Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kiểm toán điều tra Một biện pháp quan trọng để phát hiện và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.84 KB, 3 trang )

Kiểm toán điều tra Một biện pháp quan trọng để
phát hiện và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật.

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã
xuất hiện không ít những cá nhân có chức quyền, các tổ chức,
đơn vị hay địa phương do buông lỏng quản lý, chạy theo tư lợi
nên đã để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng trong quản lý
kinh tế tài chính, thậm chí vi phạm pháp luật. Trong đó, nhiều
cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước lợi dụng để
tham nhũng, dẫn đến tha hoá biến chất đã gây thất thoát lớn cho
ngân sách nhà nước.
Để kịp thời ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những hiện
tượng tiêu cực, đồng thời giải quyết kịp thời những đơn thư
khiếu nại, tố cáo liên quan đến tham ô, tham nhũng ở các ngành
các cấp và các khiếu nại của đơn vị được kiểm toán về kết quả
kiểm toán hoặc đạo đức ngành nghề của kiểm toán viên nhà
nước. Kiểm toán nhà nước cần tiến hành các cuộc kiểm toán
điều tra làm trợ thủ cho việc giữ nghiêm và bảo vệ pháp luật.
Trong thực tế hoạt động của kiểm toán nhà nước 5 năm qua, từ
khi khao sát để xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, nếu gặp
những đối tượng kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc
đag có vấn đề mà cơ quan điều tra tiến hành xem xét thì thông
thường không đưa vào kế hoạch kiểm toán. Đã có không ít cán
bộ đảng viên có trách nhiệm gửi đơn đến Kiểm toán Nhà nước
phản ánh hoặc báo động tình trạng vi phạm nghiêm trọng trong
quản lý tài chính, tham ô, tham nhũng.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì không thuộc trách
nhiệm giải quyết của Kiểm toán Nhà nước. Trường hợp đó Kiểm
toán nhà nước kiểm toán các đơn vị có đơn thư khiếu nại, tố cáo
thì lãnh đạo Kiểm toán nhà nước lưu ý các Đoàn kiểm toán


trong việc xác định trọng yếu kiểm toán hoặc chuyển cho cơ
quan chức năng giải quyết. Do đó, đã không kịp thời ngăn chặn
mà vô tình để kẻ gian lợi dụng hoành hành bòn rút tiền của Nhà
nước. Nguyên nhân sâu sa của vấn đề là chưa có quy định cụ thể
trách nhiệm của cơ quan nào trong việc phát hiện, ngăn chặn mà
khi xảy ra rồi cơ quan điều tra mới vào cuộc.
Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng thì trách
nhiệm của Kiểm toán nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham
nhũng là không nhỏ. Vì vậy, thực hiện kiểm toán điều tra theo
chuyên đề hoăch vụ việc là yêu cầu khách quan để giúp Đảng và
Nhà nước giải quyết những vấn đề bức xúc đó, góp phần ngăn
chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực xâm hại tài sản xã hội
chủ nghĩa và dẫn đến tha hoá, biến chất đội ngũ cán bộ quản lý.
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính công tối cao
của quốc gia, nhằm xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp cuả số
liệu quyết toán ngân sách nhà nước, kiểm tra tính tuân thủ pháp
luật cũng như hiệu quả sử dụng nguồn lực công. Thông qua hoạt
động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cung cấp kết quả cho
Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan nhà nước nhằm chấn chỉnh,
hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tư vấn, hướng dẫn cho các
đơn vị để quản lý tài chính dần đi vào nề nếp, kiến nghị với các
cơ quan chức năng của nhà nước để hoàn thiện cơ chế, chính
sách quản lý tài chính quốc gia, kết quả kiểm toán được công bố
công khai. Do vậy, hoạt động kiểm toán điều tra là cần thiết,
khách quan để kiểm toán Nhà nước đạt tới hiệu lực và hiểu quả
trong hoạt động kiểm toán.
Kiểm toán điều tra là hoạt động kiểm tra và đánh giá của Kiểm
toán Nhà nước mang tính chất điều tra về một vụ việc, một
chuyên đề có tính chất nghiêm trọng, có yêu cầu của cấp có
thẩm quyền, có khiếu nại hoặc kiện cáo về tính chân thực, hợp

pháp và tính hiệu quả trong hoạt động thu chi tài chính và các
hoạt động kinh tế liên quan khác của đối tượng, đơn vị hoặc các
hoạt động kinh tế tài chính có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần
thiết phải được điều tra xem xét và kết luận; trên cơ sở đó Kiểm
toán Nhà nước đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị để có
những kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan tư
pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp ly để tiến hành kiểm toán điều tra.
Theo quy định của Luật kiểm toán nhà nước, Kiểm toán Nhà
nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân
thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử
dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước (Điều 14 Luật Kiểm
toán nhà nước). Kiểm toán điều tra là loại hình kiểm toán chức
năng của Kiểm toán Nhà nước. Song đây thực chất là loài hình
kiểm toán tuân thủ, lấy kiểm toán báo cáo tài chính kiểm toán
tuân thủ, lấy kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán hoạt động
làm cơ sở và hỗ trợ cho kết quả của kiểm toán tuân thủ

×