Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Thuyết Trình Diên 2023-2024 Cute.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 7 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
“ Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong
trường mầm non”
Kính thưa ban giám khảo, thưa tồn thể các đồng chí , sau đây tơi xin
trình bày nội dung biện pháp của tôi với đề tài “ Biện pháp xây dựng lớp học
hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non”
Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng, lớp học hạnh
phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là mơi trường giáo dục
hồn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là
nơi khiến cả cơ và trị đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một
ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động.
Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khn mẫu mà đóng vai trị
định hướng để trẻ được làm những gì mình u thích và say mê. Ở đó, trẻ được
học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học
được thơng qua các trị chơi và những trải nghiệm.
Vậy hạnh phúc là gì ?
- Là nơi trẻ vui vẻ, tự tin, năng động, hứng thú mỗi khi đến lớp.
- Là nơi trẻ được là “trung tâm”, trẻ được yêu thương, hạnh phúc:
- Trẻ có tâm lý tích cực, dễ dàng tiếp thu kiến thức, hợp tác với cô giáo và các
bạn
- Trẻ hoà đồng, yêu thương bạn bè giúp giảm các xung đột và rủi ro
- Trẻ tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc với
sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn
khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của
giáo viên. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực
hiện nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn.
Với thực tế hiện nay của lớp tôi, đa số trẻ chưa học qua lớp 3 tuổi nên nhiều trẻ
còn nhút nhát, ngại ngùng chưa giám thể hiện nhiều các tình cảm u thương
cùng cơ. Trẻ khơng cảm thấy tự tin, vui vẻ và thích thú khi đến lớp. Phụ huynh
Thấy lo lắng, băn khoăn khi con khơng thấy vui vẻ khi đến lớp, cịn ngần ngại


chưa tin tưởng cơ giáo, chưa nhiệt tình quan tâm trao đổi với cơ về tình hình của
con ở trên lớp. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Biện pháp xây
dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non”.

* Xây dựng mơi trường lớp học hạnh phúc, an tồn tạo niềm vui cho
trẻ khi đến lớp.


Mơi trường giáo dục an tồn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm an
toàn về “thể chất” và “tinh thần”. Giáo viên học sinh phải được bảo vệ,
không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường trẻ có
cảm nhận như ở nhà, các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi.
Tạo sự an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần, An tồn thể chất là tạo
mơi trường lớp học an tồn, khơng nguy hiểm cho trẻ. An tồn tinh thần là các
con phải có một tâm thế gọi là vui mừng, phấn khởi nhất và cảm nhận thấy vui
vẻ khi đi học. Và biện pháp đầu tiên khi nghĩ đến an tồn về tinh thần chính là ở
bản thân cơ giáo. Cơ là tinh thần món ăn của các con, là một giáo viên chuẩn
nghề nghiệp, tôi đã nắm bắt được tâm lý của các con theo đúng lứa tuổi, việc
nắm bắt được tâm lý của các con nghĩa là mình đã nắm bắt được niềm vui ước
muốn và cũng như khát khao của trẻ.

“Xây dựng môi trường lớp học kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với
yêu cầu phục vụ học tập của trẻ lớp mình”. Như vậy xây dựng mơi trường lớp
học thân thiện giúp trẻ học tập một cách gần gũi thân thiện có tác dụng giúp trẻ
đạt được các mục tiêu giáo dục. Điều quan trọng hơn cả. Thông qua việc cùng
nhau trang trí lớp trẻ đều rất yêu thích đến trường vì nó đem lại cho trẻ nhiều
điều bổ ích, như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày
những sản phẩm mình làm ra và được làm chủ lớp học của mình.
Ngay từ đầu năm học, tơi đã trang trí lớp theo quan điểm: “ Lấy trẻ làm
trung tâm”. Trang trí lớp sao cho vừa tầm với trẻ, các hình ảnh trang trí ở các

góc phải gần gũi, màu sắc phù hợp.
* Hãy tôn trọng cảm xúc của trẻ
Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó
cịn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người
về thái độ của chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan,
với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu
của sự phát triển con người như là một nhân cách và có rất nhiều cảm xúc, cảm
xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ...
1


VD: Trong giờ hoạt động góc, giáo viên để trẻ tự lựa góc chơi của mình như thế
trẻ sẽ thích thú. Khơng bị gị ép trẻ sẽ thoải mái sáng tạo và vui chơi.
* Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt động.
Hoạt động học và hoạt động vui chơi là 2 hoạt động cần thiết trong một
ngày của trẻ ở trường MN. Để trẻ ln cảm thấy thoải mái và tự tin, có hứng thú
trong mỗi hoạt động học, thì giáo viên tạo điều kiện để trẻ là người chủ động tìm
hiểu và giải quyết vấn đề, phát huy động viên trẻ sáng tạo, cơ giáo chỉ đóng vai
trị là người đặt vấn đề và hỗ trợ định hướng trẻ.
*Với hoạt động tạo hình
Trước kia với hoạt động tạo hình các cơ thường chọn đề tài dễ như “ vẽ
hoa” “vẽ con thỏ”... vừa nhanh vừa sẵn các nguyên vật liệu như bút chì, bút màu
mà trẻ đã được thực hành hàng ngày, gây tâm lý nhàm chán cho trẻ vì vậy ngay
từ đầu năm học khi lập kế hoạch họat động tôi luôn tìm tịi , vận dụng nhũng đề
tài đổi mới, sáng tạo,lựa chọn các nguyên vật liệu gần gũi, sẵn có như: lá , que,
sỏi, đá, hạt đậu, hạt ngô....để trẻ thỏa sức sáng tạo, có bạn dùng hạt đậu xếp
thành cánh hoa dùng ống hút hay những cành cây khô làm cành hoa, hay có bạn
dùng những chiếc lá tạo những con rất ngộ nghĩnh, hay đôi khi chỉ là in mầu từ
đơi bàn tay để tạo hình các con vật.....
Trên đây là hình ảnh hoạt động tạo hình in bàn tay tạo hình thành các con vật

của các bạn nhỏ lớp NTD2.

Lồng ghép những trò chơi trải nghiệm thú vị.
Tôi áp dụng phương pháp “học qua chơi”lồng ghép các trị chơi vào
trong các hoạt động, phát huy tính chủ động sáng tạo của cá nhân từng trẻ, tôi
không quá chú trọng đến kết quả mà chủ yếu tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, thể
hiện ở sự vui tươi nhí nhảnh của trẻ thơ. Vì vậy trẻ sẽ khơng cảm thấy mình bị
áp lực, và hạnh phúc thực sự là ở những “nụ cười”.
2


Hình ảnh vui vẻ của trẻ trong các hoạt động học tích hợp trị chơi
*Hoạt động chơi góc
Ở hoạt động chơi góc trẻ được tham gia chơi những vai giàu cảm xúc như vai
chị,vai mẹ, bác sĩ, cô giáo,…trẻ được trải nghiệm những cảm xúc phong phú. Để
trẻ thực sự vui sướng và hạnh phúc khi chơi trị chơi đóng vai theo chủ đề thì
theo tơi vai trị của giáo viên vơ cùng quan trọng, Tùy thuộc vào từng hồn cảnh
cụ thể mà giáo viên nhập vai và sử lý tình huống cho trẻ ,lựa chọn cách tác động
phù hợp trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối không thô bạo, khơng bắt trẻ chơi theo ý
tưởng của mình, mà để trẻ được tự do lựa chọn góc chơi, vai chơi, bạn chơi....
như vậy trẻ mới thực sự cảm thấy vui và hạnh phúc.
Hình ảnh trẻ chơi ở hoạt động góc
* Hoạt động ăn-ngủ
Ở bất kì một động nào thì vai trị của giáo viên cũng vơ cùng quan trọng.
Với giờ ăn - ngủ, có những trẻ rất sợ giờ ăn ở trên lớp, giờ ngủ vẫn cịn 1 số bạn
khó ngủ hay thậm chí khơng ngủ.
Nhận thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thể lực sự phát
triển trí tuệ của trẻ, nên tơi đã chủ động thay đổi phương pháp gây hứng thú tạo
khơng khí vui vẻ trong giờ ăn, trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của việc ăn hết xuất,
giúp cơ thể phát triển tồn diện.


Hình ảnh : Hoạt động ăn , ngủ của trẻ
Trong giờ ngủ đặc biệt tôi hay kể cho trẻ nghe 1 câu chuyện , hay “hát
ru”cho trẻ từ đó trẻ cảm nhận được sự ấm áp thân thiện cô đem đến cho trẻ như
“mẹ hiền”.
3


Hạnh phúc khơng phải là gì to tát cả, hạnh phúc chỉ đơn giản là cô cho trẻ cảm
nhận được sự gần ngũi, yêu thương.
Tôi cho rằng việc xây dựng lớp học hạnh phúc có tác dụng 2 chiều với cả cô và
trẻ. “Khi trẻ đến lớp phấn khởi, vui vẻ thì các giáo viên cũng sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc
lây. Tơi cảm thấy có động lực, hứng thú hơn với công việc hằng ngày và như được tái tạo
năng lượng để sáng tạo.

Hoạt động khác
- Trẻ được tham gia các hoạt động của trường: Tổ chức văn nghệ gồm nhiều thể
loại, đa dạng nội dung, hình thức biểu diễn nhằm trẻ được giao lưu với bạn bè
được trò chuyện được trải nghiệm trẻ cảm thấy rất hạnh phúc khi được tham gia
các hoạt động đó.
VD: Hình ảnh tổ chức văn nghệ “ Vui Tết trung thu” và tổ chức sinh nhật cho
trẻ

Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội dung giáo dục
phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương
trình theo quy định kế hoạch đưa ra. Tơi thực hiện từng bước, đưa công nghệ
thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục,
tham gia sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trau dồi kiến thức, tiếp cận những
phương pháp mới. Đa dạng các hình thức dạy học, sáng tạo. Tham gia vào
4



phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường, tham gia vào hội giảng
thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. Tự tìm
tịi học tập nâng cao kiến thức của bản thân, để truyền cảm xúc tới trẻ tốt nhất.
* Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
Để lớp học hạnh phúc thì lớp học phải là nơi thầy cơ, học sinh và phụ
huynh đều được hạnh phúc; là nơi học sinh có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ
và những rung cảm; là nơi học sinh khơng có áp lực học hành mà luôn được
phát huy khả năng của mình. Ngồi việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh trên
lớp ra tơi cịn trao đổi thường xun trên nhóm zalo để phụ huynh nắm dõ được
các hoạt động của các con trên lớp .việc trao đổi giữa gia đình và nhà trường tạo
được sợi dây liên kết chặt chẽ trong cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục
trẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện được những hành vi tốt cho trẻ.

Trao đổi thông tin 2 chiều giữ giáo viên và phụ huynh
* Sau khi áp dụng những giải pháp trên. Trẻ học ngoan, có ý thức học tập, trẻ
học sôi nổi, hăng hái tham gia nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. Trẻ nhanh nhẹn,
vui tươi, tích cực hoạt động và góp phần đẩy mạnh chất lượng học sinh của
trường. Trẻ khỏe mạnh, nói mạch lạc, rõ ràng, chính xác, tự nhiên. Trẻ tích cực
hứng thú, say mê tham gia vào các hoạt động. Trẻ rất tình cảm, hạnh phúc, thích
đi học và đi học đều.
* Các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng nhà trường, gửi con em mình đến lớp
đều đặn hơn, khơng cịn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện. Phụ huynh luôn
tôn trọng và u q cơ.
* Về phía giáo viên: Tơi cảm thấy yêu trường, yêu lớp, yêu trẻ, yêu nghề hơn.
Cảm thấy vui vẻ, có hứng thú sáng tạo. Thật hạnh phúc khi được phụ huynh tin
yêu và tín nhiệm.
5



Kính thưa hội thi.
Trên đây là một số giải pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ
của tôi. Qua hội thi này tôi cũng xin chia sẻ với quý đồng nghiệp một số kinh
nghiệm của mình, và cũng mong muốn học hỏi thêm những kinh nghiệm quý
báu của đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân hơn nữa trong công tác CSGD
trẻ..
Xin chân thành cảm ơn!.

6



×