Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

khai thác và quản lý kỹ thuật trạm máy truyền thanh truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.75 KB, 34 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước sự phát triển của vượt bậc của công nghệ thông tin, truyền thông
cũng như công nghệ phát thanh - truyền hình đã và đang đặt ra cho các cơ sở đào
tạo một nhiệm vụ cấp bách, đó là đạo tạo các kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên đáp ứng
được với công việc mà xã hội yêu cầu.
Để đưa tiếng nói tới khắp địa bàn huyện, nhiều huyện đã đặt thiết bị phát sóng
cực ngắn FM. Phần lớn các huyện đã có trạm truyền thanh, khi cần đặt thiết bị phát
thanh FM thường kết hợp đặt cùng trong trạm truyền thanh.
Trạm truyền thanh là nơi thu chương trình phát thanh của đài phát thanh
Trung ương, đài phát thanh của tỉnh, đài FM của huyện làm các chương trình phát
thanh địa phương .
Biết được tầm quan trọng của trạn truyền thanh truyền hình như vậy nên
trong thời gian thực tập em đã chọn bộ môn “Trạm truyền thanh - truyền hình” để
làm đề tài nghiên cứu.
Trong thời gian thực tập được sự quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình
của thầy Nguyễn Thế Hùng và ban kỹ thuật Đài TT - TH Võ Nhai, em đã hiểu và
nắm được cơ bản về Trạm truyền thanh truyền hình. Nhưng do thời gian và kiến
thức của bản thân còn nhiều hạn chế, nên nội dung của báo cáo thực tập không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô để bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Võ Nhai, ngày 25 tháng11 năm 2011
Sinh Viên
Âu Thị Thuý
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
1
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
PHẦN LÝ THUYẾT
CÂU 1: KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ KỸ THUẬT TRẠM MÁY
TRUYỀN THANH TRUYỀN HÌNH
I. VẬN HÀNH THIẾT BỊ.


1. Vận hành thiết bị truyền thanh:
1.1 khái niệm:
Vận hành máy móc thiết bị là một nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng đối với
người công nhân quản lý trạm máy. Trong quá trình vận hành máy cần chấp hành
đúng quy trình thao tác để tránh gây hỏng hóc máy, đảm bảo chất lượng truyền
thanh và an toàn lao động.
Vì vậy một trong những yêu cầu tối thiểu đối với ngươi công nhân quản lý
trạm và phải biết thao tác một cách thành thạo và đúng quy trình các máy móc thiết
bị trạm. Người công nhân quản lý trạm cần phải vận hành máy thành thạo trong
hai tường hợp vận hành máy khi truyền thanh và vận hành máy khi làm chương
trình địa phương.
1.2 Vận hành máy khi truyền thanh:
1.2.1 Bàn giao ca trực máy:
Thông thường thời gian mở máy truyền thanh trong một ngày đêm là từ 8 –
10 giờ.Ngoài thời gian trên người công nhân còn phải làm chương trình phát thanh
địa phương, sửa chữa, bảo dưỡng máy v.v Vì vậy, ở các trạm truyền thanh
thường bố trí cho công nhân làm theo ca, cho nên việc bàn giao tình trạng hoạt
động của các thiết bị máy móc trong trạm giữa hai ca là việc hết sức cần thiết.
Trước ca trực 15 phút, người công nhận trực ca trước bàn giao tình trạng máy
móc cho người trực ca sau, thông qua sổ nhật ký trực máy và tình trạng thực tế trên
máy, những vấn đề ca trước đã giải quyết, những tồn tại yêu cầu ca sau tiếp tục
giải quyết, ban giao tài sản khác của phòng
1.2.2 Chuẩn bị mở máy:
Trong nội quy khai thác, có quy định người công nhân trực máy phải đến
trước 15 phút và làm các việc sau:
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
2
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
- Đóng cầu dao cung cấp điện cho phòng máy, bật đèn và quạt nếu cần.
- Xem lại sổ nhật ký phòng máy,để nắm lại tình trạng máy và đường dây.

- Chuẩn bị đúng và đủ quy cách các cầu chì dự chữ, để sẵn vào hộp đã quy
định.
- Kiểm tra lại các nút điều khiển,các đồng hồ,cầu dao trên mặt máy xem:
- Chiết áp âm lượng đã về bên trái chưa.
- Các cầu dao đã ở vị trí cắt chưa.
- Trên bảng phân phối đường dây, các đường dây đã cắt khỏi máy hoặc đấu ra
đất chưa.
Lần lượt vặn từng đường dây về vị trí đo, để đo điện trở cách điện R và trở
kháng Z của dường dây và ghi số liệu đo được vào sổ nhật ký trực máy. Sau đó đối
chiếu với điện trở đo được với điện trở cách điện và trở kháng tiêu chuẩn của từng
đường dây để quyết định đấu đường dây đó vào máy nào, bảo đảm phân phối công
suất đều trên hai máy hoặc cắt không tiếp công suất ra đường dây do R và Z của
đường dây không đạt yêu cầu. Nếu R và Z của đường dây đạt yêu cầu thì vặn đảo
mạch trên bảng phân phối đường dây cho đường dây tiếp vào máy. Đường dây nào
không đạt yêu cầu thì vặn đảo mạch về vị trí cắt và báo cho công nhân đường dây
phụ trách tuyến đó đi xử lý.
1.2.3 Vận hành:
- Đóng nguồn điện vào cho máy tăng âm, đóng điện cho các máy thu, kiểm
tra qua đồng hồ đo nguồn trên máy tăng âm và vặn đảo mạch của biến áp tự ngẫu,
để điện áp cung cấo cho máy đúng vị trí danh định.
- Sau thời gian nung sợi cần thiết (theo đúng quy định của nhà sản xuất đối
với từng máy, thì ấn nút cung cấp cao áp cho máy tăng âm và đo quan sát chế độ
làm việc của máy qua đồng hồ đo cao áp tầng công suất, dòng anốt và thiên áp
tầng công suất.
- Điều chỉnh cho tần số cho hai máy thu, máy chính chọn tần số chính, máy
dự chữ chọn tần số khác có cùng một chương trình. Điều chỉnh chất lượng cho đạt
yêu cầu về âm lượng.
- Đóng cầu dao nối đường dây vào máy tăng âm.
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
3

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
- Đến chương trình định tiếp âm thì đóng cầu dao( hoặc phích cắm) tiếp tín
hiệu từ máy thu sang máy tăng âm. Đồng thì vặn chiết áp âm lượng của máy tăng
âm theo chiều tăng và quan sát đồng hồ đo điện áp ra của máy tăng âm. Nếu kim
đồng hồ dao động chung quanh trị số cho phép của điện áp ra là đạt yêu cầu.
- Quan sát đồng hồ đo dòng điện khi có tín hiệu của tầng công suất xem có
lớn quá không. Trong suất buổi truyền thanh người công nhân trực máy phải luôn
luôn quan sát trạng thái làm việc của máy và theo dõi chất lượng âm thanh qua
tiếng loa kiểm tra.
- Nếu trong khi đang truyền thanh mà sóng tín hiệu chính bị xấu hoặc mất thì
cần vặn nhỏ chiết áp âm lượng máy tăng âm lại, vặn chiết áp ậm lượng máy thu dự
trữ theo chiều tăng để điều chỉnh mức độ và chất lượng âm thanh của máy thu này
cho đủ yêu cầu. Tiếp đó vặn chiết áp âm lượng máy tăng âm theo chiều tăng cho
đến khi điện áp ra đủ yêu cầu.
- Nếu đang truyền thanh mà đột nhiên nguồn điện chính bị mất thì ta phải vặn
nhỏ chiết áp âm lượng máy tăng âm lại quay đảo mạch biến áp tự ngẫu về bên trái
cắt cầu dao nung sợi, cầu dao cung cấp điện áp cho máy tăng âm, tắt công điện của
máy thu, hoặc máy ghi âm( nếu đang chạy máy ghi âm), cắt cầu dao cung cấp điện
cho phòng máy. Sau đó đóng nguồn điện dự trữ cung cấp cho phòng máy và tiếp
tục các thao tác như khi bắt đầu chạy máy. Nếu thời gian đổi điện không lâu thì
ngay sau khi đóng cầu dao nung sợi, đo kiểm tra điện áp thiên áp của tầng công
suất, nếu thấy đã có đủ mức bình thường ta có thể đóng cầu dao cho máy tăng âm.
Nếu thời gian đổi điện bị chậm trễ, thì phẩi đảm bảo cố đủ thời gian nung sợi cho
máy tăng âm, rồi nới lên cao áp.
- Nếu điện lưới bị mất phải thay bằng điện máy nổ cũng phải thao tác giống
như khi thay nguồn điện dự trữ trên.
Chú ý:
Có nhiều công nhân khi nguồn điện đang dùng bị mất muốn đổi nguồn điện
khác đã không thao tác theo thứ tự như trên, cứ để nguyên vị trí công tắc, đảo
mạch, chiết áp ở các vị trí cũ và cắt cầu dao nguồn điện đã mất, đóng cầu dao

Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
4
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
nguồn điện khác( trên bảng phân phối điện). Do đó đã gây hỏng máy hoặc trường
hợp nhẹ, làm giảm tuổi thọ của máy.
- Có thể nguồn điện trước bị yếu, biến áp tự ngẫu đã được vặn lên mức cao
khi thay nguồn điện khác, nếu nguồn điện này mạnh hơn thì điện cung cấp vào
máy sẽ quá lớn gây cháy máy.
- Khi mất điện các máy tăng âm có rơle cao áp sẽ nhả ra. Sau khi nguồn điện
mới được thay thế rơle này vẫn chưa hút nên không có điện áp hồi tiếp từ tầng
công suất trở về. Trong khí đó tín hiệu kích thích vào lưới lớn có thể gây nên hỏng
máy.
1.2.4 Tắt máy:
Khi sắp hết giờ truyền thanh người công nhân trực máy phải theo dõi chờ đến
lúc chương trình đang được truyền vừa kết thúc thì tắt máy theo trình tự sau:
- Vặn chiết áp âm lương máy tăng âm về bên trái
- Cắt cầu dao tiếp điện vào máy
- Cắt cầu dao hoặc đảo mạch rút phích cắm tiếp điện tín hiệu thu
- Tắt cao áp máy tăng âm
- Quay biến áp tự ngẫu máy tăng âm về hết bên trái
- Cắt cầu dao nung sợi cho máy tăng âm
- Đóng các đường fiđơ ra vị trí tiếp đất
- Tắt các máy thu máy ghi âm
- Nếu thời tiết xấu, nối dây anten ra đất để đề phòng sét đánh vào anten.
- Ghi vào sổ trực máy các nhận xét về chất lượng và tình trạng thiết bị máy
móc(hiện tượng hư hỏng, biện pháp sửa chữa, tồn tại ) tình trạng đường dây loa
và nguồn điện. cuối cùng ghi rõ tên người trực máy.
- Tắt quạt đèn
- Cắt cầu dao điện toàn phòng máy.
1.3 Thao tác khi làm chương trình địa phương :

Chương trình tuyền thanh địa phương có thể thực họên bằng hai biện pháp
- Đọc trực tiếp vào micrô và đưa đến máy tăng âm để khuếch đại cho đủ lớn
cuối cùng đưa đến hệ thống loa truyền thanh.
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
5
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
- Đọc ngoài giờ truyền thanh tin tức được ghi vào băng ghi âm, khi đến giờ
truyền thanh đã quy định thì công nhân trực máy mở máy ghi âm đưa tín hiệu sang
máy tăng âm để khuếch đại và cuối cùng đưa tới loa.
1.3.1 Đọc trực tiếp dùng cho trường hợp phát tin trực tiếp đột xuất hoắc ở
các trạm truyền thnh nhỏ.
- Đến giờ quy định các phát tthanh viên đã ngồi sẵn trong phòng bá âm, nếu
tiếp đó đang tiếp âm đài trung ương thì thì chờ cho hết chương trình đang tiếp âm
sau đó văn chiết áp âm lương của máy tăng âm về bên trái, vặn đảo mạch( hoặc
chuyển phích cắm) về phía máy ghi âm hoặc quay đĩa. Mở máy ghi âm hoặc máy
quay đĩa để phát nhạc hiệu và vặn chiết áp âm lương máy tăng âm cho máy xuất đủ
điện áp. Khi hết nhạc hiệu nhanh chóng văn nhỏ bớt âm lượng, đồng thời vặn đảo
mạch tín hiệu về vị trí micrô và văn tăng âm lương của máy tăng âm lên ra hiệu
cho phát thanh viên bắt đầu đọc.
- Với chương trình đã được thống nhất trước công nhân trực máy có thể mở
nhạc, cắt nhạc trog khi phát tin hoặc sau những tin tức.khi hết chương trình phát
thanh địa phương công nhân trực máy lại văn chiết áp âm lượng về bên trái trả đảo
mạch về vị trí tiếp âm. Khi không tiếp âm nữa thì tắt máy theo trình tự như nói
trên.
1.3.2 Ghi âm vào băng ghi âm:
- Khi ghi âm:
Thông thường muốn phát một chương trình phát thanh địa phương khoảng 15
phút thì thời gian cần để làm một chương trình tối thiểu cũng hết một giờ. Phát
thanh theo phương pháp này có chất lượng cao hơn đọc trực tiếp.
Theo chương trình phát thanh đã thống nhất giữa các phát thanh viên ngồi

trong phòng bá âm để đọc tin.
Yêu cầu phải có hai máy ghi âm: Một máy lắp băng trắng để ghi máy kia lắp
băng có nhạc để( phát). Công nhân trực máy mở hai máy ghi âm, máy ghi âm “
phát” phát bài nhạc hiệu, máy ghi âm “ ghi “ ghi vào băng trắng. Khi hết nhạc
hiệu thì tắt máy ghi âm “phát” đồng thời làm hiệu cho phát thanh viên bắt đầu đọc
tin. Để ghi vào băng trắng, nếu có chỗ đọc sai thì phát thanh viên ra hiệu cho công
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
6
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
nhân trực máy yêu cầu dừng máy ghi âm và tua băng đến chỗ đầu câu đọc sai để
phát thanh viên đọc lại.
Sau khi làm xong mở máy ghi âm cho phát lại từ đầu đến cuối chương trình
đã ghi. Phát thanh viên theo dõi loa kiểm tra trong phòng bá âm để có thể thông
qua hoặc yêu cấu ghi lại. Cuối cùng cuộn tua lại băng trả lại từ đầu. Băng đã ghi
xong để sẵn sàng trên máy ghi âm và trên băng cần cài một số tờ giấy có ghi
“Băng phát ngày yêu cầu đừng xoá”.
- Khi phát thanh:
Nếu là phát thanh vào đầu buổi thì trước hết phải thao tác máy tăng âm đúng
quy định. Ở đây đảo mạch tín hiệu được vặn về vị trí ghi âm. Đến giờ phát thanh
thì mở máy ghi âm cho phát chương trình đã ghi.điều chỉnh chiết áp âm lượng ghi
âm và tăng âm vừa đủ.
Nếu trước đó đang tiếp âm đài trung ương thì làm như khi phát trực tiếp chỉ
khác ở đây là đảo mạch tín hiệu vặn về vị trí ghi âm.
2. Vận Hành Máy Phát FM:
Người mở máy phải có mặt tại phòng máy trước giờ phát thanh 15 phút để
chuẩn bị và kiểm tra điều kiện làm việc:
Mở máy theo trình tự sau:
- Mở công tắc nguồn điện chung, kiển tra điện áp nguồn và điều chỉnh bằng
biến áp tự ngẫu cho đủ trị số danh định. Kiểm tra hoạt động của quạt làm mát máy
đặt trong máy.

- Sau 3 – 5 phút mở công tắc lên cao áp cấp điện áp cho tầng công suất.
- Quan sát các đồng hồ chỉ chế độ công tắc trên mặt máy và điều chỉnh cho
đúng trị số quy định.
- Kiểm tra lại chương trình phát thanh ghi trên băng và tới đúng giờ phát
thanh thì cho chạy máy ghi âm đưa tín hiệu âm tần vào máy phát.
- Kiểm tra các đồng hồ ở chế độ động, đảm bảo trị số trong phạm vi quy định.
- Nếu trên máy có đồng hồ đo trị số công suất phản xạ thì bật đảo mạch đo
công suất. So sánh với trị số quy định khi lắp đạt máy ban đầu, trị số này càng nhỏ
càng tốt và như vậy chứng tỏ anten thích ứng trở kháng.
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
7
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
Nếu trị số công suất phản xạ lớn là trở kháng thích ứng chưa tốt hoặc có sự cố
trên mạch nối với anten bị gãy, đứt. Phải kiểm tra, tu sửa các sai hỏng, để đảm bảo
trị số công suất phản xạ nhỏ.
Trong khi máy đang chạy phải thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động
của máy qua các đồng hồ mặt máy và các bộ phận báo hiệu để nếu có diễn biến bất
thường thì kịp thời xử lý.
Khi hết giờ phải tắt máy theo trình tự sau:
- Giảm về không chiết áp âm lương tín hiệu điều chế.
- Tắt điện nguồn tầng công suất
- Tắt nguồn điện chung của máy
- Tháo các phích, Jắccắm vào máy dùng trong buổi phát thanh
Hết giờ chạy máy phải ghi chép sổ nhật biên, cắt cầu dao điện chung trước
khi rời phòng máy.
Khi có mưa bão, sấm sét thì phải tháo đầu đường fiđơ anten đưa ra đất để
tránh nguy hiểm.
3. Vân Hành Trạm Máy Phát Lại Truyền Hình:
Trước giờ phát hình phải kiểm tra:
- Đầu nối ra anten phải nối chắc chắn với máy phát hình

- Các công tắc nguồn của các thiết bị dùng như máy phát, video cát sét,
mônitơ đều ở vị trí tắt.
- Điện nguồn cung cấp nằm trong mức quy định. Kiêm tra các ổn áp xoay
chiều.
Tiếp đó cắm dây nguồn cung cấp của TVRO, máy phát, monitơ (các máy sử
dụng cho buổi phát hình) vào nguồn điện.
- Bật công tắc máy thu TVRO và monitơ kiểm tra tương ứng. Dò đúng vệ
tinh, kênh và chương trình truyền hình theo quy định. Điều chỉnh cho hình tiếng
được tốt.
- Bật công tắc của máy phát hình.
- Bật công tắc của video cát sét.
- Cho video cát-set chạy ở chế độ vạch sọc.
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
8
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
- Cho tín hiệu vạch sọc video-set sang máy phát hình. Cho chạy máy phát
hình và kiểm tra vạch sọc ở monitơ kiểm tra máy phát hình.
- Tới giờ phát hình, nếu chuyển tiếp chương trình của Đài phát hình trung
ương thì chuyển cho tín hiệu từ TVRO sang máy phát hình. Kiểm tra bằng monitơ
kiểm tra máy phát.
- Nếu chạy bằng thì kiểm tra băng trước giờ đánh dấu đoạn đầu băng chờ sẵn
và khi tới giờ thì cho tín hiệu từ video cát sét chạy sang máy phát hình.
Luôn luôn kiểm tra bằng monitơ thu tín hiệu truyền hình sau khi phát sóng.
Kết thúc giờ phát:
- Vặn chiết áp tín hiệu máy phát hình về không hoặc tắt tín hiệu vào máy phát
hình bằng chuyển mạch.
- Tắt nguồn điện máy phát hình
- Tắt nguồn điện TVRO
- Lấy băng ra khỏi video cát sét
- Tắt diện video cát sét và các thiết bị khác

Cuối cùng tắt cầu dao điện chung
Mỗi buổi phát hình phải ghi vào sổ nhật biên đầy đủ các nội dung trong sổ
yêu cầu.
II. CHỈ TIÊU KHAI THÁC KỸ THUẬT TRẠM TRUYỀN THANH:
1. Ý Nghĩa Của Chỉ Tiêu Khai Thác:
- Đối với trạm truyền thanh chỉ tiêu khao thác hoạt động là mục đích thường
xuyên lâu dài và là nhiệm vụ duy nhất.
- Chỉ tiêu cao hay thấp biểu hiện chất lượng của Đài, trạm truyền thanh và là
thước đo trình độ quản lý của cán bộ, công nhân trong đài, trạm truyền thanh.
2. Ba Chỉ Tiêu Khai Thác:
2.1 Ba chỉ tiêu khai thác đối với đài, trạm truyền thanh là:
- Đài, trạm truyền thanh khai thác liên tục gọi tắt là đài trạm hoạt động loại I
- Đài, trạm truyền thanh khai thác thiếu liên tục, gọi tắt là đài trạm hoạt động
loại II
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
9
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
- Đài, trạm truyền thanh tạm ngừng để củng cố gọi tắt là đài trạm hoạt động
loại III
2.2 Định mức thời gian hoạt động của từng chỉ tiêu và cách tính chỉ tiêu:
Định mức thời gian hoạt động của từng chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu khai thác liên tục là các trạm truyền thanh có thời gian hoạt động
trong năm đạt từ 95% thời gian kế hoạch trở lên.
- Chỉ tiêu khai thác thiếu liên tục là trạm truyền thanh có thời gian hoạt động
trong năm đạt 80 % thời gian kế hoạch trở lên.
- Chỉ tiêu đài trạm truyền thanh tạm ngừng củng cố là những đài trạm có số
ngày hoạt động trong năm bằng 25% thời gian kế hoạch.
Thước đo thời gian hoạt động:
- Cả ba loại chỉ tiêu ấy đều lấy “ ngày hoạt động theo chương trình” là đơn vị
thời gian chung để tính mức liên tục hoặc thiếu liên tục.

- Ngày hoạt đông theo chương trình là ngày mở đài theo chương trình đã
được lãnh đạo cơ sở hoặc cấp trên quy định. Không phân biệt số giờ hoặc số buổi
mở đài trong ngày nhiều hay ít. Cứ mỗi ngày có mở đài là được tính một ngày liên
tục hoặc ngược lại cứ mỗi ngày theo chương trình không hoạt động phải trừ mất
một ngày.
- Một trong ba tiêu chuẩn của đài trạm truyền thanh là phải có chương trình
hoạt động thường xuyên.
- Trong hoàn cảnh vật tư thiết bị thay thế và nguồn điện còn khó khăn, thời
gian hoạt động của đài trạm tuỳ thuộc vào điều kiện mỗi nơi. Số giờ, số buổi khác
nhau nên lấy ngày hoạt động theo chương trình làm đơn vị chung cho dễ tính toán
và theo dõi sổ sách.
Cách tính chỉ tiêukhai thác
- Công thức tính:
Số ngày hoạt động theo chương trình đă thực hiện
Chỉ tiêu đạt % =
Số ngày theo chương trình đă đề ra trong năm
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
2.3 Nhiệm vụ của nhân viên trạm đối với việc thực hiện chỉ tiêu khai
thác.
Nhiệm vụ:
Cán bộ nhân viên, công nhân quản lý đài trạm truyền thanh cơ sở phải không
ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của đài cơ sở, lấy chỉ tiêu khai thác làm
thước đo kết quả quản lý của mình.
- Chỉ tiêu khai thác pháp lệnh của ngành về chất lượng hoạt động của mỗi đài
trạm.
- Đài trạm truyền thanh không có nhiệm vụ nào khác ngoài nhiệm vụ khai
thác hoạt động ngày càng tốt.
3. Cách xây dựng chỉ tiêu và phấn đấu thực hiện chỉ tiêu khai thác:

Muốn thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý của mình, cán bộ công
nhân đài cơ sở cần biêt:
3.1 Cách xây dựng chỉ tiêu khai thác từ cơ sở:
Sau mỗi hoạt động cần đánh giá kết quả khai thác trong năm qua của đài
thuộc loại khai thác liên tục (loại I), hay thiếu liên tục (loại II) hay tạm ngừng củng
cố (loại III). Từ đó đề ra mức chỉ tiêu phấn đấu cho năm sau. Chúng ta cần tiến
hành 3 việc là:
- Áp dụng công thức tính chỉ tiêu để biết đài đang hoạt động theo loại nào,
mức đạt tỷ lệ cụ thể là bao nhiêu.
- Căn cứ vào sổ sách ghi chép, theo dõi hàng ngày trong năm để tìm xem
những ngày ngừng hoạt động gồm những nguyên nhân ghi. Mỗi nguyên nhân mất
bao nhiêu hoạt động để tìm ra nguyên nhân chủ yếu và phân tích phán đoán trong
năm tới, có thể khắc phục những nguyên nhân nào, mức độ ra sao.
- Từ hai việc đánh giá kết quả và nguyên nhân trên, ta có thể đề ra chỉ tiêu
phấn đấu khai thác trong năm tới.
3.2 Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu khai thác
Trên cở sở phân tích nguyên nhân cần khắc phục và xây dựng được chỉ tiêu
khai thác sát với thực tế của đài. Nhiệm vụ của đài là phải phấn đấu đạt chỉ tiêu đã
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
11
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
đề ra. Muốn vậy, trong quá trình phấn đấu, đài cần đặc biệt chú ý khắc phục cho
những nguyên nhân đã hạn chế khả năng hoạt động của đài, theo thứ tự ưu tiên
như sau:
- Khắc phục những nguyên nhân chủ quan, thuộc phạm vi cơ sở có khả năng
khắc phục được. Nhanh chóng giải quyết những nguyên nhân khách quan.
- Tập trung khả năng giải quyết những nguyên nhân chủ yếu, là nguyên nhân
chiến nhiều ngày ngừng hoạt động nhất đã tạo được sự chuyển biến quyết định
III. QUẢN LÝ TRẠM MÁY
Công nhân trạm máy phải vận hành máy cho đúng quy trình và phải quản lý

tốt trạm máy, tức là phải nắm vững tình trạng hoạt động của trạm máy và phải tạo
điều kiện để đảm bảo hoạt động được liên tục và chất lượng cao.
Muốn vậy, phải đảm bảo các mặt sau:
1. Dụng Cụ Đồ Nghề.
Cần phải trang bị cho phòng máy đủ dụng cụ, đồ nghề dùng cho công tác bảo
dưỡng và tu sửa máy móc. Thông thường có dụng cụ đồ nghề cho phòng máy
gồm:
- Đồng hồ vạn năng có độ nhạy từ 5000Ω/v trở lên.
- Z kế
- Bút thử điện
- Mỏ hàn điện 60 – 100w và giá đỡ đựng thiếc hàn và nhựa thông
- Đèn soi sáng di động có móc treo và chụp che
- Vặn vít các cỡ
- Các loại kìm: vạn năng, nhọn, tròn, cắt.
- Búa nhỏ 250 gam
- Khoá mở ốc
- Dao con, dao nhíp, kéo
- Giũa mịn nhỏ
- Dụng cụ nắn sửa má rơle
- Kẹp mõm sấu
- Dây dẫn có phích cắm và que đo
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
- Giấy nháp mịn số 00
- Lọ đựng nhựa dán băng ghi âm
- Chổi lông quét bụi và giẻ lau
Các dụng cụ này phải được cất giữ ở phòng trong các ngăn tủ hay giá treo
trên tường
2. Tư Liệu, Tài Liệu Quản Lý:

Người quản lý trạm máy phải sưu tầm và lưu trữ các tư liệu, tài liệu quản lý
sau:
- Hồ sơ xây lắp trạm máy bao gồm: Các sơ đồ đường giây ngầm, sơ đồ lắp đặt
- Bản quy chế quản lý khai thác kỹ thuật và bản nội quy an toàn lao động
- Các sổ sách quản lý và bút mực ghi chép. Các sổ sách này gồm:
+ Sổ nhật ký phòng máy
+ Sổ đo thử đường dây
+ Sổ lý lịch các máy móc trong trạm
+ Sổ nhật ký chạy máy nổ phát điện (nếu có)
+ Phiếu đèn để theo dõi các đèn điện tử cỡ lớn( đèn công suất)
- Các biên bản kiểm tra và nhận sét về hoạt động của trạm máy qua các đợt
kiểm tra
- Các biên bản và báo cáo về sửa chữa, sửa đổi, cải tiến các thiết bị máy móc
trong trạm
- Danh sách các phụ tùng dự trữ, thay thế
- Chương trình phát thanh và truyền thanh hàng ngày
Tất cả các tư liệu, tài liệu này phải được cất giữ ở trong phòng máy, sắp xếp
gọn gàng, thứ tự như các dụng cụ trên
3. Tư Liệu, Tài Liệu Kỹ Thuật
Tư liệu tài liệu kỹ thuật cần thiết trong quản lý, khai thác trạm máy gồm;
- Sơ đồ và thuyết minh hướng dẫn kỹ thuật sử dụng của các máy móc thiết bị
bao gồm cả sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp, cùng các số liệu kỹ thuật.
- Sách chân đèn hoặc tài liệu chỉ rõ đèn, IC và tính năng của chúng trong
máy.
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
13
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
- Các tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật về máy móc thiết bị có trong trạm.
- Ngoài sơ đồ trong sách thuyết minh, còn cần phải có sơ đồ nguyên lý và sơ
đồ lắp ráp máy tăng âm vẽ trên khổ giấy to, đóng khung treo trên tường trong

phòng máy.
4. Phụ Tùng, Linh Kiện Thay Thế Và Dự Trữ:
Phụ tùng linh kiện thay thế và dự trữ trong phòng máy bao gồm:
4.1 Loại thay thế thường xuyên:
- Cầu chì, dây chì các cỡ dùng trong máy
- Bóng đèn báo
- Đèn điện tử, chủ yếu là đèn công suất và đèn nắn điện, Điốt bán dẫn, nắn
điện, tranrito và một số loại IC.
- Thiếc hàn, nhựa thông
- Băng dính cách điện
- Tụ lọc hoá học
4.2 Loại thay thế không thường xuyên:
Các phụ tùng nhỏ như khoá chuyển mạch, phích cắm, Jắc, nút nhấn,
- Rơ le các loại dùng trong máy
- Các loại biến áp dùng trong máy, chủ yếu là biến áp ra và biến áp cao áp
- Một số tụ điện, điện trở có trị số đặc biệt dùng trong phòng máy. Chủ yếu là
tụ có điện áp cao, có điện dung lớn, các điện trở có độ chính xác cao, có công suất
tiêu tán lớn
- Điện trở sơn của mạch đo
Đối với các đèn công suất lớn phải có phiếu đèn và phải có trang bị để nung
sợi, duy trì định kỳ các đèn nay theo quy định. Khi lưu trữ các đèn này phải xếp
cho đèn ở vị trí thẳng đứng.
Các phụ tùng thay thế, dự trữ này phải có sổ sách liệt kê đầy đủ, phải định kỳ
kiểm kê. Khi thay thế phải ghi vào sổ sách chu đáo và sau đó phải bổ sung cho đầy
đủ.
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
14
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
5. Lưu Trữ Băng Ghi Âm Và Đĩa Hát:
Băng ghi âm và đĩa hát phải được lưu trữ trong tủ đựng có nhiều ngăn nhỏ và

sắp xếp các hộp băng và đĩa hát theo chiều tăng thẳng đứng.Tủ đựng băng ghi âm
và đĩa hát phải để nơi khô ráo, không có ánh năng rọi trực tiếp vào, không để gần
nơi phát sinh nhiệt, có nhiệt độ cao( như lò sưởi, tầng công suất ), không để gần
nơi có từ trường mạnh. Đồng thời trong tủ nên có các chất hút ẩm, để giữ độ ẩm
đúng mức quy định.
6. Phòng Cháy Và Chữa Cháy:
Để phòng cháy và chữa cháy trạm truyền thanh và truyền hình ta cần tuân
theo các yêu cầu sau:
- Nhà đặt máy phải được xây dựng chắc chắn, mái nhà được đổ bằng bê tông
hoặc lợp bằng chất không dễ cháy.
- Dây điện đi trong trạm phải đảm bảo độ cách điện, đúng quy cách để dây
không bị chập gây nên hoả hoạn vì điện.
- Trong trạm máy các thiết bị máy móc cần được lắp đặt gọn gàng đúng quy
cách và phải có bình chữa cháy.
- Phải có nội quy khai thác và quản lý rõ ràng. Không phận sự miễn vào
phòng máy, không hút thuốc lá trong phòng máy
- Phải có thang, bể nước để đề phòng khi xảy ra cháy có phương tiện xử lý
kịp thời.
Ngoài ra tuỳ từng tình hình cụ thể, từng địa phương, từng địa thế mà có
những biện pháp phòng và chữa cháy phù hợp, miễn sao trạm truyền thanh truyền
hình không xáy ra cháy và nếu có bất chắc xảy ra thì phải có dụng cụ và biện pháp
chữa cháy ngay.
Đặc biệt nếu xảy ra cháy vì điện thì phải dập cầu dao ở bảng điện ra ngay, để
cắt điện cho trạm máy.
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
15
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
IV. BẢO DƯỠNG TRẠM MÁY TRUYỀN THANH.
1. Bảo Dưỡng Hàng Ngày:
- Làm vệ sinh phòng máy, quét dọn nhà cửa, lau bàn ghế

- Dùng chổi lông gà quét dọn bụi bán bên ngoài các máy móc thiết bị, sau đó
dùng giẻ bằng vải mềm sạch ẩm lau bên ngoài các máy móc thiết bị.
- Dùng giẻ thấm cồn lau chùi các ổ cắm điện, ổ cắm micrro, các cầu dao, các
đảo mạch.
- Kiểm tra các thiết bị an toàn của máy.
- Chuẩn bị các cầu chì thay thế.
2. Bảo Dưỡng Hàng Tuần:
Làm vệ sinh toàn bộ bên trong tủ máy tăng âm, máy thu máy ghi âm, bảng
phân phối fiđơ.
- Dùng chổi sơn hoặc chổi lông gà quét sạch bụi bậm mạng nhiện trong máy.
- Dùng giẻ thấm nước vắt thật khô lau các bệ máy
- Đặc biệt chú ý lau thật sạch các lược đấu dây, các cầu nối dây. Tránh để bụi
bán vào những nơi có điện áp cao. Vì bụi giữ ẩm dễ gây ra đánh lửa làm hỏng
máy.
- Dùng giẻ thấm cồn lau sạch các lưới dao diện, lau tiếp điểm, má rơle, các đế
đèn có dòng điện lớn đi qua, các chân cầu chì.
- Kiểm tra các tấm cách điện ở các cầu dao, chữa lại các má tiếp xúc, xiết chặt
lại ốc, bảo đảm các cầu dao tiếp xúc tốt, tránh cho các tấm cách điện bị cháy.
- Nếu thấy ở các tiếp điểm rơle hoặc công tắc điện có hiện tượng đánh lửa,
phải dùng loại giũa mịn đặc biệt dùng giấy nháp thật mịn đánh sạch và nắn lại các
lá tiếp xúc nếu cần thiết, để đảm bảo tiếp xúc tốt.
Kiểm tra và điều chỉnh các mũi phóng điện chống sét.
3. Bảo Dưỡng Hàng Tháng:
- KIểm tra kỹ trong toàn bộ máy móc để phát hiện những chỗ sắp hỏng mà
phòng ngữa.
- Quét sạch mạng nhện trong phòng máy, quét dọn máng ngầm, kiểm tra các
dây dẫn, trong phòng máy
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
16
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình

- Kiểm tra các thiết bị an toàn của trạm máy.
4. Bảo Dưỡng Hàng Quý:
Kiểm tra lại các bộ phận anten ở ngoài trời:
- Căng lại anten và các dây dẫn anten vào trạm
- Điều chỉnh lại các dây co cho đúng quy cách
- Kiểm tra lau chùi sứ cách điện và thay sứ nếu sứ bị rạn nứt
- Kiểm tra và hàn lại các mối hàn xấu
- Bôi mỡ vài các bộ phận chuyển động, những bộ phận có răng ốc
Kiểm tra và sửa chữa đường dây vào của anten và những mối tíêp xúc các
thiết bị chống sét trong anten.
- Kiểm tra đường dây đất của các cột anten, cột tổng đài, bảng phân phối fiđơ,
bảng điện, bệ máy.
- Kiểm tra chế độ làm việc và chỉ tiêu chất lượng của máy tăng âm, thay đèn
trong máy nếu thấy cần thiết.
- Phối hợp với bộ phận quản lý đường dây, phát tín hiệu lên đường dây để đo
sụt áp ở cuối đường dây.
- Kiểm tra và điều chỉnh các thiết bị đo đạc trong phòng máy, các thiết bị an
toàn.
5. Hàng Năm:
Mỗi năm một lần vào mùa khô phải kiểm tra toàn bộ hệ thống tiếp đất của
trạm máy, đo lại điện trở tiếp đất và sửa chữa nếu cần thiết để đạt tiêu chuẩn quy
định.
V. ĐO THỬ TRONG TRẠM MÁY TRUYỀN THANH TRUYỀN HÌNH:
1. Sự cần thiết của công tác đo thua trong trạm.
Công tác đo thử trong trạm rất cần thiết để đảm bảo chất lượng truyền thanh,
an toàn cho người và thiết bị trong vận hành khai thác.
Các thiết bị dùng trong trạm đều có những trí số định mức trong quá trình vận
hành, sử dụng.
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
17

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
Nếu ống phóng lôi không đảm bảo mức điện áp phóng điện thì có thể không
hoạt động khi có sấm sét đánh vào đường dây. Do đó, không bảo vệ được thiết bị
và công nhân đang vận hành
Nếu máy tăng âm không đảm bảo công suất ra danh định thì tiếng loa sẽ kêu
bé hoặc méo, rè.
Công tác đo thử trong trạm máy gồm:
2. Đo Z và R trên đường dây truyền thanh:
Trở kháng Z và điện trở cách điện R của đường dây phải được đo thử thường
xuyên trước mỗi buổi chạy máy và thử cả ngay trong khi đang chạy máy.
Dụng cụ thường dùng để đo Z và R đường dây là Z kế.
3. Đo thử ống phóng lôi:
Các ống phóng lôi đấu trên hệ thống đường dây hoặc trong thiết bị trạm máy
để bảo vệ khi có sét đánh hay quá áp. Mỗi loại ống phóng lôi đều có trị số điện áp
phóng điện.
Thiết bị đo thử ống phóng lôi thường dùng là máy thử ống phóng lôi P-2.
4. Đo điện trở tiếp đất:
Hệ thống cọc tiếp đất của các đài trạm truyền thanh phải đảm bảo trị số điện
trở tiếp đất trong phạm vi cho phép.
Để đo thử điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp đất của trạm ta dùng máy đo điện
trở tiếp đất 3235 hoặc các máy tương tự IMS
5. Đo thử chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của máy tăng âm:
Những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản cần đo thử tại trạm là:
- Công suất ra và mức độ méo không đường thẳng
- Hệ số khuếch đại điện áp khi cắt gánh
- Mức độ tạp âm
- Lập đáp tuyến tần số, xác định méo theo tần số
Để đo thử cần có các dụng cụ và máy móc đo lường sau:
- Máy tạo sóng âm tầm
- Máy hiện sóng

- Máy đo độ méo không đường thẳng
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
18
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
- Vôn kế điện tử
- Gánh giả bằng điện tử dây cuốn
VI . AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG MÁY TĂNG ÂM:
1. Yêu cầu về cách bố trí máy móc và thiết bị:
- Công nhân thao tác, sửa chữa máy phải có đầy đủ trang bị an toàn lao động
theo chế độ đã ban hành( thông tư chung của tổng cục Bưu điện và tổng cục thông
tin số 1925/TT – LT ).
- Những người không có nhiệm vụ không được vào phòng máy, không được
nhờ người chưa nắm vững kỹ thuật tao tác máy. Tuyệt đối cấm trẻ em vào phòng
máy.
- Máy móc và thiết bị phải bố trí gọn gàng, thuận tiện cho khai thác cũng như
phòng chống hoả hoạn. Khoảng cách tối thiểu giữa tủ máy và mặt tường phải là
0,8m.
- Trong phòng máy phải có thiệt bị quạt gió, thông hơi. Những thiết bị đó
phải tốt và lúc nào cùng sẵn sàng làm việc được.
- Không được dùng dây điện trần trong phòng máy
- Đường dây điện lực và đường dây fiđơ phải vào trạm bằng hai đường riêng
không được đi chung trên một cột tổng đài
- Đường dây điện lực trước khi đưa điện vào trạm phải bố trí cầu trì con cá
hoặc cầu dao ở ngoài cột, nhằm đảm bảo an toàn khi sửa chữa kiểm tra toàn bộ hệ
thống điện trong trạm máy.
- Những dây điện có vỏ bọc cao su phải hàn bằng nhự những chỗ nối không
được để hở mối nối.
- Những dây dẫn cung cấp điện nguồn phải dùng loại có vỏ bọc cao su dày để
tránh bị xây sát làm hở ruột trong khi kéo đi kéo lại.
- Trên mỗi đường dây phải đặt cầu chì, cỡ dây chì phải phù hợp với dòng điện

danh định chạy qua.
- Cầu dao điện trong trạm máy phải được bố trí ở nơi dễ thao tác, gần cửa ra
vào và có hộp gỗ hoặc nhựa bảo vệ.
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
19
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
- Trên sàn trước và sau tủ máy tăng âm có điện áp 1000v trở lên phải trải
thảm cao su cách điện rộng ít nhất 0,75m để công nhân trên đó thao tác và sửa
chữa máy. Người thao tác và sửa chữa máy không được đi chân đất trong phòng
máy, kể cả khi đứng trên thảm cao su cách điện
- Cấm để xăng, dầu, vũ khí và chất dễ cháy nổ như mìn đạn, lựu đạn, bộc phá
trong phòng trạm máy.
- Không được để các đồ đạc, dụng cụ cá nhân, vật liệu limh kiện làm cản trở
sự đi lại và thao tác máy.
- Mỗi phòng máy đều có bình chữa cháy và các dụng cụ cứu hoả.
- Nếu xảy ra hoả hoạn phải cắt dây điện trước khi tiến hành chữa cháy. Phải
dùng bình hơi cacbônic để chữa cháy ở nhưng nơi có điện, không dùng nước để
chữa cháy ở nhưng bộ phận có điện.
- Phải có thuốc cấp cứu ở chỗ dễ lấy ra
2. Yêu cầu hệ thống dây đất:
- Những thiết bị thu lôi và phóng lôi đều phải có đường dây nối liền với hệ
thống dây đất của trạm máy. Các bộ phận máy móc thiết bị khác cũng phải nối liền
với hệ thống dây đất là:
Thân máy nổ, vỏ biến áp, vỏ hộp điện trở.
Khung và thân bảng điện lực
Khung và bệ máy tăng âm, bệ chỉnh lưu, máy thu
Vỏ dây cáp ngầm, vỏ những ống sắt trong có ống dây điện luồn qua
Hộp bằng kim loại đậy cầu dao, cầu chì, hầm điện tự động có điện áp trên
22.v
- Những dây nối với hệ thống dây đất có thể dùng dây thép mạ Ф3 mm.

- Mỗi bộ phận máy móc thiết bị cần tiếp đất phải dùng dây riêng nối với hệ
thống dấy đất. Không được dùng một dây chung nối tiếp nhiều máy với nhau.
- Những mối nối các đầu dây tiếp đất với khung máy phải khoan lỗ bắt ốc thất
chắc chắn
- Hệ thống dây đất phải bố trí sao cho khi cần kiểm tra được rễ ràng.
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
20
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
- Mỗi năn hai lần vào mùa khô và trước mua mưa phải dùng đồng hồ đo điện
trở của hệ thống dây đất.
3. Yêu cầu của máy tăng âm:
- Khi điều khiểm máy tăng âm người trực máy không được đụng trạm vào bất
cứ bộ phận nào bên trong tủ máy.
- Ở những máy tăng âm không có mỏ phóng điện thì trước khi sửa chữa phải
dùng thanh phóng điện có cán cần cách điện tốt để phóng hết điện trên tụ lọc cao
áp.
- khi có mưa to, dông bão, sấm sét thì không dùng anten ngoài trời mà phải
dùng ante trong nhà để thu thanh
- Các bộ phận của máy tăng âm phải có cửa hoặc nắp đóng kín
- Nghiêm cấn việc chấp mạch điện hoặc tháo bỏ các chốt an toàn ở cảnh cửa
tủ máy
- Khi đã đóng cửa tủ máy thì không được tìm cách chạm hoặc sửa chữa một
bộ phận nào trong tủ máy
- Hàng tháng phải kiểm tra cách cửa tủ máy và các thiết bị an toàn một lần
- Đường dây tiếp đất và dây anten đưa vào máy phải có cầu chì và phóng lôi
4. Yêu cầu về dụng cụ cần tay:
- Những dụng cụ về điện phải có cán hoặc tay cầm bằng chất cách điện tốt đối
với điện áp của dòng điện đang sử dụng
- Trước khi sử dụng các dụng cụ về điện phải xem xét kĩ cán cầm tay. Nếu
cán cầm tay cách điện bị hỏng, vỡ, rạn nứt thì phải thay thế cái khác

- Không được dùng các dụng cụ điện bị rò điện hay chập điện ra vỏ ngoài của
dây dẫn và cán cầm
- Các dụng cụ điện phải có dây lấy điện qua phích cắm và ổ cắm điện
- Đèn soi lưu động phải kết cấu chắc chắn, có bộ phận chống va chạm và bảo
vệ bóng điện
Cán của các dụng cụ để đập, kéo, quay phải được chêm chắc chắn
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
21
Bỏo Cỏo Thc Tp Tt Nghip Trm Truyn Thanh - Truyn Hỡnh
CU 2: SO SNH NHNG T CHT CA CON NGI QUN Lí
TRM MY TRONG THI I NGY NAY V TRONG NHNG NM
1980 NC TA.
- u im: Cụng nhõn qun lý, s dng trm mỏy u c s dng cỏc thit
b thun tin , d dng khai thỏc v vn hnh .
Bao qun thit b c d dng
Cỏc thit b bo v lao ng an ton
Thit b mỏy múc c khai thỏc v s dng trong iu kin tt, kộo di tui
th m bo cht lng tt.
An toàn lao động :
* Quy định chung:
- Mỗi ngời làm việc tại đài phát sóng đều đợc huấn luyện về an toàn lao
động và phải luôn tuân thủ quy tắc an toàn lao động để đảm bảo an toàn cho ngời
và thiết bị.
- Ngời chỉ huy vận hành và sửa chữa thiết bị chịu trách nhiệm về an toàn lao
động cho ngời và thiết bị trong suốt thời gian vận hành và sửa chữa.
- Phụ trách đài cần cử ngời theo dõi về an toàn lao đông chung cho toàn Đài
và ngời đợc phân công cần theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở mọi ngời thực hiện nghiêm
chỉnh những quy định về an toàn.
- Cần luôn kiểm tra:
+ Cán bộ vận hành có hiểu biết các dụng cụ an toàn và các chức năng của nó

trong việc lắp đặt và trong các thiết bị kỹ thuật khác.
* Các dụng cụ cấp cứu:
- Có đủ các loại thuốc thông thờng và các dụng cụ để sơ cứu khi bị tai nạn
điện giật và phải bảo quản tốt, sử dụng dễ dàng thuận tiện.
- Cán bộ kỹ thuật cần đợc hớng dẫn các phơng pháp cấp cứu, có gắn bảng
ghi số điện thoại của bộ cấp cứu tại nơi dễ thấy.
* Các phơng tiện phòng chống cháy:
- Có đủ phơng tiện phòng chống cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy
khu vực:
Ging Viờn: Nguyn Th Hựng Sinh Viờn: u Th Thuý
22
Bỏo Cỏo Thc Tp Tt Nghip Trm Truyn Thanh - Truyn Hỡnh
+ Có các bình CO
2
.
+ Các loại bình chữa cháy dùng cho trạm biến thế điện, nhà máy nổ, cho các
máy móc điện tử đặc biệt theo hớng dẫn của cơ quan phòng chống cháy.
+ Các bảng báo và hớng dẫn nội quy phòng chống cháy.
- Các thiết bị phòng chống cháy (Bình chống cháy, thang, móc câu ) phải
đợc kiểm tra chất lợng thờng xuyên, nếu chất lợng kém cần thay thế ngay.
- Các cán bộ kỹ thuật đều phải đợc đào tạo kỹ thuật dập cháy và nắm vững
nội quy phòng cháy và hàng năm có thực tập thờng xuyên.
- Đối với vật liệu dễ cháy ( xăng, dầu ) cần đợc chú ý hơn.
* An toàn điện:
- Việc lắp đặt hệ thống điện trong đài phát sóng phải đảm bảo yêu cầu về an
toàn điện ( kích thớc dây cáp điện, công suất các biến áp hạ thế, cầu giao,
aptotmát ) .
- Có các thảm cách điện dùng cho nơi có điện áp cao ( đặt trớc các chuyển
mạch điện máy phát và các thiết bị khác )
- Đo thờng xuyên điện trở đất và giữ trong phạm vi giá trị an toàn. Các dụng

cụ làm việc có cách điện phải đảm bảo tốt, có các găng tay cách điện khi tiếp xúc
với điện áp cao .
- ở những nơi địa hình cao cần có biện pháp chống sét tốt cho các thiết bị đ-
ờng điện lới và khu vực quanh máy phát.
Quy trình khai thác vận hành, các sự cố biện pháp khắc phục.
- Các máy phát hình đời mới đòi hỏi sự bảo quản nghiêm ngặt, đảm bảo
tránh bụi, nóng và ẩm.
- Các điểm liên quan đến an toàn chung cần đợc u tiên và kiểm tra chặt chẽ.
- Khi máy phát cần phải tắt thì phải đấu đất ngay.
- Toàn bộ chuyển mạch cần chuyển về vị trí OFF.


Ging Viờn: Nguyn Th Hựng Sinh Viờn: u Th Thuý
23
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
CÂU 3: CÁCH ĐẤU LOA:
I. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI MẮC LOA:
1. Những công tắc thường dùng:
- Các công thức cơ bản của định luật ôm được biến đổi thanh nhiều dạng
như sau:
Công thức của Định luật ôm:
U
I = ―
Z
U
Từ đó suy ra U = I x Z và Z = ―
I
U
P = UI thay I = ―
Z

U
2
P = ― suy ra U
Z Z = ― và U = PZ
P
Trong đó: I là dòng điện, U là điện áp, P là công suất, Z là trở kháng.
- Quan hệ giữa cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp biến áp:
W1 U1 I2 Z1
n = ― = ― = ― = ―
W2 U2 I1 Z2
U1 = nU2, I2 = nI1, Z1 = n
2
Z2
Trong đó: U1 là điện áp bên sơ cấp biến áp
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
24
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trạm Truyền Thanh - Truyền Hình
U2 là điện áp bên thứ cấp biến áp
Z1 là trở kháng bên sơ cấp biến áp
Z2 là trở kháng bên thứ cấp biến áp
n là hệ số biến áp được xác định bằng tỉ số vòng cuộn sơ cấp biến
áp với số vòng thứ cấp biến áp
Khi đấu loa vào máy ta còn sử dụng công thức được biến đổi từ các công thức
trên là:
PM . ZM = PL . ZL
Trong đó: PM là công suất ra của máy
ZM là trở kháng ra của máy
PL là công suất của lao
ZL là trở kháng của loa
2. Những nguyên tắc cơ bản khi mắc loa:

- Công suất cơ bản của loa phải bằng hoặc nhỏ hơn công suất danh định của
loa(công suất danh định của loa được giới hạn bởi công suất chịu đựng tối đa của
loa). Nếu công suất tiêu thụ của loa quá quy định của công suất danh định thì loa bị
cháy, nếu công suất tiêu thụ quá nhỏ so với công suất danh định của loa thì loa
không vang xa. Công suất cung cấp cho loa phải bằng 40 – 60% công suất danh
định thì tiếng loa đủ to và rõ.
- Công suất của máy cung cấp cho tiếng loa phải bằng hoặc nhỏ hơn công
suất ra dạnh định của máy. Nếu công suất này vượt quá công suất danh định của
máy sẽ bị hỏng. nếu công suất này quá nhỏ so với công suất ra danh định thì công
suất dư quá nhiều thì máy chạy non tải dễ bị tăng điện áp ra dẫn đến làm hỏng loa.
- Công suất làm việc biến áp không được vượt quá công suất danh định của
biến áp(biến áp đường dây và biến áp loa).
- Khi vận dụng các công thức để tính toán cần phân biệt trí số danh định và trị
số tiêu thụ thực tế.
- Nếu công suất máy còn dư quá nhiều thì phải mắc thêm loa hoặc gánh giả
để tiêu thụ bớt công suất dư. Nếu công suất máy còn dư quá ít so với công suất
Giảng Viên: Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên: Âu Thị Thuý
25

×