Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề kiểm tra điều kiện tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.06 KB, 4 trang )

BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ
Học phần: Tư pháp quốc tế
Giảng viên: TS. Mai Hải Đăng
Hà Nội, ngày…… tháng…..năm 2023

ĐIỂM

NHẬN XÉT

Họ và tên: Lưu Hữu Thắng............. Mã SV: 2105TTRB055 ........... Lớp: Thanh tra 21B ....
Mã lớp học phần: SLF1022_2105LHO_HK1_2223_K21.1_LT ...........................................
Thời gian: 90............... phút.
Điểm từng câu:

BÀI LÀM

Câu 1:………..đ

Câu 1: Anh/chị nêu và phân tích các qui định của pháp luật Việt Nam

Câu 2:………..đ

về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của người nước

Câu 3:………..đ

ngoài.

Câu 4:………..đ
Câu 5:………..đ
Câu 6:………..đ


Câu 7:………..đ
Câu 9:………..đ

Trả lời
a. Khái niệm
- Năng lực pháp luật là khả năng của chể được nhà nước thừa
nhận, có các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Năng lực hành vi là khả năng của chể được nhà nước thừa nhận,

Câu 10:………đ
Tổng:………..đ

bằng hành vi của mình thực hiện 1 cách độc lập các quyền chủ chủ thể
và nghĩa vụ pháp lý, độc lập tham gia quan hệ pháp luật.

b. Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài
1. Căn cứ pháp lý:
Điều 673. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch.
2. Người nước ngồi tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt
Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
2. Phân tích:
1


- K1 Điều 673: Vì hệ thống pháp luật của các quốc gia không giống nhau, nên không
tránh khỏi xung đột pháp luật trong quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Do
đó, quy định trên tuân thủ theo nguyên tắc chọn luật áp dụng là pháp luật nước nơi mà cá
nhân có quốc tịch. Cá nhân là cơng dân nước nào thì có năng lực pháp luật theo quy định

của pháp luật nước đó. Theo khoản 1 Điều 16 BLDS năm 2015, năng lực pháp luật của cá
nhân là công dân Việt Nam là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
- K2 Điều 673 Người nước ngoài mà cư trú tại Việt Nam thì có năng lực pháp luật
như cơng dân Việt Nam. Cơng dân Việt Nam có quyền, nghĩa vụ gì thì, người nước ngồi
có quyền, nghĩa vụ đó. Quy định này vừa tạo điều kiện cho người nước ngồi cư trú tại Việt
Nam có quyền như cơng dân Việt Nam, có thể tự do xác lập, thực hiện các giao dịch dân
sự có lợi cho mình (không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội). Tuy nhiên cũng ràng buộc
họ phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam. Họ có thể có năng lực pháp luật dân sự theo quy
định của nước họ có quốc tịch, nhưng khi cư trú tại Việt Nam họ phải tuân thủ theo quy
định của pháp luật nước mà họ cư trú. Quy định này nhằm bảo vệ hệ thống luật quốc gia,
các cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
c. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài
1. Căn cứ pháp lý:
Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân
trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi như sau:
1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam,
năng lực hành vi dân sự của người nước ngồi đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt
Nam.
2. Phân tích
- K1 Điều 674: Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì, năng lực hành
vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi cũng là khả năng gánh vác và chịu trách nhiệm
về hành vi của mình. Mỗi quốc gia có các điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau,…nên quy
2



định về năng lực hành vi của cá nhân cũng khơng giống nhau. Vì vậy, khi phát sinh một
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi khơng tránh khỏi việc xảy ra xung đột pháp luật về
năng lực hành vi của chủ thể. Do đó, pháp luật Việt Nam quy định năng lực hành vi của cá
nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Như vậy một người
có khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quan hệ dân sự theo quy định của pháp
luật nước họ.
Ví dụ: có nước quy định độ tuổi kết hơn là 16, có nước lại quy định nam nữ đủ 18
tuổi mới được kết hôn,…
- K2 Điều 674: áp dung nguyên tắc, mọi công dân sinh sống làm việc trên lãnh thổ
Việt Nam thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quy định này nhằm bảo
vệ pháp luật quốc gia.
Ví dụ: A là người nước ngoài xác lập hợp đồng mua bán nhà với công ty bất động sản
Việt Nam, theo quy định của pháp luật Việt Nam người từ đủ 18 tuổi được tham gia vào
bất kỳ quan hệ pháp luật dân sự nào (không trái với quy định của pháp luật và đạo đức).
Tuy nhiên theo quy định của pháp luật nước mà A mang quốc tịch thì, chỉ người đủ 20 tuổi
mới có thể tham gia xác lập hợp đồng mua bán bất động sản. Lúc này A được xác định là
có quyền xác lập, thực hiện hợp đồng trên vì, hợp đồng đó được ký tại Việt Nam nên phải
tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- K3 Điều 674: Tại khoản này, Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật của nước nơi thực
hiện hành vi (Lex loci actus) là phù bởi nó là hệ thuộc luật khách quan nhất và công bằng
nhất trong trường hợp này.
Câu 2: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, năng lực pháp luật tố tụng dân
sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Sai. Căn cứ K1 Điều 673 BLDS 2015: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được
xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Toà án Việt Nam sẽ thụ lý và
giải quyết tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử của toà
án.

Sai. Căn cứ Điều 472 BLTTDS 2015
3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, người nước ngoài là người có
quốc tịch nước ngồi cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
3


Sai. K5 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 Người nước ngồi cư trú ở Việt Nam là cơng dân
nước ngồi và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. Như vậy, người
nước ngoài bao gồm cả người không quốc tịch
4. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tập quán quốc tế luôn được áp
dụng khi các bên có thoả thuận lựa chọn.
Sai. Căn cứ Đ666 BLDS 2015: Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán
quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam
được áp dụng.
5. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cơ quan có thẩm quyền không
áp dụng trực tiếp các quy định trong điều ước quốc tế để điều chỉnh quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi.
Sai. K1 Điều 665 BLDS 2015 Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngồi thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.
6. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trong mọi trường hợp, pháp luật
nước ngoài đều được áp dụng khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột.
Sai. Điểm a K1 Đ670 BLDS 2015 Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì ko áp dụng
7. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà
nước Việt Nam chỉ chịu trách nhiệm dân sự với cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài nếu
trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về từ bỏ quyền miễn trừ
quốc gia.
Sai. Căn cứ điểm b, c Khoản 1 Điều 100 BLDS 2015

8. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, toà án Việt Nam phải từ chối thụ
lý đơn kiện của công dân Việt Nam đối với nhà nước nước ngoài nếu nhà nước nước ngoài
được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Đúng. Căn cứ điểm đ k1 Điều 472 BLTTDS 2015: Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi nếu
vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam nhưng bị đơn được hưởng
quyền miễn trừ tư pháp.

4



×