CHUYÊN ĐỀ:
ẢNH HƯỞNG TỪ XU HƯỚNG GIÁ HÀNG HÓA
TĂNG CAO VÀ CƠ HỘI ĐẦU TƯ
1|P a ge
I.
TÌNH HÌNH CHUNG
Hình 1.Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Anh và Mỹ
Giá cả hầu hết các loại hàng hoá đều tăng mạnh gần đây dẫn đến chỉ số CPI và lạm phát tăng
cao. Lạm phát từ lâu đã trở thành mối lo ngại chính ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nền kinh
tế phát triển như Mỹ, Châu Âu cho tới các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Số liệu
báo cáo lạm phát tại các quốc gia đều tăng mạnh, dẫn tới nhiều ngân hàng trung ương phải sớm
thay đổi chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt. Cụ thể, Mỹ vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
trong tháng 1/2022 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2021 và đây là mức lạm phát cao nhất trong
vòng 40 năm qua. Lạm phát Châu Âu ở mức cao 4,1% so với cùng kỳ, cao nhất trong vòng 13
năm; chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc tháng 10 cũng ở mức cao nhất trong vòng 26 năm,
nguy cơ “xuất khẩu lạm phát” ra toàn thế giới.Tại Anh, chỉ số CPI tháng 12/2021 đã tăng 5,4% so
với cùng kỳ, mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/1992 tới nay. Ngân hàng Trung ương Anh cũng đã
nâng lãi suất để kìm hãm lạm phát. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đang lên kế hoạch nâng
lãi suất… Điều này cảnh báo thế giới đã và sẽ sớm tạm biệt kỷ nguyên tiền rẻ.
2|P a ge
Hình 2. CPI các nước thị trường Châu Á và diễn biến CPI của Việt Nam
Ở thị trường Châu Á, lạm phát tại Việt Nam và Indonesia năm nay dự kiến sẽ tăng nhanh nhất so
với 2021 .Theo Bloomberg lạm phát của Việt Nam có khả năng sẽ tăng từ 1,4 % lên khoảng
3,45% vào năm 2022 do sự tăng giá của điện, thịt heo, và dầu thế giới. Đầu tháng 1, Quốc hội đã
thơng qua gói kích thích kinh tế có quy mơ 350.000 tỷ đồng, điều này dẫn đến một kịch bản khó
tránh khỏi là vào giai đoạn nửa cuối năm 2022, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế thì lạm phát
sẽ tăng. Dựa trên kịch bản này, năm 2022 được dự báo là một năm khơng cịn q thuận lợi với
các nhà đầu tư chứng khốn.
Giá cả hàng hóa và lạm phát tồn cầu đã và đang “nóng lên”. Tính đến hết tháng 12/2021, nhiều
nhóm hàng hóa tăng mạnh so với đầu năm, giá năng lượng tăng 56,1%, giá nơng nghiệp tăng
6,46%, giá phân bón tăng rất mạnh 79,8%, giá kim loại cơ bản và khoáng chất tăng 14,6%, trong
khi kim loại quý giảm 5,6%. Lạm phát tăng dần theo tháng (đặc biệt là quý 4/2021) và thậm chí ở
mức kỷ lục trong nhiều năm ở nhiều quốc gia, chủ yếu do tác động của sức cầu bật tăng nhanh,
đứt gãy chuỗi cung ứng làm tăng “cú sốc” khan hiếm hàng hóa và chi phí vận tải – kho bãi
(logistics).
3|P a ge
1. Nhóm nhiên liệu, năng lượng, các sản phẩm của dầu
Hình 3. Diễn biến giá dầu thơ và khí thiên nhiên trên thế giới
Là nguyên liệu đầu vào quan trọng của một số ngành cũng như góp mặt hầu hết các ngành nghề
và hoạt động kinh doanh, di chuyển của người dân do đó, xu hướng tăng giá của nhóm nhiên liệu,
năng lượng là một tác động thực sự tiêu cực đến nền kinh tế. Giá dầu Brent phiên giao dịch ngày
21/2/2022 đã đạt 89,5 USD/thùng, tăng 31,4% so với thời điểm đầu tháng 12/2021 và đang hướng
tới mốc 100 USD/thùng. Đó là nguyên nhân dẫn đến giá gas và giá xăng dầu trong nước tăng liên
tục. Cụ thể là, giá xăng A95 tăng 2.990 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 2.980 đồng/lít và giá dầu diezen
tăng 3.230 đồng/lít. Bình qn 2 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 45,3% so với cùng kỳ năm
trước, tác động làm CPI chung tăng 1,63 điểm phần trăm. Từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước
cũng biến động theo giá gas thế giới, tăng 18,64% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI
chung tăng 0,27 điểm phần trăm.
Tuần đầu tháng 01/2022, giá cao su tại châu Á tăng nhẹ, giá cao su thế giới tăng đã tác động tích
cực tới giá cao su trong nước. Tuần đầu tháng 01/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước
tăng trở lại theo xu hướng của thị trường thế giới. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được
Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 293-333 đồng/độ mủ, tăng 10 đồng/độ mủ so với cuối
năm 2021. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa
dao động ở mức 318-322 đồng/độ mủ. Dự kiến trong cả tháng 01/2022, giá mủ cao su trong nước
sẽ dao động quanh mức 290-335 đồng/ độ mủ.
4|P a ge
Hình 4. Diễn biến giá cao su RSS3 tại sàn OSE trong tháng 1/2022
2. Nhóm lương thực,thực phẩm
Giá gạo tăng 23,4% (từ 12,23 USD/tạ lên
15,09 USD/tạ) - mức tăng mạnh nhất so với
các nguồn cung gạo khác trên thế giới.
Nguyên nhân của xu hướng tăng giá này chủ
yếu đến từ lượng cầu nhập khẩu tăng mạnh
đến từ các thị trường cũ và thị mới cao cấp
như EU. Ngoài ra, yếu tố xung đột chiến
tranh giữa Nga – Ukraine là một cơ hội cho
các sản phẩm thay thế như gạo Việt Nam.
Hình 5. Diễn biến giá gạo VN xuất khẩu
Gía heo hơi đã giảm mạnh vào năm trước từ hơn 70.000 đồng/kg, có thời điểm tiến sát 100.000
đồng/kg, xuống cịn khoảng 46.000 – 50.000 đồng/kg. Trong quý IV/2021, giá lao dốc trong tháng
10, nhưng đã phục hồi vào cuối tháng và duy trì xu hướng biến động trong quãng hẹp cho đến hết
năm. Tại thị trường trong nước, giá lợn hơi tại các tỉnh trên cả nước liên tiếp giảm kể từ sau Tết
5|P a ge
Nguyên đán 2022 đến nay. Hiện giá lợn hơi trên toàn quốc dao động từ 50.000-55.000 đồng/kg,
vẫn tiếp tục giảm sau dịp Tết nguyên đán - giảm từ 4.000-6.000 đồng/kg so với cuối tháng 1/2022.
Hình 6. Diễn biến giá heo hơi trong nước
3. Nhóm kim loại
Hình 7. Diễn biến gía thép cây London (Anh)
6|P a ge
Giá thép cây ở London (Anh) đã tăng từ mức 685,5 USD/tấn lên 742,5 USD/tấn từ đầu tháng 12
năm 2021. Gía thép trong nước cũng tăng, giá mỗi tấn thép xây dựng tăng 250.000-300.000 đồng
so với trước Tết, vượt 17 triệu đồng. Thực tế, giá nguyên liệu (quặng sắt, phôi thép, than cốc...)
trên thị trường thế giới tăng. Các loại nguyên liệu này chiếm khoảng 70-80% giá thành thép sản
xuất trong nước. Cùng đó, loạt cơng trình dân dụng khởi động lại sau thời gian tạm hỗn vì dịch,
nhất là ở khu vực phía Nam... khiến khu cầu mặt hàng này tăng vọt.
Hình 8. Diễn biến giá đồng
Giá kim loại Đồng trên thị trường đã tăng trên 125% tính từ tháng 3/2020 đến nay, vượt qua mức
giá cao nhất trong 8 năm gần nhất và đang trên đà tăng mạnh để vượt qua mức giá cao nhất mọi
thời đại năm 2011. Trong khi đó, để phát triển một mỏ mới cần nhiều thời gian từ 1-2 năm, vì vậy
dự báo giá của nguyên liệu này trong tương lai sẽ tăng mạnh. Và đồng là kim loại duy nhất được
dự báo sẽ tăng trưởng trong vòng 10 năm tới.
Với nhu cầu ngày càng tăng sau phục hồi kinh kế hậu Covid-19 và xu hướng về năng lượng xanh
khiến nguồn cung về nguyên liệu đồng ngày càng tăng cao. Là một trong những chất dẫn nhiệt và
dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại, đồng vai trò quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
và xe điện. Lượng đồng sử dụng trung bình trong các hệ thống năng lượng năng lượng tái tạo cao
gấp 5 lần so với lượng đồng sử dụng ở các hệ thống năng lượng truyền thống.
7|P a ge
Hãng tư vấn năng lượng Wood Mackenzie dự báo sẽ có 20 triệu trạm sạc xe điện trên tồn cầu vào
năm 2030, tiêu thụ lượng đồng cao hơn 250% so với nhu cầu đồng của thế giới trong cả năm 2019.
Trong khi đó, một số nghiên cứu của Ngân hàng Jefferies cho rằng vai trò quan trọng của đồng
trong cuộc chuyển tiếp sang năng lượng tái tạo có thể đốt nóng nhu cầu tiêu thụ đồng. Họ cảnh
báo tình trạng thiếu hụt đồng mất kiểm sốt có thể xảy ra trong những năm tới.
Hình 9. Gía nickel và giá sulfate nickel
Kim loại nickel đột nhiên bị cuốn vào một cơn ‘bão’ khi giá gần đây liên tục phá vỡ những mức
cao kỷ lục lịch sử, hiện đạt mức cao nhất trong vòng một thập kỷ do các nhà đầu tư đặt cược rằng
các nhà sản xuất ô tô sẽ phải tranh giành thứ kim loại này để đảm bảo nguồn cung cho pin xe điện
giữa bối cảnh lượng hàng dự trữ giảm dần. Năm 2021, nickel có mức tăng giá vượt trội so với
các kim loại khác, khi tăng 25% - mức tăng mạnh nhất kể từ 2019, trở thành kim loại có hiệu suất
cao nhất trong số các kim loại công nghiệp. Các nhà đầu cơ đang mua ào ào mặt hàng nickel với
nhận định giá sẽ còn tăng thêm nữa
Các nhà máy thép không gỉ, chủ yếu ở Trung Quốc, chiếm khoảng 2/3 lượng tiêu thụ nickel toàn
cầu. Sản xuất của Trung Quốc hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 đã đẩy tăng mạnh nhu cầu
nhập khẩu nickel vào thị trường này. Tại Trung Quốc, giá nickel tăng vọt lên mức cao kỷ lục, với
hợp đồng giao tháng 2 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng kết thúc ngày 12/1 tăng trên 3,8% lên
162.340 nhân dân tệ (25.510 USD)/tấn.
8|P a ge
Không chỉ ở Trung Quốc, nhu cầu ở các nơi khác trên thế giới cũng bùng nổ, khiến nguồn cung
trở nên thắt chặt. Hầu hết nguồn cung nickel trên thế giới được cung cấp cho các nhà sản xuất thép
không gỉ, và sản lượng thép khơng gỉ trên tồn cầu đã hồi phục nhanh trong năm 2021, ghi nhận
mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm đạt 25% so với cùng kỳ năm trước, theo Diễn đàn Thép
không gỉ Quốc tế.
Cho đến nay, pin xe điện vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tiêu thụ nickel toàn cầu, nhưng
đang tăng trưởng rất nhanh.
Nhìn chung, giá các hàng hố cơ bản sau nhịp điều chỉnh giai đoạn cuối năm 2021 đều có
dấu hiệu tăng trở lại. Trong đó, áp lực chi phí từ các nguyên liệu đầu vào như giá dầu,
giá khí, giá than, giá đồng… đã gây áp lực lên giá các hàng hoá khác. Điều này được kỳ
vọng sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2022. Với áp lực lạm phát duy trì và tăng cao, dự báo
2022 sẽ là một năm thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu các nông sản trong nước như
thuỷ sản, nơng sản, cao su… Ngồi ra, một số doanh nghiệp nguyên vật liệu như thép, xi
măng, xây dựng được kỳ vọng sẽ là nhóm tiếp theo hưởng lợi từ quá trình đẩy mạnh đầu
tư cơng và giá các ngun liệu tăng giá sau một giai đoạn điều chỉnh.
Giá hàng hóa đã phục hồi đáng kể từ nửa cuối năm 2020 cho đến giữa quý 2 năm 2021 với
động lực chính đến từ việc Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu năng lượng, kim loại (do tăng
đầu tư vào cơ sở hạ tầng) và các mặt hàng nông nghiệp (nhằm đảm bảo an ninh lương
thực). Giai đoạn nửa cuối năm 2021, đà tăng đã có dấu hiệu chững lại và đi ngang, duy chỉ
có giá các mặt hàng năng lượng như dầu, khí, than … có diễn biến tăng vào cuối quý 3 do
các cuộc khủng hoảng năng lượng diễn ra tại Anh và Trung Quốc 2021và việc Nga dọa
đánh Ukraine làm ‘ đốt cháy’ thị trường năng lượng. Kì vọng việc Chính Phủ các nước lớn
như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Anh cùng phối hợp xả kho dầu dự trữ cùng lúc
nhằm bình ổn giá nhiên liệu thế giới có thể kìm lại đà tăng mạnh của nhóm này, và duy trì
neo giá ở mức cao.
9|P a ge
4. Gía vàng
Hình 10. Diễn biến giá vàng SJC
Thị trường Vàng tại Việt Nam vẫn duy trì được mức độ quan tâm lớn từ các nhà đầu tư, điều này
đã đẩy giá vàng lên cao nhất so với cùng kỳ năm trước. Trước những thông tin lạm phát cùng
những thông tin vĩ mô khác, khiến giá vàng SJC sáng ngày 25/2/22 đang neo tại mức giá 66 triệu
đồng/lượng tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Mức chênh lệch giữa giá Bán ra và Mua vào thể
hiện giá vàng đang biến động, tâm lý mua bán từ các nhà đầu tư đang sôi động. Các tổ chức kinh
doanh vàng tăng giá chênh lệch này lên càng cao thì rủi ro cho các nhà đầu tư mua vào càng cao,
khi giá vàng có mức chênh lệch thấp hơn 500K, điều này sẽ thể hiện mức độ hấp dẫn của vàng
giảm. Đây là lúc nhà đầu tư có thể đầu tư vào lớp tài sản phịng vệ này.
Thị trường Chứng khốn Châu Á và Châu Âu ngày 24/2 đều có xu hướng giảm điểm, nhiều nhà
đầu tư đang tìm kiếm đến những lớp tài sản an toàn. Điều này khiến giá vàng trong và ngồi nước
vẫn cịn trong xu hướng tăng. Dự đốn giá vàng có thể sẽ chạm mức 70 triệu đồng/lượng trong
thời gian tới.
5. Gía đất
Trải qua 4 đợt dịch trong năm 2021 nhưng thị trường BĐS toàn quốc lại có sự tăng trưởng vượt
bậc. Thống kê của cơng ty dữ liệu lớn nhất về thị trường cho thấy, tại Hà Nội, giá đất nền nhiều
khu vực vùng ven như Hồi Đức, Gia Lâm, Sóc Sơn… tăng trên 50%. Bên cạnh đó, giá đất ở một
10 | P a g e
số tỉnh lân cận cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, như Thái Ngun 15%, Hịa Bình 102%, Hưng
n 26%. Còn ở TP.HCM, giá đất khi vực nội thành ghi nhận mức tăng 20% trở lên, có những địa
bàn ghi nhận mức tăng trưởng 80 - 90% như Dầu Tiếng, Thủ Đức…
Bên cạnh đó, số lượng các nhà đầu tư quan tâm đến đất nền tăng xấp xỉ 80% so với giai đoạn đầu
năm. Từng khu vực đều ghi nhận biến động quan tâm tăng trưởng tốt với điểm chung là mặt bằng
giá tăng và tạo nền giá mới cao hơn so với 2020.
Hình 11.Mức tăng giá đất nền tại vài khu vực trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội
11 | P a g e
II.
CÁC NGÀNH BỊ ẢNH HƯỞNG
1. Dầu thô
Dầu thô là một nguyên liệu đầu vào quan trọng
của nhiều ngành nghề. Hiện nay dầu thô chủ
yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, dầu diesel và
xăng nhiên liệu. Ngồi ra, dầu thơ cũng là
nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các
sản phẩm của ngành hóa dầu như dung
mơi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ
sâu, nhựa đường...Việc phục hồi sản xuất hậu
Covid khiến nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng
đột biến cùng với xung đột xảy ra giữa Nga và
Ukraine gần đây làm gián đoạn nguồn cung
này đã làm giá dầu tăng lên mức giá cao kỉ lục
110USD/thùng . Với giá dầu đã ở mức cao nhất
trong nhiều năm do cung/cầu bị lệch, căng
thẳng leo thang có thể đồng nghĩa với khả năng
giá dầu lên cao hơn nữa gây nguy cơ tác động
tiêu cực đến kinh tế Việt Nam và thế giới.
Hình 12. Sơ đồ chưng cất dầu mỏ
12 | P a g e
Hình 13. Chuỗi giá trị ngành dầu khí Việt Nam
Như có thể thấy trong chuỗi giá trị của ngành dầu khí, Dầu thơ là điểm khởi nguồn của rất nhiều
ngành liên quan như dịch vụ xử lý dầu thô, điện, phân bón, xăng dầu, nhựa đường,… Việc giá dầu
thơ tăng hơn 100% từ 2021 ( từ 50 đô 1 thùng lên đến hơn 100 đơ 1 thùng) tính đến hiện tại sẽ tác
động vào giá nguyên vật liệu đầu vào của tất cả các ngành trung nguồn và hạ nguồn của chuỗi giá
trị này.
Về tác động tích cực, đầu tiên, những DN có lượng hàng tồn kho lớn trong đợt dịch vừa rồi nằm ở
trung nguồn và hạ nguồn sẽ được hưởng lợi lớn nhất. Sau đó những doanh nghiệp nằm trong ngành
khai thác dầu khí, cho thuê giàn khoan khai thác dầu khí sẽ được hưởng lợi tiếp theo từ việc giá
dầu tăng cao. Những doanh nghiệp này sẽ kí kết được những hợp đồng có giá trị cao nhờ vào diễn
biến tích cực của giá dầu thơ.
Với các cơng ty sử dụng khí làm ngun liệu đầu vào như điện khí, đạm..., giá dầu tăng sẽ làm
tăng giá thành sản phẩm. Nhưng các cơng ty đạm vẫn có khả năng tăng giá bán do nguồn cung tại
Trung Quốc và Nga trở nên rất hạn chế.
13 | P a g e
2. Xăng
Hình 14. Diễn biến giá xăng trong nước
Trên thị trường, giá dầu thế giới liên tục “leo thang” và chính thức vượt ngưỡng 105 USD/thùng
vào ngày 24/2. Trước đó, giá xăng E5 RON 92 trong nước đã tăng lên 25.532 đồng/lít và xăng
RON 95-III là 26.287 đồng/lít từ ngày 21/2, tăng 52 – 56% so với cùng kỳ năm 2021. Tương tự,
giá dầu cũng tăng 42 – 64%, dao động 17.932 - 20.801 đồng/lít, kg. Mức giá này đang một lần nữa
thách thức sức chịu đựng của doanh nghiệp.
Chi phí cho xăng dầu chiếm tới 40% trong cơ cấu giá cước vận tải. Do đó, khi giá xăng dầu liên
tục, đã tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, gây áp lực lớn lên chi phí vận hành,
kinh doanh. Khơng chỉ vận tải hàng hóa, lĩnh vực vận tải hành khách cũng đang chịu nhiều tác
động từ giá xăng tăng do xăng dầu chiếm đến 35-40% trong cơ cấu giá thành vận tải. Và nếu không
tăng giá cước, người lao động sẽ khơng có thu nhập và nghỉ việc.
Dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp như doanh nghiệp vận tải, logistics nhưng giá xăng dầu tăng
cũng khiến các công ty xuất khẩu chịu thiệt hại không nhỏ. Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng tới chi
phí xuất khẩu, đội giá nhập khẩu nguyên liệu. Hiện, chi phí vận tải sang Mỹ là 20.000
USD/container, châu Âu dao động trong khoảng 17.000 - 18.000 USD/container. Việc giá dầu thô
trên thế giới tiếp tục leo thang có thể đẩy chi phí logistics sẽ thiết lập mặt bằng giá mới trong tháng
3 hoặc tháng 4, ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp.
14 | P a g e
3. Khí tự nhiên
Hình 15. Diễn biến giá Khí tự nhiên
Giá khí tự nhiên hơm nay (28/2) tăng hơn 2% lên 4,58 USD/BTU đối với hợp đồng khí gas tự
nhiên giao tháng 4/2022. Tuần này, một loạt các cơn bão mùa đông khắc nghiệt đã ập đến khắp
đất nước, khiến giá khí đốt tự nhiên giao ngay tăng mạnh trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến
25/2. Xuất phát từ một cơn bão mùa đông lớn được cho là sẽ phủ băng tuyết lên phần lớn diện tích
nước Mỹ. Cụ thể, hơn 100 triệu người Mỹ sinh sống từ khu vực dãy núi Rocky đến khu vực New
England, trong đó có cả "thủ phủ dầu mỏ" Texas, được cảnh báo sẽ hứng chịu thời tiết mùa đơng
khắc nghiệt. Giá khí đốt tự nhiên sẽ biến động cực kỳ lớn, đặc biệt là trong mùa đông do cung cầu dao động mạnh.
Ngành Điện khí lấy khí tự nhiên làm nguyên vật liệu đầu vào sẽ khó cạnh tranh hơn với những
ngành lấy các sản phẩm năng lượng tái tạo như nước, gió. Mặc dù sản lượng tiêu thụ điện tăng
11% so với cùng kỳ, giá bình quân trên thị trường cạnh tranh (giá CGM) lại giảm 5,1% so với
cùng kỳ trong tháng 5/2021. Điều này phần lớn là giảm huy động từ các nhà máy nhiệt điện, đặc
biệt là các nhà máy điện khí. Cụ thể, mức tiêu thụ điện than đã giảm 5,8% trong 5 tháng qua, điện
khí giảm 16,8%. Trong khi đó, thuỷ điện tăng 52,7% nhờ điều kiện thuỷ văn thuận lợi. Sản lượng
dồi dào từ các nguồn năng lượng tái tạo cũng đã ảnh hưởng đến sản lượng phát điện từ các công
15 | P a g e
ty nhiệt điện. 5 tháng đầu năm 2021, các nguồn năng lượng tái tạo lấy đi khoảng 13% tổng sản
lượng tiêu thụ từ các nguồn năng lượng truyền thống.
Giá khí tự nhiên tăng cũng là mối bất lợi của ngành phân bón vì sẽ khiến chi phí sản xuất tăng
cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lo ngại ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, giá
phân bón dự kiến sẽ ảnh hưởng tích cực. Cụ thể, các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía EU – Mỹ sẽ
đẩy giá phân bón tăng cao vì Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu Ammonium nitrate lớn
trên thế giới đạt khoảng 15 triệu tấn/năm, chiếm 75% nguồn cung tồn thế giới. Trước đó, Trung
Quốc – nước xuất khẩu phân bón lớn thứ hai thế giới đã ngưng đáng kể việc xuất khẩu 29 loại
phân bón, bao gồm phân Urea, DAP, MAP, NPK, NP/NPS, MOP, SOP, Ammonium Chloride và
Ammonium Nitrate kể từ ngày 15/10/2021 nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa khi hoạt động sản
xuất phân bón gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt năng lượng và chi phí nguyên liệu đầu vào tăng
cao. Và với đất nước sản xuất và xuất khẩu phân bón tốt như Việt Nam thì đây là một cơ hội rất
sáng.
Báo cáo của Agriseco Research cũng đưa ra thống kê, hiện Nga cung cấp khoảng 23% ammoniac,
17% kali, 14% ure và 10% phốt phát. Vậy nên nếu chiến tranh tiếp tục leo thang, khối lượng xuất
khẩu này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nhiều khả năng sẽ đẩy giá nhóm hóa chất và phân
bón tăng cao.
Diễn biến ở thị trường Việt Nam, các cổ phiếu phân bón cũng đã tăng điểm tích cực phản ánh phần
nào kỳ vọng đó. Giá phân bón trên thị trường thế giới và Việt Nam vẫn đang chưa có sự tăng giá
tương ứng, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào như dầu khí hay than đã tăng mạnh. Điều này cho
thấy giá phân bón trong thời gian sắp tới nhiều khả năng sẽ có sự điều chỉnh tăng giá, tạo động lực
cho nhóm ngành phân bón trên thị trường.
4. Thép
Giá thép đã tăng liên tục từ đầu tháng 3 năm 2020 từ giá 3297 nhân dân tệ/ tấn đến 5925 nhân dân
tệ/tấn vào tháng 10 năm 2021 (tăng +79.7%) do sự bùng nổ của đại dịch Covid 19 gây ra gián đoạn
về cung ứng thép trên toàn cầu. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào( than cốc, quặng sắt,
thép phế…) đều có xu hướng tăng giá và Chính sách bảo vệ mơi trường tiến tới giảm nguồn cung
thép vì sản xuất thép thuộc nhóm ngành phát thải carbon lớn trên thế giới. Trung Quốc với định
16 | P a g e
hướng giảm phát thải carbon với mục tiêu cắt giảm thêm 13.5% tiêu thụ năng lượng/GDP và 18%
lượng phát thải CO2/GDP cho giai đoạn 2021-2025. Tất cả các nguyên nhân trên đã dẫn đến sự
tăng giá mạnh mẽ của thép.
Hình 16. Diễn biến giá thép cây
Ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất, đầu tiên phải nhắc đến ngành sản xuất và thương mại thép,
các doanh nghiệp thép tại Việt Nam nhờ tích trữ được nguồn nguyên liệu đầu vào giá thấp, nhập
hàng có giá vốn thấp đã đẩy giá thép tăng cao. Cùng với đó, chính phủ VN đã kiểm sốt làn sóng
covid thứ nhất vơ cùng hiệu quả vào năm 2020, điều này đã giúp cho các nhà máy sản xuất thép
hoạt động bình thường, giữ vững được công suất hoạt động kết hợp với việc được hưởng lợi từ
việc tăng giá thép đầu ra giúp lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thép tăng trưởng mạnh mẽ và
đột biến.
Xuất khẩu sản phẩm thép có thể được hưởng lợi lớn từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Theo Hiệp hội Thép Thế giới, Nga và Ukraine lần lượt chiếm 4% và 1% sản lượng thép toàn cầu
trong năm 2021 trong đó,khoảng 40%-50% thép của cả hai quốc gia được xuất khẩu sang châu
Âu. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nếu kéo dài có thể sẽ dẫn đến sụt giảm sản lượng thép của
Ukraine và gây ra những rào cản đối với thép của Nga, từ đó đẩy giá thép trong khu vực này tăng
cao hơn và hỗ trợ xuất khẩu thép Việt Nam sang châu Âu.
Bên cạnh đó,tại Trung Quốc, như đã nói ở trên, những cam kết cắt giảm khí thải khiến quốc gia
này đang giới hạn sản lượng sản xuất và hạn chế xuất khẩu, nhu cầu thép tại Trung Quốc cũng lên
17 | P a g e
cao , một phần do chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng của nước này. Trung Quốc có xu hướng tăng
cường các chính sách vĩ mơ để ổn định nền kinh tế trong bối cảnh thị trường bất động sản đi xuống.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng nhu cầu thép tại Trung Quốc sẽ đi vì các hoạt động xây dựng
và đầu tư vào hạ tầng sẽ tăng vì Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp kích thích nền kinh tế.
Xét trong bối cảnh hiện tại, ngành thép Việt Nam đang có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn chu
kỳ trước đó,đặc biệt đứng trước cơ hội lớn từ xuất khẩu, trong tương lai, nguồn cung xuất khẩu có
khả năng thiếu hụt do những diễn biến liên quan đến Trung Quốc và lợi thế chi phí nhân cơng giá
rẻ sẽ tạo cơ hội rất tốt cho các nhà sản xuất thép Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên thị trường
tồn cầu. Trong năm 2022, nhu cầu thép của các thị trường xuất khẩu kỳ vọng tiếp tục được duy
trì ở mức cao, các chuyên gia tin rằng nhu cầu thép thế giới đã tăng đáng kể từ quý 1/2021 khi
hàng loạt quốc gia đã phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng. Xu hướng
này sẽ tiếp tục tiếp diễn tối thiểu đến hết nửa đầu năm 2022, qua đó kích thích các nhà sản xuất
thép Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Đơn cử vào ngày 15/11/2021, gói đầu tư 1.200 tỷ USD giành cho cơ sở hạ tầng đã được Tổng
thống Mỹ ký phê chuẩn, đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất vào cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ kể từ Đạo
luật Đường cao tốc Viện trợ Liên bang năm 1956. Trong đó, các dự án có nhu cầu huy động thép
bao gồm 110 tỷ USD giành cho đường các dự án giao thông trọng điểm, 66 tỷ USD giành cho
đường sắt, 39 tỷ USD giành cho phương tiện công cộng và 7,5 tỷ USD giành cho xe điện. Viện
Sắt và Thép Hoa Kỳ ước tính cứ 100 tỷ USD đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng thì sẽ làm tăng nhu cầu
thép trong nước lên 5 triệu tấn.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã thơng báo khởi động kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1.350 tỷ USD
vào đầu tháng 8/2021. Gói đầu tư này sẽ tập trung thúc đẩy sản xuất công nghiệp và tăng trưởng
kinh tế với trọng tâm là mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông và sử dụng nhiên liệu sạch hơn. Theo
Tata Steel – doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu tại Ấn Độ, kế hoạch chi tiêu cơng của chính phủ
quốc gia này trong năm 2022 sẽ tăng 35% so với cùng kỳ, cao hơn mức 20% của năm 2021.
Tổng kết lại, từ căng thẳng chiến tranh từ Nga- Ukraine, cộng thêm việc hạn chế sản xuất thép từ
Trung Quốc và nhu cầu kích thích đầu tư công của thế giới, ngành thép sẽ được hưởng lợi rất lớn
từ việc xuất khẩu thép ra nước ngoài. Tiềm năng Việt Nam trở thành một công xưởng sản xuất
thép thay thế Trung Quốc như hiện tại là rất lớn.
18 | P a g e
Trong khi đó có sự tác động hồn tồn trái ngược hoàn toàn với các doanh nghiệp xây dựng khi
giá thép tăng cao. Ngành xây dựng đã được biết đến là ngành có biên lợi nhuận thấp vì phụ thuộc
rất nhiều vào chi phí đầu vào của giá nguyên vật liệu. Doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu thi công
bị đánh giá là bất lợi do các chủ đầu tư đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định không
điều chỉnh ở thời điểm ký. Các nhà thầu phải tự giải quyết sự thâm hụt này dẫn đến bào mòn lợi
nhuận vốn dĩ mỏng manh của doanh nghiệp.
5. Gạo
VN là một trong 3 nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Năm 2020, Việt Nam là nhà xuất
khẩu gạo lớn thứ hai thế giới khi xuất khẩu 6,15 triệu tấn, đạt kim ngạch 3,07 tỷ USD.Năm 2021
do nhu cầu tiêu thụ và dự trữ gạo của thế giới tiếp tục tăng, sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu dự
kiến đạt 44,7 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020.
Dù đại dịch Covid-19 vẫn còn tuy nhiên tư duy chống dịch đã thay đổi nhiều. Hầu hết các nước đã
mở cửa hoàn toàn cho các hoạt động tự do thương mại. Những nước sau một thời gian chống dịch
cực đoan sẽ mở cửa trở lại và tăng nhập khẩu để đảm bảo tiêu dùng cũng như dự trữ quốc gia. Đối
với thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc, số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, dự tính
đến giữa năm 2022 nước này sẽ tích trữ đến 60% lượng gạo. Chính vì vậy, năm mới dự báo sẽ là
một năm nhiều cơ hội đối với xuất khẩu gạo Việt Nam. Ngoài các thị trường truyền thống, gạo
thơm và gạo chất lượng cao của Việt Nam những năm gần đây còn xâm nhập và dần chiếm lĩnh
các thị trường cao cấp như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, EU… Điển hình như thị trường EU, lượng gạo
thơm của Việt Nam xuất khẩu năm 2021 tăng 9,3% về lượng và tăng 28,4% về trị giá so với cùng
kỳ năm trước. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định: Năm 2022 xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang EU dự báo còn tăng khá. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ
yếu là các loại gạo thơm, đánh trúng thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu.
Bên cạnh đó, theo tờ Economic Times, Nga và Ukraine chiếm khoảng 29% sản lượng lúa mì, 19%
sản lượng ngơ và 80% dầu hướng dương xuất khẩu tồn cầu. Cịn theo kênh CNBC, các nhà phân
tích cho biết, phần lớn châu Âu có sự phụ thuộc vào sản xuất lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen
của Ukraine. Ơng Alan Holland, Giám đốc điều hành, người sáng lập Công ty cơng nghệ tìm nguồn
cung ứng Keelvar cho rằng, Ukraine được coi là “giỏ bánh mì” của châu Âu. Vì thế, khi hai nước
19 | P a g e
này ngừng xuất khẩu lương thực qua Châu Âu và các nước khác thì gạo Việt Nam được xem là
sản phẩm thay thế có tiềm năng cao khi những năm gần đây đã tiếp cận được với thị trường này.
Tuy nhiên, năm nay chi phí đầu vào, đặc biệt là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng mạnh
nên giá thành sản xuất lúa rất cao, lợi nhuận của nơng dân khá “mỏng”. Ngồi ra, các doanh
nghiệp ngành gạo Việt Nam đang gặp áp lực chi phí container cao và tình trạng thiếu hụt tàu hàng,
có đơn vị khơng dám ký hợp đồng mới vì lo ngại khơng đáp ứng được đơn hàng. Vì vậy, có thể
thấy tuy doanh thu tăng nhưng chi phí đầu vào cũng tăng do lạm phát khiến lợi nhuận của doanh
nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nhưng có thể khơng q nghiêm trọng.
6. Thịt lợn
Hình 17.Gía heo hơi tại Việt Nam
Những năm gần đây giá thịt heo có diễn biến phức tạp vì ảnh hưởng lớn bởi đợt dịch tả lợn Châu
Phi và dịch Covid. Hiện giá lợn hơi trên toàn quốc dao động từ 50.000-55.000 đồng/kg, giảm từ
4.000-6.000 đồng/kg so với cuối tháng 1/2022. Giá lợn giảm do sau Tết nhu cầu tiêu dùng thịt lợn
của người dân giảm mạnh, trong khi sản lượng lợn vẫn liên tục phục hồi, khiến nguồn cung trên
thị trường tăng.
Trong những tháng đầu năm 2020, khi đàn lợn bị sụt giảm mạnh do số lượng lợn tiêu hủy cuối
năm 2019 lớn và chưa kịp tái đàn trở lại, giá thịt lợn diễn biến phức tạp, tăng cao trên cả nước, có
20 | P a g e