Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Các khoản trích lập dự phòng cần lưu ý pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.92 KB, 2 trang )

Các khoản trích lập dự phòng
cần lưu ý
Trong đó, các khoản trích lập dự phòng chính có tác động đáng
kể đến kết quả sản xuất - kinh doanh của DN mà các nhà đầu tư
cần nắm bắt được bản chất trong quá trình xem xét BCTC của
DN đó là:
Khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích lập dự
phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, các khoản trích lập
dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng các khoản bảo hành
sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp (đối với các DN xây
lắp).
Bản chất của các khoản trích lập dự phòng
Hiểu chung nhất, một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả
không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Việc trích lập dự
phòng được hiểu là việc ghi nhận vào chi phí của DN các chênh
lệch nhỏ hơn của giá trị tài sản của DN tại thời điểm lập BCTC
và giá trị của các tài sản này tại thời điểm mua, hoặc ghi nhận
một khoản dự phòng tương ứng với các khoản nợ phải trả (trên
cơ sở đưa ra một ước tính đáng tin cậy), vì nó là các nghĩa vụ về
nợ phải trả hiện tại và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh
tế để thanh oán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó. Trong đó:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị
tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm
(Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử
dụng các khoản dự phòng ).
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch
giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực
hiện của chúng (Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn
kho).
Thuật ngữ: giá gốc hàng tồn kho được hiểu là giá trị của hàng
tồn kho được ghi nhận tại thời điểm mua căn cứ trên giá hóa đơn


và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình mua
hàng và sản xuất để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng
thái sẵn sàng sử dụng hoặc tiêu thụ như: chi phí gia công, chế
biến, chi phí vận chuyển, lưu kho, bãi…
Thuật ngữ giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
được hiểu là giá trị còn lại của giá bán hàng tồn kho sau khi trừ
đi các chi phí ước tính cho việc hoàn thành và tiêu thụ sản phẩm
tại thời điểm lập báo cáo tài chính;
Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: là dự phòng phần
giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của DN bị
giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức
kinh tế mà DN đang đầu tư bị lỗ (Thông tư 13/2006/TT-BTC);

×