UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
LỚP
4
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÀO THỊ HƯỜNG – ĐÀO THỊ HỒNG (đồng Chủ biên)
HÀ HUY GIÁP – VŨ TRÍ NGƯ – TRẦN THỊ HÀ GIANG
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH
BẮC GIANG
LỚP
4
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Mỗi hoạt động trong tài liệu đều được chỉ dẫn bằng một kí hiệu
để thầy, cô giáo hướng dẫn và các em tự trải nghiệm theo
những chỉ dẫn này.
Các em huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia
hoạt động, tạo hứng thú để dẫn vào chủ đề mới.
Các em khám phá, chiếm lĩnh được kiến thức, kinh nghiệm
mới của chủ đề qua quan sát, thảo luận, tìm kiếm thơng tin,…
Các em sử dụng kiến thức, kinh nghiệm đã tiếp thu được để
giải quyết các vấn đề, tình huống, bài tập,… nhằm khắc sâu
kiến thức và hình thành kĩ năng.
Các em vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết
các vấn đề của thực tiễn có liên quan đến chủ đề để phát
triển năng lực và phẩm chất, tình yêu quê hương.
Hãy giữ gìn tài liệu này để dành tặng các em học sinh lớp sau!
2
LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh lớp 4 yêu quý!
Cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang – lớp 4 sẽ đồng
hành cùng các em trong quá trình học tập, giúp các em tìm hiểu và trải
nghiệm về địa phương Bắc Giang thông qua 5 chủ đề:
– Thiên nhiên quê hương em;
– Dân cư và một số hoạt động sản xuất ở Bắc Giang;
– Một số nét văn hoá truyền thống ở Bắc Giang;
– Lễ hội Suối Mỡ và truyền thuyết thời Hùng Vương;
– Truyền thống yêu nước và cách mạng của quê hương Bắc Giang.
Trong đó, các chủ đề Thiên nhiên và con người Bắc Giang, Dân cư và
một số hoạt động sản xuất ở Bắc Giang, Một số nét văn hoá truyền thống ở
Bắc Giang cùng với câu chuyện lịch sử thuộc chủ đề Truyền thống yêu
nước và cách mạng ở quê hương Bắc Giang còn thể hiện cho mạch nội
dung "Địa phương em" trong chương trình mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
Qua việc tìm hiểu thơng tin trong tài liệu, các em khám phá được
những tri thức về địa lí, lịch sử, văn hố địa phương và càng thêm tự
hào về nơi mình đang sống.
Các em hãy tích cực hoạt động, tương tác với thầy, cơ giáo và bạn
bè để tìm hiểu về địa phương mình – Bắc Giang. Hi vọng các em sẽ
khám phá, trải nghiệm được nhiều điều thú vị, bổ ích về văn hố, lịch sử,
địa lí địa phương mình.
Chúc các em trải nghiệm thật vui và học tập đạt kết quả tốt!
CÁC TÁC GIẢ
3
MỤC LỤC
Trang
Chủ đề 1: Thiên nhiên quê hương em ................................................................................... 5
Chủ đề 2: Dân cư và một số hoạt động sản xuất ở Bắc Giang .................... 11
Chủ đề 3: Một số nét văn hoá truyền thống ở Bắc Giang ................................. 18
Chủ đề 4: Lễ hội Suối Mỡ và truyền thuyết thời Hùng Vương ....................... 26
Chủ đề 5: Truyền thống yêu nước và cách mạng
của quê hương Bắc Giang ..................................................................................... 32
Giải thích thuật ngữ ............................................................................................................................... 39
4
1
THIÊN NHIÊN QUÊ HƯƠNG EM
Cùng các bạn nghe bài hát “Bắc Giang màu xanh yêu thương”,
(tác giả Phan Huấn). Bài hát này nhắc tới những cảnh đẹp, địa danh
nào của Bắc Giang mà em biết?
1
Tìm hiểu vị trí địa lí tỉnh Bắc Giang
Đọc thông tin, quan sát Lược đồ hành chính tỉnh Bắc Giang
(Hình 1) và thực hiện u cầu:
– Xác định vị trí của tỉnh Bắc Giang trên lược đồ.
– Kể tên các tỉnh, thành phố tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang.
– Kể tên các huyện và thành phố thuộc tỉnh Bắc Giang.
– Xác định tên, vị trí huyện hoặc thành phố nơi em sống.
Bắc Giang có thành phố Bắc Giang và chín huyện gồm: Yên Thế,
Tân Yên, Hiệp Hoà, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Lục Nam, Lục Ngạn,
Sơn Động.
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
Các tỉnh, thành phố tiếp giáp với Bắc Giang gồm: Lạng Sơn,
Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên. Bắc Giang
không giáp biển và không có đường biên giới quốc gia tiếp giáp
với các nước láng giềng.
5
Hình 1. Lược đồ hành chính tỉnh Bắc Giang (2023)
2
Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên tỉnh Bắc Giang
Đọc thông tin, quan sát Lược đồ tự nhiên tỉnh Bắc Giang (Hình 2)
và mơ tả một số nét chính về tự nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu,…)
của tỉnh Bắc Giang.
6
Hình 2. Lược đồ tự nhiên tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang có địa hình điển hình của vùng trung du, có thể chia
thành ba khu vực gồm:
Em có biết?
– Khu vực núi cao ở phía đơng trên địa bàn
các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam với độ
Trên đường giáp
cao trung bình các dãy núi từ 200 m đến 1 000 m
ranh giữa tỉnh Bắc Giang
so với mực nước biển.
và Quảng Ninh có đỉnh
Yên Tử cao 1 068 m.
– Khu vực đồi trung du có đồi thoải lượn
Trên dãy núi Bảo Đài –
sóng và các ngọn đồi bát úp cao từ 20 m đến
Cấm Sơn có núi Vạn Cung
50 m so với mực nước biển ở các huyện: Lục Ngạn,
ở Lục Ngạn cao 974 m.
Lục Nam, Lạng Giang, Hiệp Hoà, Yên Thế,
Tân Yên và thành phố Bắc Giang.
– Khu vực đồng bằng xen kẽ đồi núi thấp và núi sót như núi: Neo
(huyện Yên Dũng), Dĩnh Sơn (huyện Việt Yên).
Khí hậu Bắc Giang có bốn mùa: xn, hạ, thu, đơng. Mùa đơng ít
mưa, sương muối xuất hiện trên vùng đồi núi. Mùa hạ nóng ẩm, mưa
nhiều. Nhiệt độ trung bình năm từ 23 đến 240C, thấp dần từ trung du lên
miền núi. Lượng mưa trung bình cả năm 1 300 mm đến 1 800 mm.
Bắc Giang có ba con sơng lớn chảy qua là sông Cầu, sông Thương và
sông Lục Nam với tổng chiều dài qua tỉnh là 327 km. Chế độ nước sơng
có mùa lũ trùng với mùa mưa vào mùa hè và mùa cạn vào mùa đông.
7
Bắc Giang có hai hồ lớn ở huyện Lục Ngạn là hồ Cấm Sơn với diện tích
26 000 000 m2 và hồ Khn Thần với diện tích hơn 2 400 000 m2.
Đất đỏ vàng là loại đất chính chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên
tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó, Bắc Giang có rừng gỗ với nhiều loại cây
như: lim, lát, sến, dẻ,… và các dải rừng tre nứa ở Sơn Động, Yên Thế.
Đồng thời, Bắc Giang có một số loại khoáng sản phân bố rải rác như:
than ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động; quặng sắt ở Yên Thế; quặng
đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; cao lanh ở Yên Dũng; đất sét ở Tân Yên,
Việt Yên,…
Hình 3. Lược đồ các nhóm đất chính tỉnh Bắc Giang
Tìm hiểu các biện pháp phòng chống thiên tai và bảo vệ thiên
nhiên tỉnh Bắc Giang
3
Đọc thơng tin, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu:
– Nêu một số vấn đề về môi trường của Bắc Giang.
– Thảo luận về các biện pháp phòng chống thiên tai, bảo vệ
thiên nhiên ở tỉnh Bắc Giang.
8
Thiên nhiên Bắc Giang chịu tác động mạnh mẽ từ biến đổi khí hậu
với các hiện tượng cực đoan của thời tiết như: bão lũ, áp thấp nhiệt
đới, nhiệt độ tăng, hạn hán, nguy cơ cháy rừng,… Môi trường đất có
xu thế thối hố, cằn cỗi, bạc màu do xói mịn, rửa trơi, khơ hạn, ngập
úng, sạt lở đất,… Mơi trường nước nguy cơ ô nhiễm cao khi sử dụng
nhiều phân bón hố học, hố chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
và lượng nước thải công nghiệp, sinh hoạt ngày càng gia tăng.
Hình 4. Sạt lở trên quốc lộ 31, địa phận
huyện Sơn Động
Hình 5. Ngập úng ở thành phố Bắc Giang
Hình 6. Rác thải và ơ nhiễm nước
9
Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở
tỉnh Bắc Giang là:
– Giáo dục ý thức và kĩ năng phòng chống thiên tai, bảo vệ thiên
nhiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
– Trồng rừng, bảo vệ rừng và sử dụng đất hợp lí.
– Xây dựng và vận hành hiệu quả các cơng trình thuỷ lợi.
4 Hoàn thành bảng theo gợi ý sau:
A
B
Tên các tỉnh/ thành phố tiếp
giáp với tỉnh Bắc Giang
Tên các mùa trong năm ở tỉnh
Bắc Giang
Tên một số sông lớn chảy qua
tỉnh Bắc Giang
Tên một số hồ lớn của tỉnh
Bắc Giang
Tên loại đất chính của tỉnh
Bắc Giang
Một số vấn đề mơi trường ở tỉnh
Bắc Giang
Những việc em đã làm và sẽ làm
để góp phần bảo vệ thiên nhiên
tỉnh Bắc Giang
5 Vẽ tranh về phong cảnh thiên nhiên kèm theo thông điệp bảo vệ
môi trường nơi em sống.
10
2
DÂN CƯ VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở BẮC GIANG
Quan sát hình ảnh và nêu cảm nghĩ của em.
Hình 1. Khu cơng nghiệp Đình Trám, huyện Việt n
1
Tìm hiểu dân cư tỉnh Bắc Giang
Quan sát Lược đồ phân bố dân cư tỉnh Bắc Giang (Hình 2), quan
sát hình ảnh, đọc thông tin và thực hiện yêu cầu:
– Nhận xét về dân cư và sự phân bố dân cư tỉnh Bắc Giang.
– Kể tên một số dân tộc và nhận xét sự phân bố của các dân
tộc ở tỉnh Bắc Giang.
11
Hình 2. Lược đồ phân bố dân cư tỉnh Bắc Giang
Năm 2021, số dân Bắc Giang có gần hai triệu người (nguồn: Tổng
cục Thống kê công bố năm 2022). Dân cư Bắc Giang phân bố khơng
đều, trong đó tập trung đông với mật độ cao ở thành phố Bắc Giang
và các huyện ở phía tây và tây nam như: Yên Dũng, Việt n, Hiệp Hồ,…
Các huyện vùng núi cao phía đông như: Lục Ngạn, Sơn Động dân cư
thưa thớt nhất tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 45 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó,
đơng nhất là dân tộc Kinh và sáu dân tộc thiểu số có số dân đơng, sinh
sống thành cộng đồng gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay
(Sán Chỉ và Cao Lan), Dao và Hoa,… Đồng bào dân tộc ít người sống tập
trung nhiều ở các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.
12
Hình 3. Người dân tộc Kinh ở
Bắc Giang
Hình 4. Người dân tộc Tày ở
Bắc Giang
Hình 5. Người dân tộc Nùng ở
Bắc Giang
Hình 6. Người dân tộc Cao Lan ở
Bắc Giang
Hình 7. Người dân tộc Sán Chỉ ở
Bắc Giang
Hình 9. Người dân tộc Dao ở
Bắc Giang
Hình 8. Người dân tộc Sán Dìu ở
Bắc Giang
13
2
Tìm hiểu một số hoạt động kinh tế tỉnh Bắc Giang
Đọc thơng tin, quan sát hình ảnh và trình bày một số hoạt động
kinh tế ở tỉnh Bắc Giang:
– Hoạt động công nghiệp;
– Hoạt động nông nghiệp;
– Hoạt động dịch vụ.
Những năm gần đây, kinh tế tỉnh Bắc Giang phát triển nhanh. Năm
2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Giang đứng thứ hai cả nước.
Trong các ngành kinh tế, hoạt động cơng nghiệp đóng góp ngày càng
nhiều và quan trọng nhất.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 ước đạt 446 000 tỉ đồng. Tồn
tỉnh có 195 578 lao động làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó chủ
yếu là lao động địa phương.
Hình 10. Sản xuất may mặc
Hình 11. Sản xuất linh kiện điện tử
Hình 12. Sản xuất túi siêu thị
14
Năm 2022, sản xuất nông nghiệp ước đạt 37 682 tỉ đồng. Các loại
cây trồng chính như: lúa, lạc, vải, cam, bưởi, na,… tiếp tục phát triển
theo hướng sản xuất với quy mô lớn. Chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch
mạnh mẽ với các sản phẩm chính như: lợn, gà, cá,… theo hướng tăng
chăn nuôi tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới. Cơng
tác quản lí, bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm, diện tích rừng
trồng tăng lên hằng năm.
Hình 13. Thu hoạch vải thiều ở
Lục Ngạn
Hình 14. Chăn ni gà đồi ở n Thế
Hình 15. Thu hoạch na ở Lục Nam
Hình 16. Thu hoạch cam ngọt ở Lục Ngạn
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở Bắc Giang: hàng dệt may, da
giày; máy tính, sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện các loại; thiết
bị điện; sản phẩm từ chất dẻo,… Giao thông vận tải và bưu chính, viễn
thơng tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là về vận tải hành khách và hàng
hoá. Du lịch từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19. Lượng khách
du lịch đạt hơn 1 triệu lượt khách. Một số điểm du lịch đông du khách
15
như: chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Bổ Đà (Việt Yên), khu di tích tâm
linh – sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động), khu di tích lịch sử chiến thắng
Xương Giang (thành phố Bắc Giang), khu du lịch sinh thái Suối Mỡ
(Lục Nam),…
Hình 17. Cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn
đi qua tỉnh
Hình 18. Đường Hùng Vương,
thành phố Bắc Giang
Hình 19. Một đoạn đường ở nơng thơn
Em có biết?
Năm 2022, tồn tỉnh Bắc Giang
có 205 sản phẩm OCOP, trong đó
có 10/205 sản phẩm được xuất khẩu
và 56/205 sản phẩm được đưa vào
siêu thị hoặc các chuỗi cửa hàng
tiện ích trên cả nước.
Hình 20. Chùa Vĩnh Nghiêm (Chùa La)
Yên Dũng
16
3 So sánh diện tích, số dân và mật độ dân cư của tỉnh Bắc Giang với
với Bắc Ninh và Hà Nội theo bảng sau:
TT
Tỉnh/ thành phố
Diện tích
(km2)
Số dân năm 2021 Mật độ dân cư
(nghìn người)
(người/km2)
1
Bắc Giang
3 896
1 875
481
2
Bắc Ninh
823
1 463
1 778
3
Hà Nội
3 360
8 331
2 480
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2022)
4 Vẽ sơ đồ các hoạt động kinh tế chính của Bắc Giang theo gợi ý sau:
............
............
Cơng
nghiệp
............
............
............
Nơng
nghiệp
HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ CHÍNH
Dịch vụ
............
............
............
............
Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
5 Em là người dân tộc nào? Hãy kể lại một số hoạt động kinh tế chính
của người dân quanh khu vực em sinh sống.
6 Viết một đoạn văn giới thiệu về một địa danh nổi tiếng của tỉnh
Bắc Giang mà em biết.
17
3
MỘT SỐ NÉT VĂN HỐ TRUYỀN THỐNG
Ở BẮC GIANG
Hình ảnh dưới đây giúp em biết điều gì về văn hố của các dân tộc
ở Bắc Giang? Hãy chia sẻ những điều em biết về văn hố của vùng đất này.
Hình 1. Lễ hội vật cầu nước làng Vân (Việt Yên, Bắc Giang)
1
Tìm hiểu nhà ở truyền thống của người dân Bắc Giang
Quan sát hình ảnh và đọc thơng tin, em hãy:
– Mơ tả những nét chính về nhà ở truyền thống của người dân
Bắc Giang.
– Nêu những điểm khác nhau giữa nhà ở của người Bắc Giang
hiện nay với nhà ở truyền thống.
18
Nhà truyền thống của người Kinh ở Bắc Giang phổ biến là nhà trệt,
đó là những ngơi nhà ba gian hai chái hoặc năm gian hai chái. Gian
giữa để thờ cúng và tiếp khách, các gian bên là nơi nghỉ của thành
viên trong gia đình. Mái nhà lợp bằng rạ, lá hoặc ngói mũi và có độ
dốc để tránh mưa, tránh dột. Nhà thường quay về hướng nam hoặc
đông nam, trước cửa nhà chính có sân, vườn, ao cá. Ngun liệu làm
nhà là các loại gỗ như: xoan, mít hoặc lim, sến, táu,…
Hình 2. Nhà năm gian hai chái
Người Tày, Nùng, Thái… thường ở nhà sàn. Người Dao ở Sơn Động,
Lục Ngạn thường ở nhà nửa sàn nửa đất. Các ngôi nhà thường dựng
ở nơi cao ráo, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra thung lũng, sơng,
suối,… thống đãng, thuận tiện cho việc làm ăn, sinh sống.
Hình 3. Nhà sàn
19