Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tiểu luận môn học lịch sử Dang Cong san Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.16 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
----------

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(NHĨM 01)
Đề tài: Phân tích nội dung đường lối đổi mới toàn diện của Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Liên hệ thực tiễn.
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Phạm Kim Dung
Sinh viên: Phạm Hồng Khang
STT: 32
MSSV: 20140020
Lớp: 23LK01

BÌNH DƯƠNG, tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 4
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 5
B. NỘI DUNG .................................................................................................................. 6
I.

Đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng

Cộng sản Việt Nam ............................................................................................................ 6
1.1.

Nội dung đường lối .................................................................................................. 6



1.1.1.

Lĩnh vực kinh tế ................................................................................................... 6

1.1.2.

Chính sách xã hội ................................................................................................. 7

1.1.3.

Chính sách đối nội, đối ngoại .............................................................................. 7

1.2.

Kết luận .................................................................................................................... 7

II. Liên hệ thực tế ............................................................................................................. 8
2.1.

Thực tế việc triển khai và thực hiện nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986-1990) ................................................... 8
2.1.1.

Kinh tế ................................................................................................................... 8

2.1.2.

Đối ngoại, quốc phòng an ninh ........................................................................... 8


2.1.3.

Xây dựng Đảng ..................................................................................................... 8

2.2.

Kết quả đạt được trong nhiệm kỳ khóa 6 (1986-1990) ........................................ 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 10


LỜI CẢM ƠN
"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Bình Dương đã
đưa mơn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Phạm Kim Dung đã dạy dỗ, truyền
đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian
tham gia lớp học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của cơ, em đã có thêm cho mình nhiều
kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến
thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh
viên. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài
tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!”
Nhận xét của giảng viên:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………

4|Page


A. MỞ ĐẦU
Đại hội lần VI của Đảng diễn ra ở Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986, trong bối
cảnh cuộc cách mạng khoa hoạc kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thế đối ngoại trên thế
giới đang dần thay thế xu thế đối đầu. Đổi mới đã trở thành xu thế của thời đại, Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành công cuộc cải tổ xây dựng sự nghiệp CNXH.
Việt Nam đang bị các thế lực quốc tế và cũng như các thế lực thù địch bao vây cấm vận
và ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Lương thực thực phẩm hàng tiêu dùng
đều khan hiếm, lạm phát tăng lên đến 774,7% vào năm 1986. Các hiện tượng tiêu cực vi
phạm pháp luật, vượt biên trái phép diễn ra khá phổ biến. Vì vậy đổi mới đã trở thành địi
hỏi bức thiết của tình hình đát nước. Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VI của Đảng đã
thơng qua các văn kiện chính trị quan trọng, khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện. Đại
hội cũng đã bầu ban chấp hành trung ương khóa 6, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu
giữ chức Tổng bí thư của Đảng.
Đề tài thảo luận với mục đích trình bày về nội dung đường lối đổi mới toàn diện của
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đồng thời liên hệ tới sự nghiệp đổi mới
của Đảng và đất nước trong giai đoạn 1986-1990.

5|Page


B. NỘI DUNG

Đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của

I.

Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1. Nội dung đường lối
Trước tiên với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật nói rõ sự thật, Đại
hội VI đã đánh giá thành tựu, nghiêm túc kiểm điểm. chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm
của Đảng trong thời kỳ 1975 - 1986 cụ thể đó là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về
chủ trương chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược, tổ chức thực hiện, khuynh hướng
tư tưởng chủ yếu của những sai lầm, khuyết điểm đó đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế là
bệnh chủ quan, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ
quan.
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ
chức và cơng tác cán bộ của Đảng. Vì vậy mà Đại hội lần thứ VI đã rút ra 4 bài học q
báu:
-

Trong tồn bộ hoạt động của mình Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc;

-

Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách
quan;

-

Đảng phải biết kết hợp sớc mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại trong điều kiện mới;

-


Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội VI đề ra đã thể hiện trên các lĩnh vực nổi bật
như sau:
1.1.1. Lĩnh vực kinh tế
Đại hội VI khẳng định, thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp chuyển
sang hoạch toán kinh doanh kết hợp với thị trường.
Nhiệm vụ bao trùm mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặn đường đầu
tiên của thời kỳ quá độ là sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy. Bước đầu tạo ra một cơ cấu
kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng 3 chương trình mục tiêu kinh tế lớn:
-

Lương thực, thực phẩm;

-

Hàng tiêu dùng;
6|Page


-

Hàng xuất khẩu.

Đảng coi đó là sự cụ thể hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chặn đường đầu tiên
của thời kỳ quá độ.
Đại hội VI cũng đã đề ra 5 phương hướng lớn phát triển kinh tế:

-

Bố trí lại cơ cấu sản xuất, tập trung thực hiện ba chương trình, mục tiêu ;

-

Điều chỉnh cơ cấu đầu tư;

-

Nhiều thành phần kinh tế;

-

Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế;

-

Mở rộng kinh tế đối ngoại.
1.1.2. Chính sách xã hội
Đai hội VI cũng đưa ra 4 nhóm chính sách xã hội:

-

Kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho người dân lao động;

-

Thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm an toàn xã hội, khắc phục trật tự, kỷ cương
trong mọi lĩnh vực xã hội;


-

Chăm lo đáp ứng các nhu cầu về giáo dục, văn hóa, bảo vệ và tăng cường sức khỏe
của nhân dân;

-

Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội.
1.1.3. Chính sách đối nội, đối ngoại

Đại hội VI cũng đưa ra các chính sách đối nội, đối ngoại:
-

Tăng cường tình hữu nghị và hợp tác tồn diện với liên xơ các nước xã hội chủ
nghĩa, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước,
vì hịa bình ở Đơng Nam Á và trên thế giới;

-

Kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hịa
bình Đơng Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước đông
dương;

-

Đổi mới sự lãnh đạo của đảng cần phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế,
đổi mới công tác tư tưởng, đổi mới công tác các bộ và phong cách làm việc giữ vững
các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, tăng cường đồn kết, nhất trí trong Đảng,
Đảng cần phải phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thực hiện khẩu hiệu:

"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Tăng cường hiệu lực quản lý của nhà
nước là điều kiện thiết yếu để huy động lược lượng của quần chúng;

1.2. Kết luận
7|Page


Bằng việc mạnh dạng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật nói rõ sự thật,
nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong sự thất bại của
đại IV thông qua đại hội V. Đến với Đại hội VI Đảng đã mạnh dạng đột phát, mở cửa giao
lưu với các nước trên thế giới, đường lối phù hợp với xu hướng toàn cầu, chuyển mình xóa
bỏ quan điểm, nhận thức khơng cịn phù hợp, đổi mới bằng phương hướng giữ vững nền
tảng Mác Lenin nhưng thực hiện là trong bối cảnh hội nhập.
=> Đại hội VI của Đảng là đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh
dấu bước ngoặt phát triển mới trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
II.

Liên hệ thực tế

2.1. Thực tế việc triển khai và thực hiện nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986-1990)
2.1.1. Kinh tế
Về kinh tế Nhà nước cho ban hành:
-

Luật Đầu tư nước ngoài (12/1987);

-

Nghị quyết 10 (4/1988) về đổi mới quản lý kinh tế nhà nước;


-

Công nhận nhiều thành phần kinh tế;

-

Xóa bỏ chế độ tem phiếu, bao cấp.

Thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ 6 thì khóa 6 TW đã họp
nhiều lần chỉ đạo đổi mới tồn diện, trong đó nổi bật là những hội nghị sau:
-

Hội nghị trung ương 2 (4/1987) chủ trương về một số biện pháp cấp bách để phân
phối lưu thông;

-

Quyết định số 217 Của hội đồng bộ trưởng (14/11/1987) Trao quyền tự chủ cho các
doanh nghiệp;

-

Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về khốn sản phẩm đến nhóm và hội xã viên trong
hợp tác xã;

2.1.2. Đối ngoại, quốc phịng an ninh
-

Rút qn khỏi Campuchia;


-

Bộ chính trị ra Nghị quyết số 13: Chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối
đầu sang đấu tranh và hợp tác;

-

Từ năm 1990, Đảng chủ trương mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các
nước trên ngun tắc bình đẳng và cùng có lợi.

2.1.3. Xây dựng Đảng
8|Page


Về quá trình chúng ta đang thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
gặp phải các vấn đề tác động đến cách mạng Việt Nam đó là cuộc cải tổ Liên Xơ và các
nước XHCN ở Đơng Âu đang rơi vào khủng hoảng tồn diện gây tác động bất lợi nhiều
mặt đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hội nghị Trung ương 6 (3/1989) chính thức dùng khái niệm hệ thống chính trị đề ra
những chủ trương cụ thể và đề ra 6 nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới. Hội nghị Trung
ương 6 (3/1989) và Hội nghị Trung ương 8 (3/1990) đã tập trung giải quyết những vấn đề
cấp bách trong công tác xây dựng Đảng.
2.2. Kết quả đạt được trong nhiệm kỳ khóa 6 (1986-1990)
Các chủ trương của Đảng trong nhiệm kỳ khóa 6 đã thể hiện tư duy đổi mới quan trọng
về kinh tế của Đảng vì vậy đã giúp cho Đảng và nhân dân đạt được những kết quả, thành
tựu to lớn. Cụ thể:
-

Lạm phát từ 774,7% năm 1986 giảm xuống còn 67,1 % năm 1991. Đây là một trong

những thành quả rất quan trọng;

-

Từ cuối năm 1988 chế độ phân phối tem, phiếu được xóa bỏ, lương thực từ chỗ
thiếu triền miên (cụ thể năm 1988 nước ta phải nhập khoản 45 nghìn tấn gạo) đến
năm 1990 đã đáp ứng được như cầu có trữ lượng và xuất khẩu.

* Kể từ năm 1989 đến nay thì Việt Nam vẫn đang là nước nằm trong top đầu các nước trên
thế giới về xuất khẩu lương thực, thực phẩm.
-

Hàng tiêu dùng đa dạng, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bước đầu được hình thành;

-

Kinh tế đối ngoại cũng có bước phát triển.

9|Page


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho hệ khơng chun lý luận chính
trị), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội – 2021.

10 | P a g e




×