Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ÔN TẬP VĂN HỌC HKII (PHẦN 4) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.72 KB, 4 trang )

ÔN TẬP VĂN HỌC HKII (PHẦN 4)
16 : Giá trị nội dung và nghệ thuật qua văn bản “Bố của Xi-mông” của Mô-
pa-xăng.
- Nội dung.
+ Qua văn bản “Bố của Xi – mông” tác giả đã miêu tả sâu sắc, tinh tế nỗi đau
không có bố của chú bé Xi – Mông và niềm khát khao có bố của em. Tác giả đã
cảm thông bênh vực Xi – Mông và phê phn những trị cười giễu trên nỗi đau của
người khác, Mô-pa-xăng cĩ cch nhìn nhn hậu, độ lượng và bênh vực những người
phụ nữ đã từng lầm lỡ như chị Blăng-sốt. Tuy lầm lỡ nhưng chị vẫn là người đứng
đắn, đáng được nể trọng, đáng được hưởng hạnh phúc như mọi người.
+ Truyện ngắn cũng thể hiện rõ quan điểm tiến bộ của Mô-pa-xăng phê phán
những cách nhìn định kến, hẹp hòi, trân trọng những con người bình thường như
Blăng-sốt, Phi-líp, Xi – Mông đã vượt qua định kiến để có một gia đình hạnh phúc.
- Nghệ thuật.
+ Nét đặc sắc của truyện ngắn là tác giả đã thấu hiểu sâu sắc tâm lí trẻ em, sự
ngây thơ, hồn nhiên và dễ bị tổn thương của tâm hồn con trẻ
+ Diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian mà vẫn duy trì được hứng thú ,
Xi-mông từ tuyệt vọng đến hi vọng và tin tưởng, Phi-líp đ an ủi cậu bé, rồi nhận
đùa làm bố, từ ông bố danh nghĩa đến ông bố chính thức.
+ Câu chuyện có hậu mà không dễ dãi, giản đơn.

17: Tình yêu thương của Thoĩc-tơn và chú chó Bấc qua ngòi bút của Giắc
Lân-đơn.
- Tình yêu thương đặc biệt của Thoĩc-tơn và chú chó Bấc đã làm thức dậy
trong lòng ta những tình cảm trong sáng, vị tha những cách sống có tình có nghĩa,
đoạn trích tràn đầy cảm hứng nhân văn khi Giắc Lân-đơn miêu tả sự cảm hóa chú
chĩ Bấc của Thoĩc-tơn với một niềm tin mãnh liệt vào con người. Hy yêu thương
loài vật, hãy quan hệ tốt đẹp với thế giới tự nhiên và với con người – phải chăng đó
là thông điệp gửi đến mọi người của Giắc Lân-đơn?
- Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, tài quan sát tinh tế, hiểu biết sâu sắc về
đời sống, tập tính của loài chó kéo xe trượt tuyết ở Bắc Mĩ, cùng với trí tưởng


tượng tuyệt vời, nhà văn đã đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc và diễn tả sinh
động nhiều biểu hiện khác nhau về tình yêu thương của nó đối với Thooc-tơn .Thủ
pháp so sánh được tác giả sử dụng thành công đ góp phần tô đậm và khắc sâu tâm
trạng và tính cách của con chó Bấc.

18: Nêu hoàn cảnh sáng tác của vở kịch “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng
và tóm tắt hồi 4 của vở kịch.
Vở kịch Bắc Sơn được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác và đưa lên sân khấu đầu
năm 1946, trong không khí sôi sục của những năm đầu cách mạng (công diễn ngày
6-4-1946) tác phẩm được đánh giá là sự khởi đầu cho nền kịch cách mạng trên sân
khấu nước nhà, với sự thể hiện thành công một sự kiện cách mạng và những con
người mới: quần chúng và người chiến sĩ cách mạng, vở kịch gồm 5 hồi, văn bản
chọn đưa vào sách giáo khoa là 4 lớp đầu của hồi 4
* Tóm tắt hồi 4
Đêm khuya Thơm thấy Ngọc, chồng mình cầm gậy và đèn bấm định đi đâu
trong cái dáng điệu rất khả nghi. Nàng hỏi nhưng Ngọc cứ giấu quanh. Nàng cho
chồng biết có tin đồn Ngọc dắt tây vào đánh Vũ Lăng. Ngọc chối và nói tránh sang
chuyện về Thái (một chiến sĩ cách mạng). Có tiếng gọi và Ngọc vội vã ra đi. Thơm
ngồi một mình, nghĩ đến mé (mẹ) rồi nghĩ đến Thái không khéo thì bị bắt mất (lớp
1) Thái và Cưủ bị giặc đuổi, chạy nhầm vào nhà Thơm, Thơm tìm cách giấu hai
người vào buồng của mình (lớp 2).Ngọc lại trở về nhà để truy lùng Thái và Cửu.
Thơm khôn khéo thông báo cho hai người biết để đề phòng đồng thời cũng tìm mọi
cách để che chắn không cho Ngọc biết. Cuối cùng Ngọc lại ra đi (lớp 3) Thơm thở
dài khoan khoái nhìn theo Ngọc đi, mỉm cười : “May thế” (lớp 4).
19 : Vở kịch “Tôi và chúng ta” thể hiện vấn đề cơ bản gì?
- Vấn đề cơ bản mà vở kịch đặt ra là:
+ Không thể khư khư giữ lấy các nguyên tắc, cơ chế đã trở thành cứng đờ, lạc
hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí để sản xuất phát triển;
đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả
thiết thực của công việc.

+ Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái “chúng ta” được đào tạo
thành những cái tôi cụ thể. Vì thế, cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống
đến quyền lợi của những con người.
- Ý nghĩa của vở kịch đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì những
năm sau 1975 đầu thập niên 80 của thế kỉ XX là :
+ Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình sang một thời kỳ với những
yêu cầu phát triển khác trước, tình trạng cụ thể của xí nghiệp Thắng Lợi đã phản
ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, quản lý, lề lối hoạt
động sản xuất trên đất nước ta đang có những thay đổi mạnh mẽ. Đất nước đã
chuyển sang một giai đoạn mới, cần phải thay đổi tư duy thay đổi phương thức
quản lý, tổ chức, từ đó đổi mới cách làm chứ không thể giữ mãi các nguyên tắc,
phương pháp của thời gian trước sự biến chuyển, sinh động của thực tiễn cuộc
sống đó là thông điệp mà vở kịch “Tôi và chúng ta” mang lại



×