Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Mối quan hệ giữa tôn giáo và nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.59 KB, 11 trang )

Tôn giáo và nghệ thuật như đôi cánh nâng đỡ con người trong suốt cuộc
hành trình từ thuở hồng hoang đến buổi hiện đại. Các dân tộc có thể khác nhau
về vô vàn đặc điểm nhưng đều gặp gỡ ở dấu ấn sâu sắc của tôn giáo và nghệ
thuật, đó là một hằng số chung của nhân loại. Nói như thế không có nghĩa rằng
tôn giáo và nghệ thuật luôn có một vị trí như nhau trong đời sống tinh thần của
các dân tộc. Tùy thuộc vào dân tộc tính, vùng miền mà vai trò của hai chiếc
cánh này đậm nhạt, tương trợ, bổ sung và thay thế khác nhau. Nếu như đối với
người Ấn Độ, “tôn giáo đọc cho văn học chép” thì đối với người Trung Hoa,
“thơ chính là tôn giáo”.
Trong chuyên luận Nhân sinh quan và văn hóa Trung Hoa, Lâm Ngữ Đường
cho rằng, “thơ có nhiệm vụ thay thế tôn giáo, nghĩa là có nhiệm vụ làm cho tâm
hồn thanh khiết, cảm được cái bí mật cùng cái đẹp của vũ trụ, gây cho con người
tấm lòng thương đồng loại và sinh vật. Tôn giáo chỉ là một thứ tình cảm hoặc xúc
động run rẩy.” Thơ có vai trò như tôn giáo, là cứu cánh tinh thần, thanh lọc tâm
hồn, tiếp sức cho tình yêu thương cuộc sống. Thơ đến với con người tự nhiên
như hơi thở, lan tỏa trong cộng đồng, ở sâu trong hồn người như một phần
không thể thiếu của sự sống. Thơ dạy cho người Trung Hoa nhân sinh quan cuộc
sống, trước hết là sự hòa hợp giữa con người với vũ trụ. Trong sự gắn kết khăng
khít ấy, con người luôn hướng đến sự trân trọng những vẻ đẹp bình dị, là cỏ cây
hoa lá mùa xuân, là tiếng vượn hú giữa chiều đông, một cánh buồm nhỏ bé giữa
bể rộng, một đỉnh núi chon von giữa trời cao… tất cả đều hiển hiện trong câu
chữ. Trong thơ Lí Bạch, ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp và đầy sức
sống như: trăng (Quan sơn nguyệt, Tĩnh dạ tư, Nga Mi sơn nguyệt ca, Cung trung
hành lạc, Bả tửu vấn nguyệt,…), cỏ non, liễu biếc mùa xuân (Xuân tứ, Lao Lao
đình, Vọng Hán Dương liễu sắc kí Vương Tể,…), hình ảnh những bức tranh cảnh
thiên nhiên rất sống động và tươi đẹp trong mối tương giao hòa hợp với con
người (Giang thượng ngâm, Dạ bạc ngưu chử, Độc tọa kính đình sơn, Thu phố
ca, Anh Vũ châu,…). Ngược với Lý Bạch, nhà thơ hiện thực Đỗ Phủ không chú
trọng nhiều đến miêu tả những cảnh thiên nhiên hùng tráng, lãng mạn mà ông
thường đi vào miêu tả những khung cảnh thiên nhiên bình dị gắn với cuộc sống
của nhân dân như “Nhật mộ”, “Đăng cao”, “Thảo các”….


1
Bài “Nhật mộ” (Chiều hôm) chính là một bức tranh thiên nhiên gần gũi với
cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người đã được tác giả phác họa:
“Ngưu dương hạ lai cửu
Các dĩ bế sài môn
Phong nguyệt tự thanh dạ
Giang sơn phi cố viên
Thạch tuyền lưu ám bích
Thảo lộ trích thu căn…”
Dịch nghĩa
Đàn trâu và dê xuống núi đã lâu
Mọi người đều đóng kín cửa sài
Đêm thanh tĩnh đầy thú gió trăng
Sông núi khác xa nơi quê cũ
Suối ghềnh đá hảy bên sườn non ẩn khuất
Hạt sương đầu cỏ rỏ xuống gốc cây mùa thu….
“Thảo các” (Gác tranh) cũng là một bài thơ được xây dựng bằng một bức
tranh thiên nhiên bình dị, cảnh được miêu tả có chiều rộng và dài nhưng khách
thể chính ở đây lại là cái gác lợp cỏ, ngôi nhà cỏ đơn sơ quen thuộc trong đời
sống nhân dân hiện tại:
“Quanh ngày cửa liếp chẳng gài
Trông ra hết đất bên ngoài gác tranh
Sông đêm rồng, cá lượn quanh
Rừng thu rung động trước mành trăng sao
2
Sương sa đầm ướt lúc nào
Vẩn vơ mây mỏng bay cao lưng trời
Buông thuyền nhìn vợ thở dài
Nay trôi mai nổi cho phai má hồ”
Dù viết theo những phong cách khác nhau nhưng các nhà thơ đều hướng

ngòi bút của mình đến vẻ đẹp trong mối tương quan với con người. Trong bức
tranh tổng thể ấy, thiên nhiên dù cao rộng, bao phủ nhưng con người mới là
điểm sáng:
“Lô hỏa chiếu thiên địa
Hồng tinh loạn tử yên
Noãn lang minh nguyệt dạ
Ca khúc động hàn xuyên”
Dịch nghĩa:
Lò lửa chiếu trời đất
Đốm lửa bắn tung trong làn khói tím
Chàng thợ đúc trong đêm trăng sáng
Hát khúc ca làm rung động cả dòng sông lạnh
Con người soi sáng tự nhiên (noãn lang minh nguyệt dạ). Đó là cái nhìn lạc
quan ca ngợi cuộc sống, ca ngợi con người. Chỉ có sức nóng, hơi ấm, lòng nhiệt
huyết mới có thể làm nên bài ca chân chính, làm thay đổi, biến đổi vũ trụ này.
Trong thơ, con người tìm thấy những vẻ đẹp bình dị, mối giao hòa với trời
đất. Với thơ, con người có thể giảy bày những xúc cảm mãnh liệt về nhân sinh,
cuộc đời.
Có người cho rằng làm thơ vui khó gấp trăm lần làm thơ buồn, bởi khi nỗi
buồn chất chứa khiến nghệ sĩ thăng hoa bút lực. Nhìn một cách tổng lược, trong
3
kho tàng thơ ca của nhân loại, nhưng áng thơ hồ hởi tươi vui đúng là ít hơn hẳn
những vần thơ thấm đẫm nước mắt. Nhưng không phải do cây bút của nhà thơ
dễ bắt nhịp với nỗi buồn mà do trong sự chuyển xoay của cuộc sống, nỗi buồn
bao giờ cũng rợn ngợp hơn. Bởi vậy những chủ đề quen thuộc trong thơ Trung
Hoa thường là tống biệt, bi ca, oán sầu, cô lẻ … Ta gặp rất nhiều những bài thơ
tống biệt trong thơ của Lý Thương Ẩn, Vương Bột, Vương Duy … đặc biệt là
Lý Bạch (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, “Tống
Trương xá nhân cho Giang Đông”, “Tống hữu nhân”, “Tống hữu nhân nhập
Thục” đến “Tống khách qui Ngô”, “Lao Lao đình”, “Tống Dương Sơn Nhân qui

Tung Sơn”…) Trong đó phải kể đến tuyệt bút Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo
Nhiên chi Quảng Lăng:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận.
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.”
(Lý Bạch)
Theo Kim Thánh Thán, dòng trường giang là dòng sông tâm trạng, dòng
sông li biệt, lưu biệt, chảy trôi. Con nước mang trong mình biết bao nỗi buồn,
bao nước mắt chúng sinh. Bởi vậy chỉ riêng sự xuất hiện của dòng sông cũng đã
gợi nên không gian chia phôi, không gian suy tưởng.
Ở đây có sự đồng nhất cái hữu hạn (cô phàm) vào cái vô hạn (bích không
tận) như một sự khẳng định người ra đi nhưng tình bạn không phai mờ, nó là
vĩnh cửu. Sự đồng nhất chiều rộng (dòng trường giang) - chiều cao (thiên tế),
không gian dưới thấp- không gian trên cao tạo nên một khoảng bao la rợn ngợp.
Tiễn đưa cố nhân không chỉ một mình Lý Bạch mà còn cả vũ trụ thăm thẳm.
Viết về cuộc tiễn đưa, Âu Dương Tu trong Trường tương tư cũng phác họa
cả không gian tiễn biệt:
“Tần mãn khê,
Liễu nhiễu đê,
Tương tống hành nhân khê thuỷ tê (tây),
Hồi thời lũng nguyệt đê.
Yên phi phi,
4
Phong thê thê,
Trùng ỷ châu môn thính mã tê,
Hàn âu tương đối phi”
Bản dịch:
“Cỏ ngập khe,
Liễu khắp đê,

Đưa tiễn người đi suối não nề,
Trăng lơ lửng lối về.
Khói mờ mờ,
Gió lê thê.
Ngựa hí, ngồi lâu tựa cửa nghe,
Hải âu từng cặp đi.”
(Người dịch: Điệp luyến hoa)
Chia biệt khổ, nhưng gặp gỡ cũng não nề. Lục Du đã từng viết bài từ bi phẫn
Thoa đầu phượng khi gặp lại cố nhân sau bao năm bị chia loan xẻ thúy:
“Tay xin gửi rượu hoàng đằng,
Đầy thành xuân sắc, bền tường liễu xanh.
Gió đông ác nghiệt đã đành,
Ai hay bạc cả ân tình vì đâu.
Lòng riêng đeo nặng mối sầu,
Bao năm xa cách đơn cô một mình.
Sai! Sai! Sai! Xót xa tình.
Người ơi, gầy võ dáng hình vì xuân
Lụa hồng thấm ngấn lệ hoen,
Hoa đào rơi rụng lầu xuân vắng người.
Minh sơn thệ hải bao lời,
Mà phong thư gấm gởi người được đâu.
Thôi đừng phiền lụy chi nhau.”
(Thoa đầu phượng – Nguyễn Thị Bích Hải dịch)
Mỗi câu chữ đều được chưng cất từ nỗi bi hận tình không vẹn, đôi không
thành. Nhưng cái đọng lại trong lòng người vẫn là tình sâu nghĩa nặng của lứa
đôi.
5

×