Tiết 5-6:
Bài tập về Liên kết văn bản, Bố cục văn bản,
Mạch lạc trong văn bản.
Bài tập 1: Hãy tìm bố cục của văn bản “Lũy làng” – Ngô Văn Phú và nêu nội
dung của từng phần. Nhận xét về trình tự miêu tả ( học sinh làm nhanh vào phiếu
học tập ).
* Gợi ý: Mở bài: Từ đầu … mầu của lũy.
Giới thiệu khái quát về lũy tre làng ( phẩm chất, hình dáng, màu sắc).
Thân bài: Tiếp… không rõ.
Lần lượt miêu tả 3 vòng của lũy làng.
Kết bài: Còn lại.
Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
Tác giả quan sát và miêu tả từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể. Bài
văn rất rành mạch, rõ ràng, hợp lí, tự nhiên.
Bài tập 2: Tìm bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
(HS làm nhanh vào phiéu học tập)
* Gợi ý: MB: Từ đầu một giấc mơ thôi.
Giới thiệu nhân vật, sự việc - nỗi đau khổ của 2 anh em Thành Thủy.
TB: Tiếp ứa nước mắt trùm lên cảnh vật.
Những cuộc chia tay với búp bê, với cô giáo và bạn bè.
KB: Anh em bắt buộc phải chia tay nhưng tình cảm anh em không bao giờ
chia lìa.
Bài tập 3: Có bạn đã học thuộc và chép lại bài thơ sau:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ.
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá.
Vườn rộng, rào thưa khó đuổi gà.
Đầu trò tiếp khách trầu không có.
Bác đến chơi đây ta với ta.
Xét về tính mạch lạc, bạn học sinh trên chép sai ở đâu? ý kiến của em như thế
nào?
* Gợi ý: Sự thiếu thốn về vật chất được trình bày theo một trình tự tăng dần.
Bạn học sinh đã chép sai ở câu 3, 4 và 5,6. Phải hoán đổi câu 5,6 lên trước câu 3,4
mới thể hiện sự mạch lạc của văn bản.
Bài tập 4: Hãy nêu tác dụng của sự liên kết trong văn bản sau:
Đường vô xứ Huế quanh quanh.
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
* Gợi ý: Bài ca dao 2 câu lục bát 14 chữ gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Vần
thơ: chữ “quanh” hiệp vần với chữ “tranh” làm cho ngôn từ liền mạch, gắn kết, hòa
quyện với nhau, âm điệu, nhạc điệu thơ du dương. Các thanh bằng, thanh trắc (chữ
thứ 2,4,6,8 ) phối hợp với nhau rất hài hòa ( theo luật thơ ). Các chữ thứ 2,6,8 đều
là thanh bằng; các chữ thứ 4 phải là thanh trắc. Trong câu 8, chữ thứ 6,8 tuy là
cùng thanh bằng nhưng phải khác nhau:
- Nếu chữ thứ 6 ( có dấu huyền ) thì chữ thứ 8 (không dấu).
- Nếu chữ thứ 6 (không dấu) thì chứ thứ 8 (có dấu huyền).
Về nội dung, câu 6 tả con đường “quanh quanh” đi vô xứ Huế. Phần đầu câu 8
gợi tả cảnh sắc thiên nhiên (núi sông biển trời) rất đẹp: “Non xanh nước biếc”.
Phần cuối câu 8 là so sánh “như tranh họa đồ” nêu lên nhận xét đánh giá, cảm xúc
của tác giả (ngạc nhiên, yêu thích, thú vị…) về quê hương đất nước tươi đẹp, hùng
vĩ.
Bài tập 5: Văn bản nghệ thuật sau được liên kết về nội dung và hình thức ntn?
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước.
Một mảnh tình riêng ta với ta.
(Qua đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan)
* Gợi ý:
- Về hình thức:
+ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Luật trắc (chữ thứ 2 câu 1 là trắc: tới), vần bằng “tà-hoa-nhà-gia-ta”
+ Luật bằng trắc, niêm: đúng thi pháp. Ngôn từ liền mạch, nhạc điệu trầm
bổng du dương, man mác buồn.
+ Phép đối: câu 3-câu 4, câu 5-câu 6, đối nhau từng cặp, ngôn ngữ, hình
ảnh cân xứng, hài hòa.
- Về nội dung:
+ Phần đề: tả cảnh đèo Ngang lúc ngày tàn “bóng xế tà”. Cảnh đèo cằn cỗi
hoang sơ “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.
+ Phần thực: tả cảnh lác đác thưa thớt, vắng vẻ về tiều phu và mấy nhà chợ
bên sông.
+ Phần luận: tả tiếng chim rừng, khúc nhạc chiều thấm buồn (nhớ nước và
thương nhà).
+ Phần kết: nỗi buồn cô đơn lẻ loi của khách li hương khi đứng trước cảnh
“trời non nước” trên đỉnh đèo Ngang trong buổi hoàng hôn.
- Chủ đề:
Bài thơ tả cảnh đèo Ngang lúc ngày tàn và thể hiện nỗi buồn cô đơn của khách
li hương.
Qua đó ta thấy các ý trong 4 phần: đề, thực, luận, kết và chủ đề bài thơ liên
kết với nhau rất chặt chẽ, tạo nên sự nhất trí, thống nhất.