Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ÔN TẬP VĂN HỌC HKII (PHẦN 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.7 KB, 6 trang )

ÔN TẬP VĂN HỌC HKII (PHẦN 1)
1: Bài viết “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục
cao theo em. Điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
- Chu Quang Tiềm là một nhà mĩ học và lí luận nổi tiếng của Trung Quốc.
Ông bàn về đọc sách lần này không phải lần đầu. Bài viết này là kết quả của quá
trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của
người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.
- Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lý vừa thấu tình:
Các ý kiến, nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lí lẽ. Đồng thời tác giả lại trình bày
bằng cách phân tích cụ thể, bằng giọng chuyện trò, tâm tình thân ái để chia sẻ kinh
nghiệm thành công, thất bại trong thực tế.
- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lý, các kiến thức được dẫn dắt một cách tự
nhiên.
- Đặc biệt, bài văn nghị luận này có sức thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi
cách viết giàu hình ảnh. Nhiều chỗ, tác giả dùng cách ví von thật sự cụ thể, thật thú
vị. Ví dụ “liếc qua” tuy rất nhiều “đọng lại” rất ít, giống như ăn uống ” “làm học
vấn giống như đánh trận ”? Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu, như cưỡi
ngựa đi qua chợ”, “giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng
hẹp, không tìm ra lối thoát ”
2: Trong bài “Bàn về đọc sách”, tác giả khuyên phải chọn sách mà đọc. Em
hãy phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách.
- Đọc sách có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống, nhưng đọc
như thế nào? Chọn sách để học là một vấn đề không đơn giản. Hiện nay, trên thị
trường có nhiều loại sách khác nhau, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách có
giá trị để đọc. Hơn nữa, sức người và thời gian có hạn, không chọn sách đọc thì
lãng phí sức mình và thời gian.
- Để nhận thức vấn đề phong phú, đa dạng, cần đọc nhiều loại sách khác
nhau: sách khoa học kĩ thuật, sách văn học, sách chuyên môn, sách lịch sử Như
vậy, nếu biết chọn sách tốt, sách có giá trị để đọc, thì người đọc sách sẽ thu nhận
được nhiều bổ ích, nói như Macxim Gorki là “sách mở ra trước mắt tôi những chân
trời mới”. Đó là một trong những lí do khiến chúng ta cần phải chọn sách để đọc.


3: Từ văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm em hãy nêu bản chất
của lối học đối phó và nêu tác hại của nó?
- Học đối phó là học không lấy việc học làm mục đích, xem học là phụ, trước
các bài tập chỉ làm qua loa, đại khái, hoặc chép lại bài của người khác, chép lại bài
trong các sách tham khảo, sách giải bài tập.
- Học đối phó là cách học thụ động, không chủ động là cách học đối phó,
cách học này làm cho người học giống một cỗ máy, trước một vấn đề, một hiện
tượng bất ngờ trong cuộc sống lúng túng, không thể giải quyết được.
- Học đối phó là cách học hình thức, giống “Cưỡi ngựa xem hoa” không đi
sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
- Học đối phó dù có bằng cấp thì cũng vô dụng, vì không có kiến thức nên
chẳng làm được việc gì, dẫn đến chỉ là một người vô dụng.
- Như vậy, học đối phó là kiểu hình thức, bị động, không lấy việc học làm
mục đích nghiêm chỉnh. Lối học đó, chẳng những làm cho con người mệt mỏi, mà
không còn tạo ra được những con người có ích cho đất nước. Bởi vậy, không nên
học đối phó, cần học hành nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập
mới đưa lại kết quả cao trong học tập và trở thành những công dân có ích trong sự
nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
4: Theo Nguyễn Đình Thi, nội dung phản ánh của văn nghệ là gì?
- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại cuộc sống khách quan nhưng
không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tác
một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn gửi riêng của mình.
Nội dung của tác phẩm văn nghệ không phải chỉ là câu chuyện, con người như ở
ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm vào đó.
Ví dụ: Nguyễn Du đã sáng tác nên “Truyện Kiều” một kiệt tác của văn học
Việt Nam “Truyện Kiều” người đọc cảm thông sâu sắc trước số phận “hồng nhan
bạc mệnh” của Thúy Kiều, căm thù xã hội phong kiến đã đẩy những con người tài
sắc như Kiều vào bước đường cùng, từ đó càng trân trọng hơn tấm lòng nhân đạo
của tác giả đối với những số phận đen bạc trong xã hội cũ.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời lí thuyết khơ khan mà chứa

đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến
cho chúng ta bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã quen
thuộc. Ví dụ: chỉ là tiếng suối, là ánh trăng, là tấm lòng của một người yêu nước,
nhưng qua bài thơ “Cảnh khuya” của Bác, người đọc cảm nhận được bao điều mới
lạ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa - Cảnh
khuya như vẻ người chưa ngủ - Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người
tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người
xem
Như vậy, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học
xã hội như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lý những bộ môn khoa học này
khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.
Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giớ bên
trong của con người. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể,
sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm cá nhân
của nghệ sĩ.
5: Nu gi trị nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” -
Nguyễn Đình Thi?
- Văn bản ‘Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi đã thể hiện những
nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận qua mấy điểm cơ bản sau:
+ Về bố cục của văn bản : chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên
+ Cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc, có nhiều dẫn chứng
về thơ văn, về đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định, để
tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm.
+ Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa, đặt biệt nhiệt hứng dâng
cao ở phần cuối.
10: Trình bày nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Viếng lăng Bác” - Viễn
Phương?
- Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
+ Bài thơ tả việc viếng lăng Bác theo trình tự thời gian và không gian từ

ngoài vào trong lăng, từ khi viếng và xúc cảm sau khi viếng với những thủ pháp
nghệ thuật quen thuộc: ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng nhưng gây một cảm xúc đặc
biệt. Thành công trước hết là nhờ cảm xúc hết sức chân thành và sâu sắc của Viễn
Phương. Xúc cảm đó lại được “cộng hưởng” bởi tình cảm thiêng liêng mà Bác
dành cho nhân dân miền Nam và tình cảm thành kính, ngưỡng mộ mà toàn dân tộc
dành cho Bác.
+ Bài thơ có bố cục gọn rõ, giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc: vừa
trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót xen lẫn sự tự hào. Giọng điệu thơ
được tạo nên bởi các yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh.
+ Thể thơ: chủ yếu là tám tiếng, riêng khổ thứ ba chỉ có bảy tiếng và dòng
cuối khổ hai là chín tiếng, cách hiệp vần có hai dạng: vần liền và vần cách: nhịp
thơ nhìn chung là chậm rãi, diễn tả được sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng
trong tâm trạng tác giả. Riêng khổ thơ cuối nhịp thơ có phần nhanh hơn, với điệp
ngữ “muốn làm” và điệp cấu trúc, thể hiện rõ mong ước tha thiết và nỗi niềm lưu
luyến của nhà thơ.
+ Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, nhất là có sự kết hợp giữa hình ảnh thực
với hình ảnh ẩn dụ giàu tính biểu tượng, nhất là các ẩn dụ – biểu tượng như: mặt
trời trong lăng, tràng hoa, vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh mãi mãi

×