Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo khánh hội thảo sua in

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.49 KB, 9 trang )

BMNC_03a

MỤC LỤC
Trang
I. Thông tin học viên........................................................................................................1
II.Thông tin chung về hội nghị/hội thảo ..........................................................................1
2.1. Tên hội thảo: .........................................................................................................1
2.2. Mục đích hội thảo: ................................................................................................1
2.3. Thời gian, địa điểm tổ hội thảo: ............................................................................1
2.4. Nội dung, chương trình của hội thảo: ...................................................................1
2.4.1 Nội dung hội thảo: ...........................................................................................1
2.4.2 Chương trình hội thảo: ....................................................................................1
2.5. Người chủ trì và đồng chủ trì:...............................................................................1
2.6. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức: ...........................................................2
2.7. Thông tin về các báo cáo viên: ..............................................................................2
2.8. Thành phần tham dự, số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu: ..............................2
III. Kết quả hội thảo Cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền theo Nghị
quyết 27-NQ/TW .............................................................................................................2
3.1. Kết quả hội thảo: ...................................................................................................2
3.1.1 Bài tham luận “Tiếp tục cải cách tư pháp trong xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” được PGS.TS Trần Văn Độ báo
cáo tại hội thảo: ........................................................................................................2
3.1.2. Bài tham luận: “Một số kiến nghị hồn thiện pháp luật về Thi hành án hành
chính theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW” được TS. Nguyễn Thị Phương Hà,
Khoa Luật - Trường Đại học Đà Lạt báo cáo tại hội thảo.......................................3
3.1.3. Bài tham luận: “Những định hướng, giải pháp của Sở Tư pháp nhằm triển
khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”được ThS.
Phạm Thanh Phong, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Trà Vinh báo cáo
tạo hội thảo. ..............................................................................................................3


3.1.4. Bài tham luận: “Hồn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực của Tư pháp đối với
Hành pháp từ - từ hoạt động xem xét, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, văn bản
hành chính, hành vi hành chính của tịa án trong xét xử vụ án hành chính” được
Giảng viên Lương Hồng Sang báo cáo hội thảo. ...................................................4
3.2. Đánh giá ưu điểm, hạn chế: ..................................................................................4
3.2.1 Đánh giá ưu điểm: ...........................................................................................4
3.2.2 Đánh giá hạn chế:............................................................................................5
3.3. Những vướng mắc, vấn đề phát sinh trong hội thảo Cải cách tư pháp trong xây
dựng Nhà nước pháp quyền theo Nghị quyết 27-NQ/TW đã hoặc chưa được xử lý: ..5
IV. Bài học kinh nghiêm của học viên sau khi tham dự hội thảo về Cải cách tư pháp
trong xây dựng Nhà nước pháp quyền theo Nghị quyết 27-NQ/TW. .............................6
V. Đề xuất, kiến nghị .......................................................................................................6

1


BMNC_03a

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trà Vinh, ngày 23 tháng 06 năm 2023

BÁO CÁO
Kết quả tham dự hội thả về cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền theo Nghị quyết 27-NQ/TW
Kính gửi:

- Trường Kinh tế, Luật;
- Phòng Đào tạo sau đại học.
I. Thông tin học viên
1.1. Họ và tên: NGUYỄN ĐIỀN KHÁNH
1.2. Mã số học viên: 911122051
1.3. Lớp: CHLDS.TV2204 Chuyên ngành: LDS và TTDS Khố: 22/04
II.Thơng tin chung về hội nghị/hội thảo
2.1. Tên hội thảo:
Cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền theo Nghị quyết 27NQ/TW
2.2. Mục đích hội thảo:
Hội thảo tổ chức với mục tiêu thúc đẩy hoạt động khoa học của giảng viên; nâng
cao chất lượng giáo dục trong Nhà trường; tăng cường hoạt động trao đổi, giao lưu và
chia sẻ về khoa học, học thuật giữa các nhà khoa học, giảng viên, học viên và sinh
viên..
2.3. Thời gian, địa điểm tổ hội thảo:
Vào lúc 08 giờ ngày 22/06/2023 tại hội trường WS4, Trường Đại Học Trà Vinh.
(số 126 Nguyễn Thiện Thành, Phường 5, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh),
2.4. Nội dung, chương trình của hội thảo:
2.4.1 Nội dung hội thảo:
Tại Hội thảo, đại biểu tập trung phân tích, làm rõ và luận giải các tham luận đa
dạng, sâu rộng các vấn đề đặt ra trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo nghị quyết 27-NQ/TW. Đồng thời, cùng trao đổi, thảo
luận và giải đáp những thắc mắc của cán bộ, giảng viên, học viên về các vấn đề liên
quan đến cải cách tư pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.4.2 Chương trình hội thảo:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Phát biểu khai mạc của TS. Huỳnh Thị Trúc Linh, Phó Hiệu Trưởng trường
Kinh tế, Luật - Trường Đại học Trà Vinh.
- Điều hành của Ban chủ tọa

- Tham luận của các báo cáo viên
- Phát biểu bế mạc của TS. Diệp Huyền Thảo, Trưởng Khoa Luật - Kiêm Giám
đốc Trung tâm tư vấn Pháp luật Trường Đại học Trà Vinh.
2.5. Người chủ trì và đồng chủ trì:
1


BMNC_03a

PGS. TS. Trần Văn Độ; TS. Huỳnh Thị Trúc Linh, Phó Hiệu trưởng Trường
Kinh tế, Luật; TS. Diệp Huyền Thảo, Trưởng Khoa Luật, Trường Kinh tế - Giám đốc
Trung tâm tư vấn pháp luật trường Đại học Trà Vinh.
2.6. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức:
Trường Kinh tế, Luật.
2.7. Thông tin về các báo cáo viên:
- Báo cáo viên PGS.TS Trần Văn Độ - Trung tướng, Nguyên Phó Chánh án
TANDTC tham luận báo cáo tại hội thảo “Tiếp tục cải cách tư pháp trong xây dựng
và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Báo cáo viên TS Nguyễn Thị Phương Hà - Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt
tham luận báo cáo tại hội thảo “Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thi hành án
hành chính theo tinh thần Nghị Quyết 27-NQ/TW”
- Báo cáo viên Ths. Phạm Thanh Phong - GĐ TTTGPL tỉnh Trà Vinh tham luận
báo cáo tại hội thảo “Những định hướng, giải pháp của Sở tư pháp nhằm triển khai
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 27 NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.
- Báo cáo viên Thầy Lương Hoàng Sang - Giảng viên Trường Kinh tế luật tham
luận báo cáo tại hội thảo “Cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước Pháp quyền
theo nghị quyết 27-NQ/TW”
2.8. Thành phần tham dự, số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu:

- Tham dự Hội thảo có Trung tướng, PGS.TS. Trần Văn Độ – Ngun Phó
Chánh án Tịa án nhân dân tối cao, Ngun Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương,
Nguyên Đại biểu Quốc hội Khoá 12 - 13, Thành viên Ban cố vấn xây dựng nghị quyết
27 – Nghị quyết Trung ương, Cố vấn Trường Kinh tế, Luật thuộc Trường Đại học Trà
Vinh.
- TS. Huỳnh Thị Trúc Linh - Phó Hiệu Trưởng Trường Kinh tế, Luật.
- TS. Diệp Huyền Thảo - Trưởng Khoa Luật kiêm Giám đốc Trung tâm Tư vấn
pháp luật.
- TS. Trần Thị Ngọc Hiếu - Phó Trưởng Khoa Luật.
- Thư ký hội thảo: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Tiên; ThS. Ngơ Thị Phương Thảo
- Phía khách mời với sự tham gia của TS. Nguyễn Thị Phương Hà - Giảng viên
Khoa Luật - Trường Đại học Đà Lạt và ThS. Phạm Thanh Phong - Giám đốc Trung
tâm Trợ giúp Pháp lý tỉnh Trà Vinh cùng với các giảng viên khoa Luật, học viên và
sinh viên Trường Kinh tế, Luật, số lượng khoản hơn 45 đại biểu.
III. Kết quả hội thảo Cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền
theo Nghị quyết 27-NQ/TW
3.1. Kết quả hội thảo:
Hội thảo thành công tốt đẹp, tại hội thảo các báo cáo viên tập trung việc cải cách
tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Thể hiện
bằng sự trao đổi, thảo luận và chia sẻ kiến thức, các báo cáo viên đã làm sáng tỏ hơn
các vấn đề liên quan đến cải cách tư pháp và những thách thức trong việc xây dựng
Nhà nước pháp quyền trong thực tế xã hội Việt Nam hiện nay. Giúp chúng ta có cách
nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn.
3.1.1 Bài tham luận “Tiếp tục cải cách tư pháp trong xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” được PGS.TS Trần Văn Độ báo cáo tại
hội thảo:
2


BMNC_03a


- Trong bài tham luận nhấn mạnh việc “Tiếp tục cải cách tư pháp trong xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” là một trong những
vấn đề trọng tâm cần được chú trọng. Trong đó đưa ra nhiều kiến nghị cũng như đánh
giá của tác giả về hoạt động cải cách tư pháp giai đoạn hiện nay đặt ra yêu cầu và đòi
hỏi công tác cải cách tư pháp cần phải được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.
Trong thời gian hội thảo nhiều chia sẽ, ý kiến đóng góp thẳng thắn từ các đại biểu
khách mời tập trung tham luận về vấn đề mà tác giả đặt ra yếu tố độc lập tư pháp, độc
lập của Tòa án là tiên quyết, cần tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét
xử khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, cải cách tư pháp phải đồng bộ, toàn diện,
xác định rõ những nội dung trọng tâm, trọng điểm; có chương trình, kế hoạch cải cách
phù hợp; xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong thực hiện cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Bên cạnh đánh giá những thành tựu và tồn tại trong áp dụng thực hiện cải cách tư
pháp những năm qua, những vấn đề còn vướng mắc liên quan khi triển khai thực hiện
Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách tư pháp cũng nhận được các kiến nghị phương
hướng giải quyết để cải cách tư pháp mang lại hiệu quả.
3.1.2. Bài tham luận: “Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Thi hành án hành
chính theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW” được TS. Nguyễn Thị Phương Hà, Khoa
Luật - Trường Đại học Đà Lạt báo cáo tại hội thảo.
Trong bài tham luận báo cáo tại hội thảo với chủ trương cải cách tư pháp, tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị
quyết 27-NQ/TW đã đưa ra những địi hỏi cao hơn đối với cơng tác xây dựng và hoàn
thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
trong giai đoạn mới.
Với chủ trương cải cách tư pháp thì việc hồn thiện pháp luật về thì hành án hành
chính theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW đây là yêu cầu quan trọng thơng qua bài
tham luận “Một số kiến nghị hồn thiện pháp luật về Thi hành án hành chính theo tinh
thần Nghị quyết 27-NQ/TW” tập trung làm rõ thực trạng các quy định của pháp luật

hiện hành về Thi hành án hành chính trong thực tế cụ thể khi áp dụng quy định trong
Luật đối với một số nội dung cơ bản như chủ thể, đối tượng, thủ tục, các biện pháp
đảm bảo thi hành án, các biện pháp khác nêu trong Luật Thi hành án hành chính và
Nghị định 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016 điều chỉnh về
thời hạn, trình tự, thủ tục Thi hành án Hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người
khơng thi hành án, quyết định của Tòa án. Phát hiện những điểm không phù hợp, mâu
thuẫn chồng chèo và những lỗ hổng của quy định pháp luật. Bên cạnh đánh giá về thực
trạng pháp luật thi hành án hành chính ưu điểm của Luật Thi hành án hành chính 2015
và Nghị định 71/2016/NĐ-CP với các quy định trước đó đồng thời chỉ ra những hạn
chế thiếu sót đang tồn tại cần khắc phục. Từ đó có các kiến nghị hồn thiện pháp luật
thi hành án hành chính hiện hành cũng như hướng đến xây dựng và ban hành Luật Thi
hành án hành chính và nhận định q trình này phải được thực hiện bên cạnh đồng bộ
từ các giải pháp khác như tăng cường quản lý, nâng cao nhận thức về thi hành án hành
chính, chất lượng hoạt động xét xử các vụ án hành chính tại Tịa án cũng được đề cập.
3.1.3. Bài tham luận: “Những định hướng, giải pháp của Sở Tư pháp nhằm triển
khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”được ThS. Phạm Thanh Phong,
Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Trà Vinh báo cáo tạo hội thảo.
3


BMNC_03a

Tại hội thảo bài tham luận nêu lên những định hướng, giải pháp của Sở Tư Pháp
nhằm triển khai có hiệu quả bản Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
giai đoạn mới thông qua chương trình hành động số 46-CTr/TU của tỉnh ủy Trà Vinh
bao quát bài tham luận là các nội dung liên quan đến việc tổ chức, phố biến, quán triệt
Nghị quyết số 27-NQ/TW; chương trình hành động số 46-CTr/TU cho cán bộ, đảng

viên, công chức, viên chức nhằm nâng cao ý thức, lối sống, năng lực, tinh thần trách
nhiệm trong việc thực thi và trong nhận thức về các quy định Hiến pháp, pháp luật;
Đổi mới công tác phổ biến, giáo đục pháp luật theo hướng lấy người dân làm trung
tâm, chú trọng hướng về cơ sở ưu tiên cho đối tương yếu thế, người dân ở miền núi,
vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ động tham mưu xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, khắc
phục tình trạng văn bản ban hành thiếu tính ổn định; đổi mới cơ chế thi hành pháp luật;
tăng cường hiệu lực hiệu quả của hoạt động cung cấp dịch vụ công trong một số lĩnh
vực; thanh kiểm tra để kịp thời phát hiện sử lý vi phạm…Bên cạnh đó, cung cấp một
số thông tin liên quan số liệu công tác bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh Trà vinh cũng
như tổ thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05- CT/TU, ngày 08 tháng 03 năm 2021 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường quản lý nhà nước trong công tác trợ giúp pháp
lý trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Thông qua một số nội dung trao đổi tại buổi hội thảo cho
thấy hoạt động tố tụng tư pháp Sở Tư pháp có vai trị chức năng, nhiệm vụ quan trọng
trong việc cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền việc có những định hướng
và giải pháp đúng đắn sẽ góp phần hồn thiện hệ thống pháp quyền nâng cao chất
lượng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý xây dựng hệ thống tư pháp công bằng và đáng tin
cậy phù hợp trong giai đoạn mới.
3.1.4. Bài tham luận: “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực của Tư pháp đối với
Hành pháp từ - từ hoạt động xem xét, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành
chính, hành vi hành chính của tịa án trong xét xử vụ án hành chính” được Giảng viên
Lương Hồng Sang báo cáo hội thảo.
Bài tham luận đã nhấn mạnh sự cần thiết của vấn đề nêu trên trong hoạt động
xem xét, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, hành vi hành chính
của tịa án trong xét xử vụ án hành chính. Vì thế, để hồn thiện cơ chế kiểm soát quyền
lực của tư pháp đối với hành pháp cần phải làm rõ được bản chất của việc tòa án xem
xét, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phạm vi xem xét, xử lý; thẩm quyền của tòa án
cũng như hậu quả pháp lý của một số vấn đề này. Do đó về mặt pháp lý cũng như trên
thực tiễn, đòi hỏi tạo dựng được một cơ chế kiểm sốt quyền lực đầy đủ, tồn diện,

thống nhất, đồng bộ, ổn định, phù hợp và nhất là có hiệu lực và hiệu quả cao. Theo bài
tham luận để hoàn thiện cơ chế vấn đề mở rộng thẩm quyền xét xử vụ án hành chính
của tịa án, hoàn thiện các quy định hiện hành về việc xem xét, xử lý văn bản hành
chính văn bản quy phạm pháp luật có liên quan là một trong các kiến nghị để mà giải
quyết vấn đặt ra.
3.2. Đánh giá ưu điểm, hạn chế:
3.2.1 Đánh giá ưu điểm:
Tại hội thảo báo cáo viên đã chỉ ra những ưu điểm đối với việc Cải cách tư
pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền theo Nghị quyết 27-NQ/TW.
- Nghiên cứ lý luận về tư pháp và Cải cách tư pháp được đẩy mạnh, nhất là các
giai đoạn trước khi ban hành các nghị quyết về cải cách tư pháp, về Nhà nước pháp
quyền.
4


BMNC_03a

- Vai trò và vị thế của tư pháp lần đầu tiên được xác định là một nhánh quyền
lực được phân công rành mạch trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
với cơ chế phân công, phối hợp và kiểm sốt việc thực hiện.
- Chính sách, pháp luật về tư pháp được hình thành, phát triển. Xác định nguyên
tắc pháp quyền, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm, bảo
vệ quyền con người; cơng dân được làm những gì pháp luật không cấm được quán
triệt, thực hiện.
- Các thiết chế tư pháp từng bước được tiến hành hoàn thiện phù hợp với xu thế
đổi mới tư pháp. Các quan niệm về thu gọn đầu mối cơ quan điều tra; nhấn mạnh chức
năng công tố cả Viện kiểm sát, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong điều tra, gắn công
tố với điều tra, cơng tố chỉ đạo điều tra; thành lập Tịa án theo thẩm quyền xét xử để
đảm bảo Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; thống nhất
hoạt động thi hành án vào một đầu mối,… đã được đặt ra và có những thực hiện bước

đầu.
3.2.2 Đánh giá hạn chế:
Tại hội thảo báo cáo viên đã nêu ra được những mặt hạn chế tồn tại trong thời
gian qua như:
- Nhiều vấn đề thực tiễn cải cách tư pháp chưa được giải đáp triệt để về mặt lý
luận;
- Nhiều tư tưởng cải cách tư pháp được cho là đúng đắn nhưng chậm triển khai
thực hiện;
- Vẫn còn những bất cập liên quan đến thể chế tư pháp, thiết chế tư pháp, hoạt
động tư pháp vẫn khó lạc hậu so với xu hướng thế giới. Tình trạng pháp luật ban hành
không được thực hiện trên thực tế; hệ thống cơ quan tư pháp với cơ quan hành chính
chưa được phân cơng rành mạch về chức năng; về vấn đề hòa giải đối thoại, thủ tục rút
gọn, … chưa được thực hiện triệt để, hiệu quả trên thực tế làm cho hệ thống hoạt động
trì hỗn, kéo dài, thiếu hiệu quả;
- Hiệu lực, hiệu quả hoạt động tư pháp cịn hạn chế. Cơng lý nội dung đã được
quan tâm ở mức độ nhất định; cịn cơng lý thủ tục chưa được quan tâm. Các chế định
tố tụng tư pháp dân chủ, minh bạch, nhân đạo được thực hiện mang nhiều tính hình
thức; Chưa bảo đảm thực triệt để các nguyên tắc tố tụng tư pháp, nhất là nguyên tắc
độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chửa, quyền
bảo vệ lợi ích của đương sự,….
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động tư pháp còn nhiều hạn chế
dẫn đến tình trạng phải giám đốc thẩm, tái thẩm tràn lan; nhiều vụ án oan sai được
khắc phục thiếu kịp thời.
3.3. Những vướng mắc, vấn đề phát sinh trong hội thảo Cải cách tư pháp
trong xây dựng Nhà nước pháp quyền theo Nghị quyết 27-NQ/TW đã hoặc chưa
được xử lý:
Tại hội thảo báo cáo viên và đại biểu tham dự cũng đã chỉ rõ những vấn đề cần
nghiên cứu mà Cải cách tư pháp đặt ra như:
- Cần lý giải cụ thể các vấn đề bằng lý giải khoa học để có nền tư pháp chun
nghiệp, hiện đại, cơng bằng, nghiêm minh, liêm chính.

- Đưa ra và làm rõ nội dung pháp quyền trong tổ chức và hoạt động tư pháp,
tuân thủ Hiến pháp, trên cơ sở pháp luật dùng để bảo vệ tuyệt đối quyền con người và
lợi ích của công dân.

5


BMNC_03a

- Làm rõ khái niệm và nội dung quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp để
trên cơ sở đó xác định chức năng, vị trí, vai trị của các cơ quan, tổ chức trong hệ
thống tư pháp.
- Những vấn đề về tổ chức hệ thống tư pháp như chức năng, thẩm quyền của
mỗi cơ quan trong hệ thống tư pháp, một số vấn đề về đầu mối cơ quan điều tra với
công tố viên điều tra, công tố viên chỉ đạo trong tố tụng hình sự,…
- Nghiên cứu về độc lập tư pháp và nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
IV. Bài học kinh nghiêm của học viên sau khi tham dự hội thảo về Cải cách tư
pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền theo Nghị quyết 27-NQ/TW.
Ở hội thảo lần này học viên nhận thấy quyết tâm cải cách tư pháp trong xây
dựng Nhà nước pháp quyền theo Nghị quyết 27-NQ/TW có sự ghi nhận lớn.
Thứ nhất, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử.
Thứ hai, Được hội thảo lý giải cụ thể các vấn đề bằng lý giải khoa học để có
nền tư pháp chun nghiệp, hiện đại, cơng bằng, nghiêm minh, liêm chính.
Thứ ba, Đã chỉ rõ khái niệm và nội dung quyền tư pháp và thực hiện quyền tư
pháp để trên cơ sở đó xác định chức năng, vị trí, vai trị của các cơ quan, tổ chức trong
hệ thống tư pháp.
Thứ tư, Xây dựng tổ chức hệ thống tư pháp như chức năng, thẩm quyền của
mỗi cơ quan trong hệ thống tư pháp, một số vấn đề về đầu mối cơ quan điều tra với
công tố viên điều tra, cơng tố viên chỉ đạo trong tố tụng hình sự.

Thứ năm, Thông qua hội thảo về “Cải cách tư pháp trong xây dựng nhà nước
pháp quyền theo Nghị quyết số 27-NQ/TW” giúp cho chúng ta nhận thức được việc cải
cách tư pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, lâu dài gắn với
công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Việc
cải cách Tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW sẽ góp phần làm rõ những ưu
điểm và hạn chế trong từng lĩnh vực cụ thể. Qua đó, giúp các cơ quan hành chính nhà
nước hồn thiện lại hệ thống cơ cấu tổ chức, rà sốt lại, hồn thiện những văn bản quy
phạm pháp luật để phù hợp hơn với thực tế. Bên cạnh đó, việc tiếp tục cải cách tư pháp
sẽ giúp tinh gọn lại bộ máy nhà nước một cách hiệu quả và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức về trình độ chun mơn, nghiệp vụ có thể thực hiện
mọi nhiệm vụ và xử lý các tình huống trong thời gian tới.
V. Đề xuất, kiến nghị
Hội thảo đưa ra vấn đề xuất về chức danh Luật sư Nhà nước đối với các trợ
giúp viên, vấn đề tập sự của công chứng viên, thi kết thúc tập sự công chứng viên, đối
với nghề luật sư cũng vậy.Với đề xuất của ThS. Phạm Thanh Phong thì sẽ đề xuất vấn
đề đổi tên trợ giúp viên thành chức danh luật sư Nhà nước. Vì với qui định của trợ
giúp viên hiện nay chưa đủ cơ sở pháp lý để giúp đỡ người dân có yêu cầu trợ giúp
pháp lý khi ra tranh luận trước tòa so với chức danh luật sư. Bên cạnh đó trợ giúp viên
trong thời gian được công nhận là trợ giúp viên thì khơng được phép học nghề luật sư
và hành nghề luật sư đây là một thiệt thòi lớn đối trợ giúp viên. Đối với cách nhìn của
học viên ở góc độ nghiên cứu thì cho rằng khơng cần thiết. Thực tiễn pháp luật cũng
đã có những qui định rất chi tiết trong Luật trợ giúp ở Điều 14 và Điều 15 cụ thể như:
“Điều 14: Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý: 1. Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp
lý được ký kết giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp
luật và giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với luật sư, cộng tác viên trợ giúp
pháp lý về việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về dân sự. 2.
Căn cứ yêu cầu trợ giúp pháp lý và thực tiễn tại địa phương, Sở Tư pháp lựa chọn, ký
6



BMNC_03a

kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với tổ chức có nguyện vọng và có đủ điều kiện
sau đây; a) Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo
quy định của Luật này; b) Là tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức tư vấn pháp luật có ít
nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01
luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức; c) Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động
trợ giúp pháp lý; d) Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật. 3. Trung tâm trợ giúp
pháp lý nhà nước căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý, nguồn lực thực hiện trợ giúp
pháp lý tại địa phương lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật
sư có đủ điều kiện sau đây; a) Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư; b) Không bị cấm hành nghề
hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Khơng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; d) Được sự đồng ý bằng văn bản của
tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức mà luật sư
ký kết hợp đồng lao động.
Điều 15: Đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý: 1. Tổ chức hành nghề luật sư,
tổ chức tư vấn pháp luật tự nguyện thực hiện trợ giúp pháp lý bằng nguồn lực của
mình được đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý như sau: a) Tổ chức hành
nghề luật sư có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật
này; b) Tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản
2 Điều 14 của Luật này và có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm
tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức. 2. Tổ chức
hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý đăng ký về
phạm vi, hình thức, lĩnh vực, đối tượng trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp nơi đã cấp
Giấy đăng ký hoạt động. 3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục đăng ký
tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý”
Song với những quy định hiện nay đối với tiêu chí để trở thành trợ giúp viên thì
khơng cần thiết phải luật sư được thể hiện ở Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý “ Điều 19.

Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý. Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ
giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt; 2. Có trình độ cử nhân luật trở lên; 3. Đã được đào tạo
nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề
luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý; 4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp
lý; 5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.” Căn cứ vào khoản 3 Điều 19 của
luật này thì học viên cho rằng chưa phù hợp với thực tế hiện nay đối với công việc trợ
giúp pháp lý. Nên sớm có sự điều chỉnh phù hợp đối với qui định này thay bằng qui
định “ Đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư” theo quy định định tại Điều 2 Luật
Luật sư 2015: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định
của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”.
Tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành luật sư được quy định tại Điều 10, Điều 11 Luật
Luật sư (2015): “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật
sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư
thì có thể trở thành luật sư”, “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật
này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập
một Đoàn luật sư”. Với qui định này thì luật sư tham gia cơng tác tại trung tâm trợ
giúp pháp lý khi tham gia tố tụng thì có những đặc quyền giống như những luật sư
7


BMNC_03a

khác ở một tổ chức hành nghề luật sư và cũng chịu sự quản lý của đoàn luật sư cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, với những vấn đề nêu trên Học viên cho rằng chưa thật sự cần thiết
xây dựng thêm chức danh luật sư Nhà nước, mà ở đây chúng ta cần nên nghiên cứu
xây dựng và sửa đổi luật Luật sư cho phù hợp đối với chức danh luật sư tập sự và luật
sư chính thức và Luật Trợ giúp viên.

Qua buổi hội thảo về “Cải cách tư pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền
theo Nghị quyết số 27-NQ/TW” học viên nhận thấy cần nên có thêm cơng tác gửi
những nội dung chuẩn bị báo báo trước hội thảo sớm đến với khách mời, tạo điều kiện
khách mời có khoản thời gian đào sâu nghiên cứu nâng cao và chi tiết hơn nữa giúp
hội thảo gặt hái những ý kiến đóng góp chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó cần có những
dẫn chiếu thực tiễn minh họa và những tình huống với những trường hợp cụ thể vì khi
có những trường hợp tình huống cụ thể sẽ giúp cho các đại biểu và các khách mời và
học viên tham dự sẽ dễ dàng trao đổi và tìm hiểu chi tiết về những vấn đề mà bài báo
cáo hướng đến. Nhầm góp phần giúp cho hội thảo được sinh động hơn và giúp cho các
đại biểu khách mời và học viên, sinh viên tham gia phản biện mạnh mẽ hơn.
HỌC VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)

8



×