Tải bản đầy đủ (.ppt) (78 trang)

CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VIỆT “Hướng dẫn ra đề kiểm tra – Tìm hiểu về ma trận đề kiểm tra”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 78 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 8

CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VIỆT

“Hướng dẫn ra đề kiểm tra –
Tìm hiểu về ma trận đề kiểm tra”
Quận 8, ngày 17 tháng 4 năm 2015

1


NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1/ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Phát biểu khai mạc.
2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
* Hoạt động 2: Mục đích của việc KT-ĐG môn
Tiếng Việt
* Hoạt động 3:Quy trình ra đề
* Hoạt động 4:Một số lỗi sai thường gặp trong
ra đề trắc nghiệm khách quan
* Hoạt động 5: Thiết lập bảng hai chiều (ma
trận)
2


HOẠT ĐỘNG 1
Mỗi nhóm thảo luận và cho biết:
- Các bước ra đề kiểm tra định kì.
- Những lỗi sai thuờng gặp khi thiết kế đề kiểm tra.


3


HOẠT ĐỘNG 2

Mục đích của việc kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt

4


*Điều 3. Mục đích đánh giá
*1. Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt
động trải nghiệm ngay trong quá trình và
kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục….

*2. Giúp HS có khả năng tự đánh giá, tham gia
đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học;
giao tiếp , hợp tác; có hứng thú học tập và
rèn luyện để tiến bộ.
*……….


Điều 4. Nguyên tắc đánh giá

• 1. Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến
khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS…
công bằng, khách quan.

• 2. Đánh giá toàn diện HS thông qua mức độ đạt chuẩn KTKN và một

số biểu hiện năng lực, phẩm chất của HS…

• 3. Kết hợp đánh giá của GV, HS và CMHS, đánh giá của GV là quan
trọng nhất.

• 4.Đánh giá sự tiến bộ của HS…


Điều 10. Đánh giá định kì kết quả học tập

•1.Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định
kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn
KTKN theo chương trình GDPT cấp tiểu
học…

•2.Đề bài KTĐK phù hợp chuẩn KTKN, gồm
các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo
các mức độ nhận thức của HS…

•3.Bài KTĐK được GV sửa lỗi, nhận xét

những ưu điểm và góp ý những hạn chế,
cho điểm theo thang điểm 10 ( mười),
không cho điểm 0 ( không) và điểm thập
phân.


*Kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan

trọng của quá trình đào tạo, nó không

những cho chúng ta biết kết quả học tập
của học sinh mà còn giúp chúng ta có căn
cứ để điều chỉnh nội dung, phương pháp,
các tài liệu dạy học.
*Nội dung, yêu cầu, cách thức và kết quả
đánh giá sản phẩm học tập của học sinh
có sức tác động lớn đến hình thành và
phát triển năng lực học tập của mỗi em
trong những chặng đường học tập tiếp
theo.


* Ra đề theo hướng mở trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
môn Tiếng Việt

* Theo xu hướng phát triển năng lực người học hiện nay, quá trình

dạy học phải tạo cơ hội cho HS huy động kiến thức thu nhận được
trong các tài liệu học tập để áp dụng chúng một cách hiệu quả
trong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể.


* Chú trọng đến sự phát triển năng lực cho HS trong bối cảnh hiện nay, đòi

hỏi các em hoạt động tự lực, sáng tạo, tránh áp đặt hoặc yêu cầu các em
phải tạo ra những sản phẩm học tập chỉ là sự sao chép sáo rỗng, không
tạo được sự kết nối giữa những kiến thức được học với những trải nghiệm
và khả năng vận dụng của các em



* Việc đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học chủ yếu được

thực hiện ở hình thức viết trên giấy với hai dạng thức chính là
trắc nghiệm và tự luận


* Đánh giá tương đối đầy đủ và toàn diện 4 kĩ năng:
nghe, đọc, nói, viết

* Đánh giá kiến thức về tiếng Việt thông qua kết quả
thực hiện các bài tập theo chương trình quy định

* Kết hợp hình thức kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm
và hình thức kiểm tra bằng bài viết.


ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC HỌC SINH TIỂU HỌC

I/ Mục đích:
- Xác nhận kết quả học tập sau một giai đoạn.
- Cung cấp thông tin về quá trình dạy học cho GV, CBQL.
II/ Yêu cầu:
+ Toàn diện (nội dung cốt lõi trong giai đoạn học)
+ Lượng hoá kết quả.
+ Khách quan, chính xác, phân loại tích cực đối tượng (đánh
giá người học và tự đánh giá người dạy)
III/ Nội dung: Chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình
- Kĩ năng đọc (đọc tiếng, đọc hiểu và ứng dụng).
- Kĩ năng viết.
- Kiến thức về từ, câu.


13


YÊU CẦU CƠ BẢN CẦN ĐẠT CỦA BÀI KTĐK
1/ Nội dung phải bao quát chương trình Tiếng Việt
đã học.
2/ Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát chuẩn kiến
thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đã được quy
định trong chương trình của môn học.
3/ Chú ý khả năng vận dụng kiến thức vào việc hình
thành và phát triển kĩ năng thực hành.
4/ Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
5/ Phù hợp với thời gian kiểm tra.
6/ Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh.

14


YÊU CẦU CỤ THỂ
Dựa trên Chuẩn kiến thức - kĩ năng của từng khối lớp.

- Kiểm tra Đọc - Kiểm tra Viết.
- Bài KT viết gồm 2 phần:
+ HS viết chính tả nghe - đọc một đoạn văn đã được
học theo chương trình và yêu cầu cần đạt ở mỗi
lớp.
+ HS viết bài tập làm văn đơn giản.
(theo yêu cầu chương trình của mỗi giai đoạn) trong
khoảng thời gian quy định cho từng khối lớp.


15


TIÊU CHÍ CẦN ĐẠT CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
1/ Nội dung không nằm ngoài chương trình nhưng
ngữ liệu bài đọc hiểu phải chọn bài ngoài SGK,
phù hợp với chủ đề trong chương trình.
2/ Nội dung được rải ra trong chương trình của từng
Học kì.
3/ Có nhiều câu hỏi trong 1 đề, gồm 2 phần: trắc
nghiệm và tự luận.
4/ Tỉ lệ điểm dành cho nhận biết 50%, thông hiểu
30%, vận dụng 20%.
5/ Các câu hỏi được diễn đạt rõ, nêu đúng và đủ yêu
cầu của đề.
6/ Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến
trả lời với số điểm dành tương ứng.
7/ Câu nhiễu phải phù hợp.
16


Hình thức kiểm tra và một số điều cần chú ý
khi thiết kế bài kiểm tra

Cấu tạo trên phiếu in sẵn theo 2 dạng bài tập:

1/ Câu hỏi trắc nghiệm.
2/ Câu hỏi tự luận.


17


CÁCH BIÊN SOẠN ĐỀ TỰ LUẬN
Đề bài phải:
1/ Đòi hỏi HS dùng kiến thức đã học để giải quyết
1 tình huống cụ thể.
2/ Nội dung câu hỏi phải có yếu tố mới và không
quen thuộc với HS.
3/ Mối quan hệ giữa kiến thức được học với vấn đề
được đặt ra có thể gần nhưng không dễ dàng
nhận ra ngay.
4/ Tình huống được đặt ra phải chứa đựng những từ
ngữ khơi gợi kiến thức đã được học một cách
tinh tế.
18


Soạn bài trắc nghiệm khách quan
1/Xây dựng đề cương giai đoạn của môn
học.
2/ Xác định phạm vi và mục đích bài KT.
3/ Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm.
4/ Chọn lựa hình thức KT và viết câu trắc
nghiệm.
5/ Tự KT lại các câu trắc nghiệm.
6/ Tổ chức KT và thu thập kết quả.
7/ Đánh giá chất lượng bài KT.
8/ Cải tiến quá trình dạy học.
19



Kĩ thuật soạn bài trắc nghiệm khách quan

1- Tiêu chuẩn nội dung
2- Tiêu chuẩn hình thức 1: Câu hỏi
3- Tiêu chuẩn hình thức 2: Câu trả lời

20


Tiêu chuẩn nội dung
1. Tầm quét rộng: phủ khắp khu vực kiến thức và
kĩ năng KTĐG.
2. Độ tinh tế: bắt buộc HS phải chú đến chi tiết và
biết cụ thể hóa kiến thức và kĩ năng đã được học
tập.
3. Tính cần thiết: Bộ câu hỏi phải có tính hệ
thống và phân bố có tỉ trọng nhằm nhấn mạnh
được các kiến thức kĩ năng trọng tâm trong một
giai đoạn học tập của HS.
4. Tính vừa sức: luôn bám sát điều kiện học tập
và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của HS.
21


Tiêu chuẩn hình thức 1
1- Không lặp nguyên văn bài học trong các câu
hỏi.
2- Không dùng câu hỏi làm rối trí học sinh.

3- Câu hỏi phải có nghĩa và phải nêu rõ ràng vấn
đề.
4- Không dùng câu hỏi mang nội dung chính trị,
tôn giáo hoặc quảng cáo..., ngoài phạm vi
GDTH.
5- Không dùng câu hỏi móc xích: trả lời
đúng câu hỏi trước mới đến được câu hỏi
tiếp theo.
22


Tiêu chuẩn hình thức 2
1. Câu trả lời phải giống nhau về cấu trúc và độ dài.
2. Tốt nhất 1 câu hỏi chỉ nên có 1 câu trả lời đúng hoặc 1 câu
trả lời tốt nhất.
3. Câu trả lời và có liên quan đến nội dung kiến thức kĩ năng
mà câu hỏi đề cập.
4. Loại bỏ những câu hỏi có thể trở thành chìa khóa đoán ra
câu trả lời đúng.
5. Câu trả lời đúng phải được đặt ngẫu nhiên trong dãy các
câu trả lời.
6. Nên loại bỏ câu trả lời dạng: không có câu (trả lời) trên đây
là đúng hoặc tất cả những câu trên là sai.
23


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ ĐỀ KTĐK

1/- Nội dung bài KTĐK đọc, viết được thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định, vì thế khi

thiết kế cần tính toán dung lượng kiến thức, kỹ
năng sao cho vừa sức.
Ví dụ:
- Kiểm tra đọc thầm và làm bài tập: tối đa 6 câu (đối
với lớp 2 - 3 và 8-10 câu đối với lớp 4 -5)
- Tập làm văn: Không yêu cầu 1 lúc viết 2 loại văn
bản VD: lập dàn ý rồi viết 2 đoạn văn (mở bài (hoặc
kết luận) và cả thân bài) hay yêu cầu quá số câu của
đoạn, bài so với chuẩn kĩ năng cần đạt.
- (Ví dụ: chuẩn tối đa 5 câu --> yêu cầu học sinh viết
7 câu làm văn ở lớp 2)
24


2/- Nội dung phần bài tập của bài đọc thầm cần đảm bảo.

- Phần hiểu nội dung: kiểm tra mức độ biết --> hiểu.
- Phần luyện từ và câu: KK chỉ kiểm tra những nội
dung đã được học và luyện tập với số lượng từ 2
tiết trở lên
- --> Nội dung kiểm tra phải đi từ dạng kiến thức
phát hiện (nhận diện) --> thực hành vận dụng.

25


×