Quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật
Nội dung và nghệ thuật luôn gắn bó mật thiết với nhau . Nội dung nào nghệ
thuật ấy . Nội dung hay phần lớn là nhờ nghệ thuật vì nhờ nghệ thuật mà biểu
hiện nội dung . Nội dung dung vui vẻ thì hình thức sinh động và ngược lại .
* Ví dụ : Hì hà , hì hục
Lục cục ,lào cào
Anh cuốc,em cuốc
Đá lở, đất nhào .
( Phá đường - Tố Hữu )
+ Nội dung : Quang cảnh buổi lao động “phá đường” cản giặc trong kháng
chiến chống Pháp .
+ Nghệ thuật :Từ láy gợi tả ,gợi hình , gợi thanh , sử dụng điệp từ “ cuốc cuốc ,
cào cào”
D - Luyện tập :
Tìm nội dung và nghệ thuật đoạn thơ sau :
KHông họ chưa hai mươi
Cô gái hôm nào mới lớn
Soi trộm vào gương thấy má mình hồng
Nghĩ đến chuyện lấy chồng đỏ mặt .
Người con trai ngồi trên gò đất
Thổi sáo gọi người yêu, làm nắng chiều đứng lại
Lúa đang thời con gái cũng thấy rộn trong lòng
( Nhân câu chuyện mấy người tự tử - Lê Đạt )
VI – Bài thứ sáu : Phân tích tác phẩm văn học
1- Tác phẩm văn học là gì ? Người ta gọi tác phẩm văn học là công trình sáng
tác đạt đến trình độ nghệ thuật cao thuộc :thơ , truyện , kịch , ký v.v…
Một bài thơ, tập thơ ,tiểu thuyết ,truyện ngắn , ký , kịch đều gọi là tác phẩm
văn học . Mỗi tác phâm văn học đều có đặc thù riêng của nó .
2- Phân tích tac phẩm văn học là gì ? Phân tích tác phẩm văn học là tìm hiểu
nhận xét đánh giá tac phẩm ấy về hai phương diện nội dung và nghệ thuật
trong mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm cũng như hoàn cảnh ra đời của nó .
Khi phân tích nếu là tác phẩm văn tự sự thì phân tích nội dung riêng nghệ
thuật riêng . Nếu là tác phâm trữ tình thì phân tích nghệ thuật để làm sáng tỏ
nội dung . Vì sao ? Vì tác phẩm tự sự
Thì tư tưởng tình cảm của tác giả đươc thể hiện thông qua hàng động ,tính
cách ,lời nói ,tâm trạng của nhân vật . Còn tác phẩm trữ tinh thì tư tưởng tình
cảm của tác giả biểu hiện thông qua ngôn ngữ ( Cách ngắt nhịp ,sử dụng từ gợi
tả ,biện pháp tu từ ,sử dụng câu v.v…)
3-Các bước phân tích :Khi phân tích tác phẩm văn học cần theo trình tự ba
bước sau (Khái quát – phân tích - tổng hợp ) .
a- Nhân xét khái quat bước đầu về tác phẩm.Nếu là thơ ( bài thơ khổ thơ ,
đoạn thơ ) .Phải nêu đại ý của nó trước khi phân tích .
b- Phân tích từng phần ,từng mặt, từng ý trong tác phẩm về hai mặt nội dung
và nghệ thuật .
c- Tổng hợp lại trên cơ sở đã phân tích .
d- Chú ý :- nếu là tác phẩm tự sự thì chú ý nhiều về cốt truyện và nhân vật .
Nếu là tác phẩm trữ tình thì chú ý đến từ ngữ ,hình ảnh ,nhịp điệu biện pháp
tu từ .
- Trong một đoạn thơ ,bài thơ không phải bao giờ tác giả cũng sử dụng tất cả các
biện pháp nghệ thuật mà chỉ chọn lọc sử dụng hợp lý với nội dung cần bày tỏ .
Khi phân tích ta phải phát hiện ,xác định nội dung miêu tả ,thể hiện ,qua đó xác
định nội dung tư tưởng ; Phát hiện nghệ thuật sử dụng ,nghệ thuật nổi bật trong
tác phẩm mà tác giả có dụng ý > Dùng lý lẽ phân tích cả hai mặt ,còn nghệ
thuật phải nói được tác dụng của nó chứ không phải chỉ ra rồi để đấy . Khi làm
bài phải nhất thiết tuân thủ theo trình tự sau : tìm hiểu đề -> tìm ý -> làm dàn
bài ->viết từng phần ->viết cả bài -> khảo bài .
4-Tìm hiểu đè :có nghĩa là đọc kỹ đề xem người ra đề yêu cầu ta làm những
vấn đề gì :
-Về thể loại : bài viết theo kiểu nào, đơn thuần hay tổng hợp .
- xuất xứ : tác phẩm ra đời vào lúc nào ,hoàn cảnh xã hội lúc đó ra sao ,tác giả
là ai có đặc điểm gì ?
- Nội dung khái quát của đề là gì ? (miêu tả cảnh trí thiên nhiên gửi gắm tâm
tình ,miêu tả người nêu lên tính cách nhân vật ,canh lao động hay cảnh nhàn
du ,tự sự về cái gì hay trào phúng …)
- Tìm hiểu đề rất cân thiết >đọc kỹ đề bài đọc nhiều lần có suy nghĩ liên tưởng
sẽ giúp dễ dàng hơn tring việc xây dựng dàn bài . Giúp không nhầm lẫn hoặc
thiếu sót . Về xuất xứ ta có thể lấy nó làm phần mở bài cho bài viết học sinh
trung bình .Hoc sinh khá có thể mở bài theo các khác nhưng cũng không thể
bỏ qua đươc phần xuất xứ . Về nội dung khái quát , ta có thể dùng nó vào đoạn
đầu của phần thân bài ,nhận xét khái quát tác phẩm
5-Tìm ý :Tìm hiểu đề mới là tìm hiểu tổng quát .Tìm ýlà đi sâu vào chi tiết nội
dung và nghệ thuật .
- Trước hết là xác định đề có bao nhiêu ý lớn để bài viết đáp ứng đầy đủ yêu
cầu của đề (tuỳ theo đề bài ta có thể chia ra từ 2 đến 3ý là vừa nếu hơn thì
nhiều quá sẽ vụn vặt )
- Đặt ra nhiều câu hỏi câu hỏi về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm cần phân tích rồi trả lời ,kể cả câu hỏi về tư liệu phụ (Khi viết thành bài
các câu trả lời phải được liên kết chặt chẽ ,diễn đạt cho kín mạch văn )
* Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viếng Lăng Bác - Viễn Phương )
- Ta đặt câu hỏi như sau :
+ Khổ thơ có mấy ý ? Đó là những ý nào ? Các ý đó tập trung phản ánh nội
dung gì của đoạn thơ ?
+ Điệp từ “Ngày ngày” diễn tả điều gì ? vấn đề đó ra sao ?
+ Từ “mặt trời” câu thứ hai chỉ ai ? Nghệ thuật được dùng ơ đây là gì ? Tác
dụng của nó ra sao ? Hai từ “mặt trời” ở câu 1 và câu 2 khác nhau chỗ nào ?
+ Từ rất đỏ ý muốn nói điều gì ?
+Sao không nói đoàn người mà nói “dòng người”? Từ “dòng” biểu hiện thái
độ gì của những người vào lăng viếng Bác ?
+Từ dâng thể hiện điều gì ?Tại sao lại “bảy mươi chín mùa xuân” ?
* Bài luyện tập :
Tìm ý để phân tích khổ thơ sau :
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đâu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí ;
+Cách lập dàn ý :
- Dàn ý là sắp xếp các ý đã tìm được bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi theo một
trình tự hợp ký nhất định đúng theo kiểu văn phân tích tác phẩm .
- Dàn ý được trình bày bằng những câu ngắn gọn ,gạch đầu dòng tạo thành một
thể thống nhất hoàn chỉnh .
- Mở bài : Giới thiệu tác giả , hoàn cảnh ra đời của tác phẩm , khái quat về nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm ( Nếu là đoạn trích thì nêu thêm ấn tượng của
đoạn trích ) .
- Thân bài : - Đoạn đầu của phần thân bài : Nêu cái nhìn tổng quát ban đầu tác
phẩm sắp phân tích .
-Các đoạn sau cứ mỗi ý lớn thì dựng thành một đoạn theo sự sắp xếp khi
tìm ý .
( Trong các ý lứn nên gạhj đầu dòng các ý nhỏ để tránh khi viết bị quên .)
- Kết bài : Đánh giá một cách khái quát về tác phẩm vừa phân tích . Nêu một
chút cảm nghĩ hoặc bài học cụ tuể được rút ra …
1- Cách phân tích thơ :
+ Muốn phân tích và bình giảng thơ cần phải nắm vững các thao tác sau :
-Tìm hiểu giọng thơ xem : nhẹ nhàng hay ngọt ngào ,chậm rãi hay dồn dập
, gân guốc hay uyển chuyển v.v…vì giọng thơ thể hiện hồn thơ mà tác giả
gửi gắm .
- Tìm hiểu cách ngắt nhịp bởi vì giọng thơ với cách ngắt nhịp và hiệp vần
tạo nên nhạc thơ .
- Tìm “mắt thơ”: Đó là các từ gợi tả (gợi hình ,gợi cảm ,…)
- Tìm phép tu từ : Đó là phép tu từ gi ?
+ Sau khi làm xong các thao tác trên .Muốn Phân tích và bình giảng ta nên
đặ hệ thống câu hỏi sau : Với giọng thơ như thế nào ? Kết hợp với ( biện
pháp nghệ thuật gì ?hoặc từ gợi tả nào để tạo nên ý gì ? biện pháp nghệ
thuật tạo nên hình ảnh gì ? gây cảm xúc gì cho người đọc ?
Ví dụ : Phân tích và bình giảng hai câu thơ “Đoàn thuyền dánh cá”
của Huy Cận :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa .
Với giọng thơ gân guốc kết hợp với biện pháp so sánh tác giả đã vẽ nên một cảnh
hoàng hôn trên biển thật là tuyệt đẹp . Cái hay ở đây là Huy Cận đã đem hình ảnh
mặt trời so sánh với hòn lửa rực hồng đang từ từ lặn xuống biển , tạo nên một
quang cảnh hoàng hôn huy hoàng và tráng lệ trên biển làm ngây ngất người đọc
.Nhưng khung cảnh ấy chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc rồi nhường chỗ màn đêm
lan toả . Cách sử dụng phép nhân hoá ở đây thật là độc đáo vì tác giả đã gán hành
động “Cài then” của con người cho sóng và Sập cửa” cho đêm để thể hiện sự dứt
khoát của vụ trụ đoạn tuyệt với công việc để đi vào nghỉ ngơi thư giản . Trong khi
đó con người lại bắt tay vào lao động , qua đó để thấy được tinh thần làm việc
không quản ngày đêm của người dân làng chài .