Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận lịch sử tư tưởng chính trị tư tưởng chính trị trung quốc cổ đại cùng những đặc điểm của tư tưởng chính trị ở thời kỳ này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.08 KB, 35 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
Đề tài:

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
CÙNG NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH
TRỊ Ở THỜI KỲ NÀY


MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
II.NỘI DUNG....................................................................................................2
2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và những nét đặc thù của tư tưởng chính trị
trung quốc cổ đại..............................................................................................2
2.2. Một số trào lưu tư tưởng chính trị tiêu biểu...............................................4
2.2.1. Đạo gia.................................................................................................4
2.2.2. Nho gia.................................................................................................7
2.2.3. Mặc gia...............................................................................................20
III. KẾT LUẬN...............................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................31


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử thế giới thời kỳ cổ đại đã có nhiều hệ thống,tư tưởng chính trị
lên ở các trung tâm Hy Lạp, Ấn Độ và Trung Quốc. Nghiên cứu lịch sử tư
tưởng Trung Quốc cổ đại, chúng ta thấy phần nổi trội nhất là tư tưởng chính
trị. Việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị của Trung Quốc cổ đại cho thấy
những yếu tố tiêu biểu và qua đó có thể làm sáng tỏ đặc trưng của tư tưởng
chính trị Việt Nam truyền thống
Các học giả Trung Quốc như Hầu Ngoại Lư, Triệu Kỷ Bân, Đỗ


Quốc Tường, Phùng Hữu Lan, Lã Trấn Vũ...khi nghiên cứu lịch sử tư
tưởng nói chung, lịch sử tư tưởng chính trị ý Trung Quốc nói riêng đã bước
đầu thống nhất nhận định: xét ở góc độ phương thức sản xuất, nếu như
ở phương Tây, điển hình là xã hội Hy -La, xã hội phát triển theo con
đường cách mạng, diễn ra một cách dồn dập, mạnh mẽ, nhanh chóng trong
một khoảng thời gian tương đối ngắn, thì ở Trung Quốc nói riêng, phương
Đơng nói chung, xã hội lại phát triển theo con đường duy tân, thay cũ đổi
mới một cách từ từ, chậm chạp, ít đột biến. Mang đặc điểm của công xã
nông thôn và phương thức sản xuất Châu Á, nên mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội Trung Quốc không diễn ra
mạnh mẽ và đối kháng để chuyển thành cách mạng xã hội, mà nó liên tục, kéo
dài và đan xen giữa nhiều hình thái kinh tế -xã hội khác nhau, Nguyên nhân
làm cho xã hội rối loạn triền miên trong thời kỳ cổ đại và sự “ngưng
trệ” của thời kỳ trung cổ. “Nông nghiệp là nền tảng kinh tế nước Trung Hoa,
vương triều nào cũng phải nhờ vào đó mà tồn tại; là dân tộc canh nơng, cho
nên thường dùng chính sách trọng nông. Nhưng qua cảnh thịnh trị buổi
đầu vương triều nào cũng lần lần mà suy vi và “hà liễm truy cầu”, rốt cuộc
nông dân nổi loạn. Những cuộc cách mệnh chính trị đã từng lướt qua mà
khơng lay động được cái tổ chức nghìn năm của họ, vì tổ chức ấy có mật thiết

1


với điều kiện nông nghiệp, với điều kiện tự nhiên vĩnh cửu của nước Trung
Hoa.
Chính vì tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại có nhiều nét đặc sắc, tác
giả đã tiến hành lựa chọn đề tài: “Tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại
cùng những đặc điểm của tư tưởng chính trị ở thời kỳ này” để tìm hiểu rõ
hơn vấn đề này trong bài tiểu luận hết môn của mình.
II.NỘI DUNG

2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và những nét đặc thù của tư tưởng
chính trị trung quốc cổ đại
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của mình, Trung Quốc ln là
quốc gia lớn ở Đơng Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sơng lớn chảy
qua, đó là Hồng Hà ở phía Bắc và Trường Giang ở phía Nam. Lưu vực hai
con sơng này sớm trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Quốc. Về mặt
chủng tộc, cư dân ở lưu vực sông Hồng Hà thuộc giống người Mơng Cổ, đến
thời Xn Thu gọi là Hoa Hạ. Đó là tiền thân của Hán tộc sau này.
Trung Quốc cổ đại kéo dài từ thế kỷ XXI trước Công nguyên đến cuối
thế kỷ III trước Cơng ngun, với sự kiện Tần Thuỷ Hồng thống nhất Trung
Quốc bằng uy quyền bạo lực, mở ra thời kỳ phong kiến. Lịch sử xã hội chiếm
hữu nô lệ Trung Quốc là lịch sử đấu tranh tàn khốc giữa chủ nô và nô lệ; giữa
tầng lớp thượng lưu của xã hội chiếm nô với những nông dân phá sản bị nơ
dịch và trở thành phụ thuộc; giữa tầng lớp q tộc truyền thống bị bần cùng
hoá với những thương nhân giàu có tiếm quyền.
Lịch sử Trung Quốc cổ đại được chia thành ba thời kỳ tương ứng với
ba vương triều: Hạ, Thương, Chu.
Hạ (khoảng thế kỷ XXI- XVI trước Công nguyên): Mặc dù Vũ chưa
xưng vương, nhưng là người đặt cơ sở cho triều Hạ. Thời kỳ này, Trung Quốc

2


mới chỉ biết đồng đỏ, chưa có chữ viết. Sau bốn thế kỷ, đến đời vua Kiệt, bạo
chúa nổi tiếng đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, triều Hạ bị diệt vong và
khơng để lại nhiều chứng tích thể. cụ
Thương (cịn gọi là Ân, thế kỷ XVI- XII trước Cơng nguyên): Thang là
người đem quân tiêu diệt vua Kiệt, thành lập nhà Thương. Thời kỳ này, người
Trung Quốc biết sử dụng đồng thau, chữ viết ra đời và họ đã làm ra lịch nông
nghiệp, biết quan sát sự vận hành của mặt trăng, tính chu kỳ của nước sơng

dâng lên. Thời Thương, giới q tộc giữ vai trị thống trị, mà các tư tưởng gia
đã khẳng định sự thống trị của quí tộc là do trời định, nhà vua là "thiên tử",
quản lý quốc gia theo mệnh trời.
Chu (thế kỷ XI-III trước Công nguyên): Người thành lập nhà Chu là
Văn vương, người có cơng tiêu diệt vua Trụ - bạo chúa nổi tiếng thời Thương.
Trong hơn tám thế kỷ tồn tại, triều Chu được chia làm hai thời kỳ: Tây Chu
và Đông Chu. Từ khi thành lập đến năm 771 trước Cơng ngun, triều Chu
đóng đơ ở Cảo Kinh, phía Tây, nên gọi là Tây Chu. Thời Tây Chu, nhìn
chung xã hội Trung Quốc tương đối ổn định. Từ năm 771 trước Công nguyên,
nhà Chu dời đô về Lạc Ấp ở phía Đơng, nên gọi là Đơng Chu. Thời Đơng
Chu tương ứng với hai thời kỳ: Xuân Thu (772-481 trước Công nguyên) và
Chiến Quốc (403-221 trước Công nguyên).
Thời Đông Chu là thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang
chế độ phong kiến. Đồ sắt được sử dụng rộng rãi, tạo nên cuộc cách mạng về
công cụ sản xuất. Hệ thống thuỷ lợi rất phát triển, tạo điều kiện cho nông dân
trồng lúa hai vụ. Công cuộc khai hoang, khẩn hoá, mở rộng đất canh tác được
nhà nước khuyến khích. Các nghề khai khống, chế tác kim loại, làm muối,
làm thuỷ tinh, các nghề tiểu thủ công như dệt vải, mộc, đan lát phát triển, theo
đó xuất hiện các trung tâm buôn bán, đô thị, mở rộng hệ thống giao thông.

3


Trong xã hội, bên cạnh các giai cấp, tầng lớp xã hội cũ (q tộc, nơng
dân, thợ thủ cơng, nơ lệ) xuất hiện hai tầng lớp mới là địa chủ và thương
nhân. Trước đây, khi nhà Chu thịnh vượng thì đất đai thuộc nhà vua. Vào thời
Chiến Quốc, phần lớn đất đai thuộc tầng lớp địa chủ. Sự phân hoá sang- hèn
dựa trên cơ sở số lượng tài sản. Đạo đức, trật tự xã hội suy thối, đảo lộn, tình
trạng tôi giết vua, con giết cha, vợ giết chồng trở nên phổ biến, thời đại "lễ
hư, nhạc hỏng". Nhân dân đói khổ vì chiến tranh, vì bị áp bức, bóc lột nặng

nề. Trong xã hội xuất hiện tầng lớp trí thức mới "kẻ sĩ văn học". Họ không trị
nước mà bàn luận việc nước. Hình thành nhiều học thuyết, trường phái triết
học, chính trị, xã hội khác nhau, hoạt động sôi nổi, rầm rộ, gọi là phong trào
"bách gia chư tử" (bách gia tranh minh, chư tử hưng khởi). Nhìn chung, các
trường phái chính trị - xã hội hay các học thuyết xã hội cũng hướng vào giải
quyết những vấn đề thực tiễn chính trị- đạo đức của xã hội. Điều đó đã trở
thành nét đặc trưng tiêu biểu cho các trường phái, học thuyết chính trị - xã hội
Trung Quốc cổ đại.
2.2. Một số trào lưu tư tưởng chính trị tiêu biểu
2.2.1. Đạo gia
Người sáng lập ra phái Đạo gia là Lão Tử. Lão Tử (580 - 500 trước
Công nguyên) người làng Khúc Nhân, huyện Khổ, nước Sở; họ Lý, tên Nhĩ, tự
là Bá Dương, tên thường gọi là Đam, từng làm quan sử giữ kho sách cho nhà
Chu. Lão Tử là nhà triết học có những đóng góp quan trọng cho tư tưởng
Trung Quốc thời kỳ cổ đại. Tác phẩm Đạo đức kinh của ơng cịn được lưu hành
đến ngày nay.
Trong Đạo đức kinh, Lão Tử bàn về chính trị khơng nhiều, nhưng
tương đối có hệ thống. Ơng nêu ra lý luận triết học "đạo pháp tự nhiên", vận
dụng nhuần nhuyễn và nhất quán triết học đó để lý giải lĩnh vực chính trị. a)
Lý luận về đạo pháp tự nhiên

4


"Đạo" là phạm trù trung tâm của dạo pháp tự nhiên. Trước hết, ông
quan niệm "đạo" là bản nguyên thế giới, nhưng không phải là một thực thể cụ
thể nào đó như một số nhà triết học cổ đại Hy Lạp quan niệm. "Đạo" vơ cùng,
vơ tận, nhìn khơng thấy, nghe không được, bắt không được, sinh ra vạn vật
mà không khoe công lao, vận động không ngừng mà không mỏi mệt, chẳng
có tên gọi. "Đạo" là tên gọi mà Lão Tử tạm đặt. Bản tính của (đạo) là "vơ".

"Vơ" là khơng có gì, khơng là gì, nhưng với cách quan niệm của ơng, nó lại là
tất cả.
Mặt khác, "đạo" chứa đựng trong nó những phép tắc cấu tạo, biến đổi,
sinh thành và thực hiện những phép tắc đó mà sinh ra vạn vật như sáng- tối,
cương- nhu, họa phúc, đẹp- xấu… những quy tắc như tương phản, tương
thành, vận động ngược chiều, tuần hoàn. "Đạo" được biểu hiện ra bên ngoài là
"đức".
Như vậy, đạo pháp tự nhiên là vốn có, vơ tư, tự tác động mà biến hố,
khơng cần sự tác động từ bên ngồi. Tự nó vốn đầy đủ, hồn thiện, khơng
đẹp, khơng xấu, trạng thái của nó là bình lặng, tĩnh tại, khơng khoe khoang
tranh đoạt, tự bù đắp để tự cân bằng. Tự nhiên là "vô vi nhi bất vi", nghĩa là
không cần sự can thiệp nào, tự nhiên tự làm tất cả mọi việc.
Từ sự luận giải vũ trụ. Lão Tử rút ra phương pháp luận cho hoạt động
của con người nói chung và cho chính trị nói riêng là phải tn theo lẽ tự
nhiên, "vô vi nhi vô bất vi". Hơn thế nữa, do hiểu thấu đáo "đạo" nên sẽ tự
nhiên mà theo "đạo" một cách khơng gị ép. Theo "đạo" mà khơng biết mình
đang theo "đạo" mới là bậc cao "đạo".
Tư tưởng chính trị
Bao trùm tư tưởng cai trị xã hội của Lão Tử là chủ trương "vô vi nhi
trị", nghĩa là để cho xã hội tự nhiên như vốn có, khơng can thiệp bằng bất cứ

5


cách nào, xã hội sẽ được ổn định. Chủ trương "vô vi nhi trị" đối lập với "hữu
vi". "Hữu vi" nghĩa là sự can thiệp vào đời sống xã hội, làm mất tính tự nhiên
vốn có của nó, sẽ làm xã hội rối loạn, càng can thiệp sâu càng rối loạn.
Về quyền lực chính trị: ơng vừa nêu ra vừa tổng kết có bốn hình thức
cai trị, sử dụng các phương pháp khác nhau. Đó là: Dùng vơ vi: dân sống tự
nhiên, yên ổn, cai trị đơn giản.

- Dùng đức: giáo hoá dân, dân nghe theo mà ca ngợi. - Dùng pháp: dân
theo, nhưng vì sợ hãi mà theo.
Dùng mưu lừa gạt: dân theo vì bị lừa, khi biết sẽ phản đối'. Ơng chủ
trương cai trị bằng phương pháp vơ vi, ca ngợi vua cai trị theo cách vô vi, vì
cho rằng đó là hợp với lẽ tự nhiên.Tự nhiên là khơng bị chi phối bởi tình cảm,
ý muốn, trí tuệ của con người. Có sự can thiệp của con người, dù bằng bất cứ
cách nào thì chính trị cũng trở nên rắc rối.
Cai trị vô vi là không dùng trí tuệ vào việc cai trị. Cụ thể là khi dùng
pháp luật hay dùng mưu mẹo để cai trị, thì dân sẽ tìm cách lẩn tránh pháp
luật, dùng mưu mẹo để ứng phó mà trở nên mưu trí. Khi dân đã mưu trí thì xã
hội tất loạn. Ơng dùng khái niệm "tri túc" (nghĩa là phải biết như thế nào là
đủ) để điều chỉnh hành vi con người. Biết nhiều q khó trị, tham lam q
sinh ra loạn.
Cai trị vơ vi, cịn là khơng làm phiền hà dân do ln thay đổi pháp lệnh.
Ông so sánh trị nước như nấu cá nhỏ, lật nhiều sẽ nát. Pháp lệnh thay đổi
luôn, dân không biết đâu đúng, sai mà làm. Cai trị vô vi là không gây chiến
tranh. Chiến tranh là trái với đời sống tự nhiên của dân. Gây chiến tranh, cướp
đất chỉ phục vụ cho ham muốn của kẻ vô đạo "hữu vi".
Từ đó, ơng chủ trương cai trị dân bằng đạo vơ vi. Muốn dân n. thì
đừng đẩy dẫn đến chỗ cùng đường, khi cùng đường dân sẽ chống đối, ít thì
6


làm trộm cướp, cao hơn nữa thì giết vua. Đạo tự nhiên là chỗ thừa bù cho chỗ
thiếu Nếu cai trị chỉ bóc lột dân là lấy chỗ thiếu bù cho chỗ thừa. Phải dạy dân
coi trọng sự sống, nhưng đừng làm cho họ hết đường sống, đẩy họ đến chỗ
phải chọn cái chết đói, hay chọn cái chết phản kháng.
Theo Lão Tử, nhà nước lý tưởng là nhà nước dân ít, nước nhỏ, dân
sống đơn sơ, ăn mặc giản dị, khơng dùng binh khí, xe thuyền, khơng cần quan
hệ với nước láng giềng. Qua quan niệm của ơng, có thể thấy, một mặt, ơng

u hồ bình, thích thú với một trạng thái xã hội đơn sơ, bình lặng: nhưng mặt
khác, ông không thấy được sự phát triển tất yếu của xã hội, phủ nhận sự phát
triển đó, ơng coi đó trái tự nhiên mà khơng thấy được chính sự phát triển cũng
là tự nhiên. Quan niệm nhà nước lý tưởng của ông đi ngược lịch sử.
- Về biện chứng trong chính trị, Lão Tử là nhà triết học có tư tưởng
biện chứng, ông vận dụng để luận giải một số vấn đề trong chính trị như sự
biến đổi chủ trương cai trị: đại đạo bị bỏ, tất có nhân nghĩa thay thế. Trong
cách trị nước đòi hỏi sự mềm dẻo linh hoạt như triết lý cương-nhu. Cương
(vật cứng) là vật chết, nhu (mềm) là sự sống. Nhu, nhược thắng cương cường.
Cũng từ kinh nghiệm trong lĩnh vực chính trị, ông nêu ra thế ứng xử
chính trị cho các chính khách: "Cơng toại, thân thối". Thế ứng xử đó phù
hợp với đạo tự nhiên, có thành có huỷ. Nhưng thân thối là lối thốt an tồn
cho người làm chính trị thời phong kiến. Cách đó tránh sự ghen ghét của đồng
sự, cũng như nghi ngờ của quân vương.
Tóm lại, tư tưởng chính trị trong học thuyết của Lão Tử là một hệ
thống lý thuyết xuất hiện sớm trong lịch sử Trung Quốc, từ khi có sự phân
chia thành giai cấp và có nhà nước. Quan điểm của ơng chống lại giai cấp
thống trị tàn bạo, ức hiếp quần chúng, lám trái với đạo tự nhiên. Nhưng quan
điểm của ông lại có nhiều ảo tưởng như: về phương pháp cai trị, nhà nước lý
tưởng, khuyên con người bằng lòng với nghèo khổ, ngu dốt để có thanh thản.
Chính vì vậy nên học thuyết của ơng có nhiều tiêu cực hơn là tích cực. Tuy
7


nhiên, triết học của ông để lại giá trị phương pháp luận cho nhiều thế hệ học
giả thời tiền Tần, và đóng góp vào kho tàng lý luận chung của Trung Quốc.
2.2.2. Nho gia
Hệ tư tưởng chính trị Nho gia được thể hiện một cách cơ bản, có hệ
thống trong tư tưởng của người khởi xướng - Khổng Tử. Những nhà Nho tiếp
theo, xuất phát từ đó mà cụ thể hoá và phát triển thêm theo một số hướng

khác nhau (tiêu biểu là Mạnh Tử và Tuân Tử). Bộ sách Tứ thư gồm Luận ngữ,
Đại học, Trung dung và Mạnh Tử là những tác phẩm kinh điển của hệ tư
tưởng Nho giáo. Hệ tư tưởng Nho giáo, thừa nhận sự thống trị của giai cấp
phong kiến, đứng đầu là thiên tử, có sự phân chia đẳng cấp xã hội: người lao
động chỉ là hạng tiểu nhân, hèn kém; tầng lớp trên là hạng qn tử, cao sang.
Chính vì cốt lõi tư tưởng đó, hệ tư tưởng Nho gia được giai cấp phong kiến
Trung Quốc, qua các thời đại sử dụng làm tư tưởng thống trị.
a. Khổng Tử (551-478 trước Công nguyên) Khổng Tử sinh ra ở ấp
Trâu, quận Xương Bình, nước Lỗ (nay thuộc miền Sơn Đơng phía Bắc Trung
Quốc). Ơng là người dịng dõi q tộc nước Tống do chiến tranh mà lưu lạc
sang nước Lỗ, tên là Khâu, tên chữ là Trọng Ni.
Khổng Tử từng giữ các chức quan: làm lại nhà họ Q, một dịng họ q
tộc lớn ở nước Lỗ; ngoài 50 tuổi được vua Lỗ Định Công phong chức Trung
Đô tể, 4 năm sau được phong chức Tư Không rồi Đại Tư Khấu trông coi pháp
luật. Suốt thời gian làm quan, ơng chăm lo chính sự làm cho nước Lỗ ổn định.
Nước Tề lập kế để vua Lỗ mải vui chơi, quên việc triều đình. Ông can gián
nhưng vua Lỗ không nghe, bèn cùng học trò bỏ vua Lỗ mà đi.
Khổng Tử nhiều lần đi sang các nước chư hầu, mong muốn áp dụng
học thuyết của mình vào việc trị nước, nhưng khơng được dùng, bản thân ông
cũng không được trọng dụng. Sau 14 năm du thuyết không thành, quay về
nước Lỗ khi ông đã 68 tuổi. Ơng viết sách và dạy học, học trị theo học rất
đơng. Ơng thọ 73 tuổi.
8


Sách ông viết theo tinh thần "thuật nhi bất tác", san định các kinh thi,
thư, lễ, nhạc, dịch, xuân thu. Luận ngữ là cuốn sách được học trò tập hợp lời
nói, sự tích của ơng thể hiện tập trung tư tưởng chính trị rõ nhất. Học thuyết
của Khổng Tử được gọi là học thuyết chính trị - đạo đức. Những vấn đề cơ
bản của chính trị như: quyền lực, bang giao, phẩm chất của người cai trị...đều

được ông luận giải từ đạo đức.
Khái niệm ơng dùng để nói về cai trị là "chính", như "vi chính", "vấn
chính". Ơng quan niệm lĩnh vực cai trị, người cai trị lấy sự ngay thẳng, giữ
lịng tin làm chuẩn mực: "Chính giả chính dã, tử xuất dĩ chính, thục cảm bất
chính" nghĩa là: việc cai trị phải ngay thẳng, nay ngài ngay thẳng chính trực,
ai còn dám lừa dối (Nhan Uyên - Luận ngữ).
Lý tưởng chính trị của ơng là xây dựng quốc gia Trung Quốc thống
nhất theo mẫu hình nhà Tây Chu. Nhà nước đó, trên có thiên tử, dưới có chư
hầu, đại phu cùng cai quản dân. Thứ nữa, xuất phát từ thực tế thời Xuân Thu,
chiến tranh liên miên, sinh linh điêu đứng, quan hệ xã hội băng hoại, ơng
muốn có có một xã hội nhân đạo "lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả
hồi chi" (người già được yên, bạn bè tin nhau, trẻ nhỏ biết ơn) (Công dã
tràng Luận ngữ).
Đồng thời, ông cũng nêu ra phương pháp cai trị lý tưởng, là cai trị bằng
đạo đức: "Cai trị bằng đức, giống như sao Bắc đẩu cứ ở yên một chỗ mà các
sao khác hướng theo về" (Vi chính-Luận ngữ).
Quan niệm chung về chính trị cũng như lý tưởng chính trị, được ơng
triển khai theo phương pháp luận "nhất dĩ nhi quán chi"(lấy cái bao trùm
những cái khác) và các nội dung cụ thể như dùng "lễ", "chính danh" và đạo
"nhân" là các phương pháp cai trị.

9


Quan niệm "lễ trị": "Lễ" là chuẩn mực ứng xử mang tính hình thức
trong xã hội nói chung, chính trị nói riêng. Khi thực hiện quan hệ, mọi người
phải tuân theo "lễ". Và chỉ có tuân theo "lễ", xã hội mới trật tự, thực hiện
được cai trị vương đạo. Khổng Tử đề cao "lễ" đến mức "nếu hiểu rõ giá trị
của lễ giao (tế trời), lễ xã (tế đất) và ý nghĩa của lễ đế (lễ các vua đời trước)
thì việc trị nước như ngửa bàn tay ra xem vậy" (Trung dung); hoặc "biết dùng

lễ thì cai trị khó gì" (Lý nhân - Luận ngữ); "bề trên thích lễ thì dễ sai khiến
dân" (Hiến vấn - Luận ngữ). Lễ nhà Tây Chu là hệ thống "lễ" phong phú,
phức tạp và nhiều khi giáo điều gị ép. Đó là qui định về các loại lễ tế của dân
thường cho tới thiên tử; các qui định xe, ngựa, vẻ mặt khi giao tiếp; chỗ ngồi,
chỗ đứng, cách đi v.v..
Theo Khổng Tử, "lễ" quan trọng trong việc cai trị vì các lý do sau: thứ
nhất, "lễ" quy định danh phận thứ bậc người trong xã hội; thứ hai, "lễ" có tác
dụng điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ ứng xử, "không học lễ,
khơng có gì làm chỗ dựa" (Q thị - Luận ngữ); thứ ba, "lễ" có tác dụng hình
thành thói quen đạo đức, thí dụ như: "cho cha mẹ ăn phải cung kính. Nếu
khơng cung kính thì khơng khác nào cho chó, ngựa ăn". Cung kính dần
thành thói quen ứng xử.
Bản thân Khổng Tử là người giữ nghiêm "lễ". Ông bỏ vua Lỗ Định
Cơng mà đi, vì vua Lỗ khơng thực hiện đúng lễ, mặc dù ông đang giữ chức
Đại Tư khấu.
Quan niệm về "chính danh": Theo Khổng Tử, muốn cai trị trước hết
phải chính danh, nghĩa là mọi vật cần phải hợp với cái danh nó mang. Mỗi cái
danh đều bao hàm một số trách nhiệm và bổn phận, những cá nhân mang
danh ấy phải có những trách nhiệm và bổn phận phù hợp với danh ấy. Chính
danh là xác định đúng trật tự cai trị, thứ bậc, trách nhiệm xã hội. Ơng cho
rằng, chính danh là hợp với tự nhiên, "mệnh trời": "Vật các đắc kỳ sở" (vật

10


đều có chỗ xác định của nó). Ơng xác định rằng, một trong những nguyên
nhân của sự rối loạn trật tự xã hội là do mỗi người không xác định đúng vị trí
của mình, ngược lại cịn tiếm quyền, tiếm lễ. Nội dung "chính danh" ơng đưa
ra gồm có:
- Tương xứng với địa vị cai trị phải có phẩm chất tương ứng như nhân,

nghĩa, liêm, chính...; đồng thời chỉ sử dụng "lễ" tương ứng với địa vị đang
được thừa nhận. Bề tôi là chư hầu, đại phu, chỉ dùng lễ chư hầu, đại phu,
không được dùng lễ của thiên tử.
- Là chức trách xã hội của người cai trị và của mọi thành viên xã hội.
"Làm vua phải cư xử cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra
con" (Nhan uyên - Luận ngữ). Đánh giá vai trị của chính danh đối với cai trị,
gì làm chỗ dựa" (Quí thị - Luận ngữ); thứ ba, "lễ" có tác dụng hình thành thói
quen đạo đức, thí dụ như: "cho cha mẹ ăn phải cung kính. Nếu khơng cung
kính thì khơng khác nào cho chó, ngựa ăn". Cung kính dần thành thói quen
ứng xử.
Bản thân Khổng Tử là người giữ nghiêm "lễ". Ơng bỏ vua Lỗ Định
Cơng mà đi, vì vua Lỗ khơng thực hiện đúng lễ, mặc dù ông đang giữ chức
Đại Tư khấu.
Quan niệm về "chính danh": Theo Khổng Tử, muốn cai trị trước hết
phải chính danh, nghĩa là mọi vật cần phải hợp với cái danh nó mang. Mỗi cái
danh đều bao hàm một số trách nhiệm và bổn phận, những cá nhân mang
danh ấy phải có những trách nhiệm và bổn phận phù hợp với danh ấy. Chính
danh là xác định đúng trật tự cai trị, thứ bậc, trách nhiệm xã hội. Ông cho
rằng, chính danh là hợp với tự nhiên, "mệnh trời": "Vật các đắc kỳ sở" (vật
đều có chỗ xác định của nó). Ơng xác định rằng, một trong những ngun
nhân của sự rối loạn trật tự xã hội là do mỗi người khơng xác định đúng vị trí

11


của mình, ngược lại cịn tiếm quyền, tiếm lễ. Nội dung "chính danh" ơng đưa
ra gồm có:
- Tương xứng với địa vị cai trị phải có phẩm chất tương ứng như nhân,
nghĩa, liêm, chính...; đồng thời chỉ sử dụng "lễ" tương ứng với địa vị đang
được thừa nhận. Bề tôi là chư hầu, đại phu, chỉ dùng lễ chư hầu, đại phu,

không được dùng lễ của thiên tử.
- Là chức trách xã hội của người cai trị và của mọi thành viên xã hội.
"Làm vua phải cư xử cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra
con" (Nhan uyên - Luận ngữ). Đánh giá vai trị của chính danh đối với cai trị,
Khổng Tử khái qt: nếu khơng chính danh tất "loạn", nếu chính danh thì
khơng cần ép buộc dân cũng theo và tất "trị".
Ơng chủ trương không dùng pháp luật hà khắc để cai trị: "Cai trị mà
cứng rắn quá, hình phạt hà khắc q thì dân sợ mà theo, chứ khơng biết xấu
hổ". (Vi chính-Luận ngữ).
Cai trị bằng đạo "nhân": đạo "nhân" là chuẩn mực ứng xử giữa người
với người, là một giá trị đạo đức xã hội. Khổng Tử định nghĩa về "nhân" theo
nhiều nội dung khác nhau:
- Tự thắng mình, thực hiện lễ là làm đạo nhân (Nhan Uyên - Luận ngữ).
Điều mình khơng muốn thì đừng thực hiện ở người khác (Nhan UnLuận ngữ).
Cung, khoan, tín, mẫn, huệ (Dương hố - Luận ngữ) (nghĩa là: cung
kính, khoan dung, giữ lịng tin, chăm chỉ, lòng tốt).
Đạo "nhân" là phương pháp cai trị, được Khổng Tử tiếp cận từ quan
niệm về phẩm chất người cai trị, nếu theo điều "nhân" sẽ tập hợp được dân và
dễ sai khiến dân.
12


Người cai trị phải có đức "nhân", phải thực hiện "nhân" bằng các phẩm
chất như thương người, thanh liêm, tiết kiệm trong chi dùng... Thông qua
người cai trị làm gương, dân chúng sẽ noi theo: "Bề trên thích lễ, thì dân cung
kính, bề trên thích tín thì dân khơng dám nói sai" (Tử lộ - Luận ngữ). "Người
cai trị thanh liêm, khơng tham dục thì dù có thưởng dân cũng khơng ăn trộm"
(Nhan un Luận ngữ).
Ngồi biện pháp nêu gương, người cai trị phải thực hiện "nhân". bằng
những việc cụ thể, tạo điều kiện để dân làm ăn yên ổn, được sống trong hồ

bình. Quan hệ vua với dân như quan hệ cha con, cha lo cho con là điều tự
nhiên, hợp lý.
Khổng Tử khẳng định: chỉ khi nào thu phục được lịng dân thì mới có
quốc gia hưng thịnh. Chủ trương dùng "lễ", "nhân", "chính danh", nêu gương
và noi theo đều nhằm mục đích thu phục lịng dân.
Ngồi ra, Khổng Tử cịn nêu những vấn đề khác có liên quan đến việc
cai trị như xây dựng hình mẫu con người lý tưởng, người quân tử ; phương
pháp rèn luyện đạo đức con người, giáo hoá dân...
Phải thấy rằng, lý tưởng chính trị của Khổng Tử có giá trị nhân đạo
cao. Nhưng trong thực tế, tư tưởng đó khơng phù hợp với bản chất chế độ
phong kiến, trừ nội dung ông coi trọng quan hệ rường cột của chính thể phong
kiến với những quan hệ cốt lõi: vua - tôi, cha - con, chồng- vợ... Và cũng vì
ơng khơng lý giải đúng quan hệ giai cấp và sự vận động xã hội nên suốt một
đời hoạt động, ông phải thốt lên rằng: "Đạo ta được thi hành hay không là do
mệnh trời" (Hiến vấn - Luận ngữ), hoặc chua chát nói rằng:"Ta chưa thấy ai
yêu đạo đức như yêu gái đẹp". Nói tóm lại, học thuyết của ơng chứa đựng
nhiều mâu thuẫn, nhiều ảo tưởng.

13


Các môn đệ của ông sau này phát triển tư tưởng của ông theo nhiều
hướng khác nhau, tạo thành hệ thống tư tưởng Nho giáo trên nền tảng thừa
nhận giai cấp thống trị phong kiến. Với nguyên tắc chính trị đó, các triều đại
phong kiến Trung Quốc sau này lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống là
hồn tồn có cơ sở. Học thuyết của ơng cịn ảnh hưởng tới một số nước trong
khu vực như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam ở những mức độ và nội dung cụ
thể khác nhau. b. Mạnh Tử (372-289 trước Công nguyên)
Mạnh Tử tên là Kha, người nước Lỗ. Tương truyền, ông là học trò của
Khổng Cấp (cháu nội Khổng Tử). Khổng Cấp là học trò của Tăng Sâm, Tăng

Sâm là học trò của Khổng Tử. Lên 3 tuổi, cha mất, Mạnh Tử được mẹ hiền
nuôi dạy và hướng theo học đạo của Khổng Tử. Ơng có tài hùng biện, thường
đi các nước: Lương, Tống, Tề, Đằng để thuyết phục vua các nước theo đạo
thánh nhân. Nhưng, các nước chỉ lo chiến tranh, không lo nhân nghĩa nên đạo
của ông không được thi hành, bản thân ông không được trọng dụng.
Khi về già, ông cùng môn đệ viết sách, nội dung ghi lại những điều đối
đáp của ông với các vua chư hầu và môn đệ. Sách Mạnh Tử là tác phẩm của
ông và là một cuốn trong bộ kinh điển "tứ thư".
Về quyền lực chính trị, cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử ít bàn đến cách
thức tổ chức thể chế chính trị mà thường bàn nhiều về phương pháp cai trị.
Ông thường lên án "bá đạo" (cai trị bằng bạo lực, làm bá chủ chư hầu), ca
ngợi và lựa chọn "vương đạo" để cai trị (cai trị bằng đạo đức). Ông chủ
trương theo các đời vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ.
Mạnh Tử lý giải nguồn gốc quyền lực mang tính duy tâm thần bí với ba
yếu tố: ý trời - lịng dân - nhân đức có quan hệ với nhau. Theo ông, sở dĩ các
vua: Nghiêu, Thuấn, Thang, Vũ… trở thành thiên tử là do ý trời. Trời trao
ngôi thiên tử cho người đức hạnh nhưng trao một cách ngấm ngầm. Tuy vậy,
có biểu hiện bề ngồi là lịng dân. Lịng dân thuận, là trời đã trao, lòng dân
14


khơng thuận, là trời khơng ưng, và khi đó trời mượn tay người mà trừ bỏ ngôi
thiên tử.
Đồng thời với việc thừa nhận chính thể phong kiến, Mạnh Tử coi ngôi
thiên tử là của chung thiên hạ. Tiêu chuẩn ngôi thiên tử là được lịng dân, mà
khơng nhất thiết theo dịng họ. Ai đủ tiêu chuẩn thì được trời trao. Ơng
thường lấy ví dụ: vua Nghiêu nhường ngơi cho vua Thuấn (Thuấn là con rể
của Nghiêu), Thuấn lại nhường ngôi cho con của Nghiêu là Vũ, Vũ lại
nhường cho con là Khải. Họ là người hiền, trời đồng ý, nên "quốc thái, dân
an". Ông phê phán một số vua chư hầu bề ngồi thì sợ sự ơ nhục nhưng bên

trong vẫn ăn ở bất nhân.
Trong mối quan hệ quyền lực ý trời - lòng dân - nhân đức, Mạnh Tử lập
luận: muốn giành, giữ ngơi thiên tử, thì phải nhân đức; nhân đức mới được
lòng dân; được lòng dân sẽ thuận ý trời. Do đó, ơng bàn nhiều về vua nhân
đức, với những yêu cầu cụ thể về phẩm chất đạo đức, phương pháp cai trị để
thu phục lòng dân: "vui cái vui của thiên hạ, lo cái lo của thiên hạ", biết chọn
lựa và sử dụng nhân tài, tiêu dùng tiết kiệm, theo "lễ"..., nhưng điều quan
trọng nhất vẫn là được lòng dân. Muốn vậy, trước hết phải hiểu dân. Mạnh Tử
cho rằng, con người vốn có tính thiện, đều có nhân, lễ, trí, nghĩa, nguồn gốc
từ cái tâm vốn có lương tri, lương năng (sinh ra đã biết thiện, sức mạnh của
cái thiện) (Công Tôn Sửu thượng). Nhưng do cai trị khơng khéo, để dân đói
khổ, cùng dường, đi làm trộm cướp mà trở thành ác. Người cai trị khơng hiểu
điều đó, chờ lúc họ phạm tội mới dùng hình để phạt. Cách cai trị như vậy là
chăng lưới để bắt dân (Lương Huệ Vương thượng - Mạnh Tử).
Hiểu dân, cịn là biết nhu cầu chính đáng của dân mà đáp ứng. Cái dân
cần trước hết là đủ ăn, có dư thừa để phịng lúc đói kém, ni được cha mẹ để
làm việc kính. Nhưng để có cái ăn thì khơng phải đem cho dân mà là tổ chức
sản xuất, thu thuế nhẹ. Mạnh Tử còn đặt vấn đề giải quyết quan hệ chính trị

15


thu phục lịng người bằng biện pháp kinh tế. Ơng cho rằng, phải chia ruộng
đất cho dân cày để họ sản xuất, sai khiến dân phải tránh thời vụ sản xuất. Ông
phản đối phép chia đất hiện hành (phép tỉnh điền) vì nó khơng khuyến khích
sản xuất. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử mong muốn có một xã hội đạo đức,
vua chăm lo cho dân để "người già có lụa mặc, có thịt ăn và dân khơng đói,
khơng rét".
Mạnh Tử cũng đề cao việc giáo hố dân. Ơng phân tích cái hại của việc
dân khơng được giáo hố, do đó khổ nhạo mà phạm phải pháp luật, và ông kết

luận, đó là lỗi của người cai trị. Nội dung dạy dỗ dân là: pháp luật, nhân, lễ,
hiếu, đễ, ngay thẳng... nhằm đạt mục đích dân phục tùng mà theo về. Giáo
hố dân là để được lịng dân, được lịng dân là được thiên hạ. Ơng từng nói:
bảo vệ dân, làm giàu dân thì khơng gì ngăn cản được (Lương Huệ Vương
thượng- Ai gạch Tử); "Khéo cai trị thì dân sợ, khéo giáo hoa thì dân yêu mến.
Khéo cai trị thì dân no đủ, khéo giáo hoa thì được long dân" (Tận Tâm
thượng- Mạnh Tử). Một vấn đề lớn trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử là
tư tưởng dân chủ sơ khai. Bằng cách diễn đạt cụ thể, ông nêu ra các khía cạnh
khác nhau của dân chủ trong lĩnh vực chính trị.
Trước hết là quan hệ giữa giữa vua và bề tôi. Trong xã hội phong kiến
vốn lấy chữ "trung" làm tiêu chuẩn cho các mối quan hệ. Ông không phản đối
"trung", nhưng bề tôi đối xử với vua phải theo "lễ" và ngược lại, vua sai khiến
bề tôi cũng phải theo "lễ". Còn thực chất bên trong, vua coi bề tơi như thế nào
thì bề tơi cũng có cách xử sự tương xứng: "Vua coi bề tôi như chân tay, bề tôi
coi vua như bụng dạ; vua coi bề tơi như chó ngựa, bề tơi coi vua như người
dưng; vua coi bề tôi như cỏ rác, bề tôi coi vua như kẻ thù” (Ly lâu hạ - Mạnh
Tử). Bề tơi có thể bỏ vua mà đi nếu vua khơng nghe lời can gián đúng. Hoặc
bề tơi có thể giết vua bạo ngược như Kiệt, Trụ mà khơng có tội, mà đó là thay
trời hành đạo.

16


Quan niệm về vua nước - dân được ông xếp theo thứ - tự quan trọng:
dân quí nhất, xã tắc thứ hai, vua là nhẹ nhất. Mặc dù ngôi vua là không đáng
trọng, nhưng ngôi vua là của chung thiên hạ, khơng dịng họ nào được lấy làm
của riêng. Ngơi vua có chức năng vì thiên hạ, làm giàu và bảo vệ dân, đặt ai
vào đó là do dân.
Trong điều kiện chế độ quân chủ, những quan niệm dân chủ của Mạnh
Tử đưa ra dẫu không thực hiện được, nhưng đó là những quan niệm tiến bộ.

Những nhà nho tiền bối hoặc các môn đệ sau này chưa ai nêu được những nội
dung dân chủ xác đáng như vậy. Ngoài ra, Mạnh Tử cịn nêu ra những vấn đề
chính trị khác như tổ chức thể chế chính trị thời Tây Chu; quan hệ bang giao
hợp mệnh trời giữa nước lớn và nước nhỏ...
Nhìn chung, học thuyết của Mạnh Tử đã đề cập đến những vấn đề cơ
bản của lĩnh vực chính trị như: quyền lực phong kiến, quan hệ cai trị, và bị cai
trị, phẩm chất thủ lĩnh chính trị... Tuy nhiên, với trên lập trường giai cấp
phong kiến và trên lập trường triết học duy tâm là căn bản, học thuyết chính
trị của Mạnh Tử khơng thể khơng sa vào những mâu thuẫn cả trong lý thuyết
và vận dụng trong thực tiễn chính trị. Chính vì vậy, học thuyết của ông không
được phát huy tác dụng với xã hội đương thời.
Nho giáo sau thời Mạnh Tử bị đứt đoạn một thời gian sau đó có Tuân
Tử tiếp thu, phát triển Nho giáo theo một hướng khác. Những vấn đề chính trị
cũng được nhận thức và lý giải theo một tinh thần mới. c. Tuân Tử (315-230
trước Công nguyên)
Tuân Tử có tên là Huống tự là Khanh, người nước Triệu. Ông sống vào
cuối thời Chiến Quốc, là thời kỳ cục diện chiến tranh "thất hùng" (bảy nước)
đi vào giai đoạn cuối, xã hội càng loạn lạc, dân lành khổ sở vì chiến tranh.
Ơng là mơn khách của Xn Thân Qn nước Sở, từng giữ một số chức quan
như quan Tế Tửu nước Tề, Huyện lệnh Lan Lăng nước Sở. Khi Xuân Thân
17


Quân mất, ông bỏ quan về nhà dạy học, viết sách. Ơng có hai học trị nổi
tiếng là Lý Tư (từng làm Tể tướng nước Tần) và Hàn Phi (một học giả nổi
tiếng của phái gia). Tuân Tử theo Nho học, phát triển Nho học theo hướng đối
lập với Mạnh Tử về một số nội dung chính trị, triết học. Trong số di sản ơng
để lại có cuốn Tn Tử gồm 32 chương bàn về những vấn đề chính trị, triết
học, nhận thức.
Học thuyết của ông là một hệ thống lý luận khá chặt chẽ về tự nhiên, về

nhận thức cũng như về con người, xã hội. Với quan niệm duy vật làm nền
tảng, ông phát triển Nho giáo theo hướng đi sâu vào đời sống hiện thực. Do
đó, học thuyết của ông đã giải đáp một cách thiết thực nhiều vấn đề do thực
tiễn chính trị bấy giờ đặt ra.
Ơng cho rằng, chính trị là lĩnh vực của con người. "Trời có 4 mùa, đất
có sản vật, người có việc trị của người" (Thiên luận - Tuân Tử). Trong việc
chính trị, trời khơng chi phối việc của người, người chỉ vận dụng tự nhiên, xã
hội để làm việc của mình. "Trời vận hành bình thường, khơng vì Nghiêu (tốt)
mà giữ lại, khơng vì Kiệt (xấu) mà trừ bỏ. Người ứng phó có trị thì lành, có
loạn thì hung" (Thiên luận - Tuân Tử). Vua là người đứng đầu chính thể nên
việc "trị, loạn" trước hết là do vua.
Ơng cịn nghiên cứu con người với tính cách là cơ sở để xây dựng học
thuyết. Ơng cho rằng, con người có tính ác, đối lập với Mạnh Tử cho con
người vốn có tính thiện. Nhưng theo ơng, tính ác khơng phải có sẵn. Ơng lý
giải:"Con người ai cũng có dục vọng, tìm cách thoả mãn dục vọng, trong q
trình đó, dẫn tới tranh đoạt, bỏ cả nhân nghĩa mà làm loạn, do đó mà trở thành
ác. Đấng quân vương ghét sự loạn lạc do tính ác gây ra nên tạo ra lễ nghĩa để
phân chia, giáo dục đáp ứng sự mong mỏi của mọi người".
Về quyền lực xã hội, khác các nhà tư tưởng Nho gia đời trước, Tuân Tử
chủ trương nền cai trị vương đạo, theo "Pháp hậu vương"(theo các đời vua
18



×