Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận lịch sử tư tưởng chính trị nội dung tư tưởng chính trị hy lạp la mã cổ đại những giá trị cơ bản của các tư tưởng này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.04 KB, 22 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
Đề tài:

NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HY LẠP - LA MÃ CỔ ĐẠI?
NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA CÁC TƯ TƯỞNG NÀY


MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
II. NỘI DUNG...................................................................................................2
2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại và nét đặc thù của tư
tưởng chính trị...................................................................................................2
2.1.1. Điều kiện kinh tế- xã hội của Hy Lạp cổ đại (thế kỷ VIII trước Công
nguyên đến thế kỷ III sau Công nguyên)......................................................................2
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của La Mã cổ đại (thế kỷ IV trước Công
nguyên đến thế kỷ V sau Công nguyên).......................................................................3
2.2. Những nét đặc thù của tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại.............6
2.3 Các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu...........................................................7
III. KẾT LUẬN...............................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................20


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử tư tưởng chính trị là mơn học có nhiệm vụ cung cấp những tri
thức cơ bản về quá trình nảy sinh, hình thành, phát triển và thay thế lån nhau
của những tư tưởng, quan điểm chính trị tiêu biểu trong lịch sử lồi người. Hệ
thống tri thức về lịch sử tư tưởng chính trị khơng chỉ khẳng định cơ sở khoa
học và vị thế của khoa học chính trị, mà hơn thế nữa, nó cịn góp phần khẳng
định trình độ văn minh của xã hội loài người tương ứng với những nấc thang


phát triển nhất định của xã hội. Là sự phản ảnh dặc thù có tính lịch sử sự phát
triển của đời sống xã hội, tư tưởng chính trị và sự phát triển của nó, suy đến
cùng, bị qui định bởi sự phát triển của tổn tại xã hội, của nền sản xuất vật
chất, cũng như phụ thuộc vào sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc.
Tuy nhiên, chính trị và lịch sử các tư tưởng chính trị có tính độc lập
tương đối. Điều đó bắt nguồn từ bản chất, nguồn gốc của nhận thức, của lôgic
phát triển nội tại của chính trị và của sự giao lưu, kế thừa tư tưởng trong
những hoàn cảnh lịch sử nhất định, vượt khỏi sự qui định.
Hy Lạp cổ đại là một nền văn minh thuộc về một thời kỳ lịch sử của Hy
Lạp khởi đầu từ thời kỳ Tăm tối của Hy Lạp khoảng từ thế kỷ XII cho tới thế
kỷ thứ IX TCN và kéo dài đến cuối thời kỳ cổ đại (khoảng năm 600 Công
Nguyên). Và đây là một trong những nước có nền tư tưởng chính trị cổ đại có
các nét đặc sắc.
Chính vì lý do này, tác giả tiến hành lựa chọn đề tài: “Nội dung tư
tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại? Những giá trị cơ bản của các tư
tưởng này” để làm tiểu luận hết mơn của mình, nhằm tìm hiểu các nét đặc thù
của nền tư tưởng chính trị Hy Lạp – La mã cổ đại.

1


II. NỘI DUNG
2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại và nét đặc thù
của tư tưởng chính trị
2.1.1. Điều kiện kinh tế- xã hội của Hy Lạp cổ đại (thế kỷ VIII trước
Công ngun đến thế kỷ III sau Cơng ngun)
Hy Lạp có lịch sử phát triển lâu đời, nhưng Hy Lạp cổ đại thực sự được
phát triển từ thế kỷ VIII trước Cơng ngun. Khi đó người Hy Lạp gọi mình
là Helen (Hellens) và gọi đất nước mình là Hela (Helas), tức Hy Lạp. Về lãnh

thổ, Hy Lạp cổ đại rộng hơn nhiều nước Hy Lạp ngày nay, gồm miền Nam
bán đảo Bancăng (vùng lục địa Hy Lạp), các đảo Egie và miền ven biển phía
Tây Tiểu Á, rất thuận lợi về địa lý, bao gồm cả vùng lục địa, vùng đảo, vùng
ven biển, nên công - thương nghiệp rất phát triển. Về cư dân, Hy Lạp cổ đại
gồm nhiều tộc người: người Eôliêng chủ yếu cu trú ở Bắc bán đảo Bancăng
và một phần Trung bộ - vùng đồng bằng Bêôxi; người lơniêng ở đồng bằng
Attích - vùng ven biển phía Tây Tiểu Á; người Akêang ở vùng Bắc bán đảo
Pelôpônedơ và người Đônieng ở Bắc bán đảo Pelôpônedơ, đảo Grét và các
đảo khác ở phía Nam biển Egiê.
Xã hội Hy Lạp cổ đại phát triển khá điển hình với phương thức sản
xuất chiếm hữu nô lệ. Khoảng thế kỷ VI IV trước Công nguyên, xã hội nô lệ
Hy Lạp phát triển tới mức hoàn thiện với hai trung tâm kinh tế - chính trị điển
hình là thành bang Aten và thành bang Spas.
Tại thành bang Aten, với chế độ chính trị- nhà nước chủ nơ dân chủ
điển hình, tầng lớp chủ nô dân chủ chiếm ưu thế, nền kinh tế phát triển, đặc
biệt là nền văn hóa Aten - bộ phận quan trọng nhất của văn hóa Hy Lạp cổ đại
- rất phát triển. Còn tại thành bang Spas, với chế độ chính trị - nhà nước chủ
nơ q tộc điển hình, tầng lớp chủ nơ q tộc chiếm đa số nên Spas là thành
bang bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế, văn hóa. Do có sự khác nhau
như vậy nên cuộc nội chiến tương tàn xảy ra kéo dài hàng mấy thế kỷ, cuối
2


cùng chiến thắng thuộc về tầng lớp chủ nơ q tộc của thành bang Spas. Đó là
cuộc chiến tranh Penơpơnedơ nổi tiếng trong lịch sử Hy Lạp cổ đại, hậu quả
của nó là đế chế Maxêdoan đã thơn tính khơng chỉ Hy Lạp mà cả một vùng
đất phương Đông rộng lớn tới tận Bắc Ấn Độ. Sự xâm lược Hy Lạp của đế
chế Maxêđoan đã làm cho Hy Lạp suy sụp, và đến thế kỷ II (năm 146) trước
Công nguyên, Hy Lạp bị đế quốc La Mã thơn tính.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của La Mã cổ đại (thế kỷ IV trước

Công nguyên đến thế kỷ V sau Công nguyên)
La Mã (Rôma) là tên gọi của một quốc gia cổ đại nằm ở Nam Âu, bao
gồm bán đảo Italia, đảo Xixin, đảo Ccxơ và đảo Xacđenhơ. Phía Bắc ngăn
cách với châu Âu bởi dãy núi Anpơ.
Từ thiên niên kỷ III trước Công nguyên, cuối thời đá mới đầu đồng thau,
người Ligua (Ligures) đã sống ở bán đảo Italia. Đến đầu thiên niên kỷ II,
người châu Âu đã vượt dãy Anpơ đến định cư tại bán đảo này, gọi là người
Italiot (Italiotes). Người Italiot sống ở Latium gọi là người Latinh. Vào thế kỷ
X trước Công nguyên, người Etơruxcơ từ Tiểu Á đến; vào thế kỷ VIII trước
Công nguyên, người Hy Lạp đến miền Nam Italia và đảo Xixin... Muộn hơn
là người Xentơ (người Galia) từ Bắc di cư xuống.
Lịch sử La Mã cổ đại có thể chia thành hai thời kỳ lớn: thời kỳ cộng
hoà và thời kỳ đế chế (quân chủ).
Thời kỳ cộng hoà kéo dài từ thế kỷ IV trước Công nguyên đến thế kỷ I
sau Công nguyên.
Thực ra ở La Mã cổ đại, trước thời kỳ cộng hồ là thời kỳ vương chính,
thời kỳ chế độ thị tộc Rôma, thời kỳ tồn tại lâu dài chế độ dân chủ q tộc hình thái q độ từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp, nhà nước.
Theo truyền thuyết, thành La Mã (Rôma) do vua Romulus xây dựng
năm 753 trước Công nguyên. Tới giữa thế kỷ VI trước Công nguyên do cuộc

3


cải cách của vua Xecviút, nhà nước La Mã cổ đại ra đời trên cơ sở thủ tiêu
chế độ thị tộc. Ph. Ăngghen đã gọi cuộc cải cách này là "Cuộc cách mạng đã
kết thúc tổ chức thị tộc cũ", thiết lập nên "một tổ chức mới, dựa trên cơ sở
phân chia địa vực và trên sự chênh lệch về tài sản". Khi mới thành lập, nhà
nước La Mã cổ đại gồm Vua, Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân. Vào
khoảng năm 510 trước Công nguyên, người La Mã nổi dậy lật đổ vua
Taccanh kiêu ngạo. Từ đó cơng việc của chính quyền thành việc của dân, do

vậy, chế độ nhà nước mới gọi là Res Publica tức là chế độ cộng hoà. Bộ máy
nhà nước thời kỳ này có Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân là hai cơ quan
chấp chính có quyền ngang nhau, nhiệm kỳ một năm.
Tuy chế độ cộng hoà được thiết lập nhưng giữa q tộc và bình dân vẫn
cịn khoảng cách lớn. Vì vậy, trong suốt 200 năm, cuộc đấu tranh giữa bình
dân và q tộc ln nổ ra quyết liệt mà kết quả là những yêu cầu của bình dân
đã được giải quyết: bình dân được cử quan Bảo dân để bênh vực quyền lợi,
được chia ruộng đất, được kết hôn với quí tộc... Cũng nhờ việc thiết lập chế
độ cộng hồ và qui chế cơng dân La Mã nên thành bang La Mã có thêm sức
mạnh, kinh tế phát triển, an ninh xã hội ổn định, lực lượng quân sự hùng hậu,
nhu cầu ruộng đất tăng lên. Thực tế đó đã đẩy tầng lớp quí tộc tới tham vọng
muốn mở rộng uy lực, bành trướng. Quá trình bành trướng của Rôma đã diễn
ra gần 200 năm, trải qua hai thời kỳ - thời kỳ Rôma thống nhất bán đảo Italia
và thời kỳ vươn ra khống chế, làm chủ Địa trung hải. Kết quả là năm 30 trước
Công nguyên, Ai Cập cũng bị sáp nhập vào bản đồ La Mã.
Do liên tục giành được thắng lợi, số tù binh ngày càng đơng nên chế độ
nơ La Mã có bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nô lệ là giai cấp bị áp bức
bóc lột vơ cùng tàn bạo nên cuộc đấu tranh của họ chống giai cấp chủ nô
không ngừng diễn ra, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của
Xpactacut (73 - 71 trước Cơng ngun). Chính những cuộc đấu tranh này đã
làm cho La Mã lún sâu vào khủng hoảng nhiều mặt.

4


Thời kỳ đế chế (quân chủ) kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ V. Thực ra,
ngay từ khi chế độ cộng hoà thiết lập, mâu thuẫn trong nội bộ q tộc chủ nơ
đã xuất hiện và cuộc đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn đó đã dẫn tới một kết
cục là chế độ cộng hoà dần bị thay thế bởi chế độ độc tài. Năm 82 trước Công
nguyên, người giành được quyền độc tài đầu tiên là Xila. Sau đó là chế độ

"Tam hùng lần thứ nhất" - thực chất là liên minh tay ba giữa Xêda, Pompêinơ
và Crainxơ, nền độc tài Xêda được thiết lập. Sau khi Xêda mất (năm 44 trước
Công nguyên), năm 43 trước Công nguyện "Tam hùng lần thứ hai" được thiết
lập bao gồm: Antơniut, Lêpiđut và Ơctavinút. Tới năm 29 trước Cơng
ngun, Ơctavinút trở thành kẻ thống trị duy nhất của đế quốc La Mã. Đế chế
Octavinút được thiết lập, đặc biệt là trong thế kỷ I - II, với chế độ chính trị
Principet - chế độ nguyên thủ, bên cạnh vai trò cá nhân của Octavinút rất
được đề cao, vai trò Viện nguyên lão vẫn được coi trọng, nên thời kỳ này kinh
tế - xã hội, thủ công nghiệp, thương nghiệp rất phát triển, thời kỳ cực thịnh
này người Rôma thường tự hào gọi là "thời kỳ hoàng kim".
Sau thời kỳ hưng thịnh, từ thế kỷ III đến thế kỷ V, chế độ chiếm nô La
Mã rơi vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Để cứu vãn sự suy vong, giai cấp
chủ nô La Mã phải thay đổi cách đối xử và hình thức bóc lột. Luật cấm bắt nơ
lệ đau yếu lao động nặng, cấm giết nô lệ đau yếu và cấm đưa nô lệ ra đấu với
dã thú được ban hành. Bộ phận q tộc chủ nơ ruộng đất đã buộc phải chia
ruộng đất cho nô lệ cày cấy, thu hoạch và nộp sản phẩm cho chủ nơ... Về hình
thức, chế độ nô lệ được phục hưng, nhưng thực chất là đang tiến dần tới sự
diệt vong, nhường chỗ cho chế độ mới chế độ lệ nông. Chế độ mới này làm
xuất hiện một lớp người mới trong xã hội, những người lệ nông. Thoạt đầu,
những người lệ nông là những người tự do (hoặc là nơng dân khơng có ruộng,
hoặc là nơ lệ được giải phóng), có quyền cơng dân, có thể đảm nhiệm chức vụ
tơn giáo... Từ thế kỷ III, lệ nông là những người trực tiếp sản xuất và bị trói
buộc vào ruộng đất của chủ. Thế kỷ IV- V, địa vị của lệ nông giảm sút về mặt

5


xã hội, họ khơng cịn là người tự do, nhưng cũng không phải là người nô lệ,
họ là "tiền thân của nông nô thời trung đại".
Cũng từ thế kỷ IV, đế quốc La Mã bước vào thời kỳ hậu đế chế, tăng

cường chế độ quân chủ chuyên chế, sống xa hoa theo kiểu các hồng đế
phương Đơng. Từ năm 284. Đioletianuko lên ngơi hồng đế (284- 305), tự
xưng là vương chủ, nắm cả vương quyền và thần quyền. Chế độ vương chủ
được xác lập. Sau đó, đến năm 395, đế quốc La Mã được chia thành 2 nửa,
thực chất là 2 nước: Tây bộ đế quốc và Đông bộ đế quốc.
2.2. Những nét đặc thù của tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại
Xã hội Hy Lạp - La Mã (Hy- La) cổ đại là xã hội chiếm hữu nơ lệ điển
hình. Sự ra đời, củng cố, hưng thịnh và cuối cùng là diệt vong của một xã hội
luôn gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất và hình thành nhà nước.
Có thể khái quát những nét đặc thù lớn của tư tưởng chính trị Hy- La cổ đại
như sau:
Thứ nhất: Tư tưởng chính trị Hy- La cổ đại gắn liền với quá trình tiến
hóa của xã hội và nhà nước Hy - La chiếm hữu nơ lệ; đồng thời, nó cũng chịu
tác động nhất định của văn hóa phương Đơng. Trong sự phát triển của mình,
tư tưởng chính trị Hy - La cổ đại trải qua ba thời kỳ: thời kỳ thứ nhất là thời
kỳ phát sinh quan niệm về nhà nước gắn liền với việc hình thành thể chế nhà
nước; thời kỳ thứ hai là thời kỳ phát triển cao và tổng kết những tư tưởng về
nhà nước trùng hợp với thời kỳ hưng thịnh và suy vong của nền dân chủ
chiếm nô (chủ yếu ở Aten- Hy Lạp); thời kỳ thứ ba là thời kỳ khủng hoảng
những tư tưởng chính trị, thời kỳ suy vong của hệ thống quốc gia - thành thị.
Thứ hai: Tư tưởng chính trị Hy- La cổ đại chủ yếu phản ánh ý thức hệ
của giai cấp chủ nô thống trị. Mẫu thuẫn giai cấp cơ bản trong xã hội chiếm
nô Hy - La cổ đại là mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô. Những khát vọng của
giai cấp nô lệ được phản ánh trong những câu chuyện kể, những chuyện thần
thoại, mơ ước về thời "hồng kim" đã qua, song khơng phải là tư tưởng tiêu
6


biểu. Ngay cả trong thành bang Aten, với chế độ chiếm nô dân chủ, nhưng
những tư tưởng tự do của những người dân tự do cũng chủ yếu là những tiếng

"thở dài" tiếc thương một thời đã qua. Trái lại, cùng với q trình xác lập nhà
nước chiếm nơ, những tư tưởng phản ánh lợi ích của giai cấp chủ nơ đã trở
thành tư tưởng chính trị chính thống. Nó thực sự là cơng cụ hữu hiệu để duy
trì trật tự xã hội chiếm nơ, mặc dù hình thức có thay đổi. Chính C. Mác đã
khẳng định rằng, tư tưởng thống trị một thời đại là tư tưởng của giai cấp
thống trị.
Thứ ba: Tư tưởng chính trị Hy - La cổ đại đã đề cập tới nội dung khá
toàn diện về chính trị, từ quan niệm về chính trị, bản chất chính trị, thể chế
chính trị (quân chủ, quí tộc, dân chủ) đề cập tới con người chính trị với tư
cách là tinh hoa: thủ lĩnh chính trị. Điều đó một mặt phản ánh cuộc đấu tranh
giai cấp giữa chủ nô và nô lệ khá gay gắt, mặt khác cũng phản ánh tư duy của
người phương Đông, mà trước hết là kiến thức về khoa học tự nhiên của
người Ai Cập, Babilon và một phần kiến thức của người Ấn Độ cổ đại.
2.3 Các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu
2.3.1. Hêrôđốt (480-425 trước Công nguyên)
Vốn là một sử gia, ơng cịn được coi là "người cha của chính trị học".
Ông là người đầu tiên phân biệt và so sánh các loại hình chính thể khác nhau.
Đó là ba hình thức cơ bản của sự cầm quyền: quân chủ, quý tộc, dân chủ.
Quân chủ là thể chế độc quyền của một người là vua. Khơng ai có
quyền phản kháng, phản biện lại vua. Vua sống xa dân trong khi quần thần
tôn sùng phỉnh nịnh. Do đặc quyền và quá lạm như vậy nên vua dễ trở thành
tội lỗi. Song chế độ quân chủ là sự tiền định thực tế vì lập công khai quốc bao
giờ cũng là người anh minh đức độ, vì dân vì nước mà cầm quyền. Hơn thế
nữa, đó là hình thức khơng tránh khỏi một khi xã hội rơi vào trạng thái hỗn
loạn sau những thoái hoá của chế độ dân chủ và quý tộc.

7


Quý tộc là thể chế được xây dựng trên cơ sở một nhóm những tinh hoa

về trí tuệ và phẩm chất của cả quốc gia để cầm quyền vì lợi ích chung. Các
quyết định hữu ích sẽ nảy sinh qua bàn bạc, cọ sát của các nhà thông thái. Tuy
vậy, thể chế này dễ có sự khác biệt, chuyển thành bất hoà chia bè phái do chỗ
những người cầm quyền đều muốn ý kiến của mình đúng, đều muốn làm thầy
người khác... sớm muộn cũng sẽ thành những địch thủ loại trừ nhau.
Dân chủ là thể chế mà quyền lực do đông đảo nhân dân nắm, mang lại
quyết định cho cộng đồng và trao những chức vụ công cộng bằng con đường
bỏ phiếu bầu ra các pháp quan. Xã hội được quản lý theo nguyên tắc đồng
luật và đồng đều (bình đẳng và cơng bằng trước pháp luật). Tuy vậy, nhân dân
là một đám đơng, khơng có học thức nên dễ bị kích động, khơng có khả năng
ngăn cản những người xấu thoả hiệp nhau cùng áp bức cộng đồng, khi bị lơi
kéo thì tính nóng nảy và dục vọng của đám đơng là đáng sợ. Trạng thái vơ
chính phủ là khả năng thực tế tiếp theo.
Hêrôđốt nghiêng về loại hình thể chế quân chủ, trong khi chỉ ra khả
năng mạnh yếu của mỗi loại hình trên thực tế, ơng đã tạo cơ sở đầu tiên, gợi ý
cho một dòng quan niệm xuyên suốt từ cổ đại đến hiện đại về loại hình thể
chế chính trị tốt nhất, đó là thể chế hỗn hợp những đặc trưng tốt của ba loại
hình cơ bản nói trên.
2.3.2. Xênơphơn (427-355 trước Cơng ngun)
Đặc điểm nổi bật trong tư tưởng chính trị của Xênơphơn là quan niệm
về thủ lĩnh chính trị.
Xuất phát từ quan niệm coi việc cai trị nhà nước là công việc hệ trọng
nhất, Xênơphơn khẳng định thủ lĩnh chính trị - người đứng đầu nhà nước phải là người biết chỉ huy. Đó khơng chỉ là người mang vương trượng, khơng
chỉ là người biết lấy quyền lực bằng bạo lực hay mưu chước, mà là người biết
chỉ huy, giỏi kỹ thuật, giỏi thuyết phục, biết làm rung cảm người nghe trong
diễn thuyết.
8


Khơng dừng ở đó, Xênơphơn cịn chỉ ra khơng ít những phẩm chất sâu

sắc và phổ biến không chỉ cần có ở những thủ lĩnh chính trị đương thời mà ở
mọi thời đại, như biết vì lợi ích chung, tận tâm phục vụ quần chúng và bảo vệ
lợi ích của nhân dân. Thủ lĩnh là người biết "hợp lại" và "nhân lên" sức mạnh
của mọi người, do vậy phải là người biết những động lực của các hoạt động
của con người và biết tác động lên dân chúng. Xênôphôn cho rằng, sự thiên
tài của thủ lĩnh chính trị khơng phải tự nhiên mà có, mà nó sinh ra từ sự kiện
nhẫn lâu dài, từ khả năng chịu đựng lớn về thể chất, với ý chí sống và rèn
luyện theo phong cách thanh liêm, biết kiềm chế, thích lao động.
2.2.3. Platơn (428-347 trước Cơng ngun)
Platơn có ba tác phẩm lớn về chính trị: Cộng hồ, Quy luật và Tiền
chính trị. Tư tưởng chính trị của ơng là phản dân chủ, song những nghiên cứu
và kiến giải của ơng đặt ra có nhiều vấn đề đáng suy nghĩ. a) Quan niệm về
chính trị
Platơn chỉ rõ, chính trị là sự hiểu biết tối cao, chỉ đạo tổng thể xã hội.
Chính trị phân giải thành pháp lý, hành chính, tư pháp, ngoại giao. Song, tất
cả những yếu tố đó phải được thống nhất bởi chính trị. Cũng như những nhà
tư tưởng cổ đại, Platơn cho rằng, chính trị là sự cai trị. Ơng đặc biệt nhấn
mạnh tới trí tuệ và nghệ thuật trong cai trị: chính trị là sự thống trị của trí tuệ
tối cao. Theo ơng, chính trị là nghệ thuật cai trị những con người với sự bằng
lòng của họ. Cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới
đích thực là chính trị. Chính trị là dẫn dắt con người bằng thuyết phục. Platôn
coi nguyên tắc tối cao để tổ chức chính quyền là sự thơng thái. Do đó, chính
trị phải là một khoa học, khơng hiểu được khoa học chính trị thì khơng thể trở
thành nhà chính trị thực sự. Chính trị phải là sự chuyên chế. Tất cả các cá
nhân phải phục tùng quyền uy.
Nhà nước lý tưởng là nhà nước được cầm quyền bởi sự thông thái. Việc
điều hành nhà nước thuộc về người thượng lưu, những công dân cao tuổi và
9



hiểu biết nhất. Nhà nước đó gồm có ba tầng lớp (giai cấp) cơ bản: tầng lớp
các pháp quan là những người có lý trí và có vai trị cai trị thành bang; tầng
lớp chiến binh là những người có sức mạnh và bảo vệ thành bang; cuối cùng,
nông dân và thợ thủ công là những người nặng về đời sống nhục cảm, có
trách nhiệm cung cấp đồ ăn vật dụng cho thành bang. Để duy trì một xã hội
ổn định, các tầng lớp phải sống đúng vị trí của mình, đặc biệt phải chọn lựa,
đào tạo đội ngũ những người cầm quyền một cách chặt chẽ và có ý thức.
Platơn chủ trương xóa bỏ sở hữu tư nhân và xố bỏ tình u gia đình,
thay bằng những tổ chức cộng đồng, coi thực hiện cộng đồng về tài sản và
hôn nhân là điều kiện và cơ sở để duy trì một xã hội được cai trị bởi sự thơng
thái. Khi đó, nền chính trị thơng thái sẽ tự chiến thắng do đội ngũ những nhà
thông thái được tuyển lựa và đào luyện một cách vững vàng vì khơng có sự
thơi thúc nào của sở hữu, khơng có sự quyến rũ tai hại của phụ nữ dẫn đến
hỗn loạn, thành bang sẽ cân đối và ổn định.
b) Quan niệm về chuyển hố quyền lực xã hội Là nhà biện chứng.
Platơn chỉ rõ: xã hội không tránh khỏi suy đổi do những nguyên nhân tâm lý,
từ hỗn loạn trong hôn nhân sẽ hỗn loạn trong dòng giống, giáo dục bị bỏ rơi.
Tình trạng tham quan, tích luỹ của cải và quyền lực vào một số người dẫn đến
phân cách lớn về giàu nghèo. Đám đơng sẽ chiếm chính quyền, uỷ thác cho
một người, hình thành nền quân chủ của thiên tài, và từ đó lại hình thành nên
chính phủ của những nhà thơng thái.
Với nhãn quan chính trị biện chứng nhưng không tưởng, Platôn bằng sự
gạt bỏ cá nhân, trong thực tế tạo ra được sức mạnh tập trung, nhưng không thể
duy trì được sự ổn định tự nhiên lâu bền. Xố cá nhân vì một xã hội lý tưởng,
Platơn đã biến mục đích thành phương tiện. Bởi bất kỳ một hoạt động chính
trị thực tiễn nào, bất kỳ một bước phát triển nào của lịch sử nhân loại cũng
nhằm mục đích vì con người.

10



Trong tư tưởng chính trị của Platơn có nhiều mâu thuẫn: một mặt, ơng
địi xố bỏ sở hữu tư nhân, thiết lập sở hữu cộng đồng; mặt khác, ông cho
rằng cần phải duy trì các đẳng cấp và bất bình đẳng xã hội. Ơng đưa ra mơ
hình nhà nước lý tưởng và công lý, nhưng đồng thời lại bảo vệ lợi ích của
tầng lớp q tộc chủ nơ, chống lại nền dân chủ Aten. Tuy nhiên, ông đã đưa
ra nhiều quan niệm cụ thể về chính trị, hệ thống lý luận về chính trị, sự phát
triển xã hội nói chung.
2.3.4. Arixtốt (384-322 trước Cơng ngun)
Ơng là nhà bác học thiên tài của văn minh Hy- La cổ đại. Ơng có hai
cơng trình lớn nghiên cứu về chính trị là: Hiến pháp Aten và Chính trị.
Hiến pháp Aten là phần tìm thấy được sau này của một cơng trình lớn
khảo cứu 158 nhà nước thành bang Hy Lạp, trong đó ơng tập hợp, phân loại
nghiên cứu các loại hiến pháp và chính phủ, nghiên cứu nguồn gốc các thiết
chế Aten, các thời kỳ lịch sử của nó. Đặc biệt, ơng đã khảo sát các thiết chế
của pháp quyền hiện thực, phân loại các cơ quan nhà nước thành ba loại: nghị
luận, chấp hành, xét xử; phân tích cơ cấu và cách thức vận hành của các cơ
quan hành chính và tư pháp.
Chính trị là cuốn yếu luận về nhà nước của Arixtốt, trong đó nghiên
cứu các mặt cấu thành thành bang, lãnh thổ, dân cư và chính phủ của nó; mục
đích và hình thức của chính quyền, các chế độ chính trị, hiệu quả, sự tiến hóa
của chúng, phê phán các hệ thống hiện có. Theo ơng, nhà nước, quyền lực nhà
nước xuất hiện tự nhiên, được hình thành do lịch sử. Song, không như quan
niệm của các nhà tư tưởng thế kỷ Ánh sáng sau này (coi nhà nước, quyền lực
nhà nước như là kết quả của sự thỏa thuận giữa mọi người với nhau dựa trên ý
chí của họ), Arixtốt coi nhà nước tồn tại trong ý thức siêu hình. Nó được phát
triển từ gia đình, cơng xã và là một hình thức tổng thể và hồn thiện nhất
trong quan hệ giữa mọi người với mục đích tối cao là nhằm liên kết mọi
người để đạt tới một cuộc sống tốt đẹp nhất.
11



Xem nhà nước, quyền lực nhà nước là yếu tố tất yếu (đi từ những căn
do siêu nhiên), sứ mạng của nó là lãnh đạo tập thể các cơng dân, nghĩa là
trước hết nó phải quan tâm tới các quyền chung của cơng dân. Điều đó lại
chính là bản chất và chức năng của pháp luật. Vì thế, Arixtốt rất coi trọng
pháp luật, cho pháp luật là quy tắc khách quan, có tính chính trực vơ tư, xuất
phát từ quyền lực và phù hợp với các mục đích quốc gia. Ông phân biệt hai
loại pháp luật: pháp luật chung (pháp luật tự nhiên) và pháp luật riêng (pháp
luật được xác lập do con người), trong đó pháp luật chung cao hơn pháp luật
riêng.
Về các loại hình chính phủ, Arixtốt cho rằng, chính phủ tốt nhất khơng
phải chỉ có một loại đối với tất cả các thời đại và các nước. Từ đó ơng nghiên
cứu khá đầy đủ các hình thức khác nhau của chính phủ. Ơng phân chính phủ
theo tiêu chuẩn số lượng (số người cầm quyền) và chất lượng (mục đích của
sự cầm quyền). Kết hợp hai mặt đó, ông chia chính phủ ra hai loại: chính phủ
chân chính, khi mục đích của nó vì lợi ích chung, đó là: qn chủ, q tộc,
cộng hịa; chính phủ biến chất, khi lợi ích riêng của những người cai trị chiếm
ưu thế, đó là: độc tài, quả đầu, dân trị.
Đối với mỗi hình thức chính phủ, trong khảo cứu của mình, Arixtốt cịn
cụ thể hóa nhiều dạng thức riêng với những đánh giá và luận giải sâu sắc.
Theo ơng:
- Chính phủ qn chủ thường do một ơng vua hiền, có cơng lập quốc,
vì nước vì dân mà cầm quyền. Đó là hình thức chính trị sơ khai vì lúc đầu
khơng ai có uy tín bằng thủ lĩnh chiến thắng trong chiến tranh, trong lập quốc.
Nhưng khi xã hội phát triển, người tốt, người giỏi có nhiều, chế độ chính trị
phải khác.
- Chính phủ quý tộc chỉ được xây dựng trên cơ sở một nhóm những
người ưu tú về trí tuệ và phẩm chất, tiêu biểu cho cả quốc gia để cầm quyền vì
lợi ích của quốc gia và các cơng dân của nó. Chế độ quý tộc pha trộn những

12


quy tắc của nền dân chủ chính trị, đó là nền cộng hòa quý tộc - thể chế mà
Arixtốt ủng hộ. Khác với Nhà nước lý tưởng của Platôn, nền cộng hịa chun
chính của một hay một số ít những nhà thơng thái, nhà nước cộng hịa của
Arixtốt là chính phủ của một đội ngũ những người ưu tú uyên bác và mở rộng
tới các công dân sung túc về cả của cải vật chất và tinh thần. Phương pháp để
hình thành nên thể chế này, Arixtốt chủ trương vừa tuyển cử vừa bốc thăm.
Theo ông, nếu chỉ tuyển cử sẽ dẫn tới quý tộc trị hay quả đầu trị, cần bốc
thăm để đảm bảo sự bình đẳng hồn hảo. Vì vậy, để chọn các pháp quan, nên
trộn lẫn cái này với cái kia, chẳng hạn: cử giữ chức trách bằng bốc thăm giữa
những người đã được bầu.
Thể chế cộng hòa quý tộc rộng hơn thể chế quý tộc thuần túy. Trong
quan niệm về cơ cấu tầng lớp giai cấp cơ sở của những thể chế chính trị ổn
định và phát triển, Arixtốt rất coi trọng vai trò của tầng lớp các công dân
sung túc, ông cho rằng, họ là người duy nhất quản lý tốt thành bang, vì
khơng bị cuốn hút bởi của cải, cũng không bị đè nén bởi nghèo nàn và lo âu.
Các công dân nắm sở hữu trung bình sẽ ở vào vị trí thích hợp nhất để thực
hành điều độ. Người đứng ở trung điểm sẽ uốn mình theo những lời khuyên
của trật tự và lý trí.
- Nền dân chủ chính trị (hay cộng hịa dân chủ) được - hình thành trên
cơ sở sự tham gia của công dân vào bầu cử và ứng cử. Sự cai trị được thực
hiện bằng pháp luật. Arixtốt rất chú trọng tiêu chí giàu, nghèo trong xác định
thể chế chính trị là dân chủ hay q tộc. Ơng cho rằng, ở nơi mà quyền lực
thuộc về những người giàu ngay cả khi họ là đa số cũng có quả đầu chính trị.
Ở nơi mà quyền lực là của những người nghèo thì ngay cả khi họ là thiểu số.
đó cũng là nền dân chủ trị (nền dân chủ chống người giàu). Vì thế, nền dân
chủ chính trị là nền chính trị mà trong đó cả những người giàu, cả những
người nghèo đều không làm chủ tuyệt đối mà theo tỷ lệ của số lượng.


13


Từ nghiên cứu các thể chế dân chủ đã có trong hiện thực chính trị Hy
Lạp, Arixtốt chỉ rõ: chế độ dân chủ chính trị có thể sẽ chuyển thành chế độ mị
dân và từ đó chuyển thành chế độ độc tài, nếu ý chí thực hiện điều tiết bằng
pháp luật thay thế bằng ý chí cá nhân tùy tiện, lợi ích của đa số bị thay thế
bằng lợi ích chung phi nhân cách để cá nhân có quyền lực thao túng, hay chế
độ nằm trong tay những tay nịnh bợ, gian xảo, ham muốn quyền lực và lợi ích
riêng. Trong nền dân chủ, những tên mị dân đều có uy tín vơ giới hạn, vịng
luẩn quẩn tất yếu xảy ra: dân chủ, mị dân, độc tài.
Chế độ dân chủ chính trị cũng như mọi thể chế chính trị khác đều có
mầm mống của sự biến chất. Qua những cuộc cách mạng mà thể chế thay đổi.
Theo Arixtốt, những cuộc cách mạng luôn luôn đi ra từ những nguyên nhân
lớn, dù rằng sinh ra tức thời từ những cơ hội nhỏ. Có những nguyên nhân đó
là do sự quá bất bình đẳng hay q bình đẳng, do hồn cảnh địa lý, do thiếu
tầng lớp trung lưu, do sự thối hóa của các cá nhân cai trị và có thể cịn do sự
tự do không hạn chế.
Trong chế độ dân chủ, ông không quan tâm đến nguyên tắc tham gia
của nhân dân trong việc quản lý nhà nước, mà chỉ quan tâm đến hệ thống các
biện pháp nhằm loại trừ việc tiếm quyền. Cịn đối với thể chế tập đồn thống
trị, ông ủng hộ sự lãnh đạo xã hội bởi những người giàu có, khá giả, ln
hướng tới ổn định trật tự. Arixtốt cho rằng, hình thức nhà nước phụ thuộc vào
mối tương quan giữa người giàu, kẻ nghèo trong xã hội. Người nghèo thường
chiếm đa số, nên ơng khơng hồn toàn chấp nhận nền dân chủ, mà cho rằng
thể chế dân chủ dễ biến chất vì trong đó người nghèo nắm chính quyền.
Nghiên cứu về các loại hình chính phủ - đó là một cơng trình lớn đồ sộ
của Arixtốt thể hiện nét sắc sảo và phương pháp khách quan hiện thực của
ơng, ơng chỉ rõ: các chế độ chính trị thường rất khác với cái mà hình thức bề

ngồi của nó cho thấy. Có thể có một chế độ dân chủ nhân dân, trong khi hiến
pháp có một bộ mặt quả đầu chính trị. Ngược lại, trong những trường hợp
14


khác, dù rằng hiến pháp hợp pháp đúng là dân chủ nhưng xu hướng của các
phong tục và ý niệm lại là quả đầu.
Mặc dù hạn chế bởi mục tiêu giai cấp, bởi quan niệm cổ đại hẹp hòi về
quyền tự do của cá nhân những người nô lệ và lao động, bởi quan điểm chiết
trung và điều hòa... trong nhận thức những vấn đề chính trị- xã hội, song với
nhãn quan uyên thâm sâu sắc, với phương pháp luận dựa trên sự quan sát thực
tế chính trị, với kết quả của sức làm việc thiên tài, tư tưởng chính trị của
Arixtốt về nhiều mặt có ý nghĩa là sự tổng kết và khái quát hóa những giá trị
cơ bản của tư tưởng chính trị Hy Lạp- La Mã cổ đại.
2.3.5. Pôlybe (201-120 trước Công nguyên)
Pôlybe vốn không phải là nhà chính trị học, song qua các cơng trình
lịch sử của ơng lại thấy rõ nhiều tư tưởng chính trị quan trọng. Đặc biệt và
bao trùm là tư tưởng về thể chế chính trị hỗn hợp.
Pơlybe kế thừa cách phân loại chính phủ truyền thống của Arixtốt:
quân chủ, quý tộc, dân chủ. Ông tiếp nhận quan điểm về sự kết hợp giữa
những nguyên tắc quý tộc và dân chủ trong nền cộng hịa q tộc của Arixtốt;
song, ơng nhấn mạnh, phát triển và khẳng định rõ rệt hơn: chính phủ tốt nhất
khơng phải là chính phủ theo một kiểu thuần túy. Sự thuần túy trong bản chất
của chính phủ có từ trong bản thân nó. Chính phủ tốt nhất là chính phủ liên
kết được những kiểu hình thức thuần túy khác nhau trong những tỷ lệ hài hịa
nhất. Theo ơng, khơng chỉ lý trí mà kinh nghiệm cũng chỉ ra rằng, hình thức
chính phủ hồn hảo nhất là hình thức được cấu thành từ hình thức quân chủ,
quý tộc và dân chủ. Thể chế chính trị hỗn hợp đó biểu hiện rất rõ trong hiến
pháp La Mã, qua sự phối hợp khéo léo giữa các quyền lực trong nhà nước.
Trong thể chế đó, cơ quan chấp chính tối cao là vua (quân chủ),

Nguyên lão nghị viện là quý tộc, còn các hội đồng và các "cơ quan bảo dân"
là dân chủ. Sự phân bố và kết hợp giữa các cơ quan quyền lực làm cho chúng
phụ thuộc và khống chế lẫn nhau. Do vậy, nhờ hệ thống quyền lực cân đối,
15


nhà nước La Mã đạt được những kết quả tốt nhất về đối nội, đối ngoại, mở
rộng thành đế quốc hùng mạnh.
Như vậy, ở Pôlybe, việc phân công và phối hợp chặt chẽ giữa những
quyền lực chủ yếu trong một thiết chế chính trị là một hệ quả quan trọng của
nguyên lý: thể chế chính trị hỗn hợp là thể chế chính trị tốt nhất. Phân tích
ngun nhân suy thối của các chế độ: quân chủ, quý tộc và dân chủ thuần
túy, Pơlybe cịn chỉ ra một giá trị khác của thể chế chính trị hỗn hợp: nó
chống được trạng thái trì trệ, dẫn đến suy đồi xã hội mà mọi chế độ chính trị
thuần túy khơng tránh khỏi. Với chế độ hỗn hợp, một nguyên tắc không thể
đơn phương đi đến tận cùng, mà nó được bù lại bằng sự tồn tại của một
nguyên tắc trái ngược. Điều đó cho phép nền cộng hòa kéo dài bằng sự kết
hợp cân đối các yếu tố của nó.
2.3.6. Xixêrơn (106-43 trước Cơng ngun)
Ơng là luật sư, nhà chính trị hùng biện, người tiêu biểu của trí tuệ La
Mã. Hai tác phẩm chính của Xixêrơn là: Nước cộng hịa và Các quy luật đều
mượn tên và dùng hình thức diễn đạt qua đối thoại như ở Platơn, nội dung
chính là nghiên cứu về nhà nước và các loại luật thích hợp với nhà nước.
Quan điểm xuyên suốt ở Xixêrôn là bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc chủ
nô, đại điền chủ và quan chức nhà nước, biện minh cho sự bất công xã hội
qua các luật tự nhiên. Tuy vậy, trong các tác phẩm của ơng cũng để lại khơng
ít những quan niệm về chính trị.
Chính trị, người làm chính trị trước hết phải được xem xét từ nghĩa vụ
đạo đức. Theo Xixêrôn, giữ trách nhiệm trong đời sống công cộng là chức
năng tốt đẹp nhất, nó cần sự thơng thái, kinh nghiệm và sự cao thượng nhất

của phẩm hạnh. Bởi vì, đó là việc thường khơng thích thú, rất nặng nề, dễ có
hậu quả xấu cho bản thân. Vì thế, chính trị là cơng việc của những con người
thống nhất trong mình tài năng và quyền uy, có "uy thế tinh thần", có "tâm

16


hồn hướng thượng", biết hy sinh vì lợi ích chung, bỏ qua những lợi ích tiền
bạc khơng chính đáng.
Xixêrơn cho rằng, quyền lực, tổ chức quyền lực là tất yếu với nghĩa là
nó diễn ra từ bản chất con người- chạy trốn khỏi sự cô đơn và khao khát cuộc
sống cộng đồng xã hội. Nó khơng sinh ra bởi cá nhân người thực hành nó mà
bởi nhân dân. Nhân dân, Xixêrơn hiểu khơng phải là một tập hợp nào đó, một
số đơng, một bầy đàn, mà là "một tập đồn đông những người liên hiệp với
nhau với cùng một luật pháp và cùng một cộng đồng lợi ích nào đó". Sự liên
hợp đó khơng thể hiện sự yếu đuối, lo sợ của họ đối với đồng loại, mà là từ
bản chất cộng đồng của họ.
Với Xixêrôn, quyền lực là cái gì đó vượt q nhiều cái có thể, dù là
thiên tài đến đâu. Theo ông, nhà nước được tạo thành khơng bởi một mình
thiên tài mà bởi một thứ thiên tài chung ở nhiều cơng dân, khơng phải ở q
trình của đời sống một con người mà bởi lao động của các thế hệ đã đeo đuổi
trong nhiều thế kỷ. Nhà nước ra đời có khuynh hướng liên minh, liên kết con
người với nhau. Nhiệm vụ quan trọng của nhà nước là bảo vệ sở hữu tư nhân.
Hoạt động chính trị và tham gia vào đời sống chính trị là biểu hiện cao nhất
của con người. Công việc nhà nước là cơng việc của nhân dân. Ơng cho rằng,
pháp quyền được lập ra để xác lập sự thống nhất xã hội.
Nghiên cứu các hình thức của chính phủ, Xixêrơn nghiêng về ủng hộ
chế độ qn chủ. Ơng đánh giá: chính phủ quý tộc làm tăng quá nhiều những
khác biệt xã hội mà về mặt cá nhân nó gây nhiều đau đớn. Cịn về chính phủ
nhân dân thì ơng cho rằng, ở có sự bất cơng, bởi vì chính phủ có nghĩa là đem

lại cho mỗi người cái của mình. Mà "cái của mình" ở mọi người trong xã hội
khơng phải là giống nhau, nên trong xã hội (cổ đại) chính nghĩa phải là tơn
trọng sự khác biệt. Trong khi đó, chính phủ nhân dân lại có xu hướng cào
bằng. Ơng phản đối chế độ dân chủ và cho rằng, không có gì ghê tởm hơn sự
độc đốn của đám đơng. Từ đó, cũng như Arixtốt và đặc biệt là Pơlybe, Xix
17


rơn đánh giá cao và ủng hộ thể chế chính trị hỗn hợp: chế độ kết hợp theo
những tỷ lệ đúng đắn cá độ quân chủ, quý tộc và dân chủ; chế độ thực hiện sự
hòa hợp những cái trái ngược nhau, tạo nên sự cân đối và nhịp nhàng của toàn
xã hội.
Như vậy, từ Arixtốt ở Hy Lạp đến Pôlybe và Xixêrôn ở La Mã cổ đại,
tư duy về thể chế chính trị hợp lý đã được hình thành và khẳng định. Đó là thể
chế chính trị hỗn hợp từ ba hình thức thuần túy: quân chủ, quý tộc và dân chủ.
Thể chế đó có những đặc trưng cơ bản là:
- Tập trung quyền lực vào một con người có tài năng, đức độ cao nhất.
- Tập hợp được những người có trí tuệ để cầm quyền (chính trị là sự
thơng thái).
- Quyền lực và lợi ích của cơng dân là nền tảng và mục đích của chế
độ.
Quan niệm đó trên thực tế đã khẳng định giá trị phổ biến của nó trong
suốt lịch sử chính trị của nhân loại từ cổ đại đến hiện đại.

18



×