Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TRÌNH BÀY NHỮNG BIẾN ĐỔI CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. LIÊN HỆ THỰC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.02 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA KINH TẾ

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: ANH/ CHỊ TRÌNH BÀY NHỮNG BIẾN ĐỔI CƠ BẢN CỦA GIA
ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI. LIÊN HỆ THỰC TẾ.

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Lớp
:
MSSV
:
STT
:
Nhóm
:

Phạm Kim Dung
Nguyễn Trọng Minh Trí
24QT01
21030023
21
04

Bình Dương, ngày 31 tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................1
1. Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình ............................................ 1
1.1. Khái niệm gia đình ..............................................................................1
1.2. Vị trí của gia đình ............................................................................... 1
1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội .................................................... 1
1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong
đời sống cá nhân của mỗi thành viên ..................................................1
1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội ............................. 1
1.3. Chức năng cơ bản của gia đình ...........................................................2
1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người ........................................ 2
1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục ..............................................2
1.3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng ................................... 2
1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia
đình ...................................................................................................... 2
2. Những biến đổi cơ bản của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ........................................................................................ 2
2.1. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ................................................................................................ 2
2.2. Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình ........................ 3
2.2.1. Chức năng tái sản xuất ra con người ........................................ 3
2.2.2. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng ................................... 3
2.2.3. Chức năng giáo dục (xã hội hóa) ..............................................3
2.2.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm .....3
2.3. Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình ............................................3
2.4. Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ................................................. 4
3. Liên hệ thực tế .............................................................................................4
KẾT LUẬN .............................................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................5



PHẦN MỞ ĐẦU
Gia đình ln là vấn đề trọng yếu mà các dân tộc trong mọi thời đại đều
dành sự quan tâm sâu sắc đến. Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, thực hiện q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa mà thực chất là
chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản
lý kinh tế xã hội. Và cùng với sự phát triển về các mặt khác của xã hội, các vấn
đề mới cũng đã này sinh, trong đó vấn đề gia đình với nhiều biến đổi phức tạp,
bên cạnh những biến đổi tích cực thì gia đình Việt Nam ngày nay đang phải đổi
mặt với nhiều vấn đề mang tính tiêu cực do chịu sự chi phối lớn từ nền kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội trong bối cảnh mới. Xuất phát từ bối cánh trên đặt ra
câu hỏi: Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa
xã hội như thế nào? Hơn nữa là làm sáng tỏ sự biển đổi của gia đình trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Liên hệ thực tế.
Về mặt lý luận và thực tiễn đề tài làm rõ, đầy đủ những lý luận chung về
vẫn đề gia đình và những cơ sở lý luận xây dựng gia đình trong thời kỳ quả độ
lên xã hội chủ nghĩa; phân tích, nghiên cứu tác động, nguyên nhân sự biến đổi
chức năng gia đình và thực trạng một số vân đề gia đinh ở Việt Nam, từ đó để
xuất giải pháp phù hợp cho q trình xây dựng gia đình hiện nay.
PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình:
1.1. Khái niệm gia đình:
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan
hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩ vụ của các thành viên
trong gia đình.
1.2. Vị trí của gia đình:
1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội:
Gia đình có vai trị quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của

xã hội. Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con
người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể xã hội. Khơng có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội khơng thể tồn tại và
phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt, như Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng nói: “... nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì
gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời
sống cá nhân của mỗi thành viên:
Mỗi cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình, đó là mơi trường tốt nhất để
mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển.
Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự
hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành cơng dân tốt cho xã
hội.
1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội:
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh

1


hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người. Chỉ
trong gia đình mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ
và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau mà khơng cộng đồng nào có
được và có thể thay thế.
1.3. Chức năng cơ bản của gia đình:
1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người:
Đây là chức năng đặc thù của gia đình, khơng một cộng đồng nào có thể thay
thế. Chức năng này khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con
người, đáp ứng nhu cầu duy trì nịi giống của gia đình, dịng họ mà cịn đáp ứng
nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội.
1.3.2. Chức năng ni dưỡng, giáo dục:
Gia đình cịn có trách nhiệm ni dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có

ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng
liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia
đình với xã hội. Hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người.
1.3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:
Gia đình khơng chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải
vật chất và sức lao động, mà còn là đơn vị tiêu dùng trong xã hội. Gia đình thực
hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về
lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình, đảm bảo đời sống vật
chất và tinh thần của mỗi thành viên cùng với việc sử dụng quỹ thời gian nhàn
rỗi để tạo ra một mơi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhằm nâng cao
sức khỏe, đồng thời để duy trì sở thích, sắc thái riêng của mỗi người.
1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia
đình:
Bao gồm thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên,
đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ
em. Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là
nhu cầu tình cảm, vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người. Do vậy,
gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần
chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con người. Với việc duy trì tình
cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát
triển của xã hội. Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong
xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ.
2. Những biến đổi cơ bản của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội:
2.1. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội:
Quy mơ gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia,
số thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có
thể tồn tại đến ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay,
quy mơ gia đình hiện đại đã ngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện

đại chỉ có hai thế hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình
cũng khơng nhiều như trước, cá biệt cịn có số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ

2


biến nhất vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mơ nhỏ. Sự bình đẳng nam - nữ
được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh
được những mâu thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống. Sự biến đổi của
gia đình cho thấy chính nó đang thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên
thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới.
2.2. Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình:
2.2.1. Chức năng tái sản xuất ra con người:
Kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt hơn với những thành tựu của y
học hiện đại, việc sinh đẻ hiện nay được các gia đình tiến hành một cách chủ
động. Hơn nữa, việc sinh con còn chịu sự điều chỉnh hởi chính sách xã hội của
Nhà nước, tùy theo bối cảnh kinh tế - xã hội. Hiện nay, dân số Việt Nam đang
chuyển sang giai đoạn già hóa, để đảm bảo lợi ích của gia đình và sự phát triển
bền vững của xã hội, thơng diệp mới trong kế hoạch hóa gia đình là mỗi cặp vợ
chống nên sinh đủ hai con.
2.2.2. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:
Hiện nay, kinh tế gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh
sản phẩm hàng hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế gia đình
gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc chuyển sang sản xuất kinh doanh
hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường hiện đại. Nguyên nhân
là do kinh tế gia đình phần lớn có quy mơ nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là chính.
2.2.3. Chức năng giáo dục (xã hội hóa):
Xu hướng sự đầu tư tài chính của gia đình cho giáo dục con cái tăng lên.
Nội dung giáo dục gia đình hiện nay khơng chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử

trong gia đình, dịng họ, làng, xã, mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học
hiện đại, trang bị cơng cụ để con cái hịa nhập với thế giới.
2.2.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm:
Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình khơng chỉ phụ thuộc vào
sự ràng buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng;
cha mẹ và con cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình, mà nó cịn bị
chi phối bởi các mối quan hệ hịa hợp tình cảm giữa chồng và vợ; cha mẹ và con
cái, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành
viên gia đình trong cuộc sống chung. Địi hỏi phải hình thành những chuẩn mực
mới, bảo đảm sự hài hịa lợi ích giữa các thành viên trong gia đình cũng như lợi
ích giữa gia đình và xã hội.
2.3. Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình:
Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi
quyền lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ơng. Người chồng là người chủ
sở hữu tài sản của gia đình, người quyết định các cơng việc quan trọng của gia
đình. Trong gia đình Việt Nam hiện nay, ngồi mơ hình người đàn ơng - người
chồng làm chủ gia đình ra thì cịn cố ít nhất hai mơ hình khác cùng tồn tại. Đó là
mơ hình người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mơ hình cả hai vợ chồng
cùng làm chủ gia đình. Người chủ gia đình được quan niệm là người có những
phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được các thành viên trong gia đình

3


coi trọng. Ngồi ra, mơ hình người chủ gia đình phải là người kiếm ra nhiều tiền
cho thấy một đòi hỏi mới về phẩm chất của người lãnh đạo gia đình trong bối
cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.
2.4. Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã

hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
kinh tế hộ gia đình.
Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu
những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện
nay.
Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia
đình văn hóa.
3. Liên hệ thực tế:
- Chức năng tái sản xuất ra con người:
+ Hoạt động sinh đẻ: Đây là hoạt động cơ bản nhất của chức năng tái sản
xuất ra con người. Hoạt động này được thực hiện thơng qua quan hệ tình dục
giữa nam và nữ, dẫn đến thụ thai và sinh con.
+ Hoạt động ni dưỡng, chăm sóc con cái: Đây là hoạt động quan trọng
để đảm bảo sự phát triển toàn diện của con cái. Hoạt động này bao gồm việc
cung cấp cho con cái đầy đủ các nhu cầu về vật chất, tinh thần, giáo dục,...
+ Hoạt động giáo dục con cái: Đây là hoạt động giúp con cái phát triển
nhân cách, đạo đức, trí tuệ,... Hoạt động này được thực hiện thơng qua các hình
thức giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội.
- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:
+ Chức năng kinh tế của gia đình được thể hiện qua các hoạt động sau:
Sản xuất: Gia đình có thể tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh để tạo ra thu nhập.
Tiêu dùng: Gia đình sử dụng thu nhập để mua sắm các hàng hóa,
dịch vụ cần thiết cho cuộc sống.
Tiết kiệm: Gia đình có thể tiết kiệm một phần thu nhập để đề phòng
rủi ro hoặc đầu tư cho tương lai.
Chức năng tổ chức tiêu dùng của gia đình được thể hiện qua các
hoạt động sau:
Lập kế hoạch tiêu dùng: Gia đình cần lập kế hoạch tiêu dùng hợp lý

để đảm bảo cân đối giữa nhu cầu và khả năng chi trả.
Mua sắm: Gia đình cần lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ chất lượng
và phù hợp với nhu cầu.
Sử dụng: Gia đình cần sử dụng các sản phẩm, dịch vụ một cách tiết
kiệm và hiệu quả.
- Chức năng giáo dục ( xã hội hóa ):
+ Hoạt động giáo dục truyền thống, văn hóa: Gia đình là nơi lưu giữ và
truyền lại các giá trị truyền thống, văn hóa cho các thế hệ sau. Các thành viên

4


trong gia đình thường truyền lại cho con cái những phong tục tập quán, lễ hội,...
của dân tộc, quê hương.
+ Hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống: Gia đình là mơi trường đầu tiên
và quan trọng nhất để hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi cá nhân. Các thành
viên trong gia đình thường giáo dục con cái về những chuẩn mực đạo đức, lối
sống,...
+ Hoạt động giáo dục nghề nghiệp: Gia đình có thể hướng dẫn, giúp đỡ
con cái phát triển các năng khiếu, sở thích và định hướng nghề nghiệp cho con
cái.
+ Hoạt động giáo dục thể chất: Gia đình có thể khuyến khích con cái tham
gia các hoạt động thể dục, thể thao để phát triển thể chất.
+ Hoạt động giáo dục thẩm mỹ: Gia đình có thể tạo điều kiện cho con cái
tiếp xúc với nghệ thuật, văn hóa để phát triển thẩm mỹ.
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm:
+ Hoạt động giao tiếp, chia sẻ: Các thành viên trong gia đình cần dành
thời gian cho nhau để giao tiếp, chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau.
+ Hoạt động thể hiện tình cảm: Các thành viên trong gia đình cần thể hiện
tình cảm với nhau một cách chân thành, bằng lời nói, hành động,...

+ Hoạt động giải trí, thư giãn: Các thành viên trong gia đình cần dành thời
gian cho các hoạt động giải trí, thư giãn để gắn kết tình cảm.
KẾT LUẬN
Tóm lại, trong thời kỳ q độ lên Xã hội chủ nghĩa thì gia đình Việt Nam
đã có sự biến đổi tương đối tồn diện về quy mô, kết cấu, các chức năng cũng
như quan hệ gia đình. Ngược lại, sự biến đổi của gia đình cũng tạo ra động lực
mới thúc đầy sự phát triển của xã hội. Quy mơ gia đình thu nhỏ hơn so với trước
kia, số thành viên trong gia đình ít đi, đáp ứng nhu cầu và điều kiện mới của thời
đại mới đặt ra. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chức năng
của gia đình có sự biến đổi về các mặt: tái sản xuất ra con người, kinh tế và tổ
chức tiêu dùng, giáo dục (xã hội hóa) và thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì
tình cảm. Bên cạnh đó, các mối quan hệ trong gia đình cũng có sự biến đổi lớn.
Từ những sự thay đổi ấy Đảng và nhà nước ta đã có những phương hướng cơ bản
để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà Xuất Bản Chính Trị quốc gia
sự thật, Hà Nội, 2021.

5



×