Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.9 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Sinh viên:
Mã số:
Lớp:
Giảng viên:
TP. Hồ Chí Minh – 1 – 12 – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
(DÀNH CHO CÁC LỚP HP K48 HKC )
Hình thức thi: Tiểu luận khơng thuyết trình (TLOTT)
I. ĐỀ BÀI (SV thực hiện các yêu cầu sau):
1. Phân tích các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?
2. Hãy nêu quan điểm cá nhân về nội dung thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay ?
3. Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của mối quan hệ này đến sự


ổn định chính trị - xã hội của nước ta ?
II. QUI ĐỊNH VỀ THỜI GIAN, HÌNH THỨC NỘP VÀ YÊU CẦU
1. Ngày SV nhận đề tiểu luận: trước 23h59’ ngày 27/11/2023
2. Ngày nộp tiểu luận: trước 23h59’ ngày 4/12/2023
3. Hình thức thức nộp bài: nộp qua trang LMS (không nộp bài qua mail GV)
Lưu ý: SV phải đặt tên cho file (PDF) nộp ( Họ và tên, lớp HP). Trang thông tin bìa phải ghi rõ
họ, tên và MSSV, Mã lớp HP, phòng học, buổi học.
4. Yêu cầu của bài tiểu luận:
4.1. Về hình thức: kiểu chữ Times New Roman, khổ A4, đánh Unicode; cỡ chữ:13; cách dòng:
single line spacing; canh lề: trên, dưới, phải, trái: 2 cm.
4.2. Chỉ để những tài liệu tham khảo có trích dẫn trong bài (người đọc thuận tiện truy xuất
nguồn gốc); số lượng trang nội dung tối đa là 5 trang A4 (khơng tính trang thơng tin bìa, mục
lục và tài liệu tham khảo)
4.3. Những tài liệu tham khảo chính:
- Tài liệu HDOT CNXHKH (UEH- 2023)
- Giáo trình CNXHKH (Bộ GD-ĐT 2021)
4.4. Về đạo đức khoa học: Nghiêm cấm sinh viên chép bài của bạn hoặc của người khác. Trong
khi viết bài, sinh viên có thể tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, khi trích dẫn phải
trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham khảo,... theo quy định về mặt học thuật.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 20 /11 /2023


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh đã đưa mơn học Kinh tế Chính trị vào chương trình giảng dạy, tạo
cơ hội cho em tiếp cận và học hỏi nhiều kiến thức hữu ích từ bộ môn này.
Tiếp theo, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên của bộ môn - cơ Đỗ
Lâm Hồng Trang, người đã dành thời gian và công sức để dạy dỗ, chia sẻ kiến thức
quý báu trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành bài tiểu luận. Cô đã không
ngần ngại vất vả, đồng hành cùng chúng em trong suốt q trình học tập mơn Kinh tế

Chính trị. Điều này là một món q vơ cùng quý báu mà em nhận được.
Mặc dù em đã cố gắng hết sức để tìm hiểu và nghiên cứu, nhưng khơng tránh khỏi
những sai sót. Kính mong q thầy cơ và bạn đọc góp ý để tiểu luận của em trở nên
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ từ mọi người.

1


MỤC LỤC
I. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI?..............................................................................................................................2
1. Khái niệm:.............................................................................................................2
2. Các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết các vấn đề tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có 4 nguyên tắc chính sau đây:...............2
a. Tơn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân
dân.........................................................................................................................2
b. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá
trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.........................................................2
c. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tơn giáo trong q trình giải quyết
vấn đề tôn giáo......................................................................................................3
d. Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo............3
II. HÃY NÊU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ NỘI DUNG THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐI VỚI VẤN ĐỀ TÍN NGƯỠNG,
TÔN GIÁO HIỆN NAY ?.............................................................................................4
1.

Khái niệm..........................................................................................................4


2.

Quan điểm cá nhân...........................................................................................4

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC VỚI TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
CỦA NƯỚC TA ?.........................................................................................................5
1.

Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam..........................................5
a. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn giáo
được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất....5

2


b. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín
ngưỡng truyền thống:............................................................................................6
2. Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa dân tộc với tơn giáo đến sự ổn định chính trị xã hội của đất nước, đến độc lập, chủ quyền của Tổ quốc........................................6

3


I. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI?
1. Khái niệm:
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin: tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh
hư ảo hiện thực khách quan; thơng qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên và xã
hội trở thành siêu nhiên, thần bí.

Theo Ph.Ăngghen: "… tất cả một tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo
– vào trong đầu, óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối sống
hàng ngày của họ; chỉ sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình
thức những lực lượng siêu trần thế".
2. Các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết các vấn đề tôn
giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có 4 ngun tắc chính sau đây:
a. Tơn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân
dân.
+ Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi
gắn liền với phong tục, tập quán. Vấn đề này xuất phát từ tiềm thức, niềm tin của mỗi
con người thông qua những hoạt động sinh hoạt, phong tục tập quán hàng ngày của
họ gặp khó khăn trong lao động sản xuất, trong đời sống gia đình,...dần dần hình
thành nên niềm tin vào những việc như phong tục thờ mẫu, thờ cúng ơng bà tổ tiên,
thờ thần hồng làng, thần núi, thần sơng,...Những vấn đề đó đem lại cho họ một cảm
giác được bảo vệ, được yên tâm hơn trong q trình sinh sống làm việc. Qua đó việc
tín ngưỡng hay khơng tín ngưỡng là quyền tự do của nhân dân mà khơng một tổ chức
hay cá nhân nào có thể ép buộc.
+ Tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng cũng chính là tơn trọng quyền con người.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa không can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm
phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của

4


nhân dân. Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, nhằm
thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được nhà nước Xã hội chủ nghĩa tơn
trọng và bảo hộ.
Ví dụ: Ở Việt Nam ta thì phong tục thờ mẫu được phổ biến rộng rãi ở các hộ gia đình
mà khơng bị cấm cản, việc thờ Thần Hoàng Làng cũng trở thành nét đẹp văn hóa ở
mỗi Làng quê Việt. Các chùa chiền được hoạt động một cách rộng rãi nằm trong

khuôn khổ của pháp luật cho người dân tổ chức thờ cúng, cầu nguyện....
b. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tơn giáo phải gắn liền với
q trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
+ Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ hướng vào việc giải
quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không
chủ trương can thiệp vào cơng việc nội bộ của các tơn giáo.
Ví dụ: Quá trình xã hội cũ nhận thức của nhân dân cịn hạn chế, chưa tiến bộ mỗi
lần có người thân đau ốm bệnh tật không đi khám chữa bệnh mà nhờ thầy mo cúng
bái xua tan bệnh tật, hay trông chờ vào thần linh chữa khỏi bệnh.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết
cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng này sinh trong tư
tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Điều cần thiết trước hết
là phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất cơng, nghèo đói và
thất học…cũng như những tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Đó là một q trình lâu dài,
và khơng thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
c. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tơn giáo trong q trình giải
quyết vấn đề tôn giáo.
+ Trong xã hội công xã nguyên thủy, tín ngưỡng, tơn giáo chỉ biểu hiện thuần
túy về tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn giai cấp – chính trị
ít nhiều đều in rõ trong các tơn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể
hiện và có mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo.

5


Ví dụ: Trong chế độ cũ, với hình thức cai trị là chủ nơ và nơng nơ thì xã hội trở nên
bất bình đẳng giữa hai giai cấp, khi chủ nô (giai cấp thống trị) áp bức nông nô (giai
cấp bị trị) q đó nơng nơ đã q khổ cực dẫn đến trông chờ và thần linh, người họ
mường tượng ra để có thể giải cứu họ.
+ Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ và phản tiến bộ, phản ánh

mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa
những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích nhân dân
lao động. Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin tưởng giữa
những người có tín ngưỡng tơn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như
những người có tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn khơng mang
tính đối kháng.
Ví dụ: Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì họ đã lợi
dụng tơn giáo để tiến hành đầu độc suy nghĩ của những người theo đạo, qua đó làm
tay sai để phục vụ cho quá trình cai trị của chúng.
+ Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực
chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản
thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này, trong thực tế không đơn
giản, bởi lẽ, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản chất,
mà vấn đề chính trị và tư tưởng trong tơn giáo thường đan xen vào nhau. Mặt khác,
trong xã hội có đối kháng giai cấp, tôn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu
sắc, nên khó nhận biết vấn đề chính trị hay tư tưởng thuần tuý trong tôn giáo. Việc
phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình
quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo.
Ví dụ: Trong Phật giáo thì ăn thịt uống rượu, đụng chạm đến sắc giới là điều cấm kỵ
còn đối với Thiên Chúa giáo thì họ được ăn thịt uống rượu.
d. Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo
Tơn giáo khơng phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó ln ln
vận động và biến đổi khơng ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội 6


lịch sử cụ thể. Mỗi tơn giáo đều có lịch sử hình thành, có q trình tồn tại và phát
triển nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trị, tác động của từng tơn giáo
đối với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo
sĩ, giáo dân về những lĩnh vực của đời sống xã hội ln có sự khác biệt. Vì vậy, cần
phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn

đề có liên quan đến tơn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể
II. HÃY NÊU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ NỘI DUNG THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐI VỚI VẤN ĐỀ TÍN NGƯỠNG,
TƠN GIÁO HIỆN NAY ?
1. Khái niệm
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền cơ bản của con người, được ghi nhận
trong Hiến pháp và pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo, góp phần xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc.
2. Quan điểm cá nhân
Cá nhân tơi tin rằng những chính sách hiện nay của Đảng và Nhà nước Việt
Nam về vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo là nhất quán, phù hợp và tiến bộ. Lý do như sau:
Trước hết, chính sách tơn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo của
cơng dân là một trong những quyền cơ bản được khẳng định trong Hiến pháp 2013,
thể hiện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự đa dạng về tâm linh của người
dân, đáp ứng nhu cầu đa dạng, sinh động của tín ngưỡng, tơn giáo Việt Nam. Chính
sách này cũng phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, như
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Thứ hai, chính sách đồn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo là chủ trương nhất
qn, xun suốt của Đảng và Nhà nước, nhằm phát huy những giá trị đạo đức, văn

7


hóa tích cực của tơn giáo, xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng, dân chủ, công
bằng, văn minh. Các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, nguyên tắc, mục
đích ln được nhà nước, chính quyền quan tâm, tôn trọng, thành lập và hoạt động,
phát triển. Các lễ hội tôn giáo lớn không chỉ là lễ hội của các tín đồ tơn giáo mà cịn

trở thành lễ hội lớn, lễ hội lớn của nhân dân.
Thứ ba, thực hiện chính sách động viên quần chúng trong cơng tác tơn giáo là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, bao gồm giáo dục, tổ chức các phong trào quần
chúng, tổ chức kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các hội, xây dựng hệ thống chính
trị ở địa phương và cơ sở. Cơng việc này địi hỏi phải khắc phục các biểu hiện hành
chính, quan liêu, phân cấp, cơ lập với quần chúng, theo cánh hữu của quần chúng.
Công tác này còn nhằm trấn áp và xử lý nghiêm khắc mọi hành vi xâm phạm quyền
tự do tín ngưỡng tơn giáo, lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo để xâm phạm lợi ích của Tổ
quốc và nhân dân.
Tóm lại, tơi tin rằng những chính sách hiện nay của Đảng và Nhà nước Việt
Nam về vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo là nhất quán, phù hợp, tiến bộ, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của đất nước, dân tộc. Rất mong các tổ chức tôn giáo và quần chúng
tiếp tục thực hiện chủ trương này, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC VỚI TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA ?
1. Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam
Dân tộc là khái niệm chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền
vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngơn ngữ riêng, có những nét đặc thù về văn
hoá.
Mối quan hệ này được thể hiện cụ thể thông qua các nội dung sau:

8


a. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn
giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất.
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Ở đất nước Việt Nam ta là
một cộng đồng đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt

Nam. Trong số 54 dân tộc này thì dân tộc kinh chiếm tỷ lệ đơng đảo nhất, tuy vậy các
dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có những nét đẹp văn hóa đặc sắc riêng biệt về
ngơn ngữ, văn hóa, truyền thống riêng biệt tạo nên một đất nước Việt Nam đa dạng
văn hóa và bản sắc dân tộc.
Ngồi ra, Việt Nam cịn là nơi hội tụ của nhiều tơn giáo khác nhau, trong đó có
đạo Phật, đạo Thiên Chúa giáo, đạo Hồi, đạo Cao Đài,... Mỗi tơn giáo đều có những
nét đẹp đặc sắc riêng biệt ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, tín ngưỡng và cuộc sống
của người dân Việt Nam.
Sự đa dạng về dân tộc và tôn giáo tạo nên sự đa dạng, phong phú trong văn
hóa, tín ngưỡng và xã hội Việt Nam, đồng thời đặt ra những thách thức và cơ hội
trong việc quản lý và phát triển đất nước. Sự đa dạng này nó ảnh hưởng trực tiếp tới
sự ổn định của dân tộc và phát triển đất nước khi quản lý khơng hợp lý, khơng tạo
được sự bình đẳng hòa đồng sẽ dễ dẫn đến việc xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Quan hệ dân tộc và tôn giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng
quốc gia – dân tộc thống nhất.
Quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo thường được thiết lập và củng cố trên cơ sở
cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất. Ở nhiều quốc gia, việc đảm bảo quyền lợi
và tự tôn giáo cho tất cả các dân tộc và tôn giáo là một phần quan trọng của việc xây
dựng và duy trì sự kết hợp và thống nhất trong cộng đồng đồng quốc gia.
Việt Nam cũng khơng ngoại lệ. Chính sách của chính phủ Việt Nam luôn
hướng dẫn việc tạo điều kiện cho tất cả các dân tộc và tơn giáo tại Việt Nam có thể
phát triển và hoạt động trong một mơi trường hịa bình, an ninh và thịnh vượng.

9


Quyền lợi và tự do tôn giáo được đảm bảo theo Hiến pháp và các quy định pháp luật
tại Việt Nam.
Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất và liên kết trong cộng đồng đồng quốc
gia, cần phải có tơn giáo tôn trọng, hỗ trợ giữa các dân tộc và tôn giáo. Xây dựng một

cộng đồng quốc gia gia đa dân tộc, đa tơn giáo thịnh vượng, hịa bình từ đó địi hỏi sự
hiểu biết, tơn trọng và hợp tác chặt chẽ từ tất cả các thành viên trong xã hội.
b. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín
ngưỡng truyền thống:
Đất nước Việt Nam ta tín ngưỡng truyền thống được thể hiện ở nhiều cấp độ
khác nhau, trên phạm vi gia đình, làng xã và cả quốc gia. Trong đó tục thờ mẫu, thờ
cúng thần hoàng làng, thờ anh hùng có cơng với dân tộc được chú trọng và thể hiện
mạnh mẽ.
Ở cấp độ gia đình, thì phong tục thờ mẫu là phong tục được ăn sâu vào trong
tiền thức của cộng đồng dân tộc người Việt, dù có ở trên lãnh thổ Việt Nam hay ở
quốc tế họ vẫn thờ cúng ông bà tổ tiên người sinh thành của mình, và đây đã trở
thành nét đẹp văn hóa khơng thể thiếu, là điều để gắn kết các thành viên trong gia
đình.
Ở cấp độ Làng xã, thì hầu hết các làng xã ở Việt Nam đều thờ thần Hoàng
Làng là người có cơng gây dựng nên làng xã mà họ sinh sống. Chính điều này đã tạo
nên sự gắn kết một cộng đồng nhỏ trong lãnh thổ theo phạm vi sinh sống tạo nên mối
quan hệ gắn kết dân tộc.
Ở cấp độ quốc gia, thì cộng đồng dân tộc Việt Nam ln gắn kết gắn bó mật
thiết với nhau, trên người hay bản thân họ có chảy dịng máu Việt dựa trên tập tục thờ
cúng vua Hùng, truyền thống Lạc Long Quân và Âu Cơ với câu chuyện đẻ bọc trăm
trứng, năm mươi lên núi, năm mươi xuống biển và niềm tự hào dân tộc thống qua các
hoạt động văn hóa lễ tết, văn hóa thể thao ví dụ như bóng đá với màu cờ sắc áo, máu
đỏ da vàng.

10


Như vậy, chính tín ngưỡng truyền thống đã làm nên nét đặc thù trong quan hệ
dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam, thậm chí, nó cịn chi phối mạnh mẽ làm biến đổi các
nền văn hóa, hay các tơn giáo bên ngoài khi du nhập vào Việt Nam.

2. Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo đến sự ổn định
chính trị - xã hội của đất nước, đến độc lập, chủ quyền của Tổ quốc
Mối quan hệ giữa dân tộc và tơn giáo có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định chính
trị - xã hội và đến độc lập, quyền chủ của Tổ quốc. Tại Việt Nam, mối quan hệ này đã
có những ảnh hưởng sâu và quan trọng.
Sự ổn định chính trị - xã hội: Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo có thể tạo
ra sự ổn định chính trị - xã hội khi các cộng đồng dân tộc và tôn giáo được tơn giáo
và có quyền lợi bình đẳng. Khi tất cả mọi người đều được xử lý công bằng và có
quyền tự do tín hiệu, điều này giúp xây dựng một xã hội hài hòa và ổn định.
Độc lập, chủ quyền của Tổ quốc: Mối quan hệ giữa dân tộc và tơn giáo cũng có
thể ảnh hưởng đến độc lập và chủ quyền của Tổ quốc. Việc tôn trọng và hỗ trợ hệ
thống truyền tín hiệu giúp tạo ra sự kết nối và đồng lịng trong cộng đồng, từ đó tăng
cường sức mạnh và ổn định cho đất nước.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mối quan hệ này cũng có thể tạo ra những quy
thức. Nếu khơng quản lý tốt, thì có một điều khác biệt về dân tộc và tơn giáo có thể
dẫn đến xung đột và mất ổn định. Do đó, việc xây dựng sự hịa hợp, tôn trọng và đối
thoại giữa các dân tộc và tôn giáo là rất quan trọng để duy trì sự ổn định chính trị - xã
hội và bảo vệ độc lập, quyền chủ của Tổ quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />
11



×