Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.27 KB, 79 trang )

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói
chung, vi phạm pháp luật hình sự nói riêng là một vấn đề vừa mang tính nhân
văn, vừa mang tính pháp lý. Điều 36 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghóa Việt Nam thông qua ngày 15-
6- 2004 quy đònh: “Việc xử lý trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu
nhằm giáo dục, giúp đỡ trẻ em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ”.
Ngày 23 tháng 12 năm 1999, Chính phủ nước ta đã phê duyệt Chương
trình quốc gia phòng chống tội phạm gồm 4 đề án. Đề án 4: “Đấu tranh phòng
chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vò thành niên” được
các ngành, các cấp và các đòa phương trong cả nước tổ chức thực hiện và đã đạt
được những kết quả khả quan nhất đònh. Tuy nhiên, ở một số đòa phương, tình
trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự vẫn còn diễn ra phức
tạp.
Một trong những đòa phương có tình trạng phức tạp đó là tỉnh Bình
Dương. Từ năm 2000 đến hết quý I năm 2004, toàn tỉnh Bình Dương xảy ra 320
vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự với tổng số 422 đối tượng.
Đáng chú ý là số vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự xảy ra
hàng năm chiếm khoảng 1/5 tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trong toàn
tỉnh và tỉ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự của tỉnh Bình
Dương chiếm khoảng 3,6% của cả nước. Số vụ, số đối tượng là người chưa
thành niên vi phạm pháp luật hình sự hàng năm có xu hướng tăng lên; thành
phần đối tượng, lónh vực phạm pháp ngày càng đa dạng hơn; tính chất hành vi
vi phạm, phương thức thủ đoạn và hậu quả gây ra ngày càng nghiêm trọng,
1
nguy hiểm hơn. Các tội phạm giết người, cướp tài sản, trộm cắp tài sản, gây rối
trật tự công cộng và tội phạm về ma tuý do người chưa thành niên gây ra ở
Bình Dương đang ngày càng phổ biến.
Công an tỉnh Bình Dương đã lập Kế hoạch số 186/2000-KH ngày 13
tháng 6 năm 2000 và UBND tỉnh Bình Dương đã có Đề án số 02/BCĐ-UB ngày


14 tháng 5 năm 2001 triển khai thực hiện đề án 4 Chương trình quốc gia phòng
chống tội phạm. Ban chỉ đạo đề án đã huy động sức mạnh của các ngành, các
cấp của tỉnh thực hiện mục tiêu kéo giảm tỉ lệ tội phạm xâm hại trẻ em và tội
phạm trong lứa tuổi chưa thành niên đến năm 2005 xuống 5% -10% so với năm
2000. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng thực tế đang cho thấy tỉ lệ người chưa
thành niên vi phạm pháp luật hình sự không những không được kéo giảm mà
còn tăng lên vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan.
Nghiên cứu tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự
trên đòa bàn tỉnh Bình Dương, tìm ra những nguyên nhân của nó và từ đó đề
xuất những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn đang thực sự cấp thiết. Vì vậy,
chúng tôi đăng ký nghiên cứu đề tài: “Tình trạng người chưa thành niên vi
phạm pháp luật hình sự trên đòa bàn tỉnh Bình Dương – Giải pháp phòng ngừa
ngăn chặn”.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Nghiên cứu tình trạng người chưa thành niên phạm pháp, phạm tội ở
nước ta trong thời gian qua đã có một số công trình của các nhà khoa học trong
và ngoài nước thực hiện như: Giáo trình“Cảnh sát nhân dân làm việc với trẻ em
làm trái pháp luật” của Trường Đại học CSND (nay là Học viện CSND) hợp
tác với tổ chức Radda Barnen (tổ chức cứu trợ trẻ em của Th Điển) nghiên
cứu xuất bản năm 2000; cuốn sách “Phòng ngừa thanh, thiếu niên phạm tội –
2
Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội” do GS.TS Nguyễn Xuân Yêm
chủ biên (NXB Công an nhân dân xuất bản năm 2004)…. Các công trình khoa
học đó đã đề cập đến những vấn đề chung về lý luận hoặc thống kê trên phạm
vi quốc gia về tình trạng trẻ em (người dưới 16 tuổi) hoặc thanh, thiếu niên
(rộng hơn đối tượng là người chưa thành niên) phạm pháp, phạm tội. Trong thời
gian qua cũng có một số luận văn thạc só, công trình nghiên cứu về người chưa
thành niên nhưng cũng chưa phải dưới góc độ của ngành Công an và ở tỉnh
Bình Dương.
Đối với tỉnh Bình Dương, ngoài các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề

về người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự của Ban chủ nhiệm đề án 4
và một số báo cáo của các Sở, Ban, Ngành về những vấn đề liên quan thì chưa
có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về tình trạng người
chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự, đánh giá nguyên nhân của tình
trạng đó từ nhiều khía cạnh làm cơ sở đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn
chặn trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
- Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ tình trạng người chưa thành niên vi phạm
pháp luật hình trên đòa bàn tỉnh Bình Dương, tìm ra nguyên nhân của của tình
trạng đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa,
ngăn chặn trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đi sâu giải
quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Nghiên cứu đặc điểm đòa lý, dân cư, kinh tế xã hội, tình hình phạm
pháp hình sự và tệ nạn xã hội trên đòa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2001 đến
2005.
3
+ Làm rõ tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình hình sự
trên đòa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Làm rõ nguyên nhân, điều kiện của tình trạng đó.
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn người chưa
thành niên vi phạm pháp luật hình sự của lực lượng Công an và các chủ thể có
liên qua của tỉnh Bình Dương từ năm 2001 đến 2005.
+ Dự báo tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự và
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đó trên
đòa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm tới.
4. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự trên đòa
bàn tỉnh Bình Dương.

+ Công tác tổ chức và phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành
niên vi phạm pháp luật hình sự của lực lượng Công an và các chủ thể có liên
quan ở tỉnh Bình Dương.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình trạng người chưa thành niên
vi phạm pháp luật hình sự trên đòa bàn tỉnh Bình Dương và công tác phòng
ngừa, ngăn chặn của lực lượng Công an và các chủ thể có liên quan ở tỉnh Bình
Dương trong 5 năm, từ năm 2001 - 2005.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phép biện
chứng duy vật của triết học Mác – Lênin; các quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
4
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp thống kê, tổng kết.
+ Phương pháp điều tra xã hội học.
+ Phương pháp điều tra điển hình.
+ Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
+ Phương pháp tọa đàm, lấy ý kiến chuyên gia.
6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU.
+ Việc nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghò nâng
cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên vi phạm
pháp luật hình sự trên đòa bàn tỉnh Bình Dương. Những đề xuất, kiến nghò của
đề tài có thể được tham khảo, chọn lọc vận dụng vào thực tiễn chỉ đạo và tổ
chức hoạt động của lực lượng Công an và các chủ thể khác có liên quan của
tỉnh Bình Dương.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài được dùng làm tài liệu phục vụ cho quá
trình nghiên cứu, tham khảo trong giảng dạy và học tập các môn tội phạm học
và nghiệp vụ trinh sát, điều tra tại Trường Đại học CSND.
7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được cấu trúc thành 03
Chương.
- Chương 1: Đặc điểm tình hình và những vấn đề có liên quan đến tình
trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự trên đòa bàn tỉnh Bình
Dương từ năm 2001 đến năm 2005.
5
- Chương 2: Tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự
trên đòa bàn tỉnh Bình Dương và thực trạng hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn
của lực lượng Công an và các chủ thể có liên quan ở tỉnh Bình Dương từ năm
2001 đến năm 2005.
- Chương 3: Dự báo và kiến nghò, giải pháp nâng cao hiệu quả phòng
ngừa, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự
trên đòa bàn tỉnh Bình Dương.
6
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
TÌNH TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2001 - 2005.
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN
TÌNH TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ.
1.1.1 Tình trạng phạm tội và tình trạng vi phạm pháp luật hình sự.
Tình trạng phạm tội là một khái niệm của tội phạm học: “Là một hiện
tượng xã hội tiêu cực được cấu thành bởi tổng thể các tội phạm xảy ra trên một
đòa bàn, trong một lónh vực, trong một khoảng thời gian nhất đònh.
(1)
Khái niệm trên được hiểu tình trạng phạm tội là toàn bộ những gì phản
ánh thực trạng tội phạm hoặc một loại tội phạm đang diễn ra trong một khoảng
thời gian ở một phạm vi đòa bàn nhất đònh.
Tình trạng phạm tội vì vậy có mối quan hệ mật thiết với khái niệm tội

phạm trong luật hình sự nhưng không đồng nhất với khái niệm tội phạm. Muốn
nghiên cứu tình trạng phạm tội thì đối tượng nghiên cứu phải là tội phạm và
người phạm tội, do vậy tội phạm là cơ sở để nghiên cứu tình trạng phạm tội. Ở
Việt Nam, tội phạm được quy đònh tại Điều 8 Bộ luật hình sự: “Là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy đònh trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm …”. Khái niệm tội
phạm gắn liền với các dấu hiệu của tội phạm bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho

1)
Giáo trình Tội phạm học (PGS.TS Phạm Tuấn Bình chủ biên) – Học viện CSND – Hà Nội, năm 2002, trang
64.
7
xã hội được quy đònh trong Bộ luật hình sự; năng lực trách nhiệm hình sự của
chủ thể; lỗi của chủ thể; tính phải chòu hình phạt của hành vi của chủ thể.
Khoản 4 Điều 8 Bộ luật hình sự quy đònh: “Những hành vi tuy có dấu
hiệu của tội phạm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không
phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.
Vi phạm pháp luật hình sự là khái niệm rộng hơn và bao hàm khái niệm
tội phạm. Vi phạm pháp luật hình sự là tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã
hội có thể đầy đủ dấu hiệu của tội phạm hoặc không đầy đủ, có thể đủ yếu tố
cấu thành hoặc không đủ yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể.
Như vậy, tình trạng vi phạm pháp luật hình sự là toàn bộ những gì phản
ánh thực trạng hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu hình sự đã trở thành tội
phạm hoặc chưa phải là tội phạm đang diễn ra trong một khoảng thời gian nhất
đònh, ở một phạm vi đòa bàn nhất đònh.
1.1.2 Người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự.
Theo quy đònh của các văn bản pháp quy ở nước ta, người chưa thành niên
là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, theo Điều 12 Bộ luật hình sự quy đònh thì một
người chỉ bò xem xét trách nhiệm hình sự khi người đó đủ 14 tuổi trở lên. Cụ thể
là người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chòu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm;

người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chòu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự có thể là:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật hình
sự, hành vi đó đã đủ yếu tố cấu thành một tội phạm rất nghiêm trọng được thực
8
hiện với lỗi cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. (phải chòu trách nhiệm
hình sự)
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự và hành
vi vi phạm đã đủ dấu hiệu tội phạm và yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể.
(phải chòu trách nhiệm hình sự)
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm pháp luật hình sự, hành vi
vi phạm đã đủ dấu hiệu tội phạm nhưng tội phạm được thực hiện là tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng nhưng
được thực hiện với lỗi vô ý. (không phải chòu trách nhiệm hình sự)
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự nhưng
hành vi chưa đến mức nguy hiểm đáng kể và không cần thiết xử lý bằng hình
sự mà có thể xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp khác. (không
phải chòu trách nhiệm hình sự).
+ Người dưới 14 tuổi vi phạm pháp luật hình sự. (không phải chòu trách
nhiệm hình sự)
1.1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong bảo vệ người chưa
thành niên và phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp
luật hình sự.
Đối với người chưa thành niên nói chung, trẻ em nói riêng, quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta là bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nhằm giúp họ phát triển
thể chất và tinh thần một cách tốt nhất. Điều 65 Hiến pháp 1992 xác đònh: “Trẻ
em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục”. Điều 4 Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng quy đònh rõ: “Việc bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và

công dân”. Quan điểm phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực
9
hiện được thể hiện rất rõ tại các Điều 7, 8, 12, 22, 24, 31, 36 Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em. Mục II.A Đề án 4 Chương trình quốc gia phòng chống
tội phạm cũng xác đònh: “Phòng chống các tội phạm xâm hại trẻ em. tội phạm
trong lứa tuổi chưa thành niên là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội…”. “Kết
hợp công tác phòng ngừa với đấu tranh xử lý các tội phạm trong lứa tuổi chưa
thành niên, trong đó lấy phòng ngừa làm chính”.
Người chưa thành niên phạm tội được điều tra, xử lý theo những chế đònh
riêng và chủ yếu là nhằm đến mục đích phòng ngừa tội phạm. Bộ luật hình sự
nước ta dành Chương X quy đònh riêng đối với người chưa thành niên phạm tội,
trong đó nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên được quy đònh tại Điều
69: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ
họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã
hội”…, “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp
dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải
căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và
yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”.
1.1.4 Chủ thể, nội dung phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên
vi phạm pháp luật hình sự.
*Chủ thể phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp
luật hình sự:
Đề án 4 Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm “Đấu tranh phòng
chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành
niên” đã xác đònh chủ thể thực hiện Đề án là:
+ Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ Công an.
10
+ Cơ quan phối hợp thực hiện:
• Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam.

• Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
• Trung ương Hội LHPN Việt Nam.
• Bộ Giáo dục và đào tạo.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cụ thể hoá Đề án 4 bằng Kế hoạch số
02/BCĐ-UB ngày 14 tháng 5 năm 2001. Thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án
và xác đònh các chủ thể thực hiện Đề án là: Công an tỉnh (cơ quan chủ trì), các
cơ quan phối hợp (Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em; Đoàn Thanh niên; Hội
Liên hiệp phụ nữ và Sở Giáo dục đào tạo).
Đối chiếu nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xác đònh
chủ thể và nội dung phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên vi
phạm pháp luật trên đòa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
+ Lực lượng Công an là lực lượng chủ công.
+ Các chủ thể có liên quan:
- Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em.
- Đoàn thanh niên; Hội liên hiệp phụ nữ
- Sở Giáo dục và đào tạo.
* Nội dung công tác phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi
phạm pháp luật hình sự:
Căn cứ vào ý nghóa của việc phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng người
chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự thì nội dung bao gồm:
11
+ Phòng ngừa là những hoạt động làm hạn chế, triệt tiêu những nguyên
nhân và điều kiện làm phát sinh vi phạm pháp luật hình sự do người chưa thành
niên thực hiện.
+ Ngăn chặn là những hoạt động tác động vào đối tượng, nạn nhân hoặc
những điều kiện khách quan của những vụ vi phạm pháp luật hình sự sắp xảy ra
hoặc đang xảy ra nhằm không cho vụ vi phạm đó xảy ra hoặc hạn chế thấp nhất
hậu quả của nó.
Căn cứ vào vai trò của chủ thể tiến hành công tác phòng ngừa, ngăn chặn
người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự thì nội dung bao gồm:

+ Nội dung phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên vi
phạm pháp luật hình sự bằng sức mạnh tổng hợp của gia đình, nhà trường và
các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội:
+ Nội dung phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên vi
phạm pháp luật hình sự bằng hoạt động nghiệp vụ thuộc chức năng của lực
lượng Công an.
1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, DÂN CƯ, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
BÌNH DƯƠNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG,
CHỐNG PHẠM PHÁP HÌNH SỰ TỪ NĂM 2001- 2005
1.2.1 Đặc điểm đòa lý, dân cư
- Đặc điểm đòa lý:
Tỉnh Bình Dương nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ có diện tích tự
nhiên là 2.176 km², có đòa giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía
Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông và phía Nam giáp thành phố Hồ Chí
Minh và tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Bình Dương có 7 huyện, thò (các huyện: Bến Cát,
12
Dầu Tiếng, Dó An, Phú Giáo, Tân Uyên, Thuận An và thò xã Thủ Dầu Một) với
89 xã, phường, thò trấn.
Những năm gần đây tỉnh Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ
phát triển nhanh. Quốc lộ 13 nối liền thành phố Hồ Chí Minh qua tỉnh Bình
Dương đến tỉnh Bình Phước; quốc lộ 14 liền mạch giữa Bình Dương và các tỉnh
Tây Nguyên; các tuyến đường giao thông từ Bình Dương đến các tỉnh giáp ranh
cũng đa dạng, đa chiều. Hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp, mạng
lưới điện quốc gia được phủ đến từng xã đã trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng
thu hút đầu tư từ các đòa phương khác và nước ngoài vào Bình Dương.
Bình Dương là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cả
nông nghiệp và công nghiệp. Hầu hết diện tích đất bằng phẳng với chân đất
bazan, thời tiết trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ôn hoà quanh năm và hầu như
không xảy ra thiên tai, Bình Dương rất thuận lợi để phát triển cây cao su và
hình thành các khu công nghiệp và đang dần trở thành trung tâm kinh tế bên

cạnh thành phố Hồ Chí Minh ở khu vực Đông Nam Bộ.
Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng đó cũng là
điều kiện để tội phạm và tệ nạn xã hội tụ tập, “giao lưu” từ các đòa phương
khác đến Bình Dương. Bên cạnh đó, với hơn ½ diện tích đất trồng cây cao su
đan xen giữa các cụm dân cư và các khu công nghiệp, tỉnh Bình Dương cũng có
khó khăn rất lớn trong công tác quản lý đòa bàn, quản lý đối tượng, tuần tra bảo
vệ, tổ chức các biện pháp phòng ngừa, công tác nắm tình hình và công tác tiếp
nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm.
- Đặc điểm dân cư:
Tính đến cuối tháng 12/2005, dân số Bình Dương là 1.129.290 người, trong
đó người chưa thành niên là 349.700 người (31%) cho thấy đây là tỉnh có kết
13
cấu dân số khá trẻ (xem bảng số 1 phần phụ lục). Nhân khẩu thường trú là
168.252 hộ với 739.219 người (65,6%), tạm trú KT2, KT3 là 12.201 hộ với
45.893 người (4,0%), KT4 và nhân khẩu trại 979 là 344.178 người (30,4%). Mật
độ dân số trung bình là 519 người/km
2
, cao gấp hơn 2 lần mật độ dân số bình
quân của cả nước. Tỉnh Bình Dương có tỉ lệ nhân khẩu tạm trú chiếm 34,4%
dân số toàn tỉnh do nhu cầu tìm việc làm trong các khu công nghiệp đã thu hút
người lao động từ các tỉnh khác đến Bình Dương, chủ yếu là từ các tỉnh miền
Tây Nam Bộ và các tỉnh phía Bắc. Nhân khẩu tạm trú đông, tập trung nhiều ở
các khu công nghiệp đã hình thành các khu nhà trọ xây tạm, chật chội và theo
đó là việc hình thành các dòch vụ tự phát ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan
chức năng. Phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội ở những đòa bàn có nhiều khu
công nghiệp như các huyện Bến Cát, Dó An, Thuận An và thò xã Thủ Dầu Một
vì vậy rất phức tạp, đa dạng và có xu hướng ngày càng tăng lên về số lượng.
1.2.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội.
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả
nước (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Ròa – Vũng Tàu, Bình

Dương, Bình Phước). Với chính sách mở cửa thu hút đầu tư, trong 5 năm qua,
tỉnh Bình Dương luôn giữ tốc độ phát triển kinh tế ở mức bình quân khoảng
15,7%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 8,2 triệu đồng năm 2001 lên
15,4 triệu đồng năm 2005; tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 0,86% năm 2005. Đến
hết năm 2005, toàn tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung theo quy hoạch.
Hơn 1/3 các hộ gia đình có thu nhập từ vườn cao su tư nhân (khoảng 50 triệu
đồng/ha/năm). Tính đến cuối năm 2005 bình quân 3 người dân thì có 1 xe gắn
máy, 55 người dân thì có một xe ôtô.
14
Điều kiện thuận lợi để lao động và làm giàu đã làm cho một bộ phận
nhân dân bò cuốn hút vào việc kiếm tiền không có thời gian chăm sóc gia đình,
đặc biệt là việc nuôi dạy con cái. Một số thanh, thiếu niên do không được sự
quan tâm, giáo dục của gia đình lại có tiền nên sao nhãng việc học, lao vào các
tệ nạn xã hội, kết bạn với những đối tượng xấu hoặc bò các đối tượng hình sự lôi
kéo, rủ vào các hội, băng và thực hiện các hành vi phạm pháp (ví dụ như hội
“Thiếu gia” tập hợp những đối tượng là người chưa thành niên con nhà giàu ở
thò xã Thủ Dầu Một, mỗi đối tượng tham gia phải có khả năng mỗi ngày tiêu
xài từ 100 đến 500 USD; băng “Rồng xanh” ở huyện Bến Cát có khoảng 40 đối
tượng, chủ yếu là người chưa thành niên còn đang là học sinh đã gây ra hàng
chục vụ gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, trộm cắp trong năm
2003, 2004). Những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, coi thường pháp luật,
có khi trở thành tội phạm hình sự do người chưa thành niên thực hiện ở Bình
Dương đang trở thành một hiện tượng đáng báo động, mang “màu sắc” du
nhập, lai căng từ phim ảnh, văn hoá phẩm “đen” nước ngoài. Đó là nguy cơ cho
sự hình thành và phát triển các băng nhóm tội phạm rất nguy hiểm trong tương
lai nếu không kòp thời có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
1.3 TÌNH HÌNH PHẠM PHÁP HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN VÀ KẾT
QUẢ ĐẤU TRANH CỦA CÔNG AN TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2001-
2005.
1.3.1 Tình hình về số lượng, diễn biến phạm pháp hình sự và tệ nạn xã

hội.
Trên đòa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua phạm pháp hình sự
xảy ra trung bình hàng năm xảy ra là 804,8 vụ. Cụ thể:
15
Năm Số vụ PPHS
Tỉ lệ %
so với năm 2001
2001 671
2002 673 100,2
2003 814 121,3
2004 828 123,4
2005 1.038 154,7
Bình quân 804,8 119,9
Thống kê trên cho thấy số lượng các vụ phạm pháp hình sự hàng năm
xảy ra trên đòa bàn tỉnh Bình Dương có chiều hướng gia tăng, bình quân trong 5
năm tăng 19,9%. Trong đó, người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự
cũng tăng lên đáng lo ngại, bình quân trong 5 năm qua mỗi năm xảy ra 106 vụ
với 136 đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự (chiếm
13,2% số vụ PPHS xảy ra toàn tỉnh). (xem bảng 2 phần phụ lục)
Bên cạnh sự gia tăng về số lượng các vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên
đòa bàn thì thủ đoạn và tính chất hoạt động của đối tượng cũng ngày càng phức
tạp. Số lượng các vụ án có tính chất đồng phạm ngày càng tăng cao và không
chỉ dừng lại ở những đồng phạm giản đơn, mà đã hình thành những băng, nhóm
tội phạm có số lượng đối tượng tham gia rất đông, có tổ chức chặt chẽ. Năm
2001 trên đòa bàn tỉnh Bình Dương có 126 băng nhóm với 362 đối tượng thì đến
năm 2005 đã tăng lên 195 băng nhóm với 797 đối tượng. Băng nhóm hình thành
chủ yếu là bảo kê, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp, cướp tài sản, gây rối trật tự
16
công cộng hoạt động rất tinh vi, xảo quyệt, khống chế nhân chứng gây khó
khăn cho công tác phát hiện, triệt phá của cơ quan Công an. Tính chất hoạt

động của các băng nhóm liên tục, táo bạo không chỉ trên đòa bàn trong tỉnh mà
còn đến các tỉnh lân cận gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến TTXH.
Trên đòa bàn tỉnh Bình Dương, tình hình hoạt động của các loại tệ nạn xã
hội: mại dâm, cờ bạc … đang có những diễn biến phức tạp. Tệ nạn mại dâm trở
thành một vấn đề xã hội nhức nhối ở tỉnh Bình Dương. Theo báo cáo của Sở
Lao động, thương binh và xã hội, hiện nay số đối tượng hoạt động mại dâm ở
Bình Dương có khoảng 600 – 800 người nhưng số người được quản lý giáo dục
tại Trung tam giáo dục lao động tạo việc làm của tỉnh từ năm 2001 đến nay chỉ
có 389 lượt người. Như vậy, đối tượng hoạt động mại dâm hiện nay chưa bò phát
hiện, xử lý còn nhiều gây ra những hệ quả xấu đến ANTT trên đòa bàn. Ở ven
các khu công nghiệp và trung tâm các thò trấn, thò xã, tệ nạn mại dâm hoạt
động rất phức tạp bằng nhiều hình thức trá hình như kinh doanh nhà hàng,
khách sạn, quán nhậu, quán cà phê, karaoke, massage… Tệ nạn cờ bạc không
chỉ dừng lại ở các hình thức ghi số đề, đánh bài lẻ ăn tiền mà đã phát triển
thành nhiều hình thức đa dạng như cá độ bóng đá, đánh bạc với quy mô tổ chức
liên tỉnh, thâïm chí xuyên quốc gia (năm 2002 PC14 lập chuyên án bắt 1 tổ chức
cá độ bóng đá xuyên quốc gia với số tiền bắt quả tang lên đến hơn một tỉ
đồng). Tệ nạn xã hội đang phá vỡ những chuẩn mực đạo đức, văn hoá và là
điều kiện dung dưỡng cho tội phạm nói chung, người chưa thành niên vi phạm
pháp luật hình sự nói riêng, gây mất ổn đònh TTXH trên đòa bàn, tác động tiêu
cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương.
1.3.2 Kết quả công tác đấu tranh phòng chống phạm pháp hình sự và tệ
nạn xã hội của Công an tỉnh Bình Dương.
17
Theo báo cáo công tác hàng năm của Công an tỉnh Bình Dương, kết quả
đấu tranh phòng chống phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội từ năm 2001 đến
2005 thể hiện:
Công tác phòng ngừa phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội đã huy động
sức mạnh của nhiều lực lượng trong đó chủ công là các lực lượng: CSHS (nay là
CSĐTTP về TTXH), CSPCTP về MT (nay là CSĐTTP về MT), CSKT (nay là

CSĐTTP về TTQLKT và CV), CSQLHC về TTXH. Không chỉ cấp Phòng mà
các cấp Công an toàn tỉnh đều chú trọng thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản
trên đòa bàn, đòa phương mình. Hoạt động phòng ngừa phạm pháp hình sự và tệ
nạn xã hội được tiến hành tương đối đa dạng bằng nhiều biện pháp: Tiến hành
điều tra cơ bản 550 lượt đòa bàn ở những khu vực, đòa phương trọng điểm của
tỉnh; tiến hành công tác sưu tra 87 đòa bàn và tuyến trọng điểm; xét duyệt và
đưa vào diện sưu tra 5131 lượt đối tượng có khả năng, điều kiện hoặc biểu hiện
nghi vấn hoạt động phạm tội (xem bảng 11 phần phụ lục). Công tác xây dựng,
sử dụng MLBM đã được nâng cao dần về số lượng và chất lượng. Chỉ tính riêng
lực lượng CSĐTTP về TTXH và CSPCTP về MT toàn tỉnh trong 5 năm qua đã
xây dựng 973 MLBM phục vụ công tác nghiệp vụ (xem bảng 12 phần phụ lục).
Công tác tuyên truyền vận động quần chúng bảo vệ ANTQ được chú trọng thực
hiện đến từng xóm, ấp, tổ dân phố (bình quân mỗi năm thực hiện 2 đợt vận
động ở từng xóm, ấp, tổ dân phố do CSKV hoặc Công an huyện phụ trách xã
thực hiện). Công tác tuần tra kiểm soát cũng được thực hiện thường xuyên ở
những đòa bàn, tuyến trọng điểm về ANTT, trong 5 năm lực lượng Công an toàn
tỉnh đã tổ chức hơn 11.000 cuộc tuần tra, kiểm soát, phát hiện hơn 1000 vụ vi
phạm pháp luật góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân và giữ gìn sự
ổn đònh về TTXH.
18
Ngoài ra, các chuyên đề trên lónh vực phòng chống tội phạm cũng được
Công an tỉnh Bình Dương thường xuyên lập kế hoạch chủ động thực hiện cũng
như cụ thể hoá các chương trình của UBND tỉnh, của Chính Phủ, của Bộ Công
an chỉ đạo.
Công tác phát hiện, điều tra, xử lý phạm pháp hình sự của lực lượng
Công an tỉnh Bình Dương đạt tỉ lệ bình quân hàng năm đạt 49,6%. Một số loại
án có tỉ lệ điều tra khám phá cao là án giết người (94,2%), hiếp dâm (87,4%);
một số loại án có tỉ lệ điều tra khám phá còn thấp là trộm cắp tài sản (30,2%),
lừa đảo chiếm đoạt tài sản (33%). Số vụ người chưa thành niên vi phạm pháp
luật hình sự đạt tỉ lệ điều tra khám phá khá cao, trong 5 năm đã làm rõ khởi tố

293 vụ (377 đối tượng), xử lý phạt hành chính 164 vụ (230 đối tượng), đưa vào
trường giáo dưỡng (biện pháp tư pháp hình sự) 31 đối tượng (xem bảng 9 phần
phụ lục).
Công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý tệ nạn xã hội cũng đã đạt được
những kết quả đáng kể. Từ năm 2001 đến 2005 lực lượng Công an đã triệt phá
161 tổ chức mại dâm, bắt xử lý 732 đối tượng, đề nghò thu hồi giấy chứng nhận
của hơn 70 cơ sở kinh doanh, phạt hành chính 2.099.200.000 đồng. Lực lượng
Công an toàn tỉnh cũng đã phát hiện triệt phá 464 ổ cờ bạc, bắt xử lý 1.160 đối
tượng, trong đó khởi tố 457 đối tượng, thu giữ vật chứng trò giá hơn 3,4 tỉ đồng.
Công tác truy nã tội phạm mặc dù đã được lực lượng Công an toàn tỉnh
nỗ lực thực hiện (theo kế hoạch 327 của Bộ Công an) nhưng hiện nay trên đòa
bàn tỉnh số lượng đối tượng truy nã vẫn còn nhiều (245 đối tượng - tính đến
năm 2005). Không ít trong số đối tượng truy nã đó tiếp tục phạm tội, đã gây ra
nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng làm cho công tác đấu tranh của lực lượng
Công an ngày càng khó khăn hơn.
19
Nhận xét:
Trong những năm qua lực lượng Công an tỉnh Bình Bương đã có nhiều cố
gắng trong công tác phòng chống phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội và đã đạt
được những kết quả đáng kể góp phần giữ vững ổn đònh TTATXH trên đòa bàn.
Tuy nhiên, phạm pháp hình sự hàng năm xảy ra vẫn theo chiều hướng gia tăng
về số vụ và tính chất nguy hiểm cũng như hậu quả của nó. Kết quả điều tra
khám phá có tỉ lệ còn thấp, chưa đến ½ số vụ xảy ra. Cùng với xu hướng chung
đó, tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự cũng có những
diễn biến phức tạp đang đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải giải
quyết để ổn đònh TTATXH trên đòa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm tới.
20
CHƯƠNG 2
TÌNH TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN CỦA LỰC LƯNG CÔNG AN VÀ CÁC
CHỦ THỂ CÓ LIÊN QUAN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN
NĂM 2005.
2.1 TÌNH TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ 2001- 2005.
2.1.1 Diễn biến tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình
sự trên đòa bàn tỉnh Bình Dương.
2.1.1.1 Diễn biến về số lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật
hình sự.
Trong 5 năm qua, số lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình
sự trên đòa bàn tỉnh Bình Dương được thống kê như sau:
Năm
Số vụ
PPHS
Số đối tượng
Tỉ lệ % số vụ
so với năm 2001
2001 65 91 100
2002 49 65 75,4
2003 117 159 180
2004 97 128 149
2005 202 237 310
Bình quân 106 136 163
21
Bảng thống kê trên cho thấy, so với năm 2001 số vụ người chưa thành
niên vi phạm pháp luật hình sự trên đòa bàn tỉnh Bình Dương chỉ có năm 2002
là giảm 16 vụ, các năm còn lại đều tăng. Năm 2003 tăng 52 vụ so với năm
2001, tăng 94 vụ so với năm 2002; năm 2004 tăng 32 vụ so với năm 2001 và
giảm 20 vụ so với năm 2003; năm 2005 tăng 137 vụ so với năm 2001 và 105 vụ
so với năm 2004. Năm 2003 và 2005 có tỉ lệ số vụ người chưa thành niên vi

phạm pháp luật hình sự tăng đột biến so với năm 2001 cho thấy diễn biến tình
trạng này ở Bình Dương rất phức tạp. Nhìn chung, tình hình đó đang theo quy
luật tăng lên, bình quân trong 5 năm qua, số vụ người chưa thành niên vi phạm
pháp luật hình sự ở Bình Dương tăng 63%. Tuy nhiên, nếu tính tỉ lệ người chưa
thành niên vi phạm pháp luật hình sự trên 100.000 dân thì thấy: năm 2001 là
11,82; năm 2002 là 8,0; năm 2003 là 18,6; năm 2004 là 13,8; năm 2005 là 20,1.
Bình quân trong 5 năm tỉ lệ đó là 14,46 (thống kê dân số hàng năm xem bảng 13
phần phụ lục). Số liệu trên cho thấy số đối tượng chưa thành niên vi phạm pháp
luật hình sự tăng giảm hàng năm ít phụ thuộc vào số dân mà vì những nguyên
nhân khác.
Phân tích 680 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự trên đòa
bàn tỉnh Bình Dương trong 5 năm qua chúng tôi thấy:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật hình
sự, hành vi đó đã đủ yếu tố cấu thành một tội phạm rất nghiêm trọng được thực
hiện với lỗi cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: 81 người (11,9%).
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự và hành
vi vi phạm đã đủ dấu hiệu tội phạm và yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể:
296 người (43,5%).
22
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm pháp luật hình sự, hành vi
vi phạm đã đủ dấu hiệu tội phạm nhưng tội phạm được thực hiện là tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng nhưng
được thực hiện với lỗi vô ý: 160 người (23,5%).
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự nhưng
hành vi chưa đến mức nguy hiểm đáng kể: 127 người (18,7%).
+ Người dưới 14 tuổi vi phạm pháp luật hình sự: 16 người (2,3%).
Như vậy, có 377/680 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự
phải chòu trách nhiệm hình sự (chiếm 55,4%); 303 người chưa thành niên vi
phạm pháp luật hình sự không phải chòu trách nhiệm hình sự (44,6%) mà bò xử
lý bằng các biện pháp khác. Trong đó, số người chưa thành niên vi phạm pháp

luật hình sự đã đủ dấu hiệu của tội phạm nhưng do quy đònh của pháp luật họ
không phải chòu trách nhiệm hình sự chiếm tỉ lệ khá cao (23,5%); người chưa
thành niên dưới 14 tuổi vi phạm pháp luật hình sự chỉ chiếm 2,3% nhưng là dấu
hiệu rất đáng lo ngại vì tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng những đối tượng này đã vi
phạm pháp luật hình sự là loại vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cao nhất
trong quy đònh của hệ thống pháp luật Việt Nam.
So sánh với tình hình phạm pháp nói chung diễn ra trên đòa bàn tỉnh Bình
Dương thì thấy: Tỉ lệ số vụ phạm pháp hình sự do người chưa thành niên gây ra
ở Bình Dương hàng năm chiếm khoảng 13,2% tổng số vụ phạm pháp hình sự.
Tuy nhiên tỉ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự đang có xu
hướng tăng lên trong tình hình phạm pháp hình sự nói chung trên đòa bàn tỉnh
Bình Dương. Trong 5 năm qua phạm pháp hình sự nói chung chỉ tăng 19,9%
nhưng phạm pháp hình sự do người chưa thành niên gây ra tăng 63%. Điều đó
cho thấy phạm pháp hình sự xảy ra trên đòa bàn tỉnh Bình Dương đang ngày
23
càng “trẻ hoá”. Đây là dấu hiệu đáng báo động vì người chưa thành niên vi
phạm pháp luật hình sự ngày càng chiếm tỉ lệ nhiều hơn sẽ bổ sung nhanh
chóng cho số đối tượng đã thành niên phạm pháp hình sự trong những năm tới
và hoạt động phạm pháp hình sự do những đối tượng còn trẻ tuổi gây ra thường
mang tính bạo lực cao, cơ động, manh động và gây ra những hậu quả lớn làm
rối loạn TTXH trên đòa bàn tỉnh Bình Dương.
2.1.1.2 Đòa bàn xảy ra tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật
hình sự ở Bình Dương.
Phân tích tình hình phạm pháp hình sự do người chưa thành niên gây ra ở
từng đòa phương trong tỉnh Bình Dương những năm qua, chúng tôi thấy:
Thò xã Thủ Dầu Một có tỉ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật
hình sự năm 2001 chiếm 15,4% của toàn tỉnh, năm 2002 chiếm 32,7%, năm
2003 chiếm 35%, năm 2004 chiếm 22,7%, năm 2005 chiếm 42% (xem bảng số
4 phần phụ lục). Như vậy, chỉ có năm 2004 là giảm, các năm còn lại đều tăng
lên về tỉ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự ở thò xã Thủ Dầu

Một. Bình quân các năm, thò xã Thủ Dầu Một có tỉ lệ về số vụ người chưa
thành niên vi phạm pháp luật hình sự chiếm gần 1/3 số vụ trong toàn tỉnh
(32,8%) cho thấy đây là đòa bàn có số vụ người chưa thành niên vi phạm pháp
luật hình sự rất cao. Là trung tâm kinh tế, xã hội của tỉnh, là nơi tập trung nhiều
tài sản, thò xã đồng thời là nơi tập trung nhiều dòch vụ xã hội trong đó có những
tụ điểm về tệ nạn xã hội đã thu hút các đối tượng hình sự, đặc biệt là các đối
tượng chưa thành niên hư hỏng đến đây ăn chơi, hoạt động gây án, tiêu thụ tài
sản…
Huyện Thuận An là đòa bàn giáp ranh với thò xã Thủ Dầu Một và một số
quận của thành phố Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức, quận 12, huyện Hóc Môn).
24
Huyện Dó An những năm gần đây phát triển các khu công nghiệp rất mạnh, lại
là đòa bàn giáp ranh với thành phố Biên Hoà của tỉnh Đồng Nai và quận Thủ
Đức của thành phố Hồ Chí Minh. Những đặc điểm đó phần nào tác động làm
cho tỉ lệ số vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự của huyện
Thuận An trong những năm qua chiếm 11,3%, huyện Dó An chiếm 16,8% toàn
tỉnh.
Các huyện có tỉ lệ số vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự
tương đối thấp là huyện Dầu Tiếng (chiếm 6,6% toàn tỉnh), huyện Bến Cát
(chiếm 8,6%), huyện Tân Uyên (chiếm 8,1%). Những vụ án do người chưa
thành niên gây ra cũng chủ yếu tập trung ở các thò trấn của các huyện, nơi tập
trung nhiều hoạt động dòch vụ như quán nhậu, quán càphê, tụ điểm internet…
Đây là các huyện có phần lớn diện tích trồng cao su, đời sống của người dân
được tổ chức theo lối sống nông thôn, người chưa thành niên ít bò tác động của
những mặt trái nền kinh tế thò trường, có cuộc sống gắn liền với sự kiểm soát
của gia đình và những người xung quanh nên ít có điều kiện phạm pháp hình sự.
Riêng huyện Phú Giáo từ năm 2001 đến 2004 có số vụ người chưa thành
niên vi phạm pháp luật hình sự thấp nhất toàn tỉnh, mỗi năm chỉ xảy ra 3 – 6 vụ
nhưng năm 2005 đã có số vụ tăng đột biến (63 vụ). Tình hình đó do nhiều tác
động khách quan, chủ quan khác nhau và đang cho thấy sự phức tạp, khó lường

tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự trên đòa bàn huyện
Phú Giáo nói riêng, tỉnh Bình Dương nói chung.
2.1.1.3 Cơ cấu hành vi vi phạm pháp luật hình sự do người chưa thành
niên thực hiện.
Phân tích các hành vi phạm pháp hình sự cụ thể do người chưa thành
niên gây ra ở Bình Dương những năm qua chúng tôi thấy: Nhóm các hành vi
25

×