Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.58 KB, 2 trang )
BÀI 11 CỦNG CỐ VĂN BẢN “HAI CÂY PHONG”
Nội dung:
I/ Kiến thức cơ bản:
1. Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm- có vai trò dẫn nhập, tạo không
khí cho tác phẩm. Đồng thời, qua việc giới thiệu hai cây phong do thầy Đuy-
sen trồng- tác giả đã khéo léo gợi ra nhân vật chính cũng như chủ đề tác
phẩm.
2. Văn bản miêu tả vẻ đẹp rất sinh động của hai cây phong từ cảm nhận đầy
rung động và nghệ sĩ của người kể chuyện- người đã để lại tuổi trẻ của mình
bên gốc cây phong.
3. Nghệ thuật: cái nhìn hội họa, nghệ thuật nhân hóa, những liên tưởng táo bạo
và đầy chất thơ.
II/ Luyện tập:
1. Người kể chuyện miêu tả hai cây phong từ thời gian quá khứ hay hiện
tại? ý nghĩa nghệ thuật của cách miêu tả này là gì?
(* Người kể chuyện miêu tả hai cây phong từ điểm nhìn của thời gian hiện tại:
nhiều năm đã trôi qua, cho đến tận ngày nay…đồng thời cũng miêu tả từ điểm
nhìn của thời gian quá khứ: thuở ấy, năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ
hè.Trong cảm nhận của tôi, hình ảnh hai cây phong vẫn đẹp đẽ nguyên vẹn bất
chấp mọi thay đổi, nó vẫn mãi thuộc về một thế giới đẹp đẽ, nó trở thành một
phần đẹp nhất trong cuộc đời người họa sĩ.)
2. Những đặc điểm gì của hai cây phong khiến người kể chuyện luôn nhớ và
mong ước được trở về bên nó để lắng nghe tiếng lá reo cho đến khi say
sưa ngây ngất?
(* Đây là câu hỏi mở, ngay cả người kể chuyện cũng cảm thấy không biết giải
thích ra sao, song về cơ bản, hai cây phong hiện lên qua hai vẻ đẹp chính :
chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời
ca êm dịu ( DC: SGK); hai cây phong trên đồi cao, khi bọn trẻ trèo lên đó, một