Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

ĐẶC TÍNH TẦNG CHỨA MIOXEN SỚM HỆ TẦNG DỪA, MỎ BẠCH MÃ, LÔ N5 BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
ĐỖ VĂN THÁI

ĐẶC TÍNH TẦNG CHỨA MIOXEN SỚM
HỆ TẦNG DỪA, MỎ BẠCH MÃ, LÔ N5
BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
ĐỖ VĂN THÁI

ĐẶC TÍNH TẦNG CHỨA MIOXEN SỚM
HỆ TẦNG DỪA, MỎ BẠCH MÃ, LÔ N5
BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN
NGÀNH: Kỹ thuật Địa vật lý.
MÃ SỐ: 60520502

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TS. Nguyễn Thanh Tùng

HÀ NỘI - 2016


i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Thái


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v
MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

4

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 4
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DỊ

DẦU KHÍ 4
1.3. KHÁI QT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ BẠCH MÃ

6

1.3.1. Đặc điểm địa tầng.................................................................................................6
1.3.3. Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo................................................................................14

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
24
2.1. CƠ SỞ TÀI LIỆU

24

2.1.1. Tài liệu địa chấn.................................................................................................24
2.1.2. Tài liệu giếng khoan...........................................................................................25
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu................................................................27
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu Địa vật lý.............................................................27
2.2.3. Các phương pháp địa chất...................................................................................29
2.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu thử vỉa DST, MDT............................................30

CHƯƠNG 3. ĐẶC TÍNH TẦNG CHỨA MIOXEN MỎ BẠCH MÃ 34
3.1. KẾT QUẢ MINH GIẢI TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN 34


iii

3.1.1. Xác định các mặt phản xạ chính.........................................................................34
3.1.2. Mơ tả các ranh giới phản xạ chính......................................................................37
3.2. KẾT QUẢ MINH GIẢI TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN

44

3.3. ĐẶC TÍNH PHÂN BỐ TẦNG CHỨA MIOXEN SỚM MỎ BẠCH MÃ
46
3.4. ĐẶC TÍNH THỦY ĐỘNG LỰC CÁC VỈA CHỨA MIOXEN SỚM HỆ TẦNG
DỪA MỎ BẠCH MÃ

49

Tính chất của dầu và khí (Bo,Bg)
Nhiệt độ và áp suất vỉa

50

52

Áp suất 52
Nhiệt độ........................................................................................................................60

CHƯƠNG 4.DỰ BÁO TIỀM NĂNG DẦU KHÍ TẦNG CHỨA MIOXEN SỚM
MỎ BẠCH MÃ

61

4.1. HỆ THỐNG DẦU KHÍ


61

4.1.1. Tầng sinh............................................................................................................61
4.1.2. Tầng chứa...........................................................................................................62
4.1.3. Tầng chắn...........................................................................................................63
4.1.4. Bẫy chứa.............................................................................................................64
4.1.4. Dịch chuyển và nạp bẫy......................................................................................66
4.2. DỰ BÁO TIỀM NĂNG DẦU KHÍ TẦNG CHỨA MIOXEN

67

4.2.1. Cơng thức tính tốn............................................................................................67
4.2.2. Biện luận phân cấp trữ lượng và thông số...........................................................67
4.2.3. Kết quả tính tốn trữ lượng dầu khí tại chỗ........................................................70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO

73


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Pha địa chấn và màu sắc tương ứng của các mặt minh giải chính..............36
Bảng 4.1: Sự tăng dần HC-no theo chiều sâu mỏ Bạch Mã..........................................65


v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Vị trí bể Nam Côn Sơn và khu vực nghiên cứu trên thềm lục địa Việt Nam...5
Hình 1.7: Bản đồ cấu trúc bề mặt móng trước Kainozoi (tầng H200).........................16
Hình 1.8 Bản đồ cấu trúc bề mặt Mioxen dưới (tầng H80)..........................................18
Hình 1.9: Bản đồ cấu trúc bề mặt Mioxen giữa (tầng H30).........................................20
Hình 1.10: Bản đồ cấu trúc nóc Mioxen trên (tầng H20).............................................20
Hình 2.1. Sơ đồ mạng lưới tài liệu địa chấn 3D năm 1991.........................................25
Hình 3.1: Mạch địa chấn tổng hợp giếng khoan BM-4X..............................................35
Hình 3.2: Mạch địa chấn tổng hợp giếng khoan BM-6X..............................................35
Hình 3.3: Cột địa tầng khu vực lô N5 và các mặt minh giải chính...............................36
Hình 3.5: Bản đồ cấu trúc bề mặt móng trước Kainozoi - tầng H200..........................37
Hình 3.4: Bản đồ cấu trúc tầng H150..........................................................................38
Hình 3.7: Bản đồ cấu trúc tầng H100..........................................................................40
Hình 3.8: Bản đồ cấu trúc tầng H90............................................................................41
Hình 3.9: Bản đồ cấu trúc nóc Mioxen dưới tầng H80................................................42
Hình 3.10: Bản đồ cấu trúc nóc Mioxen giữa (tầng H30)............................................43
Hình 3.11: Bản đồ cấu trúc nóc Mioxen trên (tầng H20).............................................44
Hình 4.1: Đặc điểm Kerogene trầm tích Oligoxen & Mioxen dưới khu vực nghiên cứu
61
Hình 4.2: Bản đồ trưởng thành của vật chất hữu cơ tại các tầng Oligoxen và Mioxen
sớm, bể Nam Côn Sơn..................................................................................................62


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Mỏ Bạch Mã, một trong những dạng mỏ dầu khí lớn tại khu vực lô N5 bồn
trũng Nam Côn Sơn, được phát hiện dịng dầu khí thương mại vào năm 1988 bởi giếng
khoan BM-1X với các thân dầu là các tập cát kết tuổi Mioxen sớm Hệ tầng Dừa. Mỏ đã

được đưa vào khai thác từ năm 1994 và hiện nay mỏ đang đi vào giai đoạn phát triển
tổng thể.
Kết quả các giếng khoan Thăm Dò - Khái Thác cho thấy đối tượng chưa chính
là tầng cát kết tuổi Mioxen sớm thuộc hệ tầng Dừa. Chúng bao gồm các tập vỉa chứa
mỏng, xen kẹp bởi những vỉa sét, bất đồng nhất được thành tạo ở môi trường lục
nguyên. Dự báo sự phân bố theo khơng gian và tính chất thấm chứa của các tập vỉa
chứa này là một yêu cầu cấp thiết trong sản xuất góp phần dự báo khả năng khai thác,
trữ lượng dầu khí có thể thu hồi của mỏ, làm cơ sở hoạch định chính sách đầu tư cho
dự án.
Chính vì lý do trên mà đề tài: “Đặc tính tầng chứa Mioxen sớm, hệ tầng Dừa Mỏ
Bạch Mã, lô N5, bồn trũng Nam Côn Sơn” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
2.1. Mục tiêu
Xác định đặc tính tầng chứa Mioxen sớm, hệ tầng Dừa Mỏ Bạch Mã bằng các
phương pháp phân tích địa chất, địa vật lý, phân tích thử vỉa.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc địa chất khu vực Mỏ Bạch Mã.
- Nghiên cứu khả năng phân bố tầng chứa Mioxen sớm, hệ tầng Dừa, Mỏ Bạch
mã.
- Nghiên cứu đặc tính rỗng thấm của tầng chứa Mioxen sớm, hệ tầng Dừa, Mỏ
Bạch Mã.
-Tính tốn trữ lượng dầu khí tại chỗ tầng chứa Mioxen.


2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn
- Phạm vi nghiên cứu: khu vực Mỏ Bạch mã, lô N5, bồn trũng Nam Côn Sơn.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ tầng Dừa (tuổi Mioxen sớm) trong phạm vi khu vực
nghiên cứu.
4. Các phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nội dung nghiên cứu của luận văn, đề tài đã áp dụng tổ hợp
các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích tài liệu;
- Các phương pháp nghiên cứu Địa vật lý:
+ Liên kết, minh giải tài liệu địa chấn và vẽ bản đồ cấu trúc các bề mặt bất chỉnh hợp;
+ Nghiên cứu minh giải tài liệu Địa vật lý giếng khoan;
- Các phương pháp nghiên cứu Địa chất:
+ Phương pháp phân tích luận giải cấu trúc địa chất;
+ Phương pháp nghiên cứu thành phần thạch học, phân tích;
+ Phương pháp đánh giá tiềm năng dầu khí, tính trữ lượng tại chỗ.
- Phương pháp phân tích tài liệu thử vỉa.
5. Những điểm mới của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ rút ra được một số điểm mới sau đây:
1. Xác định vị trí hệ tầng Dừa ở khu vực nghiên cứu nằm giữa tầng phản xạ H80
và H150 từ chiều sâu 2112m đến 3340m. Hệ tầng Dừa được chia thành 3 tập chính:
Tập trầm tích lục nguyên lót đáy, tập trầm tích lục ngun chứa than và tập trầm tích
lục nguyên hạt mịn.
2. Phân chia cấu trúc khu vực mỏ Bạch Mã thành các khối cấu trúc.
3. Phân chia ra 6 tập đá chứa trong cát kết tuổi Mioxen sớm.
4. Đánh giá tiềm năng trong hệ tầng Dừa.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài


3
- Ý nghĩa khoa học: Làm sáng tỏ cấu trúc địa chất, khả năng phân bố, đặc tính
vỉa chứa của tầng chứa Mioxen sớm hệ tầng Dừa mỏ Bạch Mã từ đó dự báo tiềm năng
dầu khí của mỏ.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu có giá trị tham khảo cho cơng
tác định hướng xây dựng và vận hành các cơng trình khai thác tại mỏ Bạch Mã.
7. Cấu trúc của luận văn

Luận văn khi được hồn thành có khối lượng 100 trang đánh máy vi tính khổ
A4, các bản vẽ - biểu bảng và phụ lục kèm theo, gồm có 4 chương, khơng kể phần mở
đầu và kết luận.
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thanh Tùng.
Trong quá trình thu thập tài liệu nghiên cứu hoàn thành luận văn, học viên đã
nhận được sự giúp đỡ quý báu, góp ý tận tình của các thầy cơ giáo phịng Đào tạo Sau
đại học, trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, Công ty VSP. Học viên xin chân thành
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Tùng, các thầy cô bộ môn
Địa Vật Lý, các đơn vị và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và góp ý cho học viên trong q
trình hồn thành luận văn.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Bể Nam Cơn Sơn ngồi khơi thềm lục địa phía nam Việt Nam có diện tích gần
100.000km2, nằm trong khoảng giữa 6000’ đến 9045’ vĩ độ Bắc và 106000’ đến 109000’
kinh độ Đông. Bể Nam Côn Sơn bị giới hạn về phía bắc bởi đới nâng Phan Rang, ngăn
cách với bể Phú Khánh ở phía tây bắc bởi đới nâng Côn Sơn, ngăn cách với bể Cửu
Long ở phía tây và phía nam bởi đới nâng Khorat-Natuna. Ranh giới phía đơng, đơng
nam của bể được giới hạn bởi đơn nghiêng Đà Lạt - Vũng Mây và bể Trường Sa, phía
Đơng Nam là bể Vũng Mây. Trung tâm bồn trũng chiếm một diện tích lớn (hình 1.1).
Khu vực nghiên cứu thuộc lô N5, trung tâm bồn trũng Nam Côn Sơn cách thành phố
Vũng Tàu khoảng 265 km về hướng Đơng Nam. Tổng diện tích của lơ khoảng 535km 2.
Chiều sâu mực nước biển trung bình từ 110 m đến 120 m.

1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ LỊCH SỬ TÌM KIẾM
THĂM DỊ DẦU KHÍ

Lịch sử nghiên cứu địa chất và tìm kiếm - thăm dị dầu khí khu vực nghiên cứu
có thể chia ra các giai đoạn như sau:
Vào những năm trước năm 1975, công tác khảo sát khu vực và tìm kiếm dầu khí
được nhiều cơng ty, nhà thầu triển khai trên tồn thềm lục địa phía Nam nói chung và
tồn bể Nam Cơn Sơn nói riêng. Các hoạt động này do các cơng ty thăm dị Mỹ và Anh
thực hiện như Mandrell, Mobil Kaiyo, Pecten, Esso, Union Texas, Sun Marathon,
Sunning Dale. Các nhà thầu đã thu nổ hàng nghìn km địa chấn 2D với mạng lưới tuyến
4x4 km đến khu vực.Với mức độ nghiên cứu đó và dựa vào tài liệu nhận được, các
công ty kể trên đã tiến hành minh giải tài liệu địa chấn, xây dựng được một số bản đồ
đẳng thời tỷ lệ 1/100.000 cho các lô riêng và tỷ lệ 1/50.000 cho một số cấu tạo triển
vọng. Song do mật độ khảo sát cịn thấp nên độ chính xác của các bản đồ chưa cao.
Trên khu vực lô N5, công ty Mobil-Shell đã tiến hành thu nổ địa chấn 2D với mạng


5
lưới tuyến 2x2 km. Kết quả của công tác minh giải các tài liệu địa chấn này đã phát
hiện ra cấu tạo có tiềm năng dầu khí Bạch Mã. Năm 1974 Mobil-Shell tiến hành khoan
giếng thăm dò đầu tiên B-1X tại cấu tạo Bạch Mã và dừng lại ở chiều sâu 1750m trong
trầm tích Plioxen, khơng có phát hiện dầu khí.

Hình 1.1: Vị trí bể Nam Cơn Sơn và khu vực nghiên cứu trên thềm lục địa Việt Nam
Sau khi miền Nam được giải phóng, cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí chủ yếu
tập trung ở bồn trũng Cửu Long. Đến năm 1985-1986, xí nghiệp liên doanh dầu khí
Vietsovpetro tiến hành thu nổ 1050 km địa chấn 2D với mạng lưới tuyến 1x1 km trên
cấu tạo Bạch Mã. Dựa trên kết quả minh giải tài liệu địa chấn, năm 1988-1991,
Vietsovpetro đã khoan các giếng khoan thăm dò đầu tiên BM-1X, 2X, 3X trên cấu tạo
Bạch Mã. Kết quả giếng BM-1X cho phát hiện dầu trong 11 tầng sản phẩm Mioxen;
giếng BM-2X cho dịng dầu cơng nghiệp trong 7 tầng sản phẩm; giếng BM-3X có biểu



6
hiện dầu khí trong khi khoan, tuy nhiên thử vỉa cho nước. Năm 1991 Vietsovpetro đã
tiến hành khảo sát 238 km2 địa chấn 3D với khoảng cách tuyến là 100 m. Kết quả thăm
dò địa chấn 3D cho thấy tầng phủ trầm tích có cấu trúc địa chất phức tạp, trong phạm vi
chứa sản phẩm đã xác định được 20 khối kiến tạo và được đánh số thứ tự từ A đến Z.
Từ năm 1993 - 1996, BHPP là nhà điều hành khai thác mỏ. Sau khi khoan xong
các giếng BM-4X, 5X, 6X, 7X, 8X, 1P, 2P, 3P, 4P BHPP đã tiến hành nghiên cứu địa
chất, đánh giá trữ lượng cho mỏ Bạch Mã và đã đưa vào khai thác phần phía Đơng Bắc
mỏ vào năm 1994.
Năm 1997 quyền điều hành lô thuộc về công ty Petronas Carigali Vietnam
(PCVL) sau khi BHPP rút khỏi đề án. Trong thời gian 1997-1999 Petronas tiếp tục duy
trì khai thác tại khu vực khai thác sớm. Hoạt động khoan thẩm lượng bổ sung trong giai
đoạn này không được tiến hành.
Từ 8/1999 đến 8/2003 quyền điều hành thuộc về Vietsovpetro. Trong thời gian
này Vietsovpetro đã tiến hành khoan thêm 04 giếng thẩm lượng (BM-9X, BM-10X,
BM-11X, BM-12X) và 03 giếng khai thác (BM-8P, BM-9P, BM-10P).
Tháng 9/2003 mỏ Bạch Mã đã được bàn giao cho Công ty Thăm dị và Khai
thác Dầu Khí (PVEP) điều hành. Năm 2003 Cơng ty Thăm dị và Khai thác Dầu Khí
tiến hành khoan các giếng thẩm lượng BM-14X trên khối A và BM-15X tại cánh sụt
phía Đơng Bắc mỏ.
Như vậy, cho đến nay đã có 29 giếng khoan thăm dị/thẩm lượng và khai thác
thuộc mỏ Bạch Mã.

1.3. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ BẠCH MÃ
1.3.1. Đặc điểm địa tầng
Hiện tại mỏ Bạch Mã đã có 30 giếng khoan thăm dị và khai thác, trong đó 20
giếng đã khoan vào móng granit từ 12m ở giếng khoan BM-8P đến 1043m ở giếng
khoan BM-9X và hầu hết các giếng khoan đã khoan qua mặt cắt trầm tích với đầy đủ



7
các phân vị địa tầng có tuổi từ Mioxen sớm đến Plioxen-Đệ Tứ. Cột địa tầng tổng hợp
mỏ Bạch Mã được thể hiện trên hình 1.2.
Hình 1.2. Cột địa tầng tổng hợp khu vực Mỏ Bạch Mã.

Móng trước Kainozoi
Đá móng được phát hiện ở các giếng khoan là đá macma có thành phần chủ yếu
là granit, granodiorit với hạt từ rất nhỏ đến trung, sắc cạnh, bị nứt nẻ và cà nát. Granit
có thành phần tạo đá gồm: 30-35% plagioclas, 35-38% thạch anh và felspat 20-23%.


8
Đối với granodiorite có thành phần khống vật gồm: 40-50% plagioclas, 20-38% thạch
anh, felspat 5-18%, Biotite 5-8%, ngồi ra cịn có một số khống vật phụ. Đá móng
granit khu vực mỏ Bạch Mã thuộc kiểu I. Cho đến nay, tuổi của móng mỏ Bạch Mã
chưa được nghiên cứu một cách chi tiết, một vài mẫu phân tích tuổi tuyệt đối KaliArgon cho tuổi 109±5 triệu năm tương đương với J3-K1(theo PVEP, 2005).
Trầm tích Kainozoi
Tại khu vực mỏ Bạch Mã khơng tồn tại trầm tích Paleogen do thời kỳ này đá
móng khu vực này nhô cao hơn so với các khu vực lân cận. Do đó lát cắt trầm tích
Kainozoi tại khu vực mỏ Bạch Mã có tuổi từ Mioxen đến Đệ Tứ. Nhìn chung, các tập
cát chứa trong trầm tích Mioxen hạ (Hệ tầng Dừa) được thành tạo trong môi trường
đồng bằng bồi tích sơng, đồng bằng thủy triều, xen kẽ vũng vịnh nước nông, ven biển.
Hướng vận chuyển vật liệu trầm tích chủ yếu từ phía Bắc và phía Tây, liên quan tới đới
nâng Côn Sơn. Đá vôi ám tiêu san hơ trong trầm tích Mioxen trung (Hệ tầng Thông
Mãng Cầu) thành tạo trên các khối nâng cao.
Hệ Neogen
Thống Mioxen
Phụ thống Mioxen hạ
Hệ tầng Dừa (N11d)
Bao gồm các trầm tích chứa than phân bố rộng rãi trên tồn mỏ Bạch Mã, có xu

hướng mỏng dần về phía Bắc và Tây Bắc. Nằm giữa tầng phản xạ H80 và H200, trầm
tích hệ tầng Dừa bắt gặp ở chiều sâu từ 2112m (BM-1P) đến 3340m (BM- 14X), bao
gồm chủ yếu là cát kết màu xám sáng, phớt trắng, sét kết, bột kết xen kẽ nhau; thỉnh
thoảng gặp than mỏng và đá vơi. Có thể chia thành 3 tập chính (từ dưới lên):
Trầm tích lục ngun lót đáy
Phủ trực tiếp lên móng granit là các Trầm tích lục ngun hạt thơ và hạt mịn xen
kẽ sét, bột kết, độ hạt giảm dần về phía trên. Nóc của tập trầm tích này được đánh dấu


9
bởi tập than (H150) nên ranh giới này còn được gọi là “coal marker”. Tập than này
phân bố rộng ở phần Trung tâm và phần phía Nam của mỏ, mỏng dần về phía Tây Bắc
và được nhận biết một cách dễ dàng trên tài liệu địa vật lý giếng khoan. Trầm tích từ
móng đến H150 bao gồm cát kết đa khống, sét, bột kết. Cát kết có độ hạt từ thô đến
mịn, độ rỗng, độ thấm thấp do độ chọn lọc kém. Chiều dày trầm tích tập này mỏng dần
ở phía bắc và tây bắc, chiều dày lớn nhất của tập trầm tích này là 220m tại khu vực phía
Nam và Đơng (hình 1.3). Chứng tỏ địa hình móng cổ có xu hướng nghiêng dần về phía
Đơng Nam. Mơi trường lắng đọng trầm tích của tập này từ mơi trường lục địa ở phần
dưới, chuyển dần lên phía trên là mơi trường chuyển tiếp – ven biển, ảnh hưởng thủy
triều.
Hình 1.3. Bản đồ đẳng dày tầng trầm tích lục nguyên lót đáy Mỏ Bạch Mã.

Tập Trầm tích lục ngun chứa than


10
Nóc của tập Trầm tích lục ngun này là ranh giới H100, được đánh dấu bởi sự
có mặt của trầm tích chứa than muộn nhất trong giai đoạn hình thành trầm tích châu
thổ lần thứ nhất. Thành phần các Trầm tích lục ngun bao gồm cát kết đa khống, bột
kết, sét và than phân lớp nằm ngang, lượn sóng và xiên chéo. Cát kết hạt nhỏ đến

trung, có thành phần chủ yếu là thạch anh, felspat và một phần nhỏ mảnh đá, chúng
được gắn kết bởi xi măng cacbonat và xi măng sét. Nhìn chung hạt vụn có độ lựa chọn
và mài trịn tốt, bán góc cạnh đến bán trịn cạnh. Sét bột kết có màu xám xẫm đến xám
nhạt, phân lớp mỏng chứa khoáng vật glauconit, siderite và nhiều hố thạch biển.
Chiều dày trầm tích H150-H100 thay đổi trong khoảng 250m đến hơn 500m, chiều dày
trầm tích có xu hướng lớn dần về phía Tây, Tây Nam (hình 1.4). Trầm tích tập này
được thành tạo trong mơi trường đồng bằng ngập lụt đến vũng vịnh ven biển.
Hình 1.4. Bản đồ đẳng dày tầng trầm tích lục nguyên chứa than Mỏ Bạch Mã.


11
Tập Trầm tích lục nguyên hạt mịn
Phần trên cùng của trầm tích Mioxen sớm với nóc của tập là tầng H80 bao gồm
các tập cát kết, bột kết, sét than xen kẽ các lớp sét vôi và đá vôi mỏng. Các thân cát
chứa dầu và khí ở trong phần trên của Mioxen sớm có chiều dày thay đổi từ 150m đến
600m chiều dày trầm tích có xu hướng dày về hướng Tây Nam (hình 1.5). Mơi trường
lắng đọng trầm tích của tập này là vũng vịnh, ven biển.
Hình 1.5. Bản đồ đẳng dày tầng trầm tích lục nguyên hạt mịn Mỏ Bạch Mã

Hệ Neogen
Thống Mioxen
Phụ thống Mioxen trung
Hệ tầng Thông – Mãng Cầu (N12t-mc)


12
Hệ tầng Thông-Mãng Cầu được giới hạn trên và dưới bởi các mặt phản xạ địa
chấn H30 và H80, chúng phân bố rộng rãi khắp toàn mỏ và đã bắt gặp ở tất cả các
giếng khoan tại mỏ Bạch Mã.
Trầm tích hệ tầng này có thể chia thành 2 phần chính. Phần dưới chủ yếu là cát

kết hạt trung, các lớp đá vôi ám tiêu và đá vôi silic dạng thềm xen kẽ với sét kết. Cát
kết màu xám đến xám nhạt, hạt mịn đến rất mịn, đôi khi trung bình, á trịn cạnh đến á
góc cạnh, độ chọn lựa trung bình, gắn kết trung bình đến yếu với xi măng là đá vôi và
sét. Sét kết màu xám sáng đến xám trung bình, mềm đến rắn chắc. Phần trên chủ yếu là
các lớp đá vôi dày, màu kem sáng, trắng sữa xen lẫn các lớp mỏng cát, bột kết và ít lớp
mỏng dolomit. đá vơi tái kết tinh rất mạnh với sự phát triển của các hang hốc, vi nứt nẻ
và nứt nẻ. Độ rỗng tầng chứa đá vôi phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc, môi trường thành
tạo cũng như q trình phong hóa và biến đổi của chúng. Chính vì thế, giá trị độ rỗng
thay đổi trong khoảng rất rộng, từ 10% (BM-12X) đến trên 20% (BM-5X). Môi trường
trầm tích của hệ tầng Thơng – Mãng Cầu là biển nông ven bờ. Hệ tầng Thông – Mãng
Cầu bề dày thay đổi từ 150-1020m trên khu vực khối nâng Bạch Mã, chiều dày có xu
hướng mỏng dần về trung tâm là kết quả của trình nâng lên và bị bào mịn cuối Mioxen
giữa (hình 1.6).
Hình 1.6. Bản đồ đẳng dày tầng Thông-Mãng Cầu, mỏ Bạch Mã.


13

Hệ Neogen
Thống Mioxen
Phụ thống Mioxen thượng
Hệ tầng Nam Côn Sơn (N13 ncs)
Nằm giữa tầng phản xạ H20 và H30, hệ tầng Nam Cơn Sơn phân bố rộng rãi
trong tồn mỏ, có mặt ở tất cả các giếng khoan ở mỏ Bạch Mã.
Trầm tích của hệ tầng này có 2 thành phần cơ bản là trầm tích lục ngun và đá
vơi. Phần dưới hệ tầng chủ yếu là Trầm tích lục nguyên với các đá vụn, gồm cát kết,
bột kết màu xám, xen kẽ các tầng sét mỏng. Cát kết ở đây có độ hạt từ nhỏ đến vừa, độ
lựa chọn và mài trịn tốt, chứa hóa thạch động vật biển và glauconit, có độ gắn kết trung
bình bởi xi măng đá vôi. Sét kết màu xám sáng, xám tối, đôi khi xám xanh, hồng và
xám vàng, chứa nhiều mảnh đá vơi. Phần trên của hệ tầng có thành phần chủ yếu là đá




×