Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Chương1 kinh tế vĩ mô hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.83 KB, 10 trang )

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC
CHƯƠNG1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC.
A. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG
1. Khái niệm kinh tế học:Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như
thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối cho
các thành viên trong xã hội.
2. Kinh tế học có quan hệ chặt chẽ với nhiều mơn khoa học khác như: triết học, kinh tế
chính trị học, sử học, xã hội học,... và đặc biệt có liên quan chặt chẽ với toán học và thống kê
học.
3. Kinh tế học được chia làm 2 phân ngành lớn là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ

4. Tuỳ theo cách thức sử dụng, kinh tế học được chia thành hai dạng kinh tế học là kinh
tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
5. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế học:
(1) Kinh tế học nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực một cách tương đối với nhu
cầu kinh tế xã hội.
(2) Tính hợp lý của kinh tế học
(3) Kinh tế học là một bộ mơn nghiên cứu mặt lượng
(4) Tính tồn diện và tính tổng hợp
(5) Kết quả nghiên cứu của kinh tế học chỉ xác định được ở mức trung bình.
6. Phương pháp luận nghiên cứu kinh tế học
Có thể khái quát phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế học thông qua 4 giai đoạn
như sau:
(1)Khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế các nhà kinh tế thường dùng phương pháp
quan sát.
(2) Thu thập các số liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu
(3) Tiến hành phân tích với các phương pháp phân tích thích hợp
(4) Rút ra các kết luận đối chiếu với thực tế, phát hiện ra điểm bất hợp lý, đề ra các giả
thiết mới rồi lại kiểm nghiệm bằng thực tế. Quá trình này lặp đi lắp lại tới khi nào kết quả rút
ra sát thực với thực tế, khi đó q trình nghiên cứu mới kết thúc.


7. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp:
- Tất cả các nền kinh tế quốc dân, trong mọi giai đoạn phát triển đều phải thực hiện ba
chức năng cơ bản sau:
(1)Sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ nào? với số lượng bao nhiêu?
(2)Các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra như thế nào?
(3)Hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra cho ai? hay sản phẩm quốc dân được phân
phối thế nào cho các thành viên trong xã hội.

2


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC
- Nền kinh tế hỗn hợp : các hệ thống kinh tế hiện nay, khơng mang những hình thức
kinh tế thuần tuý như thị trường, chỉ huy hay tự nhiên, mà là sự kết hợp các nhân tố của các
loại hình kinh tế. Và điều đó gọi là nền kinh tế hỗn hợp. Trong nền kinh tế hỗn hợp các thể
chế cơng cộng và tư nhân đều có vai trị kiểm sốt kinh tế. Thơng qua bàn tay “vơ hình” của
thị trường và bàn tay “hữu hình” của nhà nước. các nhà kinh tế chia các tác nhân trong nền
kinh tế hỗn hợp thành 4 nhóm, nhằm giải thích hành vi và phương thức thực hiện các chức
năng chủ yếu của từng nhóm. Các nhóm này tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một hệ thống
kinh tế hỗn hợp.
a/ Người tiêu dùng cuối cùng:Người tiêu dùng cuối cùng là tất cả các cá nhân và hộ gia
đình, họ mua hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn những nhu cầu tiêu dùng của họ.
b/ Các doanh nghiệp :Các doanh nghiệp là người sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ cung
cấp cho xã hội, mục đích của họ khi thức hiện ba chức năng cơ bản sản xuất cái gì? sản xuất
như thế nào? sản xuất cho ai? là thu được lợi nhuận cao nhất trong giới hạn nguồn lực của
mình.
c/ Chính phủ :Trong nền kinh tế hỗn hợp chính phủ đồng thời vừa là người sản xuất và
vừa là người tiêu dùng nhiều hàng hoá dịch vụ. Chính phủ tiêu dùng phục vụ vai trị quản lý
điều hành của chính phủ. Chính phủ là người sản xuất cũng giống như doanh nghiệp tư nhân,
nhưng nó phức tạp hơn nhiều bởi vai trò quản lý kinh tế của Chính phủ.

d/ Người nước ngồi: Các cá nhân, các doanh nghiệp, chính phủ nước ngồi tác động
đến các hoạt động kinh tế diễn ra ở một nước thông qua việc mua bán hàng hoá và dịch vụ,
vay mượn, viện trợ và đầu tư nước ngoài.
8.
Các yếu tố sản xuất:Yếu tố sản xuất là đầu vào của quá trình sản xuất và được
phân chia thành 3 nhóm:
(1)Đất đai và tài nguyên thiên nhiên;
(2)Lao động;
(3)Tư bản.
9. Giới hạn khả năng sản xuất: Đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường biểu
diễn tập hợp tất cả các phương án sản xuất có hiệu quả; phương án sản xuất có hiệu quả là
phương án mà tại đó muốn tăng một đơn vị sản phẩm đầu ra nào đó thì buộc phải cắt giảm đi
những đơn vị sản phẩm đầu ra khác.
10. Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là chi phí lớn nhất của các phương án bị bỏ lỡ.
11. Quy luật thu nhập giảm dần được phát biểu như sau: Số lượng sản phẩm đầu ra có
thêm sẽ ngày càng giảm nếu liên tiếp bỏ thêm từng đơn vị yếu tố đầu vào biến đổi nào đó với
các yếu tố đầu vào khác chưa thay đổi.
12.
Quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng được phát biểu như sau: để có thêm
một số bằng nhau về một mặt hàng nào đó thì xã hội phải hi sinh ngày càng nhiều số lượng
mặt hàng khác.
13. Khái niệm cầu: Cầu là số lượng hàng hố và dịch vụ nào đó mà người mua muốn
mua, có khả năng mua, sãn sàng mua ứng với từng mức giá trong một khoảng thời gian nào
đó với các nhân tố ảnh hưởng đến cầu khác chưa thay đổi.

3


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC
14. Hàm số cầu: Cầu là một hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và các nhân

tố ảnh hưởng đến cầu:
QD = f ( P,Pliênquan,TN, CS, TL,....)
Trong đó :

QD là lượng cầu;
P giá cả của bản thân hàng hoá;
Pliênquan là giá cả hàng hoá liên quan
TN: thu nhập của dân chung
CS: chính sách của chính phủ
TL: tâm lý thói quen của người tiêu dùng.

...
15. Biểu cầu: Biểu cầu là một bảng số liệu mô tả mối quan hệ giữa lượng hàng hoá mà
người tiêu dùng mua ứng với từng mức giá.
16. Đường cầu: đường cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả
của một hàng hố, dịch vụ nào đó trên một trục toạ độ. Trục tung phản ánh giá, trục hồnh
phản ánh lượng cầu. Nói cách khách đường cầu mơ tả biểu cầu trên đồ thị.
17. Luật cầu: Luật cầu thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả và lượng cầu đối
với hàng hố thơng thường ( P Q; P  Q)
18. Khái niệm cung: cung là số lượng hàng hố, dịch vụ nào đó mà doanh nghiệp có
khả năng sản xuất và bán ra ứng với từng mức giá và trong một gới hạn nguồn lực nhất định.
19. Hàm số cung: Cung là một hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và các
nhân tố ảnh hưởng đến cung.
QS =f (P, PĐâuvào, CN, L,CS,...)
Trong đó: QS : lượng cung sản phẩm nào đó
P : giá cả của bản thân hàng hoá
PĐầuvào: giá cả của các yếu tố đầu vào
CN: công nghệ sản xuất
L : lực lượng lao động
CS: chính sách của chính phủ tác động vào nền kinh tế.

...
20. Biểu cung: Biểu cung là một bảng số liệu mô tả mối quan hệ giữa lượng hàng hố
mà doanh nghiệp có thể sản xuất và bán ra với từng mức giá.
21. Đường cung: đường cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá
cả trên một trục toạ độ trục tung phản ánh giá cả, trục hoành phản ảnh lượng cung. Đường
cung chính là phản ánh biểu cung trên đồ thị (P,Q).
22. Luật cung: phát biểu giá cả và lượng cung có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Giá tăng thì
lượng cung tăng ( P Q; P  Q)
23.
Cân bằng cung cầu: Điểm cân bằng là điểm mà tại đó lượng cung bằng với
lượng cầu xác định mức giá cả chung, giá cả thị trường.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG

4


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC
1.

Tại sao kinh tế học lại chia ra làm 2 phân ngành? Cho biết mỗi phân ngành nghiên cứu
vấn đề gì?

2.

Kinh tế học là gi? sự khác nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.

3.

Thế nào là kinh tế học thực chứng? Kinh tế học chuẩn tắc


4.

Thế nào là nền kinh tế hỗn hợp? Các tác nhân trong nền kinh tế hỗn hợp, tác động qua
lại giữa chúng?

5.

Giới hạn khả năng sản xuất là gì? cho ví dụ minh hoạ.

6.

Chi phí cơ hội, ý nghĩa kinh tế của chi phí cơ hội? cho ví dụ minh hoạ?

7.

Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học

8.

Tại sao cần thiết phải nêu ra các giả thiết khi nghiên cứu kinh tế?

9.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cung, cầu hàng hóa và dịch vụ.

10. Tại sao các nhà kinh tế cần phải xây dựng các mơ hình kinh tế
11. Mơ tả mơ hình cân bằng thị trường
C. BÀI TẬP
1. Gắn các khái niệm xếp theo thứ tự chữ số với mối câu xếp theo thứ tự chữ cái.
1) Nguồn lực khan hiếm

2) Kinh tế học vĩ mô
3) Kinh tế học vi mô
4) Thị trường
5) Nhận định chuẩn tắc
6) Nền kinh tế chỉ huy
7) Nền kinh tế hỗn hợp
8) Chi phí cơ hội
9) Mức giá chung
10) Nền kinh tế thị trường tự do
11) Đường giới hạn khả năng sản xuất
a) Phân ngành kinh tế học chú trọng nghiên cứu các mối quan hệ tương tác trong toàn bộ
nền kinh tế nói chung.
b) Giá trị của cơ hội thay thế hiện có tốt nhất bị bỏ qua
c) Nền kinh tế hoạt động theo quy luật cun

×