Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

phân tích về máy thu phát mfhf jss-720. đi sâu phân tích bộ khuếch đại công suất và phối hợp trở kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ TÀU BIỂN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
-o0o-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH MÁY THU PHÁT MF/HF JSS-720, ĐI SÂU
PHÂN TÍCH KHỐI KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT VÀ
PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG.
Giáo viên hướng dẫn : Th.s. NGUYỄN NGỌC SƠN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN CHUNG
Lớp : ĐTV47 - ĐH

Hải phòng, tháng 02 năm 2011
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mở Đầu
3
Chương 1. Khái quát chung về máy thu phát vô tuyến điện (VTĐ) 4
1.1. Khái quát về máy thu phát
4
1.1.1. Khái niệm.
4
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ.
5
1.1.3. Yêu cầu, phân loại.
5
1.2. Sơ đồ khối máy thu phát vô tuyến điện(VTĐ)
9
1.2.1. Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động máy phát vô tuyến điện.
9


1.2.2. Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động máy thu vô tuyến điện.
10
1.3. Các khối quan trọng trong máy thu phát
12
1.3.1. Khối tổng hợp tần số.
12
1.3.2. Khối khuếch đại công suất.
14
1.3.3. Khối điều hưởng anten.
16
Chương 2. Nguyên lý hoạt động của máy thu phát MF/HF JSS-720 21
2.1. Giới thiệu về máy thu phát MF/HF JSS-720.
21
2.1.1. Khái quát chung.
21
2.1.2. Đặc điểm của máy.
21
2.1.3. Các thông số kỹ thuật.
22
2.1.4. Các modul trong máy thu phát JSS–720.
23
2.2. Nguyên lý hoạt động của máy thu phát MF/HF JSS-720.
29
2.2.1. Sơ đồ khối của máy.
29
2.2.2. Nguyên lý hoạt động của các khối trong máy.
31
Chương 3. Đi sâu phân tích tầng khuếch đại công suất trong máy thu
phát MF/HF JSS-720
50

3.1. Khái quát về khuếch đại công suất.
50
3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tầng tiền KĐCS.
50
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tầng tiền KĐCS.
52
3.1.3. Nguyên lý của bộ chia công suất.
53
3.1.4. Nguyên lý của bộ cộng công suất.
55
3.1.5. Phương pháp tự điều chỉnh KĐCS.
61
3.2. Phân tích mạch của khối khuếch đại công suất.
61
3.2.1. Sơ đồ khối KĐCS.
61
3.2.2. Tầng khuếch đại đệm (CAR-117F).
61
3.2.3. Tầng khuếch đại công suất (CHA-250).
64
Chương 4: Đi sâu phân tích tầng phối hợp trở kháng anten trong
máy thu phát MF/HF JSS-720
70
4.1. Khái quát về phối hợp trở kháng.
70
4.1.1. Bộ điều hưởng anten.
70
4.1.2. Sơ đồ khối.
4.1.3. Yêu cầu đối với ghép anten.
71

4.1.4. Các phương pháp điều hưởng.
71
4.2. Phân tích mạch của khối phối hợp trở kháng.
73
4.2.1. Bộ điều hưởng anten NFC-700.
75
4.2.2. Mạch cảm biến CCC-228.
75
4.2.3. Mạch điều chỉnh RF CFG-107.
82
4.2.4. Mạch điều chỉnh CDJ-1038.
83
Kết luận.
84
Tài liệu thamkhảo.
85
Chữ viết tắt.
85

MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là
trong lĩnh vực thông tin liên lạc thì thiết bị vô tuyến điện (VTĐ) đã đóng một vai trò
rất quan trọng trong việc truyền tải tin tức đi xa. Thiết bị thu phát được sử dụng rất
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thông tin như việc phát thanh truyền quảng bá các
thông tin đại chúng, hàng không, quân sự… Đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải là
ngành giao thông quan trọng đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Với mật độ tàu thuyền ngày càng nhiều và đặc điểm của ngành vận tải biển có
khoảng cách xa thì thiết bị thu phát nhằm phục vụ cho mục đích thông tin an toàn và
cứu nạn trên biển là rất quan trọng. Để đáp ứng được điều đó tổ chức hàng hải quốc
tế IMO đã quy ước đến ngày 1/2/1999 tất cả các tàu thuyền đều phải trang bị hệ

thống GMDSS phù hợp với vùng biển hoạt động. Hệ thống an toàn và cứu nạn toàn
cầu (GMDSS) có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nghành hàng hải do
tính hiệu quả cao, thông tin kịp thời và tính chính xác đã chiếm vị trí quan trọng
trong thông tin hàng hải. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về hệ thống GMDSS nói
chung và thiết bị thông tin hàng hải MF/HF JSS-720 riêng có ý nghĩa rất lớn cho
chúng em là những sinh viên cuối khoá của ngành điện tử viễn thông và những
người làm trong ngành. Để hiểu rõ hơn các thông số kỹ thuật và nguyên lý của máy
thu phát MF/HF JSS-720 em xin được trình bày trong đề tài tốt nghiệp:“PHÂN
TÍCH VỀ MÁY THU PHÁT MF/HF JSS-720. ĐI SÂU PHÂN TÍCH BỘ
KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT VÀ PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG”.
Do trình độ có hạn, vấn đề mà đồ án tốt nghiệp em đề cập tới lại tương đối phức
tạp nên nhất định trong đồ án em không thể tránh khỏi những chỗ còn sơ sài hoặc
thiếu chính xác em rất mong đươc các thầy cô chỉ bảo. Em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới các thầy giáo cô giáo trong Khoa Điện - Điện tử tàu biển về sự động
viên và giúp đỡ những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học và làm đồ án tốt
nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s.Nguyễn Ngọc Sơn đã dẫn dắt và
giúp đỡ tận tình em trong quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Hải Phòng ngày 10 tháng 02 năm 2011
Nguyễn Văn Chung
3
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THIẾT BỊ THU PHÁT
VÔ TUYẾN ĐIỆN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THIẾT BỊ THU PHÁT
Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bão của thông tin, thiết bị vô tuyến điện
đã đóng góp một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền tin. Thiết bị thu phát vô
tuyến điện được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như truyền phát các thông tin.
Đặc biệt trong lĩnh vực thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải. Để nghiên cứu sâu
hơn về máy thu phát MF/HF JSS-720 là một thiết bị sử dụng trên tàu, chúng ta sẽ
nghiên cứu lý thuyết chung về máy thu phát VTĐ.

1.1.1. Khái niệm
Hệ thống thu phát VTĐ bao gồm có: Phía phát (Transmiter-Tx), môi trường
truyền và phía thu (Receiver-Rx). Trong quá trình truyền thông tin được biến đổi
thành các tín hiệu phù hợp với môi trường truyền. Trong cả 3 quá trình thu phát và
truyền dẫn luôn luôn xuất hiện những ảnh hưởng không mong muốn của nhiễu.

Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan về máy thu phát vô tuyến điện.
- Máy phát vô tuyến điện là máy phát đi tin tức dưới dạng sóng cao tần đưa vào
anten để bức xạ ra không gian tự do dưới dạng sóng điện từ để truyền thông tin đi
xa.
- Máy thu là máy thu các tin tức sóng cao tần trong không gian dưới dạng tín
hiệu yếu từ anten sau đó khuếch đại và lọc lấy tín tức ban đầu mà phía phát đã phát
đi.
4
- Trong đó tín hiệu cao tần (sóng mang) làm nhiệm vụ chuyển tải thông tin cần
phát tới điểm thu. Thông tin này được gắn với sóng mang bằng một phương pháp
điều chế thích hợp để truyền lan trong không gian .
- Môi trường truyền: Phương tiện để truyền thông tin là khoảng không gian từ
nơi phát đến nơi thu (gọi là vô tuyến, như trong thông tin vi ba số, thông tin vệ
tinh).
- Nhiễu: Tín hiệu ngẫu nhiên không momg muốn, xen lẫn vào tín hiệu hữu ích,
làm sai dạng tín hiệu ban đầu. Nhiễu có thể xuất hiện trong cả 3 quá trình phát,
truyền dẫn và thu. Do đó việc triệt nhiễu là một vấn đề quan trọng cần được quan
tâm trong hệ thống thiết bị thu phát nhằm nâng cao chất lượng tín hiệu truyền dẫn.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
- Thiết bị thu phát có nhiệm vụ phát đi những tin tức dưới dạng sóng mang với
công suất đủ lớn và sử dụng sự điều chế chính xác để có thể mang thông tin tới máy
thu mà ít sai lỗi. Và thu những tin tức dưới dạng sóng mang rồi khuếch đại và giải
điều chế để thu được tin tức cần thu. Ngoài ra, các tần số hoạt động của thiết bị thu
phát được chọn căn cứ vào các kênh và vùng phủ sóng theo quy định của hiệp hội

thông tin quốc tế.
Những hoạt động chung của thiết bị bao gồm: Thực hiện các cuộc thu phát các
bức điện mang thông tin cấp cứu, an toàn và các thông tin thông thường. Thiết bị có
khả năng phát các tín hiệu cấp cứu trên tần số 2182KHz. Ngoài ra thiết bị còn có thể
thu phát những thông tin thông thường bằng vô tuyến điện thoại hoặc truyền chữ
băng hẹp trên dải MF/HF.
1.1.3. Yêu cầu, phân loại và các tham số của thiết bị thu phát
Thiết bị thu phát vô tuyến điện gồm có máy phát và máy thu:
a, Máy phát
- Yêu cầu đối với máy phát:
+ Đảm bảo cự ly thông tin truyền tải.
+ Đảm bảo dải tần công tác.
+ Đảm bảo độ trung thực thông tin và không gây nhiễu không sinh hài.
- Ta có nhiều cách để phân loại máy phát tùy theo mục đích sử dụng, theo tần
số, công suất ra, hay theo phương pháp điều chế tin. Mỗi phương pháp đều có
những ưu điểm và nhược điểm riêng cho từng lĩnh vực sử dụng. Do vậy ta có thể
căn cứ vào các yêu cầu để đưa ra phương pháp phân loại tối ưu nhất.
+ Phần loại theo nhóm công tác.
5
Nhóm công tác liên tục: Sóng cao tần luôn được bức xạ ra không gian tự do
(kể cả tín hiệu không có tin tức) nên hiệu suất thấp.
Nhóm công tác không liên tục dạng mạch xung: Sóng cao tần bức xạ ra
không gian tự do theo dạng xung như: radar…

U U
+ Phân loại theo tần số.
Tùy thuộc vào tần số của máy phát đang hoạt động, ta có thể phân biệt máy
phát theo các dải tần số sau:
Dải tần số sử dụng trong phát thanh.
30 – 300KHz Đài phát sóng dài.

300 – 3000KHz Đài phát sóng trung.
3 – 30MHz Đài phát sóng ngắn.
Dải tần số sử dụng trong phát hình.
30 – 300MHz Đài phát sóng m.
300 – 3000MHz Đài phát sóng dm.
Dải tần số sử dụng trong thông tin viba và radar.
3 – 30 GHz Đài phát sóng cm.
30 – 300GHz Đài phát sóng mm.
+ Phân loại theo công suất ra:
Máy phát công suất cực lớn (công suất phát lớn hơn 1000KW).
Máy phát cỡ lớn (có công suất phát 1KW < P
ra
<1000KW).
Máy phát cỡ trung bình (có công suất phát 100W đến 1KW).
Máy phát cỡ nhỏ (có công suất phát nhỏ hơn 100W).
+ Phân loại theo phương pháp điều chế:
Ta có thể phân loại máy phát theo các phương thức điều chế tin tức với sóng
mang:
Máy phát điều biên (AM).
Máy phát đơn biên (SSB).
Máy phát điều tần (FM) và máy phát điều tần âm thanh nổi (FM stereo).
6
Máy phát điều xung (PM).
Ngoài ra còn có máy phát thanh và phát hình số.
- Các tham số kỹ thuật.
Để đánh giá khả năng làm việc của máy có đạt yêu cầu hay không ta phải thông
qua các tham số kỹ thuật của máy phát để đưa ra các yêu cầu cần thiết.
+ Tham số về điện
Tham số về công suất: Công suất của thiết bị phát xạ phải được đảm bảo để
đạt được yêu cầu về cự ly thông tin phát.

Hiệu suất: Hiệu suất được tính bằng công thức:
η =
0
i
P
P
(1.1)
p
i
: Công suất có ích.
p
o
: Công suất tiêu thụ.
Với các thiết bị phát thông thường η= 4 ÷ 7 %.
Với thiết bị phát xung η= 40 %.
Dải tần công tác: Là dải tần số mà máy phát có thể làm việc được. Nói lên
khả năng làm việc của thiết bị ở những đoạn tần số công tác khác nhau. Tùy theo
loại thiết bị phát mà có thể hoạt động trên một dải tần hoặc nhiều dải tần công tác.
Chế độ công tác: Nói lên phương pháp điều chế tin tức và sóng mang của
thiết bị phát.
Độ ổn định tần số: Độ ổn định tần số được tính bằng công thức:
f
f

Trong đó Δf là độ sai lệch tần số.
Máy phát phải đảm bảo:
f
f

≤ 10

-6
÷ 10
-2
.
Nguồn cung cấp: Phải đảm bảo cung cấp cho máy phát công suất tiêu thụ theo
yêu cầu.
Yêu cầu đối với nguồn cung cấp (220V AC, 110V AC).
Đối với tần số của nguồn xoay chiều (50 – 60Hz).
+ Tham số về cơ:
Kích thước và trọng lượng nói lên khả năng chịu đựng của máy phát về chấn
động cơ học, nhiệt độ, độ ẩm. Các hệ thống cơ khí phải đảm bảo chính xác, an toàn
và có độ tin cậy cao.
b, Máy thu
- Yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật.
7
+ Độ nhạy: Biểu thị khả năng thu tín hiệu yếu của máy thu, được xác định
bằng sức điện động cảm ứng tối thiểu của tín hiệu tại anten để bảo đảm cho máy thu
làm việc bình thường. Nó thường được đo bằng microvolt. Điều kiện làm việc bình
thường của máy thu là:
Đảm bảo công suất ra danh định.
Đảm bảo tỉ số tín hiệu trên nhiễu (S/N).
Muốn nâng cao độ nhạy của máy thu thì hệ số khuếch đại của nó phải lớn và mức
tạp âm nội bộ của nó phải thấp (giảm tạp âm của tầng đầu).
Ở siêu cao tần (f>30MHz) độ nhạy của máy thu thường được xác định bằng
công suất chứ không phải bằng sức điện động cảm ứng trên anten.
+ Độ chọn lọc: Là khả năng chèn ép các dạng nhiễu không phải là tín hiệu
cần thu. Nghĩa là độ chọn lọc là khả năng lựa chọn tín hiệu ra khỏi các loại nhiễu
tồn tại ở đầu vào máy thu. Độ chọn lọc được ký hiệu S
e
.

Công thức tính:
1
0
≥=
f
e
A
A
S
(1.2)
A
o
: Là hệ số khuếch đại tại tần số f
0
.
A
f
: Là hệ số khuếch đại tại tần số f.
Độ chọn lọc thường được tính bằng đơn vị dB
eedB
Slog20S =
Đặc tuyến chọn lọc lý tưởng của máy thu có dạng chữ nhật, nghĩa là trong dải
thông B biên độ tín hiệu không đổi.
- Phân loại máy thu:
Có nhiều chỉ tiêu được đưa ra để phân loại máy thu VTĐ trong đó có một số
phương pháp phân loại sau:
+ Phân loại theo dải tần công tác:
• Máy thu sóng trung.
• Máy thu sóng dài.
• Máy thu sóng ngắn.

• Máy thu sóng cực ngắn.
• Máy thu siêu cao tần…
+ Phân loại theo chế độ thu:
• Máy thu điều tần.
• Máy thu điều biên.
• Máy thu đơn biên.
8
• Máy thu đa biên.
• Máy thu điều pha…
+ Phân loại theo loại tín hiệu thu:
• Máy thu hình máy thu tiếng.
• Máy thu chữ.
1.2. SƠ ĐỒ KHỐI THIẾT BỊ THU PHÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN
1.2.1. Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động máy phát vô tuyến điện
a, Sơ đồ khối:
Hình 1.2: Sơ đồ khối của máy phát vô tuyến điện
Thông qua sơ đồ khối của máy phát ta có thể hiểu được nguyên lý hoạt động
của máy phát vô tuyến điện. Chức năng của từng khối như sau:
+ Khối tạo tần số phát: Có nhiệm vụ tạo ra dao động cao tần (sóng mang) có
biên độ và tần số ổn định, có tầm biến đổi tần số rộng. Ta có thể sử dụng mạch LC
kết hợp với mạch tự động điều chỉnh tần số (AGC) hoặc yêu cầu mạch dao động có
tần số ổn định cao dùng các biện pháp thông thường như ổn định nguồn cung cấp,
ổn định tải, vẫn không đảm bảo được ổn định tần số theo yêu cầu thì phải sử dụng
thạch anh để ổn định tần số.
+ Khối khuếch đại đệm: Có thể dùng để nhân tần hoặc khuếch đại dao động cao
tần đến mức cần thiết để kích thích tầng khuếch đại công suất làm việc. Nó có
nhiệm vụ đệm, làm giảm ảnh hưởng của các tầng sau đến độ ổn định tần số của khối
tạo tần số phát. Do vậy khối tiền khuếch đại có thể có nhiều tầng như: Tầng đệm,
tầng nhân tần, tầng tiền khuếch đại công suất cao tần.
9

+ Khối điều chế: Có nhiệm vụ trộn tín hiệu tin tức với sóng mang cao tần để tạo
ra tín hiệu vô tuyến điện bức xạ ra không gian. Tùy theo yêu cầu mà có các phương
pháp điều chế khác nhau như phải đảm bảo độ sâu điều chế.
+ Khối khuếch đại công suất:
Khối khuếch đại công suất có nhiệm vụ khuếch đại biên độ và công suất tín
hiệu đủ lớn để đưa ra anten theo yêu cầu công suất P
ra
của máy phát. Yêu cầu tạo ra
công suất đủ lớn, hiệu suất cao và không sinh hài. Công suất ra yêu cầu càng lớn thì
số tầng khuếch đại công suất cao tần càng nhiều.
Đối với tầng KĐCS do có yêu cầu đặt ra là tạo ra ở tải một công suất cần thiết
của tín hiệu. Công suất tạo ra đó phải đảm bảo tiêu thụ ít công suất nguồn nuôi và
đảm bảo sai lệch phi tuyến, sai lệch tần số trong phạm vi cho phép. Ngoài ra nó còn
phải đảm bảo cho hiệu suất cao và có thể làm việc ở tần số cao. Do vậy người ta
thường dùng tầng KĐ đẩy kéo thiết kế tầng KĐCS để đáp ứng được những yêu cầu
này. Tầng KĐ đẩy kéo có ưu điểm là tăng công suất, hiệu suất và giảm méo phi
tuyến. Tầng KĐ đẩy kéo gồm có 2 phần tử mắc chung tải. Ngoài ra còn có thể dùng
hai phần tử tích cực cùng loại hay khác loại. Với sơ đồ KĐ đẩy kéo song song
thường dùng mạch ghép biến áp với tải tiêu thụ.
+ Mạch ghép ra anten:
Bộ điều hưởng anten là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của
máy phát đó là việc phối hợp trở kháng giữa tầng KĐCS và anten. Thông thường
máy phát làm việc trong cả dải tần số trong khi đó anten chỉ cộng hưởng tại một tần
số nhất định do đó cần phải điều hưởng anten bằng cách sử dụng mạch ghép giữa
anten và tầng KĐCS.
* Yêu cầu đối với mạch ghép anten:
Có khả năng thay đổi độ ghép từ từ để chọn tải lớn nhất. Tức là trở kháng
tương đương của phần tử KĐ phải bằng trở kháng tương đương của mạch ra anten.
Có khả năng lọc hài tốt.
Có khả năng điều chỉnh cộng hưởng với máy phát nhiều tần số hoặc trên tần

số cố định.
Để tìm hiểu kỹ hơn chức năng của từng khối ta sẽ đi sâu vào nghiêm cứu các
khối có tính chất quyết định tới tần số phát, công suất ra của máy phát và hiệu suất
suất máy phát. Đây là những tham số quan trọng, nó quyết định khả năng làm việc
tối ưu của máy phát.
1.2.2. Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động máy thu vô tuyến điện
Sơ đồ khối máy thu:
10
Hình 1.3: Sơ đồ khối máy thu đổi tần
- Anten thu: Là phần tử biến đổi năng lượng sóng điện từ thành tín hiệu cao tần
ở ngõ vào của máy thu, anten có tính thuận nghịch.
- Mạch vào: Chọn lọc giải tín hiệu thu đối với máy thu dải rộng, chọn lọc tần
số thu với máy thu dải hẹp. Nhiệm vụ chủ yếu là phối hợp trở kháng giữa Anten và
tầng KĐ cao tần.
- KĐ cao tần: Khuếch đại tín hiệu cao tần để tăng tỷ số
tapâm
tínhiêu
.
- Đổi tần: Có nhiệm vụ trộn giữa tín hiệu cao tần đã được khuếch đại với dao
động nội, để tạo ra tần số trung tần ổn định. Đổi tần phải đảm bảo các yêu cầu: Tần
số f
tt
nằm ngoài dải làm việc của mạch vào, lọc bỏ được tần số ảnh, chọn lọc được
tần số cần thu.
- OSC: Tạo ra tần số dao động nội để đưa vào bộ đổi tần kết hợp sóng cao tần
để tạo ra tần số trung tần ổn định và có độ chính xác cao.
- Khuếch đại trung tần: IFAmp(Intermediate Frequency Amplifier): Bộ khuếch
đại có độ chọn lọc cao, hệ số khuếch đại lớn để tăng điện áp tín hiệu đến mức cần
thiết cho khuếch đại tín hiệu trung tần từ bộ đổi tần đưa ra giải điều chế. Khối này
quyết định đến độ nhạy của máy thu. Yêu cầu khả năng chống nhiễu cao, chất

lượng cao, linh kiện có hệ số khuếch đại.
- Tách sóng: Là quá trình khôi phục lại tín hiệu ban đầu (tín hiệu đưa vào điều
chế ở máy phát) từ tín hiệu trung tần. Mạch này có thể là: Tách sóng điều biên, tách
sóng điều tần, tách sóng điều pha tùy thuộc vào tín hiệu đầu vào máy thu.
Yêu cầu: Độ trung thực của tín hiệu tin tức (không gây méo tín hiệu) lọc bỏ
được thành phần cao tần.
- Khuếch đại tin tức: Là mạch khuếch đại tần số thấp, có thể là khuếch đại hình
ảnh, có thể là khuếch đại âm thanh.
11
- Bộ chỉ thị: Chỉ thị hình ảnh, âm thanh rõ nét trung thực, đặc biệt phải chú ý nó
phải phù hợp với tín hiệu cần chỉ thị.
- AGC: Mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại. Nhiệm vụ chủ yếu là chống
phadinh.
1.3. CÁC BỘ QUAN TRỌNG TRONG MÁY THU PHÁT
Các bộ tổng hợp tần số, bộ khuếch đại công suất, bộ điều hưởng anten…có
tính chất quyết định tới tần số phát, công suất ra của máy phát và hiệu suất suất máy
phát. Đây là những tham số quan trọng, nó quyết định khả năng làm việc tối ưu của
máy phát.
1.3.1. Bộ tổng hợp tần số
Bộ tổng hợp tần số có nhiệm vụ tạo ra tần số dao động nội có giá trị theo yêu
cầu và có độ ổn định cao. Cấu trúc cơ bản của bộ tổng hợp tần số bao gồm nguồn
tạo dao động chuẩn, mạch vòng khóa pha PLL, bộ lọc thông thấp và các mạch chia
tần với hệ số có thể thay đổi được. Trong đó PLL có vai trò quan trọng nó thực hiện
các phép biến đổi cơ bản trong bộ tổng hợp tần số.
a, Mạch vòng khóa pha PLL.
PLL là một hệ thống nối tiếp có một bộ tách sóng pha, bộ lọc thông thấp TLL
và bộ khuếch đại sai số trên đường truyền tín hiệu thuận và bộ tạo dao động được
điều chỉnh bằng điện áp VCO trên đường hồi tiếp.
PLL hoạt động trên nguyên tắc vòng điều khiển. Trong PLL các đại lượng vào
và các đại lượng ra là tần số, chúng được so sánh với nhau về pha. Vòng điều khiển

có nhiệm vụ phát hiện và điều chỉnh những sai số nhỏ về tần số giữa tín hiệu vào và
tín hiệu ra, nghĩa là PLL làm cho tần số
'
0
ω
của tín hiệu so sánh bám vào tần số ω
i
của tín hiệu vào. Tần số của tín hiệu so sánh bằng tần số của tín hiệu ra (
'
0
ω

0
)
hoặc tỉ lệ với tần số của tín hiệu ra theo một tỉ lệ nào đó (
'
0
ω
=
0
ω
.1/n).
Để điều chỉnh tín hiệu V
d
(t) ta phải dùng bộ tách sóng pha (với PLL tuyến tính
thì đó là mạch nhân tương tự, còn với PLL thì dùng mạch AND hoặc trigger). Tín
hiệu đầu ra của bộ tách sóng pha được đưa đến bộ tạo dao động VCO làm thay đổi
tần số dao động của nó sao cho tần số của tín hiệu vào và tín hiệu ra giảm dần và
tiến tới 0 tức là
'

0
ω

o
. PLL được ứng dụng nhiều trong biến đổi tần số.
 Sở đồ khối.
12
Hình 1.4: Sơ đồ khối của bộ PLL
PLL được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng thông dụng nhất là nhằm biến
đổi tần số. Ta xét hoạt động của PLL trong bộ tổng hợp tần số. Đây là một ứng
dụng quan trọng của PLL. Tổng hợp tần số là tạo ra một mạng tần số rời rạc từ tần
số có độ ổn định cao. Những phép biến đổi cơ bản trong tổng hợp tần số là nhân và
chia tần số, PLL được dùng để thực hiện phép biến đổi đó.
b, Bộ tổng hợp tần số.
 Sơ đồ khối:
Hình 1.5: Sơ đồ khối bộ tổng hợp tần số
- Bộ tách sóng pha: Có nhiệm vụ tạo ra một tín hiệu phụ thuộc vào hiệu pha
(hiệu tần số) của hai tín hiệu vào. Các tín hiệu vào có thể là tín hiệu sin hoặc là dãy
xung hình chữ nhật. Có hai loại tách sóng pha là tách sóng pha tuyến tính và tách
sóng pha phi tuyến.
- Tách sóng pha tuyến tính: Thường là mạch nhân tương tự, tín hiệu ra của nó tỉ
lệ với biên độ tín hiệu vào.
13
Bộ so pha
Chia Tần
VCOLTT và

V
i
(t) = V

i
sinω
i
t
KĐCS
- Tách sóng số (tách sóng pha phi tuyến): Được thực hiện bởi các mạch số, tín
hiệu vào và dãy xung hình chữ nhật, tín hiệu ra không phụ thuộc vào biên độ các tín
hiệu vào. Các mạch số có thể là mạch AND, OR, NOT.
- Bộ lọc thông thấp: Trong bộ tổng hợp tần số lọc thông thấp có nhiệm vụ sau:
Chọn tín hiệu tần số thấp đi qua, nén thành phần tần số cao.
Bảo đảm cho PLL bắt nhanh và bám được tín hiệu khi tần số thay đổi, tức là
tốc độ đáp ứng của nó đủ cao.
Trong hệ thống PLL thông thường người ta hay dùng các mạch lọc thông thấp
loại lọc tích cực hoặc thụ động. Lọc thụ động thì đơn giản độ tin cậy cao, lọc tích
cực thì có thể tăng hệ số khuếch đại của hệ thống.
- Bộ tạo dao động điều khiển bằng điện áp VCO: VCO là khối quan trọng nhất
trong PLL vì nó quyết định độ ổn định tần số để đảm bảo có thể làm việc tốt nhất
thì VCO phải thỏa mãn những yêu cầu:
Đặc tuyến truyền tải đạt tần số điện áp phải tuyến tính.
Độ ổn định tần số cao, dải biến đổi tần số theo điện áp vào rộng.
Tạo được dao động tần số cao.
Dễ điều chỉnh, tích hợp được.
- Tần số của tín hiệu thường là tần số chuẩn được tạo ra bằng mạch dao động
thạch anh có độ ổn định cao (f
c
= f
i
). Tần số chuẩn trước khi đưa vào bộ tách sóng
phase sẽ được đưa qua mạch chia tần, đầu ra của mạch chia tần có tần số F
c

/M. Tần
số đưa qua mạch chia N là F
0
/N. Do đó khi đồng bộ ta có:

0
f
N
=
c
f
M



0
f
=
c
Nf
M
(1.3)
- Bộ tổng hợp tần số có nhiệm vụ đưa ra những tần số dao động nội có độ ổn
định và chính xác cao. Do vậy bộ tạo dao động chuẩn phải có độ ổn định và các
mạch vòng khóa pha thực hiện chia tần cũng phải đảm bảo độ chính xác và ổn định.
1.3.2. Bộ khuếch đại công suất
a. Khái niệm, nhiệm vụ.
Trong máy phát VTĐ thì tầng khuếch đại công suất cực kỳ quan trọng. Tầng
KĐCS có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu ra từ khối kích thích với công suất yêu cầu
để đưa ra anten, nên tầng khuếch đại công suất sẽ quyết định công suất ra tới anten.

Trong thông tin hàng hải yêu cầu cự ly thông tin xa do vậy tầng KĐCS sẽ quyết
định rất lớn tới hiệu quả của máy phát nên ta phải quan tâm rất nhiều.
+ Khối khuếch đại công suất: Có nhiệm vụ khuếch đại biên độ và công suất
14
của tín hiệu ra đủ lớn để đưa ra anten theo yêu cầu công suất P
ra
của máy phát. Yêu
cầu tạo ra công suất đủ lớn, hiệu suất cao và không sinh hài. Công suất ra yêu cầu
càng lớn thì số tầng khuếch đại công suất cao tần càng nhiều.
+ Khối tiền khuếch đại công suất: Hoạt động tương tự như khối khuếch đại
công suất. Khối tiền khuếch đại công suất có nhiệm vụ chủ yếu làm tăng hệ số
khuếch đại.
b. Các tham số của tầng khuếch đại công suất.
- Hệ số khuếch đại công suất: Hệ số khuếch đại công suất K
p
là tỉ số giữa công
suất ra và công suất vào.
K
p
=
r
v
P
P
(1.4)
- Hiệu suất: Hiệu suất là tỉ số giữa công suất ra P
r
và công suất cung cấp một
chiều P
o

.
η =
0
ra
P
P
(1.5)
- Yêu cầu trở kháng vào: Trong bộ khuếch đại công suất yêu cầu trở kháng vào
lớn tương đương với dòng tín hiệu nhỏ, điều đó có nghĩa là mạch phải có hệ số
khuếch đại dòng điện lớn.
c. Các chế độ công tác của tầng khuếch đại công suất.
Người ta phân loại bộ khuếch đại hoạt động ở các chế độ A, B, AB, C.
- Ở chế độ A: Tín hiệu được khuếch đại gần như tuyến tính, góc cắt
θ
= 180
0
.
Khi tín hiệu vào hình sin thì chế độ A luôn tồn tại dòng tĩnh colecto. Vì vậy hiệu
suất của bộ khuếch đại ở chế độ A rất thấp (< 50%). Do đó chế độ A chỉ dùng trong
trường hợp công suất ra nhỏ.
- Ở chế độ AB: Góc cắt (90
0
<
θ
< 180
0
). ở chế độ này công suất đạt được lớn
hơn chế độ A và khoảng (< 70%). Vì dòng tĩnh lúc này nhỏ hơn ở chế độ A. Điểm
làm việc nằm trên đặc tuyến tải gần khu vực tắt của transistor.
- Ở chế độ B: Góc cắt

θ
=90
0
. Điểm làm việc tĩnh được xác định tại U
BE
= 0.
Chỉ một nữa chu kỳ âm (hoặc dương) của điện áp được transistor khuếch đại. Với
chế độ này hiệu suất đạt được cao hơn chế độ AB.
- Chế độ C có góc cắt
θ
< 90
0
. Hiệu suất của chế độ C khá cao (> 78%), nhưng méo
rất lớn. Nó có thể được dùng trong bộ khuếch đại tần số cao và dùng tải cộng hưởng
có thể lọc ra được hài bậc nhất như mong muốn. Chế độ C còn được dùng trong
mạch logic và mạch khóa.
15
Tầng tiền KĐCS có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu đủ lớn để đưa đến kích thích cho
tầng KĐCS cao tần làm việc. Ở tầng này không yêu cầu HSKĐ lớn mà chỉ yêu cầu
đảm bảo độ trung thực của tín hiệu, phối hợp trở kháng và có khả năng tự động điều
chỉnh HSKĐ để đảm bảo mức công suất ra ổn định. Để đáp ứng được yêu cầu này
trong thực tế người ta thường sử dụng tầng KĐCS làm việc ở chế độ A cho tầng
tiền KĐCS.

1.0 kHz
+ V
T1
C
RcRb
R t

Hình 1.6 : Mạch OE hoạt động ở chế độ A
Mạch OE này cho HSKĐ lớn, méo phi tuyến nhỏ, trở kháng vào ra ở mức
trung bình nên rất hay dùng và tiện lợi khi ghép với nguồn tín hiệu và ghép tải. Vì
vậy sơ đồ OE hay được lựa chọn để xây dựng tầng tiền KĐCS.
1.3.3. Bộ điều hưởng anten
Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của máy phát đó là phối hợp
trở kháng giữa tầng khuếch đại công suất và anten để anten có thể bức xạ tốt nhất
sóng điện từ ra không gian. Khi đó anten làm việc ở chế độ cộng hưởng. Nếu máy
phát sử dụng một tần số thì chỉ cần sử dụng một anten để phát. Do đó nếu máy phát
sử dụng nhiều tần số để phát thì theo nguyên tắc trên máy phát phải sử dụng nhiều
Anten để phát nên sẽ gây lãng phí, tốn kém. Vấn đề đặt ra là máy phát sử dụng
nhiều tần số mà chỉ sử dụng một anten để khắc phục nhược điểm trên ta phải mở
rộng dải tần làm việc của anten phát bằng cách sử dụng mạch ghép anten giữa tầng
KĐCS và anten.
Để điều hưởng được thì phải dùng các mạch ra. Tùy theo yêu cầu của mạch ra
mà mạch ra có hai loại là mạch ra đơn giản và mạch ra phức tạp. Nếu mạch ghép
mắc trực tiếp với Anten thì là mạch ra đơn giản. Nếu mạch ghép ghép gián tiếp vào
anten là mạch ra phức tạp.
a. Mạch ra đơn giản:
16
Hình1.7: Anten mang tính cảm kháng
Hình1.8: Anten mang tính dung kháng
Trở kháng của khung tương đương:
R
KE
= R
AE
+ R
cdE
+ R

ghE
(1.6)
Trong đó: R
AE
: Trở kháng Anten.
R
cdE
: Trở kháng thành phần điều chỉnh.
R
ghE
: Trở kháng thành phần ghép.
Hiệu suất bức xạ của Anten:
A
B
P
P
η
=

AE
KE
R
R
=

( )
AE
AE dcE ghE
R
R R R

=
+ +
(1.7)
Trong đó: P
A
: Công suất đưa ra Anten.
P
K
: Công suất vào khung.
I
K
: Dòng qua khung.
Từ công thức trên ta thấy rằng hiệu suất bức xạ của anten hầu như không phụ
thuộc vào anten chỉ phụ thuộc vào thành phần điều chỉnh và thành phần ghép.
17
Trong các loại mạch trên thì khi thay đổi X
gh
để chọn điều kiện tải tốt nhất còn
khi thay đổi X
dc
là chọn điều kiện cộng hưởng.
Mạch ra đơn giản có ưu điểm kết cấu đơn giản hiệu suất cao song có khuyết
điểm khi điều chỉnh độ ghép thì ảnh hưởng đến cộng hưởng mạch Anten ngược lại
đều chỉ cộng hưởng mạch Anten thì ảnh hưởng đến độ ghép. Để khắc phục người ta
đưa ra mạch ra phức tạp.
b. Mạch ra phức tạp:
Hình 1.9: Mạch ra Anten phức tạp
Từ trên sơ đồ ta thấy rằng muốn điều chỉnh cộng hưởng mạch trung gian và
mạch Anten cộng hưởng ở tần số công tác thì thay đổi C
gh

và L
dc
(mạch ra anten
phức tạp tính dung), hay thay đổi C
gh
và C
dc
(mạch ra anten phức tạp tính cảm) còn
muốn phối hợp với tải tốt nhất thì điều chỉnh M.
- Phân tích tính lọc hài của mạch ra Anten:
Như ta đã biết muốn công suất và hiệu suất ở tầng ra cao thì yêu cầu tầng ra làm
việc ở chế độ B hoặc C, do đó trong mạch Colector ngoài thành phần cơ bản còn
thành phần hài bậc cao:
i
c
= I
0
+ I
1
cosW
t
+ I
2
cos2W
t
+ I
3
cos3W
t
+ …+ I

n
cosnW
t
(1.8)
Trong đó: I
0
là thành phần một chiều.
I
1
cosW
t
là thành phần cơ bản của hài bậc nhất.
I
2
cos2W
t
, I
3
cos3W
t
, …,I
n
cosnW
t
còn lại gọi là hài bậc cao.
Các thành phần hài bậc cao này được đưa ra Anten và bức xạ ra không gian sẽ
gây nhiễu trong môi trường truyền sóng mức độ bức xạ sóng hài càng lớn thì phạm
vi nhiễu càng lớn.
18
Trong thực tế để tránh sóng hài bức xạ ra không gian gây nhiễu thì phải ép năng

lượng sóng hài xuống mức quy định. Việc ép năng lượng sóng hài này gọi là lọc
hài. Nếu mạch ra cộng hưởng với thành phần bậc n khi đó điện áp lấy ra nhân lên n
lần máy phát khi đó gọi là máy phát nhân tần số.
Nếu mạch ra cộng hưởng với thành phần hài bậc 1.
Dòng qua khung i
1
= I
1
cosW
t
và sinh ra điện áp u
1
= I
1
.R
td
cosW
t
khi đó dòng và
áp trong khung đồng pha.
Quan hệ dòng và áp trong khung được mô tả như sau:
Xét với thành phần hài bậc cao giả sử với thành phần 2W.
Khi đó dòng và áp lệch pha nhau:
- Công suất của thành phần cơ bản:
2
1 1 1
1
. .
2
A A A

P I R=
(1.9)
Trong đó:
1A
I
là biên độ hài cơ bản trong mạch Anten.

1A
R
điện trở bức xạ Anten với hài cơ bản.
- Công suất thành phần bậc n:
2
1
. .
2
An An An
P I R=
(1.10)
Trong đó :
An
I
là biên độ hài bậc n trong mạch Anten.

An
R
là điện trở bức xạ Anten với hài bậc n.
19
- Gọi
1
An

A
I
I
là lượng sóng hài trong mạch ra Anten.

1
an
a
I
I
là lượng sóng hài trong mạch Colector.
- Độ lọc hài:
1
1
an
a
An
A
I
I
I
I
φ
=
(1.11)
Độ lọc hài nói lên lượng hài trong mạch Anten nhỏ hơn lượng hài trong mạch
Colecter nhỏ hơn bao nhiêu lần.
Vì vậy:
Mạch ra đơn giản có tác dụng lọc hài.
Độ lọc hài của khung phụ thuộc vào hệ số phẩm chất của các linh kiện.

Hệ số phẩm chất càng lớn thì độ lọc hài càng tốt.
20
CHƯƠNG 2
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY
THU PHÁT MF/HF JSS-720
2.1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY THU PHÁT MF/HF JSS-720
2.1.1. Khái quát chung về thiết bị
Việc tự động hóa ở mức độ cao và việc sử dụng công nghệ số đã nâng cao độ
tin cậy của hệ thống GMDSS. Thiết bị vô tuyến điện MF/HF JSS–720 được thiết kế
để phục vụ cho cự ly thông tin liên lạc trung bình và dài, hệ thống tích hợp này đáp
ứng được tất cả các yêu cầu mà hệ thống GMDSS đặt ra đối với thiết bị vô tuyến
điện hàng hải MF/HF.
Thiết bị thu phát JSS-720 bao gồm: MF/HF phát, thiết bị gọi chọn số, thiết bị
truyền chữ băng hẹp (NBDP), MF/HF thu, và máy thu trực canh (DSC W/K).
Nó sử dụng thông tin số hóa phù hợp cho tự động phát cấp cứu và an toàn cũng
như mục đích thông tin liên lạc chung.
Tính năng của nó dễ xử lý và vận hành, và không yêu cầu kỹ thuật đặc biệt.
Hơn nữa các chức năng tự kiểm tra và modul thiết kế đảm bảo dễ dàng kiểm tra và
bảo trì.
2.1.2. Đặc điểm của thiết bị
- Điều khiển chung: Để cùng một lúc đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống
GMDSS là cải thiện chức năng thông tin thông thường và giảm sự phức hợp của
thiết bị mà vẫn đảm bảo được chức năng làm việc, máy thu phát MF/HF JSS-720
được sắp xếp theo modul. Do vậy các modul được tích hợp thành một hệ thống và
được điều khiển bởi một modul điều khiển nằm ngay trong hệ thống. Khi máy hoạt
động các lệnh từ bàn phím sẽ được đưa tới modul điều khiển, tại đây các modul
điều khiển sẽ tiến hành phân tích các lệnh và đưa ra các lệnh điều khiển tới các
modul khác trong hệ thống nhằm tạo thành một hệ thống hoạt động hiệu quả đáp
ứng được yêu cầu của người sử dụng.
- Khả năng hoạt động:

Những hoạt động chung của máy bao gồm: Thực hiện các cuộc thu phát các bức
điện thông tin cấp cứu, an toàn và các thông tin thông thường. Máy có khả năng
phát các tín hiệu cấp cứu trên tần số 2182KHz. Ngoài ra máy còn có thể phát và thu
những thông tin thông thường bằng vô tuyến điện thoại hoặc truyền chữ băng hẹp
trên dải tần MF/HF.
21
Các cuộc gọi khẩn cấp, cấp cứu có thể phát đi bằng cách ấn phím Distress. Máy
cũng có thể được bố trí để trực canh tự động đối với các cuộc gọi cấp cứu từ các tàu
khác hoặc từ các đài bờ bằng DSC trên tần số 2187.5KHz.
Máy có khả năng tự kiểm tra tình trạng của hệ thống.
Dữ liệu thiết bị đầu cuối cho phép bạn hoạt động DSC và NBDP thông tin liên
lạc, sửa tin nhắn điện báo và đọc tin nhắn điện báo đã nhận trên màn hình hiển thị.
Khi khẩn cấp lúc có tín hiệu hành động bạn có thể thông báo bị nạn hay nhận
thông báo bị nạn từ các tàu khác trên màn hình hiển thị của thiết bị.
Với khả năng như trên máy thu phát JSS-720 đã đáp ứng được đầy đủ các yêu
cầu của tổ chức GMDSS. Chính vì thế mà máy JSS-720 được sử dụng rộng rãi trên
các tàu.
- Điều khiển từ xa:
Hệ thống buồng máy và anten tuner (mà có thể đặt gần nhau) là điều khiển từ
xa bởi bộ điều khiển MF/HF. Nơi yêu cầu hoạt động là một không gian không quá
lớn và các thành phần có thể bố trí một cách linh hoạt thích hợp cho khai thác hàng
ngày.
- Ngoài ra
+ Hệ thống cho phép chuyển đổi nguồn cấp phụ trợ. Nguồn phụ trợ cũng có
thể sử dụng cho hệ thống khác (chẳng hạn như VHF và hệ thống INMARSAT).
+ Hệ thống bao gồm một battery sạc.
+ Lựa chọn bộ điều khiển MF/HF có thể cài đặt cho mở rộng.
2.1.3. Các thông số kỹ thuật
- Băng tần: Phát 1.6-27.5MHz thay đổi trong khoảng 100Hz.
Thu 90kHz-29.9999KHz biến thiên trong khoảng 10Hz.

- Tần số ổn định: Phương thức tổng hợp.
Độ lệch: Ít hơn 10Hz (ít hơn 0.3PPM).
- Lựa chọn tần số: Sử dụng 500 kênh cho thoại hoặc ghi từ bàn phím 2182kHz
(H3E), 2187.5kHz (F1B/J2B), hoặc 8414.5kHz (F1b/J2B) có thể được thiết lập bởi
một hành động đơn lẻ.
- Chế độ phát: 2182kHz (H3E), USB (J3E), FSK (F1B/J2B), CW (A1A).
- Kiểu thông tin: Đơn công và song công.
- Điều kiện xung quanh: Nhiệt độ -15
o
C đến +55
o
C (0
o
C đến +40
o
C hoạt động
bình). Độ ẩm 93% tại +40
o
C.
- Sự rung động: Biên độ lớn nhất 3.2mm tại 5-12.5Hz, 0.76mm tại 12.5-25Hz,
và 0.2mm tại 25-50Hz.
22
- Nguồn cấp: 100-120V/200-240V AC
±
10%, 50/60Hz, một pha, 3.3kVA
max.
- Kích thước toàn bộ: Trọng lượng 150 kg.
Kích thước 600(W) X 500(D) X 1251.2(H) (mm).
2.1.4. Các modul trong máy thu phát JSS–720.
Máy JSS-720 gồm có những modul sau đây:

No. Description Model Q’ty Remarks
1- System cabinet NCU-720
(1) MF/HF transmitter NSD-72 1
(2) DSC CDJ-1085 1
(3) NBDP CDJ-1980 1 Built in
(4) MF/HF receiver NRD-740 1 NCU-720
(5) Watch-keeping receiver NRD-720 1
(6) Antenna filter AW-209X 1
2- Antenna tuner NFC-700 1
3- MF/HF controller NCH-700 1
4- Data terminal NWZ-700 1
5- Printer NKG-700 1
6- Handset TM-95A 1
7- Cable
(1) Printer cable H-6JNKD00080 1
(2) MF/HF controller cable H-6JNKD00081 1
(3) Data terminal cable H-6JNKD00079 1
* Interphone cable H-6JNKD00082 1 Option
8- Spare parts H-6ZXKD53115 1 set
9- Operation manual 1
a. Máy phát (NSD-72)
- Dải tần: 1.6 – 27.5MHz
405 – 535KHz (tùy chọn).
- Duy trì hoạt động: Máy phát có thể hoạt động trình tự trong 1 phút và 4 phút
dừng, hơn 8 giờ.
- Công suất đầu ra: 1.6 – 4MHz, 400W pep.
4 – 27.5MHz, 400W pep.
(hoạt động bởi nguồn cấp AC).
1.6 – 27.5MHz, hơn 60W pep.
23

(hoạt động bởi nguồn cấp DC).
- Công suất biến đổi: Trong 3 bước.
- Độ lệch tần số: Ít hơn 10Hz (ít hơn 0.3ppm).
- Chiều rộng băng tần: 3KHz hoặc ít hơn J3E và H3E, 0.5KHz hoặc ít hơn
F1B/J2B và A1A.
- Tỷ lệ suy giảm đường truyền: 40dB hoặc nhiều hơn (cho J3E).
- Phát xạ không mong muốn:
J3E: 1.5 – 4.5KHz: 31dB hoặc nhiều hơn .
4.5 – 7.5KHz: 38dB hoặc nhiều hơn.
7.5KHz trở lên: 43dB hoặc nhiều hơn.
F1B/J2B: 138KHz: 15dB hoặc nhiều hơn.
276KHz: 31dB hoặc nhiều hơn.
500KHz: 43dB hoặc nhiều hơn.
- Tổng thể tần số đặc trưng: Độ lệch tại 350 – 2,700Hz ít hơn 6dB.
- Tỷ lệ tần số đầu vào: +10dB /-35dB, trở kháng 600

.
- Hai chuông báo tạo tín hiệu: Tích hợp.
b. MF/HF thu (NRD-740)
- Dải tần thu: 90kHz -29.999999MHz.
- Hệ thống thu: Bộ tạo phách đôi siêu tăng cùng hệ thống chuyển đổi lên sử
dụng bộ khóa pha số cho bộ tổng hợp tần số.
1
st
IF: 70.455MHz.
2
nd
IF: 455KHz.
- Chế độ thu: CW(A1A), MCW(A2A, H2A), DSB(A3E), USB/LSB(R3E, H3E,
J3E), FSK(F1B, J2B), FAX (F3C).

- Méo tổng và tạp âm: Tỷ lệ 1000Hz đầu ra là thành phần tần số không mong
muốn là 20dB hoặc nhiều hơn theo một điều kiện ở cấp độ ra là thiết lập 100mW
bởi điện áp vào 30
µ
V.
- Đặc trưng AGC: Sự khuếch đại âm thanh ra cho đầu vào của anten 3
µ
V đến
100mV ở 10dB hoặc ít hơn.
- Sự phát giả mạo: Công suất phát từ anten đầu cuối là 1nW hoặc ít hơn.
- Trở kháng đầu vào: 50

, không cân bằng.
- Độ nhạy:
24

×