Tải bản đầy đủ (.pdf) (332 trang)

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 332 trang )

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



1
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH 3
PHẦN 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH
TRANH 3
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM 22
PHẦN 3: KHUYẾN NGHỊ SỬA ĐỔI CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 38
CHƯƠNG II: HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG
VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN 46
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN 46
PHẦN 2: RÀ SOÁT VIỆC THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ
THỐNG LĨNH/ĐỘC QUYỀN 63
PHẦN 3: KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT
HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH/ĐỘC QUYỀN 82
CHƯƠNG III: TẬP TRUNG KINH TẾ 89
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ 89
PHẦN 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TẬP TRUNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 120
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 142
CHƯƠNG IV: RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 151
PHẦN 1: HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM 151
PHẦN 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 184
PHẦN 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI VIỆT NAM 210
CHƯƠNG V: MÔ HÌNH CÁC CƠ QUAN CẠNH TRANH 224
PHẦN 1: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG CƠ QUAN CẠNH TRANH 224
PHẦN 2: THỰC TRANG CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM 230


PHẦN 3. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ 242
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



2
PHỤ LỤC: MÔ HÌNH CƠ QUAN CẠNH TRANH MỘT SỐ NƯỚC 252
I. ỦY BAN THƯƠNG MẠI LÀNH MẠNH NHẬT BẢN 252
II. ỦY BAN THƯƠNG MẠI LIÊN BANG HOA KỲ VÀ CỤC CHỐNG ĐỘC QUYỀN CỦA BỘ TƯ PHÁP 267
III.ỦY BAN THƯƠNG MẠI LÀNH MẠNH ĐÀI LOAN 277
IV. ỦY BAN CẠNH TRANH VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG ÚC 291
V. CỤC CẠNH TRANH CANADA 298
VI. CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH PHÁP 307
VII. ỦY BAN CẠNH TRANH LIÊN BANG THỤY SỸ 316
VIII. ỦY BAN CẠNH TRANH SINGAPORE 325
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



3
CHƢƠNG I:
RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH VỀ
HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

PHẦN 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC HÀNH VI
THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

1. Khái quát chung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Quá trình cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực để đạt được lợi thế hơn
so với các đối thủ. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với cạnh tranh, không ít các doanh

nghiệp đã nhìn nhận cạnh tranh như một mối hiểm họa đối với khả năng thu lợi nhuận
cũng như sự tồn vong của doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì nỗ lực điều chỉnh, nâng cao
năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp này
đã chọn một con đường dễ dàng hơn là dàn xếp, thỏa thuận với các đối thủ cạnh tranh
trên thị trường về giá cả, sản xuất, thị trường, khách hàng… nhằm duy trì thị phần và
lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
Hậu quả tất yếu của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự độc quyền hóa thị trường,
theo đó các vấn đề quan trọng của thị trường như giá cả, sản lượng, khách hàng…
không còn tuân thủ theo quy luật thị trường mà bị khống chế bởi một nhóm các doanh
nghiệp tham gia thỏa thuận. Từ việc khống chế thị trường, hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, vì vậy, thường mang tính chất ―trục lợi‖ (exploitative) hoặc ―ngăn cản, loại
bỏ‖ (exclusionary) cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh như Adam Smith đã phát
hiện thấy trong cuốn Sự thịnh vượng của các quốc gia xuất bản năm 1776:
―… những người trong cùng một nghề thường hiếm khi gặp nhau, thậm chí để vui vẻ
và giải trí, nhưng nếu có thì các cuộc nói chuyện giữa họ thường kết thúc với âm mưu
chống lại công chúng, hoặc một số thủ đoạn để tăng giá.‖
Mặc dù vậy, không phải tất cả các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp đều nhất
thiết nhằm mục đích hoặc có tác động làm phương hại cạnh tranh. Trong một số quốc
gia, luật cạnh tranh có quy định miễn trừ cho một số thỏa thuận hợp tác giữa các doanh
nghiệp nếu các thỏa thuận đó có tác dụng làm tăng hiệu quả kinh tế, năng động hóa thị
trường. Ví dụ, nhiều quốc gia cho phép các doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực nghiên
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



4
cứu, phát triển sản phẩm (R&D), nghiên cứu, phát triển các tiêu chuẩn thống nhất cho
sản phẩm… để kích thích lợi thế kinh tế qui mô, thúc đẩy các tiến bộ kỹ thuật, công
nghệ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế.
Từ các đánh giá, nhìn nhận về tác động tiêu cực của các hành vi thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh của hầu khắp các nước trên thế giới đều có quy
định điều chỉnh các hành vi thỏa thuận và đều coi pháp luật điều chỉnh hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh là một trong ba cột trụ quan trọng của Luật Cạnh tranh. Tuy
nhiên, như đã đề cập trên đây, do không phải bất kỳ thỏa thuận nào giữa các doanh
nghiệp cũng mang ý nghĩa tiêu cực nên việc phân định rõ các dạng thức thỏa thuận,
đánh giá được bản chất, tác động của các hành vi thỏa thuận có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với việc xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh ở các quốc gia.
1.1. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Mặc dù không có một khái niệm chung, thống nhất giữa các quốc gia về ―thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh‖, tuy nhiên, từ thực tiễn thực thi pháp luật, có thể thấy cách
hiểu, cách tiếp cận đối với ―thỏa thuận hạn chế cạnh tranh‖ ở các quốc gia có nhiều
điểm tương đối đồng nhất.
Ở Châu Âu, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 101 (Điều 81
cũ) của Hiệp ước thành lập liên minh Châu Âu như sau:
"Mọi thoả thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của hiệp hội các doanh
nghiệp và mọi hành vi liên kết khác có thể ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước
thành viên và có mục đích hoặc hệ quả ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật
cạnh tranh trên thị trường của liên minh, đều bị coi là đi ngược lại với mục đích thành
lập thị trường chung và bị cấm”.
Tại Nhật Bản, khoản 6, Điều 2, Luật Chống độc quyền quy định:
“Hạn chế thương mại bất hợp lý là các hoạt động kinh doanh mà thông qua đó
bất kỳ doanh nghiệp nào bằng hợp đồng, thỏa thuận hay bất kỳ các hoạt động thông
đồng khác, không phụ thuộc tên gọi, cùng hạn chế hay tiến hành các hoạt động kinh
doanh của họ theo cách thức cố định giá, duy trì giá hay tăng giá, hoặc để giới hạn
sản xuất, công nghệ, sản phẩm, cơ sở sản xuất hay khách hàng hoặc giao dịch của các
đối tác, gây ra hạn chế đáng kể đối với cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại, đi ngược
lại lợi ích chung”.
Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh hiện hành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được liệt
vào nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh, theo đó là các hành vi của doanh nghiệp làm
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM




5
giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Khác với pháp luật cạnh tranh của
Châu Âu và Nhật Bản, Luật Cạnh tranh của Việt Nam không đưa ra khái niệm về thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh mà quy định cụ thể về 8 dạng thức (hành vi) thoả thuận, bao
gồm các thỏa thuận như thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường, tiết chế sản
lượng… quy định tại Điều 8, Luật Cạnh tranh.
Như vậy, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam cũng như của các quốc gia nêu trên
đều không phân biệt hình thức thỏa thuận (công khai hay ngầm) và đều nhắm vào mục
đích/hệ quả hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận. Tuy nhiên, từ các cách tiếp cận điều
chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, có thể thấy rằng pháp luật cạnh tranh Việt
Nam hiện hành sử dụng cách tiếp cận đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hẹp hơn so
với tiếp cận của Châu Âu và Nhật Bản, chí ít trên 2 phương diện:
 Ở Việt Nam, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ bao hàm thỏa thuận giữa các
doanh nghiệp, không bao hàm các quyết định của Hiệp hội doanh nghiệp hay các hành
vi liên kết khác như ở Châu Âu và Nhật Bản. Chính bởi cách tiếp cận này, Luật Cạnh
tranh của Việt Nam đã không xem xét vai trò của các hiệp hội trong các vụ việc liên
quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
 Xuất phát từ cách tiếp cận liệt kê hành vi, ở Việt Nam, ngoài 8 dạng thỏa
thuận được luật hóa tại Điều 8 của Luật, các hạn chế thương mại bất hợp lý khác hay
các hành vi liên kết, thông đồng khác mặc dù có mục đích hoặc hệ quả ngăn cản, hạn
chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường nhưng nếu không thuộc 8
dạng thỏa thuận được liệt kê sẽ không bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và không
bị xem xét.
Trong các phần sau, báo cáo sẽ phân tích kỹ lưỡng hơn các điểm tương đồng, dị
biệt trong cách tiếp cận điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của pháp luật
cạnh tranh Việt Nam và của một số nước khác, đánh giá các ưu, nhược điểm để từ đó
có các khuyến nghị phù hợp.

1.2. Các loại hình thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được phân loại và nhận dạng
theo nhiều tiêu chí khác nhau. Hình dưới đây trình bày cách phân loại thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh theo mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thỏa thuận và theo mức độ
vi phạm nguyên tắc cạnh tranh.
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



6
Thỏa thuận HCCT

Thỏa thuận ngang

Thỏa thuận dọc

Thỏa thuận ngang
nghiêm trọng

Thỏa thuận ngang
ít nghiêm trọng

Ấn định giá

Hạn chế sản lượng

Thông đồng đấu thầu

Phân chia thị trường


Ấn định giá bán lại

Các loại thỏa thuận dọc khác

Hợp đồng giao dịch độc quyền

Bán kèm

Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1.2.1. Căn cứ mối quan hệ giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận
Căn cứ theo mối quan hệ giữa các chủ thể (doanh nghiệp) tham gia thỏa thuận, có
thể phân loại thành thỏa thuận theo chiều ngang và thỏa thuận theo chiều dọc. Việc
phân loại này có một ý nghĩa quan trọng trong cách tiếp cận điều chỉnh hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh, bởi vì thỏa thuận ngang luôn được đánh giá là có tác động
nguy hại hơn so với thỏa thuận theo chiều dọc, do phạm vi ảnh hưởng trên cùng một
thị trường của thỏa thuận ngang lớn hơn thỏa thuận dọc. Do vậy, phân biệt rõ ràng giữa
thỏa thuận ngang và thỏa thuận dọc sẽ giúp ích cho việc định hướng cách thức điều
chỉnh hành vi thỏa thuận, mức độ can thiệp của cơ quan cạnh tranh đối với vụ việc.
a. Thỏa thuận theo chiều ngang
Thỏa thuận theo chiều ngang (các-ten) là thỏa thuận giữa các chủ thể kinh
doanh trong cùng ngành hàng và cùng khâu của quá trình kinh doanh (ví dụ: thỏa thuận
giữa các nhà sản xuất, những người bán buôn với nhau, giữa những người bán lẻ với
nhau).
Về chủ thể, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang diễn ra giữa các
doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với nhau.
Về hình thức, thỏa thuận là sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp,
có thể công khai hoặc ngầm.
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM




7
Về nội dung, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang thường tập trung
vào các yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh như
giá, thị trường, trình độ kỹ thuật, công nghệ, điều kiện ký kết hợp đồng và nội dung hợp
đồng.
Khi những nội dung của thỏa thuận được hình thành và thực hiện, thì các yếu tố
nói trên sẽ trở thành tiêu chuẩn thống nhất, không có cạnh tranh trên thị trường giữa
những doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
Căn cứ vào mức độ vi phạm các nguyên tắc cạnh tranh, xem xét trên phương diện
các tác động mà thỏa thuận theo chiều ngang mang đến đối với thị trường, người tiêu
dùng, nền kinh tế và xã hội nói chung, mà người ta chia thỏa thuận theo chiều ngang
thành hai nhóm:
 Thoả thuận ngang nghiêm trọng (hardcore cartel) và
 Các loại thoả thuận ngang ít nghiêm trọng (non-hardcore cartel).
a.1. Thỏa thuận ngang nghiêm trọng (hardcore cartel)
Theo Khuyến nghị về các hoạt động hiệu quả chống hardcore cartel của OECD
(1998), “hardcore cartel là một thỏa thuận hay thống nhất ý chí cùng hành động giữa
các đối thủ cạnh tranh nhằm ấn định giá, gian lận thầu (thông đồng đấu thầu), hạn chế
sản lượng hoặc hạn ngạch, phân chia thị trường theo nhóm khách hàng, nguồn cung
ứng, khu vực địa lý hay các kênh thương mại.”
Trên thực tế, hardcore cartel được đề cập đến trong nhiều hệ thống luật như là
một dạng hành vi hạn chế cạnh tranh một cách nghiêm trọng, và vì vậy là các vi phạm
―mặc nhiên‖ (per se illegal). Điều đó có nghĩa là các cơ quan cạnh tranh không cần
phải chứng minh về tác động hạn chế cạnh tranh do hành vi gây ra, mà mặc nhiên xác
định đó là một vi phạm. Thông thường, hardcore cartel bao hàm 4 loại hành vi điển
hình: thỏa thuận/thông đồng/cấu kết ấn định giá, hạn chế sản lượng, phân chia thị
trường, và thông đồng đấu thầu.
 Thỏa thuận ấn định giá là một thỏa thuận bất kỳ giữa các đối thủ cạnh tranh
nhằm tăng, giảm, ấn định hoặc duy trì giá sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Về bản chất,

thỏa thuận ấn định giá là thỏa thuận nhằm loại bỏ, triệt tiêu hoặc hạn chế cạnh tranh về giá
cả giữa các doanh nghiệp. Thỏa thuận ấn định giá có thể bao gồm các thỏa thuận (ngầm
hoặc công khai) nhằm tăng, giảm, kìm giữ giá các sản phẩm trên thị trường.
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



8
 Thỏa thuận hạn chế sản lƣợng có thể bao gồm các thỏa thuận về sản lượng
sản xuất, sản lượng bán hoặc tỷ lệ tăng trưởng thị trường. Về bản chất, thỏa thuận hạn
chế sản lượng là những toan tính tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu của thị
trường bằng cách tạo ra sự khan hiếm giả tạo về hàng hóa, dịch vụ mà các doanh
nghiệp kinh doanh. Sự khan hiếm giả tạo được chứng minh bằng năng lực kinh doanh
của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, theo đó họ đã thống nhất cắt giảm số lượng
sản xuất, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ hoặc ấn định số lượng, khối lượng sản
xuất, mua bán hàng hoá đủ để tạo khan hiếm trên thị trường trong khi năng lực sản
xuất, mua bán hoặc cung ứng của họ đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Năng lực kinh
doanh của doanh nghiệp được xác định bằng số lượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ đã
sản xuất mua bán hoặc cung ứng trước khi có thỏa thuận.
 Thỏa thuận phân chia thị trƣờng là những thỏa thuận trong đó các đối thủ
cạnh tranh phân chia các thị trường với nhau theo lãnh thổ, theo lượng cung, cầu của
từng doanh nghiệp hoặc theo nhóm khách hàng cụ thể.
Thứ nhất, thỏa thuận phân chia thị trường theo lãnh thổ là việc các doanh nghiệp
phân chia thị trường địa lý liên quan thành các khu vực và giao cho từng doanh nghiệp
tham gia được quyền mua, bán hàng hóa dịch vụ trong một, một số khu vực nhất định.
Thỏa thuận này được pháp luật của các nước coi là loại thỏa thuận kinh điển nhất trong
những thỏa thuận phân chia thị trường.
Thứ hai, thỏa thuận phân chia thị trường mang tính định lượng là việc các doanh
nghiệp thống nhất phân bổ lượng hàng hóa, dịch vụ mua, bán trên thị trường cho từng
doanh nghiệp tham gia. Trong trường hợp này, thị trường được phân chia theo lượng

cung, lượng cầu mà không phải theo khu vực địa lý hoặc theo nhóm khách hàng. Để
thực hiện được thỏa thuận này, các doanh nghiệp phải dự liệu được tổng lượng hàng
hóa, dịch vụ được mua, bán trên thị trường liên quan và phân chia thành những phần
khối lượng, số lượng mà từng doanh nghiệp được quyền mua, bán.
Thứ ba, thỏa thuận phân chia thị trường theo nhóm khách hàng là việc các doanh
nghiệp thống nhất cho từng doanh nghiệp tham gia được quyền mua, bán hàng hóa với
một số nhóm khách hàng nhất định. Với thỏa thuận này, các doanh nghiệp phải phân
chia khách hàng thành từng nhóm theo những tiêu chí nhất định. Các tiêu chí phân
nhóm khách hàng rất đa dạng, có thể phân chia theo thu nhập, theo độ tuổi, theo giới
tính, theo đặc điểm về nhu cầu tiêu dùng…. Từ đó, mỗi doanh nghiệp tham gia được
phân công phụ trách mua hoặc bán sản phẩm với một nhóm khách hàng.
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



9
 Thông đồng đấu thầu (bid rigging): là những thỏa thuận giữa các đối thủ
cạnh tranh nhằm làm sai lệch kết quả đấu thầu để đạt được mục tiêu của mình.
Bản chất hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận thông đồng trong đấu thầu là các bên
tham gia đã loại bỏ cạnh tranh giữa họ hoặc với những doanh nghiệp không tham gia
thỏa thuận để dành quyền trúng thầu cho người mà họ chỉ định. Quan hệ cạnh tranh mà
người mời thầu mong muốn sử dụng để tìm kiếm người cung cấp hàng hoá, cung ứng
dịch vụ tốt nhất đã bị hủy diệt bằng thỏa thuận thông đồng của những người tham gia
dự thầu. Vì vậy, người mời thầu đã không thể đạt được ý định của mình, cuộc cạnh
tranh đã trở thành giả tạo giữa những người dự thầu khi tổ chức đấu thầu. Bằng sự
thông đồng, các bên dự thầu đã phá hỏng cơ chế cạnh tranh trong đấu thầu nên người
trúng thầu được lựa chọn nhưng không do cơ chế cạnh tranh theo đúng ý định của
người mời thầu, mà do các doanh nghiệp tham gia thông đồng xác định.
Ở một số quốc gia, thông đồng đấu thầu và hạn chế sản lượng đôi khi được coi là
một trong số loại hành vi ấn định giá và/hoặc phân chia thị trường, vì tác động của các

hành vi này là nhằm can thiệp đến việc định giá thầu hoặc bằng cách giảm sản lượng
hoặc nhằm chuyển nhượng, phân chia những hợp đồng cụ thể hoặc thị phần giữa các
đối thủ cạnh tranh. Bất kể việc phân loại cụ thể như thế nào, thì tất cả các loại hardcore
cartel đều bao gồm hành vi mà trong đó các đối thủ cạnh tranh ấn định một mặt của thị
trường tự do.
a.2. Thỏa thuận ngang ít nghiêm trọng (non-hardcore cartels)
Trong số các thỏa thuận theo chiều ngang, không phải tất cả các thỏa thuận
theo chiều ngang đều gây tác hại xấu, mà có thể có những trường hợp các đối thủ
cạnh tranh phối hợp với nhau theo cách thức mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho
bản thân họ, mà còn làm lợi cho cả người tiêu dùng. Những thỏa thuận ngang như
thế có thể gọi là thỏa thuận hợp tác.
Những hình thức thỏa thuận hợp tác phổ biến nhất bao gồm:
 Thỏa thuận nghiên cứu và phát triển (R&D): Các thỏa thuận R&D có thể
tạo ra một khuôn khổ chung cho một số hoạt động R&D nhất định, cải thiện các công
nghệ hiện có hoặc hợp tác nghiên cứu, phát triển và tiếp thị các sản phẩm mới.
 Thỏa thuận sản xuất: Có ba dạng thỏa thuận sản xuất chính:
- thỏa thuận liên doanh sản xuất, theo đó các bên thỏa thuận liên doanh sản xuất
một số sản phẩm nhất định;
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



10
- thỏa thuận chuyên môn hóa (đơn phương hoặc đồng nhất), theo đó các bên
thỏa thuận đơn phương hoặc cùng nhau chấm dứt sản xuất một loại sản phẩm và mua
chúng từ một bên khác;
- thỏa thuận thầu phụ, theo đó một bên (nhà thầu) giao việc sản xuất sản phẩm
cho một bên khác (nhà thầu phụ).
 Thỏa thuận mua chung sản phẩm: Thỏa thuận liên quan đến việc cùng nhau
mua sản phẩm do một công ty liên doanh mà trong đó nhiều doanh nghiệp giữ cổ phần

nhỏ tiến hành thông qua một hợp đồng thỏa thuận hoặc dưới một hình thức hợp tác lỏng
lẻo hơn.
 Thỏa thuận thƣơng mại hóa: Những thỏa thuận này bao gồm hợp tác giữa
các đối thủ cạnh tranh trong việc bán, phân phối và quảng bá sản phẩm của mình.
Phạm vi của chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào các chức năng thương mại được
quy định trong thỏa thuận.
 Thỏa thuận định chuẩn: Các thỏa thuận định chuẩn có mục tiêu chính là
xác định các tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật thống nhất đối với những sản phẩm, quy
trình sản xuất hoặc phương pháp sản xuất mà các doanh nghiệp phải tuân thủ.
 Thỏa thuận bảo vệ môi trƣờng: Thỏa thuận bảo vệ môi trường là các thỏa
thuận mà theo đó các bên tham gia cam kết giảm ô nhiễm theo quy định của Luật môi
trường hoặc để đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường.
 Thỏa thuận về các điều kiện kinh doanh: Thỏa thuận về các điều kiện kinh
doanh là những thỏa thuận thống nhất về điều kiện kinh doanh, cung ứng, thanh toán.
Bên cạnh mặt tích cực là tăng tính tường minh của thị trường còn có điểm cần cân nhắc
về nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh trên thị trường. Đó là sự liên
kết của các doanh nghiệp trên cơ sở xác định các điều kiện có thể gây khó khăn cho các
doanh nghiệp mới hoặc đối thủ tiềm năng và cũng gây trở ngại cho tính năng động, đổi
mới của mỗi doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
Các dạng thỏa thuận nêu trên, một mặt có tác động gây hạn chế cạnh tranh nhưng
mặt khác cũng có tác động thúc đẩy cạnh tranh, mang lại lợi ích cho xã hội và người
tiêu dùng. Chính vì vậy, các quốc gia như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản có các đối xử khác
biệt hoặc miễn trừ (có thời hạn) đối với các thỏa thuận này.
b. Thỏa thuận theo chiều dọc
Thỏa thuận theo chiều dọc (vertical agreement/vertical restraints) là thỏa thuận
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



11

hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động ở những khâu khác nhau trong quá
trình sản xuất, hoặc phân phối trên thị trường. Nhìn chung, các thỏa thuận theo chiều
dọc phần lớn ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường cạnh tranh, tới thị trường hơn
so với thỏa thuận theo chiều ngang.
Về chủ thể, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận dọc không phải là đối thủ cạnh
tranh của nhau, mà là những doanh nghiệp hoạt động ở các khâu khác nhau trong quá
trình kinh doanh, chẳng hạn như nhà sản xuất và nhà phân phối.
Về hình thức, cũng giống như thỏa thuận ngang, thỏa thuận dọc có thể công khai
hoặc ngầm định.
Về nội dung, thỏa thuận dọc thường tập trung vào các điều kiện kinh doanh trên
thị trường thứ cấp như giá bán lại, khu vực phân phối, sản lượng phân phối, khách
hàng giao dịch, điều kiện phân phối…Thỏa thuận theo chiều dọc thường đa dạng, tùy
thuộc vào đặc điểm của sản phẩm hay dịch vụ phân phối. Dựa trên các nhóm hành vi
thường gặp, thỏa thuận theo chiều dọc có ba dạng chính, bao gồm:
 thỏa thuận ấn định giá bán lại;
 thỏa thuận bán kèm sản phẩm, dịch vụ;
 hợp đồng độc quyền.
Ngoài ra, còn có một số hình thức thỏa thuận dọc khác như ấn định số lượng sản
phẩm, dịch vụ phải bán, bán sản phẩm theo mức giá khuyến nghị…
Về tác động hạn chế cạnh tranh, có thể thấy thỏa thuận dọc tác động đến hoạt động
cạnh tranh giữa các nhà phân phối của cùng một sản phẩm (intra-brand) và giữa các nhà
sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường (inter-brand). Nói cách khác, tác động hạn
chế cạnh tranh của thỏa thuận theo chiều dọc là theo cả chiều dọc và chiều ngang. Tuy
nhiên, mức độ gây hạn chế cạnh tranh của các dạng thỏa thuận dọc thường ít hơn (so với
thỏa thuận ngang), vì vậy các nước thường sử dụng cách tiếp cận hợp lý để đánh giá theo
từng vụ việc cụ thể và thông thường chỉ xem xét khi một trong các bên tham gia thỏa
thuận có sức mạnh thống lĩnh thị trường. Riêng đối với thỏa thuận ấn định giá bán lại,
Nhật Bản có cách tiếp cận tương đối nghiêm khắc, theo đó mặc nhiên cấm mọi hình thức
thỏa thuận ấn định giá bán lại.
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM




12
2. Đánh giá tác động của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xảy ra ở nhiều dạng khác nhau và gây ra các
tác động khác nhau. Có một số thỏa thuận mặc nhiên bị coi là gây ra tác động hạn chế
cạnh tranh, một số thỏa thuận chỉ gây tác động hạn chế cạnh tranh trong những trường
hợp nhất định và cũng có những thỏa thuận không gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Đánh giá mức độ tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là nhằm đưa ra cách thức
điều chỉnh phù hợp đối với mỗi loại hành vi.
Thỏa thuận ngang có tính chất nguy hại hơn thỏa thuận dọc
Các cơ quan cạnh tranh thường đánh giá thỏa thuận ngang (giữa các đối thủ cạnh
tranh ở cùng một khâu trong quá trình kinh doanh trên thị trường) có phạm vi ảnh
hưởng đến thị trường và tính chất nguy hại hơn so với thỏa thuận dọc (giữa các doanh
nghiệp ở các khâu khác nhau của quá trình kinh doanh trên thị trường). Các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang, đặc biệt là các thỏa thuận hardcore cartel liên
quan đến giá, sản lượng, phân chia thị trường và thỏa thuận thông đồng đấu thầu luôn
có bản chất hạn chế cạnh tranh. Các thỏa thuận này luôn nhắm đến lợi ích của các bên
tham gia thỏa thuận và đối lập với lợi ích của các chủ thể còn lại trên thị trường như
nhà cung ứng, người tiêu dùng hay các đối thủ cạnh tranh khác không tham gia thỏa
thuận.
Trong khi đó, đối với các thỏa thuận theo chiều dọc, bên cạnh tác động gây hạn
chế cạnh tranh, các cơ quan cạnh tranh cũng thừa nhận các tác động tích cực, thúc đẩy
cạnh tranh của các thỏa thuận, ví dụ: giúp nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ
kiểm soát được các chi phí quảng cáo, khuếch trương sản phẩm, chi phí giao dịch, định
giá bán lẻ sản phẩm rẻ hơn và đồng nhất trong cùng mạng lưới phân phối, tránh tình
trạng thu lợi nhuận kép, kiểm soát các tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bảo
vệ hình ảnh thương hiệu đã tạo dựng, cải thiện chất lượng dịch vụ, loại bỏ tình trạng
hưởng khống (free riding) của các đối thủ cạnh tranh từ sự đầu tư phát triển hệ thống

phân phối Vì vậy, đối với các thỏa thuận dọc, cơ quan cạnh tranh thường đánh giá tác
động tới cạnh tranh và ra quyết định theo từng trường hợp cụ thể.
Thỏa thuận thuộc nhóm hardcore nguy hại hơn thỏa thuận thuộc nhóm non-
hardcore cartel.
Có một số loại thỏa thuận được xếp vào nhóm thỏa thuận ngang nghiêm trọng
nhất như thỏa thuận ấn định giá, hạn chế sản lượng, phân chia thị trường và thông đồng
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



13
đấu thầu. Các thỏa thuận này luôn được ưu tiên chú trọng hàng đầu, bởi hầu hết các
quốc gia đều cho rằng các loại thỏa thuận này luôn gây ra tác động nguy hại và trực
tiếp đối với môi trường cạnh tranh. Trong khi đó, các thỏa thuận non-hardcore không
phải lúc nào cũng gây ra tác động tiêu cực. Một số thỏa thuận non-hardcore còn phát
sinh hiệu quả kinh tế như đã phân tích ở phần trên. Trong nhiều trường hợp, các tác
động thúc đẩy cạnh tranh của các thỏa thuận này còn lớn hơn so với tác động phản
cạnh tranh mà nó gây ra. Thông thường, các cơ quan cạnh tranh xem xét, đánh giá các
hành vi non-hardcore cartel trên cơ sở phân tích và cân bằng các tác động thúc đẩy
cạnh tranh cũng như tác động hạn chế cạnh tranh phát sinh từ thỏa thuận.
3. Nguyên tắc ban hành quy định cấm
Từ thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh, trên cơ sở đánh giá mức độ nguy hại
tới cạnh tranh của các dạng thỏa thuận, các nước đi trước đã đưa ra các nguyên tắc để
đánh giá tính hợp pháp/bất hợp pháp của một thỏa thuận nhằm tăng cường khả năng
thực thi pháp luật. Có hai nguyên tắc được các cơ quan cạnh tranh sử dụng khi xem
xét, đánh giá một hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bao gồm: cấm mặc nhiên (per
se rule) đối với các thỏa thuận nghiêm trọng và chỉ cấm một số trường hợp đối với các
thỏa thuận không thuộc nhóm nghiêm trọng (rule of reason).
Nguyên tắc vi phạm mặc nhiên là nguyên tắc coi một số hành vi hạn chế cạnh
tranh cụ thể là mặc nhiên vi phạm pháp luật cạnh tranh. Nguyên tắc vi phạm mặc nhiên

khẳng định tính bất hợp pháp của một số loại hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cụ
thể khi chứng minh được sự tồn tại của thỏa thuận, mà không cần phải xem xét đến
mục đích gây hạn chế cạnh tranh, mức độ thiệt hại và tác động mà thỏa thuân gây ra.
Thông thường, nguyên tắc vi phạm mặc nhiên được áp dụng khi xem xét, đánh
giá các hành vi thuộc nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng (hardcore
cartel), bao gồm các thỏa thuận ấn định giá hàng hóa một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,
thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát sản lượng, thỏa thuận phân chia thị trường, khu vực,
khách hàng và thông đồng đấu thầu.
Trên thực tế, các nước như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đều coi 4 dạng thỏa
thuận ngang gồm thỏa thuận ấn định giá, thỏa thuận phân chia thị trường, thỏa thuận
kiểm soát số lượng sản xuất, mua bán và thông đồng đấu thầu là các thỏa thuận làm
nguy hại tới cạnh tranh trong mọi trường hợp, không thể được biện minh bởi bất kỳ
một lập luận nào về tác động tích cực hay hiệu quả của các thỏa thuận. Do vậy, khi
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



14
xem xét tính hợp pháp/bất hợp pháp của các thỏa thuận này, nước nói trên đều áp dụng
nguyên tắc vi phạm mặc nhiên, tức là cấm các thỏa thuận trong mọi trường hợp.
Nguyên tắc hợp lý là nguyên tắc đánh giá một hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh là vi phạm pháp luật cạnh tranh trên cơ sở xem xét, cân bằng giữa tác động thúc
đẩy cạnh tranh và tác động hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận. Nguyên tắc này được
coi là kim chỉ nam của Luật chống độc quyền Mỹ và cũng được áp dụng rộng rãi ở
Liên minh Châu Âu, Nhật Bản.
Theo nguyên tắc hợp lý, việc kiểm tra tính bất hợp pháp của hành vi được tiến
hành dựa trên việc đánh giá xem liệu thỏa thuận giữa các doanh nghiệp đơn thuần chỉ
là các quy định chung và có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh hay liệu nó có thể ngăn chặn
hoặc thậm chí phá hủy sự cạnh tranh trên thị trường. Nói cách khác, trong những
trường hợp này, cơ quan cạnh tranh phải cân nhắc, cân bằng giữa các tác động thúc đẩy

cạnh tranh và tác động hạn chế cạnh tranh.
Nếu thỏa thuận giữa các doanh nghiệp mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn so với
các tác động phản cạnh tranh; đồng thời lợi ích này là công bằng giữa nhà sản xuất
và người tiêu dùng trong khi không có biện pháp nào khác có thể được sử dụng để
mang lại lợi ích kinh tế tương đương thì thỏa thuận đó được coi là hợp pháp. Ngược
lại, nếu hành vi thỏa thuận dẫn đến các tác động hạn chế cạnh tranh mà không thể
bù đắp bởi các tác động thúc đẩy cạnh tranh mà nó đem lại và không đáp ứng những
điều kiện nêu trên thì bị coi là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, để đưa ra được đánh giá cuối cùng, các cơ quan cạnh tranh thường
phải xem xét các hiện tượng đặc biệt dẫn đến hình thành và áp dụng các thỏa thuận,
các điều kiện thị trường trước và sau khi thực hiện thỏa thuận, bản chất của thỏa thuận
và các tác động thực tế hoặc có thể do hành vi thỏa thuận gây ra… Theo hướng dẫn áp
dụng Điều 101(3) TFEU của EU, việc đánh giá một thỏa thuận có thể được thực hiện
thông qua 2 bước: (1) Thỏa thuận đang xem xét có gây hạn chế cạnh tranh hay không;
và (2) thỏa thuận đó có mang lại lợi ích thúc đẩy cạnh tranh hay không và liệu tác động
thúc đẩy cạnh tranh của thỏa thuận có lớn hơn tác động hạn chế cạnh tranh do nó mang
lại hay không. Hướng dẫn hiện tại của EU liệt kê 4 điều kiện có thể được các cơ quan
cạnh tranh dùng làm căn cứ để xem xét, đánh giá thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, gồm:
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



15
 Lợi ích kinh tế: thỏa thuận đang xem xét phải mang lại những lợi ích kinh tế
như cải tiến sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kỹ
thuật và kinh tế phải lớn hơn các tác động hạn chế cạnh tranh gây ra.
 Tính cần thiết: các hạn chế do thỏa thuận gây ra là cần thiết để đạt được các
lợi ích kinh tế. Nếu có những cách khác ít gây hạn chế cạnh tranh hơn để đạt được lợi
ích tương tự, thì những lợi ích đạt được từ việc thỏa thuận sẽ không thể được sử dụng
để biện minh cho tác động hạn chế cạnh tranh. Nói cách khác, cơ quan cạnh tranh phải

đánh giá liệu các tác động hạn chế cạnh tranh có vượt quá những gì cần thiết để đạt
được lợi ích kinh tế hay không.
 Chia sẻ lợi ích công bằng cho người tiêu dùng: các lợi ích kinh tế đạt được phải
có lợi không chỉ cho các bên tham gia thỏa thuận, mà phải được chia sẻ một cách công
bằng cho người tiêu dùng. Phần lợi ích chuyển cho người tiêu dùng có thể được đánh giá
thông qua việc đánh giá lợi ích cắt giảm chi phí, môi trường cạnh tranh, các yếu tố cung
cầu có lợi cho cạnh tranh…Doanh nghiệp tham gia thỏa thuận sẽ giữ lại hiệu quả không
được chia sẻ cho người tiêu dùng, thể hiện bởi đạt được lợi nhuận cao hơn.
 Không loại bỏ cạnh tranh: cơ quan cạnh tranh cần đánh giá liệu thỏa thuận có
gây ra tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường hay không. Nếu
các doanh nghiệp tham gia có vị trí thống lĩnh trên thị trường, thì thỏa thuận gây ra các
tác động phản cạnh tranh và vì vậy hành vi sẽ thuộc diện bị cấm thực hiện.
Như vậy, đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tiếp cận điều chỉnh của các nước
là kết hợp áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (đối với thỏa thuận nghiêm trọng) và
nguyên tắc hợp lý (đối với các dạng thỏa thuận khác và thỏa thuân theo chiều dọc).
4. Xử lý vi phạm
4.1. Các hình thức xử lý vi phạm
Sau khi xem xét, đánh giá tính bất hợp pháp của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh trên cơ sở nguyên tắc vi phạm mặc nhiên hoặc nguyên tắc hợp lý, nếu xét thấy
hành vi thỏa thuận vi phạm pháp luật cạnh tranh, thì tùy thuộc vào tính nghiêm trọng,
mức độ tác động và thiệt hại do hành vi gây ra mà cơ quan cạnh tranh, cơ quan công tố
truy cứu trách nhiệm đối với các đối tượng khác nhau, với các hình thức xử lý vi phạm
khác nhau.
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



16
Đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh gồm: a) doanh nghiệp; b) cá nhân; c) tổ chức ngành nghề.

Các hình thức xử lý vi phạm đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy
định trong pháp luật cạnh tranh phải phù hợp với đối tượng bị truy cứu trách nhiệm, đồng
thời phải tương xứng với mức độ tác động và gây hại của hành vi, trong đó bao gồm:
a) chế tài phạt tù: được áp dụng đối với cá nhân vi phạm;
b) chế tài phạt tiền: được áp dụng đối với doanh nghiệp; cá nhân và/hoặc tổ
chức vi phạm;
c) biện pháp khắc phục hậu quả: được áp dụng đối với doanh nghiệp và/hoặc tổ
chức vi phạm.
4.1.1. Xử lý vi phạm đối với cá nhân
Cá nhân vi phạm được đề cập trong phần này có thể là giám đốc, nhà quản lý,
người đại diện doanh nghiệp, chủ tịch hoặc thành viên ban chấp hành hiệp hội đã thực
hiện hành vi thỏa thuận; ép buộc, lôi kéo, xúi giục hoặc tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi
để các bên dễ dàng tham gia thỏa thuận.
Các hình thức xử lý vi phạm có thể áp dụng đối với các cá nhân vi phạm bao gồm
a) chế tài phạt tù và/hoặc b) chế tài phạt tiền.
Chế tài xử lý vi phạm đối với cá nhân thường được áp dụng trong các trường hợp
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc nhóm hardcore cartels, như thỏa thuận ấn định giá,
phân chia thị trường, hạn chế sản lượng hoặc thông đồng đấu thầu
Việc quy định các chế tài xử lý hình sự đối với các cá nhân tham gia thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật đối với các hành vi các-ten
nguy hại, đồng thời mang tính răn đe, ngăn ngừa. Tuy nhiên, không phải tất cả các
nước đều có quy định về chế tài xử lý vi phạm đối với cá nhân tham gia thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh. Các chế tài xử phạt này chỉ được áp dụng ở những quốc gia có chế độ
xử lý hình sự đối với các-ten, với cách tiếp cận coi các-ten là một tội hình sự, tương tự
như các tội danh trộm cắp, gian lận Khi đó, việc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh vi phạm được thực hiện theo thủ tục tố tụng hình sự.
Trong xử lý hình sự đối với các cá nhân tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,
các quốc gia cũng quy định khác nhau về thẩm quyền xử lý vi phạm, thời hạn phạt tù
và mức phạt tiền tối đa.
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM




17
Tại một số quốc gia, chẳng hạn như Canada, cơ quan cạnh tranh chịu trách nhiệm
điều tra vụ việc, nhưng việc truy tố hình sự lại thuộc thẩm quyền của Viện công tố.
Trong khi đó, ở các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Israel, Cơ quan chống độc quyền có
đồng thời hai thẩm quyền điều tra và truy tố hình sự đối với hành vi các-ten.
Về thời hạn phạt tù tối đa, một số quốc gia quy định cá nhân vi phạm có thể bị
phạt tù tối đa lên tới 5 năm, như Nhật Bản, Ireland, Vương quốc Anh Trong khi đó,
Hoa Kỳ có cách tiếp cận nghiêm khắc hơn đối với hành vi các-ten, đặc biệt là các-ten
hardcore cartels, với quy định về thời hạn phạt tù tối đa lên tới 10 năm.
Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh có thể là 5 triệu yen (tại Nhật Bản), 4 triệu euro (tại Ireland), 500,000 đô la New
Zealand (tại New Zealand) hoặc 1 triệu đô la Mỹ (tại Hoa Kỳ).
4.1.2. Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể phải chịu các hình thức
xử lý như sau: a) phạt tiền và/hoặc b) buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
a) Phạt tiền
Có thể nói, phạt tiền đối với doanh nghiệp là hình thức xử lý vi phạm chính được
các cơ quan cạnh tranh áp dụng phổ biến đối với các vụ việc liên quan đến hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh.
Cơ sở để tính toán mức phạt tiền đối với doanh nghiệp vi phạm tương đối đa dạng
và có sự khác biệt giữa các quốc gia. Nó có thể là:
o doanh thu/doanh số bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan hoặc tổng
doanh thu, doanh thu trên thị trường nội địa hoặc doanh thu toàn cầu;
o lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm bất chính;
o thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan.
Trong tính toán mức phạt tiền đối với doanh nghiệp, cơ quan cạnh tranh luôn chú
trọng tới các yếu tố như tỷ lệ phần trăm từ doanh thu/doanh số, lợi nhuận bất chính;

khoảng thời gian để tính toán doanh thu/doanh số, lợi nhuận; khung phạt tối thiểu, tối
đa. Tỷ lệ phần trăm tối đa từ doanh thu thường được quy định ở mức 10%. Khoảng
thời gian để tính toán doanh thu làm cơ sở tính mức phạt có thể là 01 hoặc tối đa 03
năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Khung phạt có thể rơi vào khoảng
giữa mức tối thiểu và mức tối đa, hoặc chỉ quy định mức phạt tối đa.
Đối với từng vụ việc, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về hành vi thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh có quyền quyết định áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



18
phạt tiền nêu trên. Mức phạt tiền cao hay thấp tùy thuộc vào tính nghiêm trọng, mức độ
tác động của hành vi, tuy nhiên không được vượt quá mức tối đa, hoặc nằm ngoài
khung phạt tiền theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
b) Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài chế tài phạt tiền, các biện pháp khắc phục hậu quả cũng được các cơ quan
thực thi cạnh tranh chú trọng áp dụng như là các giải pháp nhằm cân bằng thị trường,
đưa thị trường trở về trạng thái cạnh tranh hơn hoặc trạng thái như trước khi xảy ra các
hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với doanh nghiệp có thể là buộc bồi thường,
bù đắp tổn thất, thiệt hại cho khách hàng, người tiêu dùng, đối tác kinh doanh; buộc
loại bỏ những điều khoản vi phạm ra khỏi hợp đồng, bản cam kết, ghi nhớ, thỏa thuận
giữa các doanh nghiệp/cá nhân kinh doanh; buộc cam kết không tái phạm hoặc tiếp tục
vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh hay buộc học tập và được giáo dục nhận
thức về pháp luật cạnh tranh Các biện pháp xử lý này mang tính chiến lược, lâu dài,
có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp tái phạm trong tương lai.
4.1.3. Xử lý vi phạm đối với tổ chức nghề nghiệp
Các tổ chức nghề nghiệp, chẳng hạn như hiệp hội các doanh nghiệp trong cùng
một ngành không phải là đối tượng trực tiếp tham gia thỏa thuận. Tuy nhiên, hiệp hội

vẫn có thể là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh do đã ép buộc, lôi kéo, xúi giục các doanh nghiệp thành viên tham gia
thỏa thuận, thực hiện các quyết định của hiệp hội liên quan đến giá, sản lượng sản xuất,
thị trường hay đóng vai trò tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thành
viên gặp gỡ, trao đổi các thông tin kinh doanh nhạy cảm và thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh.
Các hình thức xử lý vi phạm áp dụng đối với hiệp hội ngành nghề có thể là phạt
tiền hoặc buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhật Bản và Đài Loan là
hai quốc gia có những quy định rõ ràng về xử lý vi phạm của hiệp hội thương mại, hiệp
hội nghề nghiệp liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
4.2. Xu hướng điều chỉnh các quy định về xử lý vi phạm
Với quan điểm thống nhất cho rằng vi phạm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là
một trong các vi phạm pháp luật cạnh tranh nghiêm trọng nhất, thời gian gần đây các
nước trên thế giới có xu hướng điều chỉnh các quy định về xử lý vi phạm liên quan đến
hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo hướng tăng chế tài xử phạt. Cụ thể:
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



19
a) Xu hướng hình sự hóa các-ten
Theo nghiên cứu mới nhất của Mạng lưới cạnh tranh quốc tế (ICN) năm 2009 về
“Xu hướng và sự phát triển trong thực thi chống các-ten”, trong giai đoạn 10 năm gần
đây từ năm 2000 đến năm 2009, đã có một số quốc gia sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh
tranh theo hướng hình sự hóa một số hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm
trọng.
Chẳng hạn, Luật Cạnh tranh của Vương quốc Anh năm 2003 đã bổ sung thêm các
quy định về phạt tù lên tới 5 năm và phạt tiền không giới hạn đối với cá nhân vi phạm
liên quan đến hành vi các-ten nghiêm trọng. Tương tự, điều khoản quy định về chế tài
phạt hình sự đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng được đưa vào trong

pháp luật cạnh tranh của Romania năm 2003, Estonia năm 2002 và Hungary năm 2005.
Gần đây nhất, năm 2009, cơ quan thực thi cạnh tranh tại Úc và Nam Phi cũng đã
thay đổi quan điểm và có thái độ nghiêm khắc hơn đối với các hành vi các-ten, coi các-ten
là một tội hình sự. Theo Luật Cạnh tranh mới được sửa đổi của Úc, cá nhân vi phạm hình
sự trong các vụ việc các-ten có thể chịu mức phạt tù tối đa 10 năm và/hoặc mức phạt tiền
tới 220,000 đô la Úc/hành vi. Tại Nam Phi, từ năm 2009, cá nhân là giám đốc hoặc giữ vị
trí quản lý doanh nghiệp đã chỉ đạo, lôi kéo doanh nghiệp thực hiện thảo thuận hạn chế
cạnh tranh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự dưới hình thức nộp phạt với mức tiền
phạt không quá 500,000 Rand Nam Phi hoặc bị phạt tù tối đa 10 năm, hoặc phải chịu cả
hai chế tài xử phạt.
b) Xu hướng tăng mức phạt
Thể hiện phản ứng mạnh mẽ hơn, quyết tâm cao hơn trong thực thi các quy định
kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, trong thời gian gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới
có xu hướng tăng chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp và cá nhân vi phạm, bao gồm tăng
thời hạn phạt tù, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân, doanh nghiệp. Cụ thể như dưới đây:

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



20
Xu hƣớng thay đổi mức phạt đối với cá nhân vi phạm pháp luật về thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh của một số quốc gia 2000 – 2009
Quốc gia
Năm
SĐBS
Mức phạt tù tối đa
Mức phạt tiền tối đa
Trƣớc SĐBS
Sau SĐBS

Trƣớc
SĐBS
Sau SĐBS
Chile
2009
2 năm
5 năm


Ai-len
2002
2 năm
5 năm
3 triệu €
4 triệu €
Nhật Bản
2009
3 năm
5 năm


Hà Lan
2001


300,000
NZ$
500,000 NZ$
Tây Ban Nha
2007




60,000 €
Hoa Kỳ
2004
3 năm
10 năm
350,000 $
1 triệu $
Xu hƣớng thay đổi mức phạt tiền đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật về
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của một số quốc gia 2000 – 2009
Quốc gia
Năm
SĐBS
Trƣớc SĐBS
Sau SĐBS
Chile
2009

24.2 triệu $
Ai Cập
2008
2 triệu $
55 triệu $
Pháp

5% doanh thu thị trường Pháp
10% doanh thu toàn cầu
Đức


3 lần lợi nhuận thu được từ
hành vi vi phạm
1 triệu € và 10% tổng doanh
thu
Ai-len
2002
3 triệu €
4 triệu €
Nhật Bản
2005
6% doanh thu trên TTLQ
10% doanh thu trên TTLQ
Hàn Quốc
2005
5% doanh thu hàng năm
10% doanh thu hàng năm
Hà Lan
2001
5 triệu NZ$
10 triệu NZ$;
3 lần lợi nhuận thu được từ
hành vi vi phạm hoặc 10%
doanh thu.
Panama
2007
100,000 $
1 triệu $
Tây Ban Nha
2007


10% doanh thu hoặc 10 triệu €
Hoa Kỳ
2004
10 triệu $
100 triệu $

Mỗi quốc gia lựa chọn một chế độ xử lý riêng đối với hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, phù hợp với hệ thống pháp luật của mình. Mặc dù cơ sở và cách tính toán
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



21
mức phạt, khung phạt giữa các quốc gia có sự khác biệt, tuy nhiên với việc thống nhất
nâng cao quan điểm đánh giá đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các cơ
quan cạnh tranh ngày càng có xu hướng hình sự hóa hành vi các-ten nghiêm trọng hoặc
quy định chế tài phạt nặng hơn nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chống các-ten.
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



22
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH HIỆN
HÀNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM

1. Tổng quan về các quy định hiện hành
1.1. Về các hành vi t hỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Khoản 3, Điều 3, Luật cạnh tranh đưa ra khái niệm về hành vi hạn chế cạnh tranh
―là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, làm sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị

trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế‖. Tuy nhiên, Luật cạnh tranh và
các văn bản hướng dẫn không đưa ra định nghĩa trực tiếp về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh. Một cách gián tiếp có thể hiểu, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận giữa
hai hay nhiều doanh nghiệp nhằm làm giảm, làm sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị
trường.
Luật Cạnh tranh và Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh dưới hình thức liệt kê các hành vi cụ thể và mô tả chi tiết về nội dung, hình
thức của các loại thỏa thuận này. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, vì vậy, được hiểu bao
gồm 08 dạng thỏa thuận quy định tại Điều 8, Luật Cạnh tranh và được quy định chi tiết
tại các Điều từ 14 đến 21, Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Theo Điều 8, Luật cạnh tranh, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
1) Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
2) Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung
ứng dịch vụ;
3) Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán
hàng hoá, dịch vụ;
4) Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
5) Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua,
bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên
quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
6) Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị
trường hoặc phát triển kinh doanh;
7) Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các
bên của thoả thuận;
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



23

8) Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung
cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Mỗi loại thỏa thuận trên được mô tả chi tiết tại Nghị định hướng dẫn thi hành (từ
Điều 14 đến Điều 21, Nghị định 116/2005/NĐ-CP). Như vậy, phạm vi các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh bị điều chỉnh chỉ nằm trong khuôn khổ các hành vi được quy định
trong Luật và Nghị định.
1.2. Về các quy định cấm
Các quy định cấm đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được đề cập tại Điều 9,
Luật Cạnh tranh. Theo đó, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm đoán ở hai
mức độ: cấm tuyệt đối (trong mọi trường hợp) và cấm khi thị phần kết hợp của các bên
tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan chiếm từ 30% trở lên. Mặc dù vậy, căn cứ
các quy định hiện hành, có thể thấy rằng Luật Cạnh tranh của Việt Nam sử dụng
nguyên tắc vi phạm mặc nhiên khi đánh giá các hành vi thỏa thuận.
1) Quy định cấm tuyệt đối (Khoản 1, Điều 9, Luật Cạnh tranh): được áp dụng
đối với các thỏa thuận quy định tại khoản 6; 7; 8, Điều 8, Luật Cạnh tranh, bao gồm (1)
thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc
phát triển kinh doanh; (2) thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp
không phải là các bên của thoả thuận; (3) thông đồng để một hoặc các bên của thoả
thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Theo cách tiếp cận của Luật Cạnh tranh Việt Nam, ba loại thỏa thuận bị cấm
tuyệt đối và không được miễn trừ luôn hàm chứa tính chất hạn chế cạnh tranh mà
không có bất cứ một cơ sở nào để có thể biện hộ về hiệu quả của chúng đối với thị
trường. Do đó, việc xác định hành vi thỏa thuận bị cấm trong các trường hợp này
không đòi hỏi phải chứng minh về sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp tham gia
thỏa thuận.
2) Quy định cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên
thị trƣờng liên quan từ 30% trở lên (Khoản 2, Điều 9, Luật Cạnh tranh): được áp
dụng đối với các thỏa thuận quy định tại khoản 1; 2; 3; 4; 5, Điều 8, Luật Cạnh tranh,
bao gồm (1) thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
(2) thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

(3) thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá,
dịch vụ; (4) thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; (5) thoả
thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



24
vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến
đối tượng của hợp đồng.
Các thỏa thuận không thuộc ba trường hợp bị cấm tuyệt đối chỉ có thể bị cấm khi
thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan từ
30% trở lên. Việc xác định cấu thành hành vi thỏa thuận bị cấm trong những trường
hợp này yêu cầu phải chứng minh hai yếu tố:
- Nội dung của thỏa thuận thuộc các hình thức thỏa thuận được quy định tại
khoản 1; 2; 3; 4 hoặc 5, Điều 8, Luật Cạnh tranh;
- Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên thị trường
liên quan phải chiếm từ 30% trở lên.
Điều kiện khác biệt giữa hai mức độ cấm đoán là yêu cầu về mức thị phần kết
hợp của các bên tham gia thỏa thuận. Theo cách tiếp cận của các nhà làm luật Việt
Nam, thị phần là cơ sở để xác định khả năng chi phối của doanh nghiệp đối với thị
trường. Theo Luật Cạnh tranh, mức thị phần trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đã
có thể trao cho doanh nghiệp sức mạnh thị trường, là khả năng tác động đến giá cả thị
trường của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ bán hoặc mua.
Quy định ―cấm có điều kiện‖ căn cứ trên cơ sở duy nhất là thị phần kết hợp của
các bên tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan, không xem xét trên cơ sở đánh
giá, cân nhắc giữa các tác động tích cực và tiêu cực của hành vi.
1.3. Về các quy định miễn trừ
Phạm vi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn trừ theo Luật Cạnh tranh
bao gồm 5 dạng hành vi được xem xét cấm theo ―nguyên tắc hợp lý‖, nghĩa là bị cấm

khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các bên tham gia từ 30% trở lên. Cụ
thể, theo Điều 10, Luật Cạnh tranh, chỉ những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định
tại khoản 2, Điều 9 mới thuộc phạm vi các thỏa thuận được xem xét miễn trừ có thời
hạn.
Các thỏa thuận nêu trên được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các
điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:
a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh
doanh;
b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch
vụ;
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ
thuật của chủng loại sản phẩm;
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM



25
d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không
liên quan đến giá và các yếu tố của giá;
e) đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
f) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc
tế.
Để được hưởng miễn trừ, các bên tham gia thỏa thuận phải thực hiện thủ tục đề
nghị hưởng miễn trừ quy định tại Điều 25-38, Luật Cạnh tranh. Trên cơ sở hồ sơ đề
nghị hưởng miễn trừ của các bên, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm xem xét,
đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định.
1.4. Về các hình thức xử lý vi phạm
a) Hình thức xử lý vi phạm
Tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp) vi phạm các quy
định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm sẽ bị xử lý theo các hình thức được quy

định tại Điều 117, 118, Luật Cạnh tranh và được quy định chi tiết tại Điều 10-17, Nghị
định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, bao gồm:
- Phạt tiền;
- Phạt bổ sung;
- Biện pháp khắc phục hậu quả.
Các hình thức xử lý vi phạm đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
STT
Hình thức
xử lý
Mô tả chi tiết
1
Phạt tiền
0 - 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực
hiện hành vi vi phạm nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt
(quy định tại Khoản 2, Điều 10, Nghị định 120/2005/NĐ-CP).
5-10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực
hiện hành vi vi phạm nếu thuộc các trường hợp:
- Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực
phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người,
thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật,
giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ;
- Doanh nghiệp vi phạm giữ vai trò tổ chức, lôi kéo các đối tượng
khác tham gia vào thoả thuận.

×