Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.08 KB, 62 trang )

1

Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam nằm ở vĩ độ từ 8027’ Bắc đến 23027’ Bắc, trên kinh độ từ 10208’
Đông đến 109o27’ Đơng. Với diện tích tự nhiên là 330.991km2, vùng biển rộng
lớn trên 1 triệu km2, với các đảo và quần đảo, vùng trời thuộc lãnh thổ nước ta.
Việt Nam phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đông
giáp biển Đông, với đường biển dài 3260km, đường biên giới trên bộ dài
450km.
Tính đến hết năm 2006, dân số của Việt Nam đạt 84.155.800 người. Dân
cư đô thị chiếm 27,2% dân số, dân cư nông thôn chiếm 72,8% dân số. Tỷ lệ giới
tính được duy trì ổn định: Nam khoảng 49,1%, nữ khoảng 50,9%. Dân số Việt
Nam là loại dân số trẻ, 27,3% từ 0 đến 14 tuổi, 20,5% từ 14 đến dưới 18 tuổi,
45,2% từ 18 đến dưới 65 tuổi, chỉ khoảng 7,0% dân số có độ tuổi từ 65 trở lên
[12].
Lịch sử của dân tộc Việt Nam cho thấy chính lực lượng trẻ là thiếu niên đã
có cơng lao to lớn góp phần làm nên những chiến công vẻ vang cho non sông
Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sơng Việt Nam có trở nên
vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không đấy là nhờ một phần lớn
ở công học tập của các cháu”.
Ngày nay, bên cạnh những thiếu niên chăm ngoan học giỏi thì vẫn cịn
một bộ phận thiếu niên hư hỏng, suy thoái về đạo đức, sống theo lối sống thực
dụng, vi phạm pháp luật và phạm tội. Họ đã thực hiện những hành vi nguy hiểm
cho xã hội, làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân
dân, gây mối lo lắng và nhức nhối đối với từng gia đình và đối với tồn xã hội.
Nguy hiểm hơn là tình trạng ấy đang có xu hướng gia tăng, trở thành hiện tượng
phổ biến trong đời sống xã hội, đe doạ sự tồn vong hưng thịnh của quốc gia, của
dân tộc vì khơng ai khác, họ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là



2

thế hệ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tình trạng ấy đang gây nên
mối quan ngại cho toàn xã hội.
Do vậy, để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ, sự phát
triển bền vững của xã hội tương lai thì điều khơng thể khác là phải kịp thời có
các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng, tiến tới đẩy lùi và loại bỏ những biểu hiện
lệch lạc, tiêu cực nêu trên ra khỏi đời sống cộng đồng.
Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ với phương châm: “Vì lợi ích trăm năm phải
trồng người”. Thế hệ trẻ chính là thế hệ tương lai của đất nước, là chủ nhân của
xã hội mai sau. Vì vậy đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành
niên (NCTN) thực hiện là một bộ phận cấu thành của sự nghiệp chăm sóc, giáo
dục và bảo vệ thế hệ trẻ, là sự nghiệp của tất cả các cấp, các ngành các cơ quan
Nhà nước, các đoàn thể quần chúng và của mọi gia đình.
Vì thế hệ tương lai của đất nước nhằm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan
trọng và cần thiết”. Cụ thể hố di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà
nước đã có nhiều chủ trương và biện pháp thích hợp. Và riêng đối với thế hệ trẻ,
với NCTN là đối tượng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Vì lẽ đó
mà nhiệm vụ “Đấu tranh phòng chống tội phạm lứa tuổi chưa thành niên” được
xác định là một đề án của chương trình Quốc gia phịng chống tội phạm mà Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt từ năm 1998 [20].
Nhưng trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trước xu
hướng hội nhập và mở cửa, tồn cầu hố, song song với những cơ hội, chúng ta
còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tiềm ẩn nhiều những nguyên
nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm (THTP). Việc đấu tranh phòng
chống tội phạm do NCTN thực hiện hiện nay không chỉ là vấn đề của Quốc gia
mà đã trở thành vấn đề được hầu hết các Quốc gia trên thế giới dành sự quan
tâm đặc biệt.



3

Vì những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng chống
tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam” trong điều kiện
hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn nhằm đề ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả cho hoạt động đấu tranh phòng chống THTP do NCTN thực hiện ở
Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu đề tài: chỉ tập trung vào nghiên cứu THTP do NCTN
thực hiện ở Việt Nam từ năm 2000 – 2007, những nguyên nhân và điều kiện của
THTP do NCTN thực hiện dưới góc độ tội phạm và những biện pháp đấu tranh
phòng chống tội phạm của NCTN đang được thực hiện, trên cơ sở đó đề xuất để
tiếp tục hồn thiện hơn nữa các biện pháp phịng ngừa trên phạm vi cả nước.
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận: Nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp
luận biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục
thanh niên; về đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và đấu tranh phịng
chống THTP do NCTN thực hiện nói riêng. Ngồi ra, trong q trình nghiên
cứu, tác giả sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu cụ thể là:phương
pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, phương pháp mơ tả,
giải thích, tốn học...
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu: Đề ra những giải pháp đấu tranh phòng, chống
THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam từ năm 2000- 2007, góp phần thực hiện
nhiệm vụ đấu tranh phịng chống THTP trên toàn quốc.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu THTP do NCTN thực hiện. Nhân thân của người phạm tội

CTN;
Nguyên nhân, điều kiện của THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam từ
năm 2000 – 2007;


4

Dự báo THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam ;
Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng,
chống THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam .
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của khố luận gồm: Lời nói đầu, Nội dung, Kết luận và Danh mục
tài liệu tham khảo.
Nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở
Việt Nam từ năm 2000 – 2007.
Chương 2: Nguyên nhân của tình hình tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện ở Việt Nam từ năm 2000 – 2007.
Chương 3: Các biện pháp đấu tranh phịng, chống tình hình tội phạm
do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam .


5

CHƯƠNG 1
Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam Từ
NĂM 2000 - 2007
1.1. Thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện
Một người vi phạm pháp luật hình sự thì khơng có nghĩa là người đó khi

được sinh ra vốn là một tên tội phạm. Bởi vì như chúng ta đã biết nhân cách con
người được hình thành chịu sự ảnh hưởng rất lớn của giáo dục và hồn cảnh mơi
trường xung quanh, rồi cũng chính những yếu tố đó quyết định hành vi xử sự
của mỗi con người.
Có những đứa trẻ đang là con ngoan trị giỏi, bỗng một ngày lại vi phạm
pháp luật hình sự, gây những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ngược lại cũng có
những đứa trẻ sau khi phạm tội được giáo dục, cảm hố, nhận ra lỗi lầm của
mình lại trở thành những công dân tốt của xã hội.
Theo Pháp luật quốc tế, cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới,
căn cứ để phân biệt NCTN là ở độ tuổi của họ. ở mỗi quốc gia khác nhau thì độ
tuổi của NCTN lại được qui định khác nhau, điều đó tuỳ thuộc vào truyền thống
văn hố, điều kiện kinh tế – xã hội, lịch sử lập pháp, tập quán và các yếu tố tâm
sinh lý của con người trong mỗi quốc gia đó.
Pháp luật Việt Nam qui định NCTN là người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ
18 tuổi [8], [9], [13], [15], [17]. Cụ thể, theo Điều 12, Bộ luật hình sự (BLHS)
Việt Nam năm 1999 qui định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự (TNHS) về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng
chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng” [17]. Hay nói một cách khác đi thì: NCTNPT là
người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, đã thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội được Luật hình sự qui định là tội phạm [7, tr.176], [10, tr.340], [17].


6

Đánh giá thực trạng và diễn biến của THTP do NCTN thực hiện ở Việt
Nam là xem xét tổng số các tội phạm cụ thể, số lượng NCTN thực hiện các tội
phạm đó và sự thay đổi của THTP trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2007.
Theo thống kê hình sự của Tồ án nhân dân tối cao (TANDTC), từ năm
2000 đến Tháng 12.2007 TANDTC đã đưa ra xét xử sơ thẩm và kết tội 596.969

bị cáo, trong đó có 34.831 bị cáo là NCTN, trung bình chiếm trên 5,8%/năm.
Điều đó có nghĩa là cứ 100 bị cáo bị đưa ra xét xử thì có tới hơn 5 bị cáo là
NCTN. Nếu tính số tuyệt đối thì trung bình mỗi năm có trên 4354 bị cáo là
NCTN trên phạm vi cả nước. Xem bảng số 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1. Tổng số bị cáo và số bị cáo là NCTNPT bị xét xử
ở Việt Nam từ năm 2000 – 2007
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Năm

Tổng số bị cáo

2000
61.309
2001
61.636
2002
60.389
2003
68.390
2004
75.370

2005
79.297
2006
93.641
2007
96.937
Tổng số
596.969
Nguồn: Toà án nhân dân tối cao.

Số bị cáo là NCTN
3605
3427
3104
3994
2540
5305
6274
6582
34.831

Tỉ lệ % (so với
tổng số bị cáo)
5,88%
5,56%
5,14%
5,84%
3,37%
6,69%
6,70%

6,79%
5,83%

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2000 – 2007, số NCTNPT có
chiều hướng gia tăng khá đều đặn. THTP do NCTN thực hiện có diễn biến phức
tạp, trong cơ cấu THTP thì NCTNPT nói chung vẫn chiếm tỉ trọng tương đối ổn
định, gần 6%.
Qua nghiên cứu số liệu thống kê của TANDTC còn cho thấy, các loại tội
do NCTN thực hiện tập trung chủ yếu ở 04 nhóm tội, tương ứng với các chương
trong BLHS 1999. Trong từng nhóm tội ấy, NCTN chỉ phạm vào một hoặc một
số tội danh cụ thể được qui định tại các Điều (Đ) của BLHS 1999.


7

- Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con
người (Chương XII), các bị cáo là NCTN chỉ phạm vào 04 tội: Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Đ104); Tội giết
người (Đ93), Tội hiếp dâm (Đ111); Tội hiếm dâm trẻ em (Đ112).
- Nhóm các tội xâm phạm sở hữu (Chương XIV), các bị cáo là NCTN chỉ
phạm vào 07 tội: Tội cướp tài sản (Đ133); Tội cưỡng đoạt tài sản (Đ135); Tội
cướp giật tài sản (Điều 136); Tội trộm cắp tài sản (Điều 138); Tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản (Đ139); Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Đ140); Tội huỷ
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Đ143).
-Nhóm các tội về ma tuý (Chương XVIII), các bị cáo là NCTN chỉ phạm
vào 01 tội: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
tuý (Đ194).
- Nhóm các tội phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng (Chương XIX),
các bị cáo là NCTN chỉ phạm vào 04 tội: Tội vi phạm qui định về điều khiển
phương tiện giao thơng đường bộ (Đ202); Tội phá hủy cơng trình, phương tiện

quan trọng về an ninh Quốc gia (Đ231); Tội gây rối trật tự công cộng (Đ245);
Tội đánh bạc (Đ248); Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Đ249).
Thực trạng của THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam từ năm 2000 –
2007 cho ta thấy: + Số NCTNPT so với tổng số tội phạm xảy ra có xu hướng gia
tăng và chiếm tỷ lệ khá cao;+ Các bị cáo là NCTN chỉ thực hiện hành vi phạm
tội chủ yếu ở 04 nhóm tội phạm tương ứng với các chương trong phần các tội
phạm cụ thể của BLHS Việt Nam 1999; +Trong mỗi nhóm các tội phạm, bị cáo
là NCTN chỉ phạm vào một hoặc một số tội cụ thể được qui định tại các điều
của BLHS Việt Nam 1999.
Song song với quá trình vận động và phát triển thì cái cũ mất đi, cái mới
ra đời nhưng chưa hoàn thiện lại chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường đã
tạo ra những môi trường thuận lợi làm nảy sinh và phát triển những hiện tượng
tiêu cực trong xã hội, đặc biệt là các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm với
tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng.


8

Qua nghiên cứu về diễn biến của THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam
từ năm 2000 – 2007 cho thấy: THTP do NCTN thực hiện giai đoạn hiện nay có
chiều hướng gia tăng . Điều này là do ảnh hưởng khá rõ nét của cơ chế tác động
vào NCTN trong giai đoạn đầu của hội nhập, mở cửa, toàn cầu hoá.
Xem bảng 1.2 và biểu đồ 1.1:
Bảng 1.2. Diễn biến của THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn cả nước
từ năm 2000 – 2007
STT
1
2
3
4

5
6
7
8

Năm

Số bị cáo là NCTN

2000
3605
2001
3427
2002
3104
2003
3994
2004
2540
2005
5309
2006
6274
2007
6582
Nguồn: Toà án nhân dân tối cao.

Tỉ lệ % so với năm
2000
100%

95%
86,1%
110,7%
70,4%
147,1%
174%
182,5%

Tỷ lệ gia tăng so
với năm 2000
5%
13,9%
10,7%
29,6%
47,1%
74%
82,5%

Biểu đồ 1.1. Diễn biến THTP do NCTN thực hiện ở Việt Nam
từ năm 2000 – 2007

200%

182,5%

2006

2007

147,1%


150%
100%

174%

100%

95%

110,7%
86,1%

70,4%

50%
0%

2000

2001

2002

2003

2004

2005


Tình hình tội phạm tăng cũng phần nào đặt chúng ta trước vấn đề là cần
làm rõ thực trạng này, đi đơi với cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm do


9

NCTN thực hiện, tìm ra những giải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn sự gia tăng
đã tiến tới đẩy lùi, loại bỏ THTP do NCTN thực hiện ra khỏi đời sống xã hội.
1.2. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện
Qua việc nghiên cứu và phân tích 34.831 NCTNPT bị truy tố ở Việt Nam
từ năm 2000 – 2007 cho thấy họ phạm hầu hết các tội danh đã được qui định
trong BLHS 1999. Tuy nhiên, cơ cấu tội phạm do NCTN được thực hiện có
những nét đặc thù về lứa tuổi, vị trí, vai trị xã hội của NCTN, và do cấu thành
tội phạm của một số tội đòi hỏi chủ thể phải có những dấu hiệu đặc biệt. Nên về
mặt thực tế thì NCTN thực hiện chủ yếu là các tội phạm xâm phạm sở hữu và
các tội phạm có sử dụng bạo lực. Riêng các tội xâm phạm an ninh quốc gia,
được qui định tại Chương XI BLHS Việt Nam 1999 địi hỏi người phạm tội phải
có ý thức chính trị rõ ràng. Có trường hợp người thực hiện tội phạm đặc biệt
nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16
tuổi, chưa có ý thức chính trị rõ ràng nên khơng bị xử lý về hình sự. Có trường
hợp người thực hiện tội phạm khác xâm phạm an ninh Quốc gia đủ 16 tuổi
nhưng chưa đủ 18 tuổi không bị xử lý về hình sự.
Để minh chứng cho nhận xét trên, ta xem bảng 1.3 sau:
Bảng 1.3. Cơ cấu của THTP do NCTN thực hiện
theo nhóm tội danh

STT
1
2

3
4
5

Nhóm tội

Số bị cáo là
NCTN

Tỉ lệ % so với
tổng số bị cáo
CTNPT
20,66

Xâm phạm tính mạng, sức
7196
khoẻ, con người
Xâm phạm sở hữu
22243
63,86
Về ma túy
2947
8,46
Về an tồn cơng cộng, trật tự
1867
5,36
cơng cộng
Các tội phạm khác
578
1,36

Tổng số
34831
100%
Nguồn: Toà án nhân dân tối cao
Biểu đồ 1.2. Cơ cấu tội phạm do NCTN thực hiện theo nhóm tội danh


10

Xâm phạm tính mạng sức khoẻ
con ng ời
Xâm phạm sở hữu
Về ma tuý
Về an toàn công cộng, trật tự
công cộng
Các tội phạm khác

Trong c cu ti phm do NCTN thc hiện phổ biến và điển hình nhất là
nhóm các tội xâm phạm sở hữu (Chương XIV) với 22.243 bị cáo, chiếm tới
63,86% tổng số bị cáo là NCTNPT; Nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người (Chương XII) với 7196 bị cáo,
chiếm 20,66% tổng số bị cáo là NCTNPT; Nhóm các tội về ma tuý (Chương
XVIII) với 2947, chiếm 8,46% tổng số bị cáo là NCTNPT; Nhóm các tội xâm
phạm về ATCC, TTCC (Chương XIX) với 1867 bị cáo chiếm 5,36%; Nhóm
“Các tội khác” trong bảng thống kê có 578 bị cáo nhưng được phân tán ở các
nhóm tội khác nhau, chiếm 1,66% tổng số bị cáo là NCTNPT.
Một nét đặc thù có thể thấy ở tội phạm do NCTN thực hiện, đó là trong
mỗi nhóm các tội phạm nêu trên, NCTN chỉ phạm vào một hoặc một số tội nhất
định được qui định trong BLHS Việt Nam năm 1999. Xem bảng 1.4 và biểu đồ
1.3 minh hoạ sau đây:

Bảng 1.4. Cơ cấu của THTP do NCTN thực hiện
theo tội danh cụ thể qui định các điều của BLHS 1999
STT

Tội danh

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tội trộm cắp tài sản
Tội cướp tài sản
Tội cố ý gây thương tích
Tội cướp giật tài sản
Tội giết người
Tội tàng trữ, vận chuyển... ma tuý
Tội hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em
Tội vi phạm ATGT đường bộ
Các tội phạm khác
Tổng số bị cáo là NCTNPT

Số bị cáo là
NCTN
9140

8718
3793
2174
1668
1623
1484
902
5329
34,831

Tỉ lệ %
26,24
25,03
10,89
6,24
4,79
4,66
4,26
2,59
15,3
100%


11

Nguồn: Toà án nhân dân tối cao.
Biểu đồ 1.3. Cơ cấu tội phạm do NCTN thực hiện
(theo tội phạm cụ th) t nm 2000 2007
Tội trộm cắp tài sản
Tội c ớp tài sản

Tội cố ý gây th ơng tích
Tội c ớp giật tài sản
Tội giết ng ời
Tội tàng trữ, vận chuyển ma ma
túy
Tội hiếp dâm
Tội vi phạm ATGT đ ờng bộ
Các tội phạm khác

Cỏc ti phm c th từ năm 2000 – 2007 do NCTN thực hiện ở Việt Nam
chủ yếu gồm 16 loại tội tương ứng với 16 tội danh được qui định trong BLHS
1999. Sau đây chúng ta cùng đi vào các tội danh cụ thể đó:
* Tội trộm cắp tài sản (Đ138): qua nghiên cứu 34831 NCTN bị truy tố từ
năm 2000 – 2007 cho thấy: Tội trộm cắp tài sản là tội được NCTN thực hiện
nhiều nhất với 9140 bị cáo, chiếm tới 26,24%. Những thiệt hại gây ra thường là
không đáng kể, những tài sản bị chiếm đoạt cũng chủ yếu là những đồ dùng
trong sinh hoạt gia đình hoặc cá nhân bởi những tài sản đó vừa dễ lấy trộm lại
vừa dễ dàng mang đi tiêu thụ.
* Tội cướp tài sản (Đ133): Tội cướp tài sản là loại tội chỉ đứng thứ 2 sau
tội trộm cắp tài sản do NCTN thực hiện, với 8718 bị cáo chiếm 25,03%. NCTN
thực hiện hành vi cướp cũng chỉ nhằm chiếm đoạt những tài sản có giá trị trung
bình với mục đích để tiêu xài, chơi game, chat... Nhưng cá biệt có những nhóm


12

cướp nhí rất liều lĩnh, gây các vụ cướp táo tợn khiến dư luận nhân dân hết sức
hoang mang như vụ cướp sau:
Khoảng 16h30’ ngày 5.3.2008, một phụ nữ tìm đến trụ sở cơng an thành
phố Lạng Sơn trình báo về việc nhà chị vừa bị một tốn cướp xơng vào cướp hết

tài sản. Đó là chị Đào Thị Ngọc Lan, trú tại xã Hùng Sơn, Huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên vừa lên thành phố Lạng Sơn thuê trọ tại nhà số 7 đường Lê Đại
Hành, phường Vĩnh Trại để bán nước kiếm tiền sinh sống. Vào khoảng 15h
cùng ngày, khi chị đang ở nhà trọ thì bất ngờ có 3 thanh niên mặt bịt kín chỉ hở
hai con mắt xơng vào dùng dao và bình xịt hơi cay khống chế chị, cướp đi một
nhẫn vàng 1,5 chỉ, 1 dây chuyền vàng, 1 đầu đĩa và 2 điện thoại di động. Bọn
cướp đã ra tay hết sức táo tợn và nhanh chóng khiến chị q sợ hãi và khơng kịp
có bất kỳ phản ứng nào. Đến khi chị Lan tri hơ hàng xóm thì bọn cướp đã cao
chạy xa bay. Ngày 10.3.2008, công an thành phố Lạng Sơn đã bắt giữ được cả
ba đối tượng có liên quan đến vụ án. Đó là Vũ Việt Anh (tức Việt Cạp) sinh năm
1994, trú tại 295B đường Lê Lợi và Vũ Việt Anh (tức Việt Chíp) sinh năm
1992, trú tại 25 đường Chu Văn An, phường Vĩnh Trại Lạng Sơn, và Trần Mạnh
Tuấn (sinh năm 1985), trú tại đội 12, xã Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Ngun. Hơm
đó, Tuấn cùng hai người bạn là Mạnh và Bờm (đều là người Thái Nguyên) đến
Lạng Sơn chơi và tụ tập với “Việt Cạp” và “Việt Chíp”. Trong khi ngồi uống
rượu, năm tên bàn bạc với nhau đi cướp tài sản lấy tiền ăn chơi, mua sắm. Nạn
nhân mà chúng nhằm vào là gia đình chị Đào Ngọc Lan, dì ruột của Tuấn. Lý do
chúng nhằm vào gia đình này vì Tuấn biết rõ qui luật sinh hoạt cũng như chỗ cất
giấu tài sản của gia đình chị Lan nên dễ dàng ra tay [21].
* Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
(Đ104) là tội chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu tội phạm do NCTN thực hiện. Từ
năm 2000 – 2007, theo số liệu thống kê của TANDTC thì đã truy tố 3793
NCTNPT cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác,
chiếm 10,89%. NCTNPT cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác chủ yếu là do va chạm với nhau trong lúc làm việc, trong lúc vui


13

chơi, hoặc do máu “yêng hùng”, muốn trở thành tâm điểm chú ý của bạn bè,

hoặc do động cơ trả thù cho người thân, hoặc cũng có thể do muốn trở thành
những tay hảo hán trong phim xã hội đen. Vũ khí để gây án thường đa dạng, dễ
sử dụng và thường là những vật thô sơ như gạch, dao, đá, vỏ chai, thậm chí là
những tuýp nước. Nạn nhân của loại tội phạm này thường là những người có thể
yếu hơn người phạm tội như trẻ em, kém tuổi, phụ nữ. Song điều nguy hiểm là ở
loại hành vi phạm tội này cho thấy sự coi thường tính mạng, sức khoẻ của người
khác, mang tính cơn đồ, có trường hợp dẫn đến chết người hoặc gây cố tật suốt
đời cho nạn nhân. Đặc biệt trong thời gian gần đây, NCTN đã tham gia hoặc
thực hiện những hành vi cố ý gây thương tích nhưng ở mức độ rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng như: có tổ chức, sử dụng hung khí kiếm, cơn, súng,
tính chất phạm tội cơn đồ, hung hãn, hậu quả để lại là rất nghiêm trọng, để lại
thương tích, cố tật nặng cho nạn nhân, gây mất an toàn cho xã hội.
* Tội giết người (Đ93): Trong cơ cấu các tội do NCTN thực hiện thuộc
nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác
phải kể đến tội giết người do NCTN thực hiện. Tội giết người là tội đặc biệt
nghiêm trọng. Tội phạm do NCTN thực hiện những năm gần đây đã có diễn
biến khá phức tạp và việc NCTN tham gia thực hiện tội giết người từ năm 2000
– 2007 chiếm tới 4,79% với 1663 bị cáo trong tổng số 34.831 bị cáo là NCTNPT
đã bị truy tố.
Khách thể của tội phạm này là đặc biệt quan trọng, đó là quyền sống –
một trong những quyền tối cao của mỗi con người. Mặt khác, tuy chỉ mới ở độ
tuổi CTN mà các bị cáo đã phạm vào tội đặc biệt nghiêm trọng này, phần nào
cho thấy sự mất nhân cách của một bộ phận thế hệ trẻ, sự coi thường tính mạng
của những người khác là hồi chng cảnh tỉnh đối với mỗi chúng ta. Như ví dụ
sau:
Nguyễn Văn Đông (sinh ngày 17.5.1988), Phạm Đức Nam (sinh ngày
26.01.1990) là bạn cùng học tại trường PTTH Hà Đông - Thanh Hà - Hải
Dương. Ngày 29.10.2006, Nam và Đông rủ nhau đi Bình Dương thăm người



14

quen nhưng khơng có tiền, Nam bàn với Đơng đi cướp xe ôm bán lấy tiền. Đông
đồng ý và bàn với Nam phải giết lái xe ôm mới không bị phát hiện.
Ngày 03.11.2006, Đông và Nam đến gặp Phạm Văn Hoàng là bạn Nam và
học ở trường PTTH Thanh Hà, Hoàng đang trọ ở thị trấn thanh Hà xin ở nhờ.
Chiều 5.11.2006, Đông và Nam bàn nhau lên thành phố Hải Dương để cướp xe
máy, Nam hỏi mượn Hoàng 01 con dao phay cũ bằng sắt (dài 26cm, rộng
3,5cm) nhưng nói dối là để phịng thân. Nam cho dao vào cặp sách, sau đó Nam
và Đơng th xe ơm lên thành phố Hải Dương rồi đi bộ đến đường Nguyễn Hữu
Cầu. Thấy con dao Nam mượn đã cùn, Đông bảo Nam phải mua dao mới, cả 2
vào cửa hàng chị Nguyễn Thị Mùa ở số 4A, Nguyễn Hữu Cần – TP Hải Dương
mua 01 con dao bằng thép (lưỡi dao dài 20cm, rộng 06 cm, chi gỗ dài 09cm,
đường kính chuôi 02cm) với giá 5.000đ. Cả hai đi chơi điện tử đến khoảng 18h
thì đi bộ từ đường Trần Hưng Đạo đến chân cầu vượt quốc lộ 5A, chúng thuê xe
ôm của anh Nguyễn Văn Tiến về Tứ Kỳ với giá 45.000đ. Trên đường đi, Đông
hướng dẫn anh Tiến đi theo con đường về thôn Thanh Kỳ – xã An Thanh –
huyện Tứ Kỳ, khu vực này là nghĩa trang và cánh đồng nên vắng người. Khi đến
cách nghĩa trang nhân dân thôn Thanh Kỳ khoảng 300m, do đã phân công nhau
từ trước nên Đông lấy trong cặp của Nam con dao mới mua và dùng tay bấm
vào người Nam ra hiệu hành động. Đông bảo anh Tiến dừng xe để Đông nhớ
đường, khi anh Tiến vừa chống 2 chân xuống đất thì Đơng dùng tay phải cầm
dao vịng qua người Nam, kề phần lưỡi dao vào vùng cổ phía bên phải của anh
Tiến cứa mạnh từ trái sang phải. Theo phản xạ, anh Tiến vùng mạnh tay gạt dao
làm lưỡi dao bị bật khỏi chi vung xuống rìa đường bên phải, nhảy khỏi xe và
chạy về phía trước hơ “cướp”. Do chạy xuống ruộng đã cày ải nên anh bị vấp
ngã và làm rơi sợi dây chuyền bạc. Được khoảng 70m thì Nam và Đơng đuổi
kịp, Đơng xơng vào anh Tiến đấm đá, Nam dùng chân nhảy song phi vào người
anh Tiến làm anh ngã xuống ruộng, sau đó cả 2 cùng đấm đá anh Tiến. Anh
Tiến van xin chúng đừng giết anh và sẽ giao giấy tờ xe cho, nhưng chúng khơng

nghe. Đơng dùng tay cịng ghì cổ anh Tiến từ phía sau và giục Nam lấy dao


15

chém anh Tiến, Nam chém nhiều nhát vào người anh Tiến, có nhát chém cả vào
tay người Đơng. Anh Tiến gạt tay làm con dao rơi xuống và vùng thoát khỏi tay
Đông chạy lên đường. Đông và Nam đuổi theo túm được anh Tiến và kéo xuống
ruộng. Đông bảo Nam đưa dao để Đông chém và chém nhiều nhát vào người
anh Tiến, sau đó Đơng ngồi đè lên bụng anh rồi dùng dao cắt ngay cổ, anh Tiến
kêu “chết tôi rồi” và nằm im giả chết. Nam dùng chân đạp vào đầu anh vài nhát
rồi cùng Đông lật úp anh Tiến lên, móc một ví da màu đen trong túi quần anh.
Nghĩ anh Tiến đã chết, Đông vứt dao vào phần tường khu nghĩa trang, sau đó
Đơng điều khiển xe máy và cả 2 tên đi theo đường bờ đê hướng Cao Quí – Tứ
Kỳ. Nam mở ví của anh Tiến thấy có 140.000đ cùng tồn bộ giấy tờ xe và giấy
tờ tuỳ thân của anh Tiến. Trên đường đi, chúng đỗ lại một mương nước để rửa
tay và thay quần áo, bỏ lại quần áo mặc khi gây án và chiếc cặp sách, sau đó
vào trạm y tế lau rửa vết thương của Đơng rồi đi Hải Phịng để bán xe. Vì chúng
khơng phải là chủ sở hữu nên không bán được. Đến 7h45’ ngày 06.11.2006, 2
tên đến hiệu cầm đồ của anh Trần Trọng Duy ở Lễ Độ – Kim Anh – Kim Thành
– Hải Dương nhằm cầm đồ lấy tiền thì bị cơng an Kim Thành phát hiện.
TANDTP Hải Dương đã tuyên: Nguyễn Văn Đông và Phạm Đức Nam
phạm tội giết người và cướp tài sản [23].
* Tội hiếp dâm (Đ111) và Tội hiếp dâm trẻ em (Đ112): Chỉ tính riêng
trong năm 2005 đối với tội hiếp dâm đã xét xử 58 bị cáo là NCTN trong cả nước
chiếm 11,30% tổng số bị cáo đã xét xử về tội hiếp dâm trong cả nước. Và cũng
trong năm này toà án đã xét xử 92 bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em chiếm tới
14,53% tổng số bị cáo đã xét xử về tội này trong cả nước. Vào những năm trước
đây thì loại tội hiếp dâm do NCTN thực hiện có đặc điểm nổi rõ nét là lợi dụng
sự thiếu hiểu biết, lợi dụng hoàn cảnh vắng vẻ ít người qua lại để thực hiện tội

phạm. Nhưng thời gian gần đây, tội hiếp dâm trẻ em có nét nổi bật đó là tội hiếp
dâm do NCTN thực hiện thường là hiếp dâm tập thể, công khai trắng trợn và rất
táo tợn, nạn nhân là các em gái còn rất nhỏ tuổi và phần lớn các vụ hiếp dâm trẻ
em được thực hiện vào ban ngày khi người nhà các em đi làm vắng. Đây là hồi


16

chng cảnh giác đối với lớp trẻ nhưng đã có những suy thoái về đạo đức, sự
nhận thức sai lầm do những luồng văn hố khơng lành mạnh từ bên ngồi du
nhập vào các em.
*Có thể nhận thấy ngay rằng so với hành vi phạm tội của người đã thành
niên thì hành vi phạm tội của NCTN thường là đơn giản hơn và mức độ nguy
hiểm cho xã hội thấp hơn nhiều. Hậu quả của hành vi phạm tội do NCTN gây ra
cũng không lớn lắm.
Những năm 80 thấy rất ít các trường hợp NCTN có sử dụng bạo lực để
phạm tội. Song đến những năm gần đây thì tính chất phạm tội của NCTN ngày
càng trở nên táo bạo. THTP của NCTN đang diễn ra hết sức phức tạp.
Song song với tính chất táo bạo của hành vi (có sử dụng bạo lực), hành vi
phạm tội của NCTN còn thể hiện cả ở ý thức để phạm tội có sự chuẩn bị trước.
Điều này được minh chứng ra việc khảo sát thấy các em có dùng phương tiện
như: lê, cơn, gậy, dao, súng, kìm cộng lực, búa... để gây án. NCTN cũng đã biết
biến những hoàn cảnh bất lợi thành thuận lợi cho hành vi phạm tội của mình, đã
biết sử dụng những kinh nghiệm phạm tội của mình do có được trong những lần
phạm tội trước đó, và đặc biệt là do phạm tội cùng với người đã thành niên.
Điều này được thể hiện ở một số vụ NCTNPT thực hiện như lừa đảo, lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Về tính chất phạm tội có dấu hiệu phạm tội theo nhóm (2 người trở lên) ở
NCTNPT. NCTN thường tụ tập theo nhóm để phạm tội và thường xảy ra nhiều
ở các tội như: Trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản...

Cịn tội phạm ít tụ tập theo nhóm để thực hiện đó là tội giết người. Vì
NCTNPT giết người thường do bột phát, khơng có dự mưu từ trước, do khơng
kìm chế được tính “hăng máu” của tuổi trẻ.
Địa bàn phạm tội của NCTN xảy ra phổ biến ở các đô thị, thị xã, thị trấn,
nhất là các thành phố lớn. Theo số liệu của VKSNDTC thống kê về tội phạm do
NCTN thực hiện từ năm 2000 – 2007 thì địa bàn phạm tội của NCTN đứng đầu
cả nước là thành phố Hồ Chí Minh với 3.370 người, chiếm 11,83% tổng số


17

NCTNPT; Hà Nội với 2.433 người, chiếm 8,34% tổng số người NCTNPT; Nghệ
An là 935 người, chiếm 3,28% tổng số NCTNPT; Hải Phòng với 933 người,
chiếm 3,27% tổng số NCTNPT; các tỉnh, thành phố khác trong cả nước có số
NCTNPT cao là Vũng Tàu: 654 người (2,30% tổng số NCTNPT), Tây Ninh:
671 người (2,36% số NCTNPT), Đà Nẵng: 534 người (1,88% tổng số
NCTNPT), Nam Định: 528 người (1,85% tổng số NCTNPT), Cần Thơ là: 451
người (1,58% tổng số NCTNPT), Phú Thọ với 323 người chiếm 1,13% tổng số
NCTNPT [11].
ở mỗi địa bàn khác nhau, tội phạm do NCTN thực hiện cũng có những đặc
trưng khác nhau, nếu như ở các vùng nông thôn và miền núi, tội phạm do
NCTN thực hiện chủ yếu và phổ biến là trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích
và một số ít tội ít nghiêm trọng khác thì các đơ thị, ngồi những tội trên, các tội
rất đặc trưng cho vị thành niên còn là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản,
cướp giật tài sản, gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ.
Và một điều đáng chú ý nữa mà chúng ta dễ nhận thấy đó là:phạm tội của
các em trong thời gian gần đây thường tập trung ở những chỗ đông người như
các hội hè, chợ, bến tàu, bến xe, nhà ga, công viên, rạp hát... để có thể nhanh
chóng và dễ dàng thực hiện hành vi trộm, cướp rồi tẩu thốt mau lẹ. Nhưng
khơng chỉ thực hiện tội phạm ở các địa điểm quen thuộc như trên mà các em còn

phạm tội ngay trên đường phố vắng vẻ, trên các phương tiện giao thông, trong
khu tập thể, trụ sở cơ quan, các nhà kho, trường học.
Về động cơ và mục đích phạm tội của các em được xác định khá rõ ràng
là: trong nhóm tội xâm phạm sở hữu thì động cơ và mục đích phạm tội là để lấy
tiền ăn tiêu, đánh bạc, chơi lơ đề, chơi điện tử, nghiện hút. Cịn động cơ ở nhóm
tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm do NCTN thực hiện thì
đa số là do có thù hằn cá nhân, muốn thể hiện cái tơi và khẳng định tính “ng
hùng”, do bắt chước phim chưởng, phim khiêu dâm.
Đối tượng xâm hại của các hành vi phạm tội do NCTN thực hiện tập trung
chủ yếu vào những đồ vật gọn nhẹ, có giá trị lớn như xe đạp, xe máy, đồng hồ,


18

nhẫn vàng, tiền mặt. Qua đó thấy nhu cầu sinh hoạt của NCTN là rất cao. Đôi
khi họ phạm tội khơng chỉ nhằm thoả mãn những nhu cầu bình thường của bản
thân mà còn muốn đáp ứng những đòi hỏi quá đáng về ăn mặc, vui chơi, giải
trí…trong khi gia đình khơng có điều kiện để chu cấp.
Nạn nhân của những hành vi phạm tội do NCTN thực hiện tập trung chủ
yếu vào những người không quen biết, những người cùng xóm, cùng phố, bạn
học cùng và cuối cùng là đến những người thuộc họ hàng thân thích. Nạn nhân
là nam giới, nữ giới, tập thể hoặc nhà nước.
Thiệt hại do các hành vi phạm tội do NCTN thực hiện gây ra tuy không
lớn so với tội phạm do người đã thành niên gây ra, song những ảnh hưởng của
nó về mặt xã hội thì khơng thể nào lường được. Các cơng trình nghiên cứu về tội
phạm học cho thấy: những kẻ phạm tội nguy hiểm là người lớn đều phần lớn có
nguồn gốc phạm tội từ lứa tuổi CTN [3]. Hơn nữa, những hành vi phạm tội của
lớp trẻ kéo theo sự thoái hoá về đạo đức, gây nên nỗi lo lắng của các bậc cha
mẹ, và của toàn xã hội về tương lai của thế hệ nối tiếp sự nghiệp của toàn dân
tộc. Đặc biệt là những trường hợp phạm tội phần lớn có hệ thống, đã bị công an

bắt, cảnh cáo nhưng vẫn phạm tội lại đã làm cho quần chúng hoài nghi cả khả
năng giáo dục của chính quyền, gây nên nỗi quan ngại và bất an trong nhân dân
và là những tấm gương xấu lôi kéo trẻ em sa vào con đường phạm tội.
1.3. Đặc điểm của nhân thân người phạm tội chưa thành niên
*Khi nghiên cứu THTP do NCTN thực hiện không thể không quan tâm
xem xét đến nhân thân của người này.
Đầu tiên ta xem xét về độ tuổi của NCTNPT, như đã biết nói về NCTNPT
tội là đề cập đến vấn đề vi phạm pháp luật hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 18 tuổi. Trong độ tuổi đó, Điều 12 của BLHS Việt Nam năm 1999 lại chia
thành 2 loại:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;
- Người từ đủ tuổi 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.


19

Người CTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chiếm khoảng 40%
với 13.932 bị cáo, còn NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chiếm
60%, với 20.899 bị cáo [14]. Bị cáo ở độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đang
có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Và đặc biệt là bị cáo ở độ tuổi từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thời gian gần đây đã tham gia, thực hiện những tội
phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, có tổ chức, có tính chất cơn đồ.
Xu hướng “trẻ hoá” tội phạm này cho chúng ta thấy sự phát triển về tâm lý và
khả năng nhận thức của NCTN trong điều kiện hiện nay là khác trước và địi hỏi
chúng ta phải có biện pháp phịng ngừa, giáo dục thích hợp đối với lứa tuổi này.
Về giới tính: Qua nghiên cứu 34.831 bị cáo là NCTN, thì NCTNPT là nam
chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm tới 96% với 33.438 bị cáo; nữ giới phạm tội chiếm chỉ
khoảng 4% với 1393 bị cáo trong tổng số NCTNPT.
Về trình độ văn hố: NCTNPT đều là những đứa trẻ thiệt thịi. Đúng vậy,
chúng học hành động khơng đến nơi đến chốn, chúng học yếu, trốn học, lười

học, bỏ học, vi phạm kỷ luật nhà trường, cãi lại thầy cô, khơng nghe lời cha mẹ,
và thường xun xích mích với hàng xóm, làm những chuyện bậy bạ khác [6].
NCTNPT chủ yếu là những người có trình độ văn hố thấp, có tới 5,4% mù chữ;
92,3% trình độ tiểu học và trung học cơ sở. Nó khiến chúng ta chú ý và xem xét
lại vai trò, trách nhiệm của nhà trường đối với việc quản lý, giáo dục nhân cách
tuổi thơ của các em.
Về hồn cảnh gia đình: Đây là yếu tố có tính chất chi phối rất lớn đến
hành vi của NCTNPT. Kết quả nghiên cứu tội phạm học cho thấy chủ yếu các
em phạm tội là con em của những gia đình có hồn cảnh thiếu hẳn sự chăm sóc
của bố mẹ đẻ, gia đình có kinh tế khó khăn, các bậc làm cha làm mẹ vì những lý
do nào đó mà thiếu hẳn đi sự quan tâm trong việc chăm sóc, giáo dục các em khi
các em vừa bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Ngồi ra NCTNPT cịn có gia đình
mà có bố, mẹ hoặc cả hai bố mẹ đang phải chấp hành hình phạt tù; những gia
đình có bố mẹ bn bán, làm ăn phi pháp, những gia đình này thường khơng có


20

sự quan tâm giáo dục đúng mức đối với NCTN, thậm chí cịn xúi giục, lơi kéo,
che giấu cho NCTNPT.
*Về đặc điểm tâm lý: Bước vào độ tuổi này ở các em thường hình thành
một nhu cầu khá lớn, đó là muốn khẳng định cái tôi, muốn trở thành người lớn,
muốn được độc lập trong suy nghĩ, hành động. Nhưng bởi các em vẫn còn đang
ở độ tuổi phát triển chưa đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần nên các em không
nhận thức được hết những việc làm của mình. ở các em trong độ tuổi này chưa
có được các kỹ năng ứng xử đầy đủ cần thiết nên dễ phạm phải những sai lầm
mà chính các em cũng khơng biết. Đơi khi chỉ vì cha mẹ, anh chị trong gia đình
nhắc nhở một việc làm sai trái nào đó của các em nhưng các em khơng đồng ý,
muốn làm theo ý của riêng mình mà dẫn đến những hành vi phạm tội khơng
đáng có.

ở những em có những biểu hiện sai lệch ta luôn thấy các em khơng chăm
chỉ lao động giúp đỡ gia đình, người thân mà luôn lêu lổng, ham chơi hay tụ tập
thành từng nhóm đi quậy phá, trêu trọc bạn bè, khơng tới trường, bỏ học đi chơi
điện tử, chơi bài. Điều đáng lo ngại hơn cả là các em này không biết tự chăm
sóc, yêu quý bản thân. Sống bất cần, có thái độ ngang tàng, gan lỳ trước những
hành động sai trái. Thường xuyên vi phạm các qui định của nhà trường, khu
phố, thậm chí có những lời thơ tục đối với cả cha mẹ của mình. Đây là một sự
phát triển lệch lạc đáng lo ngại về nhân cách của các em.
Các em cịn có thái độ coi thường pháp luật, coi thường các chuẩn mực
đạo đức, chuẩn mực cuộc sống. Như việc các em hay tụ tập thành từng nhóm
nhỏ khoảng 5 – 10 em đi ăn cắp vặt để lấy tiền cho tiêu xài, ngồi nét, ăn uống...
Luôn sống vì bản thân, khơng nghe lời khun dạy của người xung quanh, có
thái độ sẵn sàng “đáp trả” nếu bị nhắc nhở nhiều lần. Với bạn bè thì ln tỏ ra
coi thường có hành vi cơn đồ như gần đây một nhóm khoảng 30 em ở thành phố
Biên Hồ, Đồng Nai mạo danh câu lạc bộ Manchester United để gây án cũng chỉ
vì xích mích với một thanh niên cùng phường mà nhóm này đã mang theo cả
hung khí chặn đường rồi dùng dao chém, sau đó lại xơng vào điểm Internet đánh



×