và tình hình hiện nay cho thấy, căng thẳng thương mại vẫn còn tiếp diễn,
ngày càng gay gắt và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại.
Dễ dàng thấy rằng, thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI là nguyên nhân chủ
đạo khiến giới phân tích cho rằng kinh tế - tài chính tồn cầu vẫn tiếp tục bất ổn,
33

Bnews- “Biến đổi khí hậu: Kinh tế toàn cầu thêm liêu xiêu”, số 16/3/2016

15


còn nhiều yếu tố tiềm ẩn. An ninh kinh tế tồn cầu đang chịu tác động mạnh của
dịng “xốy ngược” (chống tồn cầu hóa và bảo hộ mậu dịch) ở Mỹ và châu Âu
- những trung tâm kinh tế thế giới, khiến cho bức tranh kinh tế - tài chính tồn
cầu tiếp tục ảm đạm với nhiều biến số khó lường.
1.2.1.2. Về tình hình chính trị
Tình hình chính trị thế giới trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI chứng kiến
nhiều biến động với cục diện cạnh tranh khốc liệt giữa các nước lớn. Nhìn
chung, bức tranh tồn cảnh thế giới phản ánh sự chuyển dịch sức mạnh của các
quốc gia, trong đó Mỹ và Tây Âu suy yếu tương đối, Trung Quốc vươn lên
mạnh mẽ, Nga nỗ lực khơi phục vị trí cường quốc hàng đầu của mình, đặc biệt
nổi lên những vấn đề sau:

 Các cuộc bầu cử và chuyển giao quyền lực
Có thể thấy, bao trùm bầu khơng khí của tình hình thế giới từ thập niên
thứ hai của thế kỷ mới đến nay là dấu ấn của những cuộc bầu cử và những cuộc
chuyển giao quyền lực quan trọng ở nhiều nước. Đáng chú ý sự chuyển giao

quyền lực ở 3 nước lớn: Nga, Trung Quốc đều diễn ra trong năm 2012, Mỹ năm
2012 và 2016, ở Pháp và Hàn Quốc diễn ra vào năm 2012 và 2017.
Tại Nga: kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 4/3/2012, ông V. Putin được bầu
làm tổng thống Nga với nhiệm kỳ 6 năm để cải cách và duy trì ổn định tình hình
đất nước;
Tại Mỹ: Tổng thống Mỹ B. Obama đắc cử nhiệm kỳ 2. Đến cuối năm
2016, nước Mỹ có sự thay đổi quyền lực khá bất ngờ. Ông Donald Trump - một
đại doanh nhân, đã trở thành chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng trong cuộc bầu
cử tổng thống Mỹ ngày 19/12/2016;
Tại Trung Quốc: Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (11/2012) được
coi là cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo lớn nhất trong 30 năm qua. Tổng bí thư
Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình giữ vai trị lãnh đạo Trung Quốc
trong giai đoạn mới;
Tại Pháp: ngày 6/5/2012, ông Francois Hollande thuộc đảng Xã hội đắc
cử Tổng thống Pháp với khẩu hiệu “tăng trưởng”. Cánh tả trở lại chính trường
Pháp sau 17 năm vắng bóng. Ngày 7/5/2017, nước Pháp hiện đang hứa hẹn sang
16


một trang mới với nhiều bất ngờ mới bởi ông Emmanuel Macron - đại diện cho
Phong trào Tiến bước (En Marche) do chính ơng sáng lập, đã đắc cử Tổng
thống;
Tại Nhật Bản: Đảng Dân chủ tự do (LDP) đã giành chiến thắng trong
cuộc bầu cử Hạ viện (ngày 16/12/2012), ông Shinzo Abe trở lại nhiệm kỳ hai để
giải quyết các thách thức về kinh tế và mối quan hệ với Trung Quốc;
Tại Hàn Quốc: năm 2012, Hàn Quốc có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch
sử, bà Park Gyun Hye. Tuy nhiên, bà Park đã dính vào những bê bối tham nhũng
liên quan đến doanh nghiệp lớn và đã bị Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc phế truất
vào ngày 10/3/2017, bà buộc phải rời khỏi cương vị khi chưa hết nhiệm kỳ. Hai
tháng sau, ngày 10/5/2017, ông Moon Jae-in, thuộc đảng Dân chủ tự do, đã đắc

cử Tổng thống, thay thế vị trí của bà Park Gyun Hye.
Tại CHDCND Triều Tiên: chỉ sau 2 ngày, ngay sau khi thông cáo về sự ra
đi của lãnh tụ Kim Jong II, ngày 19/12/2011, Kim Jong Un chính thức lên nắm
quyền lãnh đạo Nhà nước CHDCND Triều Tiên, trở thành “người kế thừa vĩ
đại”. Ngày 29/12/2011 Kim Jong Un tấn chức lên làm tư lệnh tối cao của QuẤn
Đội Nhân dân Triều Tiên. Chưa đầy 30 tuổi, Kim Jong Un tự tuyên bố là “Lãnh
đạo Tối cao” của CHDCND Triều Tiên và trở thành nhà lãnh đạo trẻ tuổi nhất
thế giới.
Chủ nghĩa khủng bố mới - Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)
Những năm qua, an ninh, hịa bình thế giới bị thách thức nghiêm trọng
nhất, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay. Bởi sau nhiều năm, chủ nghĩa
khủng bố tưởng chừng đã bị đánh quỵ, thì năm 2014 chủ nghĩa này lại có biến
thể mới, tàn bạo và nguy hiểm hơn, một tổ chức khủng bố mới đã hình thành Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Với tư tưởng thánh chiến cực đoan: “thế giới là
của người Hồi giáo, các tín đồ Hồi giáo phải chiến đấu để chiếm hữu tồn thế
giới”, IS thu hút được nhiều tín đồ ở các nơi trên thế giới. Điều đó tạo điều kiện
để tổ chức này không chỉ hoạt động mạnh ở Trung Đơng - Bắc Phi mà cịn bành
trướng sang các khu vực khác trên thế giới.

17


Cuộc chiến chống khủng bố đã và đang trở thành vấn đề có tính tồn cầu,
địi hỏi sự nỗ lực của rất nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Trong đó, sự
điều chỉnh chiến lược chống khủng bố, với những chiến dịch tập trung chống IS
ở Syria của Mỹ và Nga cùng với nhiều nước khác được coi là sự kiện chính trị quân sự nổi bật nhất.

 Khủng hoảng chính trị ở Ukraine, quan hệ Nga - phương Tây
rạn nứt
Châu Âu chứng kiến sự căng thẳng trong quan hệ Nga - phương Tây
nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Đó là sự kiện khủng

hoảng chính trị ở Ukraine, tạo “cú sốc” trong cạnh tranh địa - chính trị giữa Nga
với Mỹ và phương Tây. Đặc biệt, quyết định sáp nhập Crưm của Nga khiến
quan hệ Nga - Ukraine hết sức căng thẳng. Mỹ và phương Tây coi việc này là
“không thể chấp nhận được” cho nên đã liên tiếp tiến hành và không ngừng gia
tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga với những bước ngoặt mới,
phức tạp và ngày càng căng thẳng hơn.

 Cuộc khủng hoàng di cư lớn nhất ở châu Âu
Một làn sóng di cư bất thường, ồ ạt, quy mô lớn, từ Bắc Phi - Trung Đông
tới các nước châu Âu do các tổ chức phi chính phủ ở Mỹ và Anh tài trợ và tổ
chức thực hiện đã tạo nên cơn khủng hoảng về di cư, gây ra những nguy cơ bất
ổn về an ninh, xung đột về văn hóa và tơn giáo... càng làm cho tình hình EU
thêm căng thẳng và rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi những giá trị và
lợi ích châu Âu đặt ra cách đây hơn 60 năm bị lung lay.

 Vấn đề biển Đông được quốc tế hóa
Vấn đề biển Đơng tiếp tục là tâm điểm tập hợp lực lượng và đấu tranh
giữa các nước lớn ở khu vực. Đặc biệt, những diễn biến trên biển Đông từ năm
2012 đến nay cho thấy tình hình hết sức phức tạp, bản chất của vấn đề tranh
chấp trên biển Đơng đã thay đổi rất nhiều, đó khơng chỉ là tranh chấp chủ quyền
lãnh thổ giữa một số nước trong khu vực với Trung Quốc, mà thực sự trở thành
nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn. Sau khi nhóm G7 ra tun bố về
biển Đơng, vấn đề này đã được quốc tế hóa ở mức rất cao, có bước ngoặt lớn về
18


pháp lý và chính trị. Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình vẫn khơng có nhiều thay
đổi. Trung Quốc vẫn có các hành động leo thang mới trong q trình qn sự
hóa và lấn chiếm trái phép ở biển Đơng.
1.2.2. Tình hình khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

giai đoạn 2010-2020
1.2.2.1.

Tình hình kinh tế

Bức tranh kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) nổi lên
bốn điểm đáng chú ý sau:
Một là, tăng trưởng kinh tế của cả khu vực chỉ đạt khoảng 5,25% trong
năm 2016 4. Nguyên nhân chủ yếu là do bị tác động bởi kinh tế thế giới phục hồi
chậm hơn dự kiến, thương mại toàn cầu suy giảm và chủ nghĩa bảo hộ đang gia
tăng. Tuy nhiên, điểm tích cực được ghi nhận là nhu cầu nội tại đang và sẽ tiếp
tục trở thành động lực tăng trưởng quan trọng cho cả khu vực.
Hai là, kinh tế Trung Quốc đang trong thời kỳ quá độ chuyển sang giai
đoạn tăng trưởng mới với ba đặc điểm chính là tăng trưởng chậm lại, cân bằng
hơn và bền vững hơn.
Ba là, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và xu hướng chống tồn cầu hóa đang
gia tăng rõ rệt. Đặc biệt, sau bầu cử ở Mỹ (11-2016), Tổng thống mới đắc cử
Donal Trump tuyên bố rút khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP
và đe dọa đánh thuế 45% đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, kêu gọi
đầu tư vào Mỹ, kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động ở nước ngoài về
nước, đồng thời sẽ gia tăng các biện pháp kiểm soát biên giới, kiểm soát nhập
cư... Điều này đang và sẽ tác động mạnh tới nhiều đối tác ở khu vực và trên thế
giới.
Bốn là, giá dầu thế giới trong vài năm gần đây cơ bản ổn định ở mức thấp.
Điều này, về cơ bản, có lợi cho nền kinh tế khu vực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực CA-TBD vẫn đạt mức cao từ 2015-2018
và cho thấy đây là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Một số điểm sáng sau

4


Vũ Khoan - “Dự báo một số nét về chiều hướng vận động của tình hình thế giới trong 5-10 năm nữa và
những vấn đề đặt ra cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”, 15/7/2020- Tạp chí Cộng Sản

19


đây đáng để kì vọng các nền kinh tế châu Á vẫn sẽ giữ vai trò đầu tàu của kinh
tế thế giới:
Thứ nhất, trong những năm tới kinh tế Trung Quốc vẫn trên đà suy giảm
nhưng mức độ sẽ giảm dần.
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế khu vực CA-TBD sẽ được tạo ra chủ yếu từ
các nền kinh tế đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, được hưởng lợi từ những nỗ
lực cải cách của các chính phủ trong thời gian tới.
Thứ ba, từ bài học kinh nghiệm xương máu do khủng hoảng tiền tệ khu
vực năm 1998, CA-TBD đã có các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu tác động
rủi ro tài chính và tăng cường khả năng phục hồi khi bị tác động từ bên ngoài.
Sự hội nhập kinh tế khu vực ngày càng được đẩy mạnh, các thị trường kinh tế
khu vực ngày càng được gắn kết với nhau qua sự phát triển của các chuỗi giá trị
toàn cầu, các hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng
được đẩy mạnh.
Thứ tư, khu vực này còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội để có thể bắt kịp
các nước tiên tiến. Trong năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của các quốc
gia khu vực đạt 4.796 USD so với mức thu nhập bình qn đầu người của tồn
thế giới là 10.139 USD và so với các nước thuộc khối Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD) là 35.768 USD.5
Thứ năm, Trong xu thế vận động của thế giới năm 2018, vị thế “trung
tâm” toàn cầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục được duy
trì và phát triển. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng cùng những thay đổi
về sản xuất, các nguồn lực được phân bổ lại giữa các lĩnh vực và các quốc
gia tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương do căng thẳng thương mại Mỹ

- Trung Quốc đã khiến hàng chục triệu người bị mất việc làm và buộc
phải tìm cơng việc mới. Tăng trưởng thương mại của khu vực châu Á Thái Bình Dương chậm lại sau nửa đầu năm 2018. Tuy nhiên, triển vọng
kết thúc đàm phán thỏa thuận thương mại lớn ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
5

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)- “Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới”, tháng 1/2016

20



×