Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.01 KB, 3 trang )
BÀI 6: CỦNG CỐ: VĂN BẢN “CÔ BÉ BÁN DIÊM”
Nội dung:
I/ Kiến thức cần nhớ:
1. Các truyện kể cho trẻ em của An-đec-xen thường được biết đến với tên gọi
truyện cổ tích vì truyện ông viết cho thiếu nhi thường phảng phất màu sắc cổ
tích, tuy nhiên ở đó nhiều khi yếu tố hiện thực lại xuất hiện rất đậm nét.
2. Sự bất hạnh của em bé bán diêm và thế giơí mộng tưởng của em -> tấm lòng
yêu thương của nhà văn trước một số phận bất hạnh.
3. Nghệ thuật tương phản đặc biệt là sự đan xen, chuyển hóa giữa mộng và
thực, cách kể chuyện giản dị nhưng truyền cảm và đầy ấn tượng đối với
người đọc.
II/ Luyện tâp:
1.Vì sao thế giới mộng tưởng của em bé bán diêm được bắt đầu bằng hình
ảnh lò sưởi và kết thúc bằng hình ảnh người bà nhân từ?
( *Vì em đang phải chịu cái rét khủng khiếp của đêm giao thừa với gió và
tuyết lạnh, hơn nữa phải chịu cả cái rét của sự thiếu vắng tình thương – hình
ảnh bà xuất hiện-> tô đậm những bất hạnh của em bé trong thế giới hiện thực).
2. Hãy chỉ ra sự chuyển hóa giữa mộng và thực trong truyện?
( *Thế giới mộng tưởng của em bé trước tiên được dệt lên từ những chất liệu rất
thực: lò sưởi, ngỗng quay….đây là những cảnh sinh hoạt rất thực đang bao
quanh em, mọi người có nhưng em thì không -> cái thực đã thành mộng tưởng,
chỉ trong mộng tưởng, em mới tìm được cái thực đã mất; còn người bà đã mất
nhưng với em hình ảnh bà hiện lên rất thực…)
3, Theo em, kết thúc truyện có phải là kết thúc có hậu không? Vì sao?
( *Không, vì truyện cổ tích thường kết thúc có hậu, nhân vật tìm được hạnh
phúc ngay trong hiện thực còn cô bé tìm thấy hạnh phúc trong mộng tuởng và
chết trong cô đơn, giá lạnh, trong một thế giới mà chẳng ai biết về nó -> nỗi xót
xa làm day dứt người đọc)