Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Thơ văn xuôi việt nam 1975 - 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.84 KB, 144 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1. Cho đến nay sự tồn tại của thơ văn xuôi trong đời sống của thơ ca
hiện đại là một thực tế không thể phủ nhận. Nó được nhìn nhận như một hiện
tượng tự nhiên trong quá trình dân chủ hóa hình thức thơ mang tính toàn cầu,
gắn với nhu cầu của con người thời hiện đại.
Trong thơ ca Việt Nam, hình thức thơ văn xuôi xuất hiện khá sớm. Tuy
nhiên giai đoạn được xem là nở rộ của nó là thời kì sau chiến tranh chống Mỹ.
Nghiên cứu hình thức thơ văn xuôi thời kì này, vì vậy để góp phần tìm hiểu
thêm về xu hướng vận động của hình thức thơ trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
1.2. Thơ văn xuôi được xem như là một trong ba hình thức cơ bản của
thơ (Thơ cách luật, Thơ tự do, Thơ văn xuôi). Sự ra đời của nó được xem như
là một nhu cầu tất yếu gắn liền với nhu cầu giải phóng con người cá nhân
trong thời hiện đại, nhằm tìm kiếm một giọng điệu phức tạp, gai góc, vừa lắm
lí sự, suy tư, vừa bộc lộ cảm xúc ào ạt, mãnh liệt, giải phóng tối đa sự dạt dào
cảm xúc của chủ thể trữ tình. Nghiên cứu thơ văn xuôi không chỉ để hiểu đặc
trưng về phương diện cấu trúc thơ mà mà còn gợi mở nhiều vấn đề về mối
quan hệ giữa hình thức thơ văn xuôi và thời hiện đại.
1.3. Trong những năm gần đây, hình thức thơ văn xuôi đã xuất hiện
trong chương trình văn học từ bậc Phổ thông đến Đại học. Việc nghiên cứu
thơ văn xuôi vì vậy có ý nghĩa thực tiễn, giúp cho người dạy, người học có
thêm những tri thức về thể loại. Từ đó có được định hướng đúng đắn trong
việc tiếp cận các tác phẩm thơ văn xuôi trong nhà trường.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là khảo sát thơ văn xuôi
Việt Nam 25 năm cuối thế kỷ XX từ góc nhìn thể loại.
1

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tương ứng với mục đích, đề tài có nhiệm vụ:


- Chỉ ra được những cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của thơ văn xuôi
giai đoạn 1975 - 2000.
- Chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của thơ văn xuôi giai đoạn 1975 -
2000 trên một số phương diện như: Cảm hứng, giọng điệu, nghệ thuật tổ chức
lời thơ.
- Trong một chừng mực nhất định, chỉ ra được những đổi mới hình thức
thơ so với các giai đoạn trước đó.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
3.1. Phạm vi nghiên cứu.
Thơ văn xuôi 1975 - 2000 nở rộ, phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, sự
thành công lại không có nhiều. Vì lẽ đó, chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát
của mình chủ yếu vào một số hiện tượng được tuyển chọn vào tuyển tập Thơ
văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài) của hai soạn giả Nguyễn Văn Hoa và
Nguyễn Ngọc Thiện, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1997. Ngoài ra chúng
tôi, còn sử dụng một số tác phẩm thơ văn xuôi được đăng trên các báo Văn
nghệ, Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ trẻ làm đối tượng khảo sát.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình thức thể loại thơ xét từ nhiều
mối quan hệ (với thời đại, với chủ thể sáng tạo, ).
4. Phương pháp nghiên cứu.
Xuất phát từ nhiệm vụ, mục đích của đề tài, chúng tôi đặt đối tượng
trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong mối quan hệ nhiều chiều, từ đó trên cơ
sở kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước, chúng tôi sử dụng các phương pháp:
đọc, phân tích, thống kê, so sánh đối chiếu, khái quát để thực hiện đề tài.
2

5. Lịch sử vấn đề.
Nhìn chung, cho đến nay thơ văn xuôi còn đang trên đường thể nghiệm,
thành công chưa nhiều, cho nên, những công trình nghiên cứu công phu và
chuyên sâu về thơ văn xuôi cũng chưa phong phú, đa dạng. Những bài viết

thực sự tâm huyết về thơ văn xuôi theo chúng tôi được biết đó là:
1. Thiếu Sơn (1934), “Lời phê bình Linh Phượng”, Đông Hồ, Linh
Phượng, NXB Nam Ký, Hà Nội.
2. Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh (1942), Thơ.
3. Huy Cận (1942), Lời nói đầu trong tập Kinh cầu tự.
4. Xuân Diệu (1965), Vài ý kiến về thơ văn xuôi, Báo Văn nghệ số 88.
5. Hà Minh Đức (1968), “Thơ văn xuôi”, Các thể thơ ca và sự phát
triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.
6. Hữu Đạt (1996), “Thơ văn xuôi là đỉnh phát triển cao nhất của thơ tự
do”, NXB Giáo dục. Hà Nội.
7. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ
học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
8. Mã Giang Lân, “Xu hướng tự do hóa hình thức thơ”, Tạp chí khoa
học, tháng 2 - 1990.
9. Nguyễn Ngọc Thiện, “Tư duy và cấu trúc nghệ thuật thơ văn xuôi”,
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, tháng 12 - 1996.
10. Vũ Huy Thông (1996), “Từ thơ tự do đến thơ văn xuôi”, trích luận
án PTS khoa học: Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945 -
1975, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Ngọc Thiện (1997), Tuyển tập thơ văn
xuôi (Việt Nam và nước ngoài), NXB Văn học, Hà Nội.
3

12. Lưu Khánh Thơ, Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại thơ
sau 1975.
13. Vũ Văn Sỹ, “Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện
đại”, Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2001.
14. Lê Lưu Oanh, Thơ trữ tình Việt Nam (1975 - 1990), NXB ĐHQG

Hà Nội, 1998.
15. Vũ Văn Sỹ, “Những thể nghiệm trong thơ Nguyễn Quang Thiều”,
Thơ Việt Nam hiện đại, NXB Lao động Hà Nội, 2002.
Ở các bài viết trên, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề của hình
thức thơ văn xuôi từ góc độ khái quát và cũng có phản ánh được một số nét
đặc trưng. Tuy nhiên trong dung lượng của những bài viết ngắn trên, các tác
giả chưa có dịp đi sâu vào phân tích cụ thể về hình thức thơ văn xuôi, đặc biệt
là thơ văn xuôi thời kỳ 1975 – 2000.
Người đầu tiên ý thức được thơ văn xuôi như một thể loại và có những
khả năng riêng so với các hình thức thơ khác là Thiếu Sơn (1934 - 1935)
trong bài Lời phê bình Linh Phượng, nhà phê bình gọi cuốn nhật ký là một
“Bài thơ trường thiên bằng văn xuôi”.
Bàn về nguồn gốc của thơ văn xuôi, tác giả Xuân Diệu, nhà thơ có công
đầu trong việc đóng góp những suy nghĩ, tìm tòi mang tính lí luận về sự hình
thành và phát triển của thơ văn xuôi. Trong tiểu luận “Vài ý kiến về thơ văn
xuôi” (in trên báo Văn nghệ số 88 – 1965) đã cho rằng: Thơ văn xuôi có
nguồn gốc từ thể phú, một thể loại vừa là thơ, vừa là văn; nó là thơ vì nó âm
thanh theo luật bằng trắc, có vần; mặt khác nó cũng là văn, vì câu dài, có đôi
khi khá dài như một câu văn. Cũng trong tiểu luận Vài ý kiến về Thơ văn xuôi
Xuân Diệu đã nêu lên được những luận điểm có cơ sở khoa học và giàu sức
thuyết phục. Nhiều vấn đề lí luận được bàn đến trong bài viết cách đây đã
4

nhiều chục năm vẫn còn thích hợp khi soi chiếu và tìm hiểu tình hình sáng tác
và đặc điểm thơ văn xuôi trong giai đoạn hiện nay. Thơ văn xuôi buộc người
viết phải tuân theo những quy luật nội tại nghiêm khắc của nó. Nhà thơ phải
tìm được sự hài hòa bên trong của ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh. Ở bài thơ
văn xuôi, cảm hứng tuy không biểu hiện ra ở những câu thơ có vần điệu quen
thuộc, nhưng đòi hỏi người viết phải biết chọn lọc những hình thức phô diễn
thích hợp. “Viết thơ văn xuôi cần phải nắm vững nhịp điệu, tiết tấu của câu

thơ dài rộng phá thể, và phải tinh vi nghe được cái nhạc bên trong của câu
thơ: khi nhạc ấy không thể hiện ra những vần mà lỗ tai cảm thấy ngay thì nó
lại càng phải dồi dào, đầy căng như nhựa mật của trái làm nứt vỏ” (Xuân
Diệu). Đó là đòi hỏi về phía người sáng tác. Còn đối với người đọc thì sao?
Để cho thơ văn xuôi có đất phát triển rộng hơn thì vấn đề người đọc là một
yếu tố quan trọng. Nhà thơ Xuân Diệu đã hơn một lần yêu cầu bạn đọc nên đa
dạng hóa sự thưởng thức thơ ca quen thuộc của mình: “Trong thơ hiện nay
của ta, tôi thấy bạn đọc nên có một rẻ quạt rộng mở trong việc thưởng thức
các thể điệu thơ, sự thưởng thức đa dạng sẽ khuyến khích cho sự sáng tác đa
dạng Điệu thơ hơi lạ mắt lạ tai, khác với tập quán quen thuộc, thì nên rộng
lượng nên để cho cách “xào nấu” mới có một thì giờ dần dần quen miệng với
“người ăn”. Rõ ràng là khác với các thể thơ khác, thơ văn xuôi có phần kén
chọn người đọc hơn. Đây cũng là một thách đố không nhỏ đối với người sáng
tác.
Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong chuyên luận Các thể thơ ca và sự
phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam (1968) đã cho rằng:
Các thể văn vần như phú và văn tế và các loại biền văn như hịch, cáo đều có
dáng dấp của thơ văn xuôi Và suy cho cùng thì thể văn xuôi cũ cũng là
nguồn gốc gần xa của một thể thơ văn xuôi sau này. Theo ông, sự khác biệt
5

của thơ văn xuôi với phú, cáo, hịch, văn tế là ở chỗ các thể văn truyền thống
có quy tắc về vần và đối còn thơ văn xuôi thì không.
Không nói đến khái niệm thơ văn xuôi, nhưng Huy Cận trong lời nói
đầu trong tập Kinh cầu tự (1942) cũng đã ý thức được một cách rõ ràng sự tồn
tại của hình thức thơ không cần đến vần luật mà ông gọi một cách hình ảnh là
“Lớp xi măng thường dùng để chắp nối ý văn”. Ông cho rằng có những lối
kiến trúc không cần đến mạch nối, các khối cứ tự liền nhau nhịp nhàng. Tuy
nhiên thể loại đó là gì thì ông lại chưa ý thức được.
Như trên đã nói, cho đến nay thơ văn xuôi còn đang trên đường thể

nghiệm, thành công chưa nhiều, cho nên, những công trình nghiên cứu công
phu và chuyên sâu về thơ văn xuôi cũng chưa phong phú, đa dạng. Vì vậy,
việc dựng nên một bức tranh chung về thơ ca Việt Nam 1975 nói chung, thơ
văn xuôi nói riêng là một công việc cực kỳ khó khăn,. Cho đến nay, đã có một
số công trình nghiên cứu về các đặc điểm của thơ sau 1975. Ở một số cuốn
sách như: 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1996), Văn học Việt Nam trong thời đại mới (NXB Giáo
dục, 2002), Văn học 1975 - 1985 tác phẩm và dư luận (NXB Hội nhà văn Hà
Nội, 1997), và một số bài nghiên cứu, phê bình rải rác trên các báo và tạp chí
từ những năm 90 lại nay đã đề cập đến một số vấn đề của thơ văn xuôi như
Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại thơ sau 1975 của tác giả Lưu
Khánh Thơ, Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại của tác
giả Vũ Văn Sỹ, Thơ 1975 - 1995, sự biến đổi của thể loại, Các công trình ấy
đã nhận diện sự phát triển của thơ văn xuôi sau 1975. Trong công trình Thơ
trữ tình Việt Nam 1975 - 1990 (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998), tác giả
Lê Lưu Oanh đã tái hiện một cách khá đầy đủ các gương mặt nổi bật của thơ
Việt Nam đương đại, nhận diện và phân loại những xu hướng phát triển chính
6

của thơ sau 1975. Tuy nhiên ở công trình đó, tác giả trọng tâm đi sâu vào khai
thác cái tôi trữ tình và một số phương thức biểu hiện cái tôi trữ tình.
Nhìn chung, các tác giả đi trước đã có những ý kiến khá sâu sắc và thú
vị, song chưa có công trình nào nghiên cứu về hình thức thơ văn xuôi giai
đoạn 1975 – 2000 một cách toàn diện và có hệ thống. Đặc biệt ở góc độ cảm
hứng chủ đạo. Để rồi cho đến bây giờ, nó dường như vẫn còn là một “khối
tươi nguyên”, chứ đựng nhiều điều mới mẻ.
Luận văn của chúng tôi không bắt đầu từ “mảnh đất trống”. Tham khảo
ý kiến của những người đi trước giúp chúng tôi định hướng cho luận văn, từ
đó tiếp thu và tiếp tục khám phá những đặc điểm của thơ văn xuôi 1975 –
2000 để làm rõ hơn thành công và những ưu điểm của thơ văn xuôi trong thơ

ca Việt Nam hiện đại.
6. Cấu trúc của luận văn.
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Nội dung, Kết luận.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Lịch sử vấn đề.
6. Cấu trúc luận văn.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Những tiền đề lịch sử - xã hội cho sự phát triển thơ văn
xuôi.
1.1.Sự biến đổi thể loại trong thơ Việt Nam thế kỷ XX.
1.2. Số phận, cuộc sống con người thời hậu chiến.
1.3. Sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật thơ.
7

1.4. Quá trình mở rộng giao lưu tiếp xúc và thức tỉnh cá nhân, cá tính.
Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo thơ văn xuôi 1975 - 2000.
2.1. Nhận thức lý giải những vấn để đời tư, thế sự.
2.2. Số phận con người và tình yêu.
2.3. Chiêm nghiệm suy tư về con người và cuộc sống trước hiện thực
thời hậu chiến.
Chương 3: Thơ văn xuôi 1975 - 2000 từ góc nhìn nghệ thuật tổ
chức lời thơ.
3.1. Ngôn ngữ thơ.
3.2. Cấu trúc thơ.
3.3. Một số thủ pháp nghệ thuật tổ chức lời thơ.
*

* *

8

Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI
CHO SỰ PHÁT TRIỂN THƠ VĂN XUÔI
1.1. Sự biến đổi thể loại trong thơ Việt Nam thế kỉ XX.
Từ đầu thế kỉ XX đến cuối thế kỉ XX các thể loại thơ có sự phát triển
mạnh mẽ, phong phú: thơ trữ tình, thơ châm biếm đả kích, thơ trí tuệ, thơ dài,
trường ca, thơ không vần, thơ văn xuôi. Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử
thường sử dụng thể loại thích hợp mà ở đây chúng ta có thể thấy được sự vận
động trong tư duy sáng tạo của nhà thơ. Sự vận động này thể hiện nhiều cấp
độ: quan niệm về quan hệ giữa thơ và cuộc sống, thái độ của nhà thơ với
cuộc đời, tư thế cảm thụ và cách bộc lộ cảm xúc thông qua một hệ thống
nghệ thuật (đối tượng thẩm mĩ ngôn ngữ, giọng điệu, ). Đồng thời cũng nói
lên trình độ, thị hiếu thẩm mỹ của người đọc, của cộng đồng, thời đại.
Đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam chuyển động và vận động theo một
hướng mới. Quá trình này không tách rời quá trình biến đổi lịch sử dân tộc,
trong một tình thế tất yếu khách quan: cách tân đất nước. Và cũng nằm trong
xu hướng chung của khu vực, của châu Á. Đối với thơ, một thể loại truyền
thống, những hình thức cổ điển như song thất, Đường luật gò bó được thay
thế trước hết những biến thể thơ ca dân tộc, từ khúc, rồi tiến đến sáng tạo
những bài thơ tự do hơn. Nhưng nhìn chung dấu vết thơ ca trung đại vẫn còn
in rõ. Đó cũng là tình trạng chung ở các nước Đông Nam Á khi bước vào thế
kỷ XX. Về loại hình, phương Đông coi thơ ca là hình thức hàng đầu, nhưng
dù đã tham gia vào quỹ đạo của thế giới hiện đại, hình thức này vẫn chưa
cách tân được bao nhiêu.
Cách tân thơ ca văn học nói chung là một yêu cầu cần thiết ở Đông
Nam Á, khi mà các nước trong khu vực đang muốn đoạn tuyệt với những
ràng buộc của thể chế xưa cũ, hướng về văn minh, văn học phương Tây.

9

Tự trong ý thức, tiềm thức, tình cảm, các nhà thơ Việt Nam đã phá vỡ
khuôn khổ câu thơ xưa cũ bó buộc để tự do hơn trong việc thể hiện cảm xúc.
Báo Lục tỉnh tân văn, năm 1907 đăng những bài thơ nội dung mới trong hình
thức cũ có “xô xệch” hơn : “Tính làm sao cho quốc thới gia hưng - Nếu thua
sút ngoại bang hoài thêm hổ - Ngày trước đã có nhật trình Nông cổ, Lại mới
đây - Lục tỉnh tân văn ” (Dục minh tân - Phạm Công Thạch). Theo Tản Đà,
vào khoảng năm 1914 ông viết bài thơ Hoa rụng trong Khối tình con : “Đang
ở trên cành bỗng chốc rơi - Nhị mềm cánh úa - Hương nhạt màu phai - Sống
chữa bao lâu đả hết đời - Thế mà hoa lại sướng hơn người”. Và, liên tục, dù ý
thức hay không, những năm tiếp theo, Tản Đà luôn có những bài thơ phá vỡ
câu thơ, bài thơ. Ông khẳng định : “những điệu thơ đó thật tự tôi đặt ra, không
theo niêm luật ở đâu hết” (Tiểu thuyết thứ bảy, ngày 30 - 11 - 1934). Cũng
năm 1914, trên Đông Dương tạp chí, số 40, Nguyễn Văn Vĩnh đăng bài Con
ve sầu và con kiến (La cigale et la fourmi) dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine,
không theo thể cách của lối thơ cũ : “Ve sầu kêu ve ve - suốt mùa hè - Đến kỳ
gió bấc thổi - Nguồn cơn thật bối rối - Một miếng cũng chẳng còn - Ruồi bọ
không còn một con ”.
Thế nhưng, cũng phải đến năm 1917, trên báo chí mới có những lời chỉ
trích thơ cũ, chê luật thơ cũ trói buộc, tù hãm cảm xúc. Phạm Quỳnh bàn về
thơ Nôm (Nam phong, số 5 năm 1917) xem “luật thơ nghiêm như luật hình”.
Mãi sau đó đến chục năm, Trịnh Đình Rư mới viết bài trên Phụ nữ tân văn
kịch liệt bài bác thơ Đường: “Cái nghề thơ Đường luật khó đến như thế, khó
cho đến kẻ muốn làm thơ, mỗi khi có nhiều ý tưởng mới lạ muốn phá ra lời,
song vì khó tìm chữ đối, khó chọn vần gieo, nên ý tưởng dầu hay song đành
bỏ bớt. Cái phạm vi của thơ Đường luật thật là tẩn mẩn. Nếu ta còn ưa
chuộng mà theo lối thơ này mãi, thì nghề thơ văn của ta chắc không bao giờ
mong phát đạt như vậy”(Có nên ưa chuộng thơ Đường luật không? Phụ nữ
10


tân văn, số 26, năm 1929). Như thế đủ biết yêu cầu đổi mới thơ, tự do thể
hiện cảm xúc, tư tưởng, trước hết là yêu cầu nội tại, bức thiết của những
người sáng tác.
Những năm đầu của thế kỷ XX, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng, vẫn sử dụng rất nhiều thơ thất ngôn Đường luật, song
thất lục bát, lục bát, có khi là sử dụng phú tế, ca trù: “Tháng ngày bao quản
thân sành sỏi - Mưa nắng càng bền dạ sắt son - Những kẻ vá trời khi lỡ bước -
Gian nan chi kẻ sự cỏn con!” (Đập đá ở Côn lôn- Phan Châu Trinh); “Trăng
trên trời có khi tròn khi khuyết - Người ở đời đâu khỏi tiết gian nan - Đấng
trượng phu tùy ngộ nhi an - Tố hoạn nạn hoành hồ hoạn nạn” (Bài hát lưu
biệt - Huỳnh Thúc Kháng).
Thơ ca của các nhà nho chí sĩ yêu nước và cách mạng nhìn chung đã có
sự biến đổi về nội dung tư tưởng, về ý thức hệ, nhưng hình thức vẫn chưa có
gì thay đổi. Có chăng là từ ngữ bớt phần uyên bác, gần với tiếng nói hằng
ngày hơn để dễ đi vào quần chúng nhân dân. Đại đa số các tác phẩm có nội
dung tuyên truyền, cổ động phong trào yêu nước, chưa hề có báo hiệu cần đập
vỡ hình thức biểu hiện cũ. Sau này, trước sự phát triển rần rộ của phong trào
thơ mới, “Ông già Bến Ngự” mới phát triển quan điểm của mình về đổi mới
hình thức trên Văn học tuần san, số 2 ngày 1 - 10 -1933 và in kèm thơ ông
mới sáng tác: “Ta say, mà say, chẳng bao giờ rời - Chốc lại trông trăng, trăng
mỉm cười - Mình với trăng, với bóng thành ba người - Chén đầy, chén vơi,
chén đầy rồi lại chén vơi - Mình dậy múa, bóng theo hoài - Mình ngồi hát,
trăng nghe chơi” (Uống rượu dưới trăng - Phan Bội Châu).
Nới rộng thể thơ, câu chữ sáng rõ, dễ hiểu, không niêm luật gò
bó, nhưng rung động, cảm hứng vẫn chưa đi vào quỹ đạo mới, cố gắng cách
tân thể loại nhưng nội dung cảm xúc vẫn là cũ, vẫn in rõ dấu ấn thơ ca cổ điển
phương Đông: Nhà thơ một mình với thiên nhiên, với vũ trụ để cảm nhận cái
11


vĩnh viễn, cái vô tận, vô cùng của thời gian, không gian đối lập với kiếp người
trong trong một hệ đề tài quen thuộc: Nhà thơ - Trăng - Rượu, hướng tới cô
đơn và yên tĩnh.
Tản Đà, nhà nho tài tử, tiếp thu văn hóa phương Tây, đã bộc lộ “cái tôi”
cá nhân mạnh mẽ. Chính ông đã chuyển thể loại phi chính đạo vào trung tâm
văn học, thị dân hóa các thể loại văn học truyền thống. Đó là công lao lớn của
Tản Đà về mặt cách tân thể loại văn học của nước nhà trên con đường phát
triển. Cái tôi đa tình, mơ mộng thích hợp với nhịp điệu nhẩn nha, uyển
chuyển, man mác của những câu thơ, vần thơ, từ khúc, ca trù, đặc biệt là
phong thi (ca dao). Các hình thúc này mới thể hiện đúng tâm hồn mới - Đô
thị: Sống theo cá nhân, theo sở thích, nay đây mai đó, thưởng thức những của
ngon vật lạ và yêu thương. Tản Đà viết Hoa rụng (1914), Tâm hồn náng Mỵ
Ê, Tống biệt(1917), Cảm thu, Tiễn thu(1920), theo từ khúc. Có lúc ông phá
vỡ cấu trúc câu ca dao truyền thống (Chơi xuân kẻo hết xuân đi). Trang
nghiêm như thất ngôn, đến Tản Đà cũng trở nên xộc xệch, buông thả, mất đi
cái âm điệu khuôn thước, trở thành lời nói ngang ngang khác lạ: “Chơi lâu,
nhớ quê về thăm nhà - Đường xa, người vắng bóng chiêu tà - Một dãnh lau
cao, làn gió chạy - Mấy cây thưa lá, sắc vàng pha” ( Thăm mã cũ bên đường).
Có thể thấy Tản Đà là người tiên phong mở đường cho việc chuyển
dịch từ câu thơ ngâm sang câu thơ nói. Với thơ cổ, người đọc thích độc thơ
lên ngâm ca, tận hưởng âm điệu của ngôn ngữ văn chương. Đọc thơ là cái tình
trong ấy hơn là tìm cái sự buộc đời. Thơ Tản Đà có nhiều chi tiết của cuộc đời
trần tục, đời sống thị thành đang tư sản hóa, cho nên nó làm biến dạng những
hình thức tự do hơn - hình thức dân gian với những phong thi (ca dao), ca
khúc (dân ca) hoặc sáng tác những vần điệu mới hợp với tâm hồn đang dào
dạt của mình. Tản Đà tỏ ra thuần thục song thất, lục bát, thất ngôn bát cú,
những điệu ca trù, hát xẩm, những ca khúc Việt Nam và cả từ khúc Trung
12

Quốc. Trên cơ sở đó, ông cách tân, tạo nét riêng. Nhưng rồi ông vẫn không

bứt lên được để hòa vào dòng thơ hiện đại.
Trần Tuấn Khải lại nghiêng về cảm hứng yêu nước, thương nòi. Thơ
Trần Tuấn Khải phong phú về hình thức biểu hiện, nhưng thành công nhất là
những bài hát theo lối dân tộc, hiện đại. Ông có thơ tú tuyệt, bát cú, thơ
trường thiên, văn tế, ca trù, lục bát, những bài ca lý như Hành văn, Cổ bản,
Nam ai và những bài hát xẩm, nhũng “câu hát vặt”. Dựa trên cơ sở câu thơ lúc
bát, “câu hát vặt” là lục bát biến thể thường kéo dài ngân nga, thêm từ, thêm
ngữ chậm rãi như giọng điệu sa mạc, có thể thêm vào nhiều ý tứ, rất linh hoạt
và vì tâm trạng được thể hiện cụ thể, sinh động tha thiết hơn:
Anh khóa ơi! Lúc đêm thâu ngồi tựa chốn buồng điều.
Một mình em mở quyển “Kim Vân Kiều”em đọc em ngâm
Đọc đến câu : Đã nguyền đôi chữ đồng tâm
Giật mình tưởng khách xa xăm em lại sầu
(Mong anh khóa)
Trần Tuấn Khải không sở trường về Đường luật bát cú hay tứ tuyệt,
trong năm tập thơ của ông có nhiều bài hát xẩm du dương và những bài ca lý
đúng điệu, chứng tỏ ông rất sành về làn điệu dân ca. Đặc biệt phong dao (ca
dao) ông sáng tác khá nhiều, điêu luyện, rất dân gian (cũng có nghĩa là dân
tộc), nhiều bài học được phổ biến rộng rãi, được ca dao hóa.
Như vậy, đến Phan Bội Châu, nhất là đến Tản Đà, Trần Tuấn Khải, câu
thơ truyền thống được tự do hơn, nhiều bài thơ được sử dụng hình thức thơ ca
dân gian và từ khúc, mở dầu cho những trào lưu cách tân mạnh mẽ trong
phong trào Thơ Mới sau này.
Đến Thơ mới, Xét tổng thể , giọng điệu thơ mới là giọng điệu của tiếng
nói đời sống hằng ngày phong phú, thoát khỏi những niêm luật của thơ cổ.
Buổi đầu là hiện tượng văn xuôi hóa, văn xuôi biền ngẫu, câu thơ cốt giữ cái
13

nhịp nhàng, xóa đi những cái khô cứng, mòn cũ, ghi lại kịp thời những dòng
cảm xúc, những cái gần gũi, cụ thể và mơ hồ, Những bài thơ đầu tiên là văn

xuôi nhịp điệu biền ngẫu như Tình già của Phan Khôi:
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai các đầu xanh, kề nhau than thở
“ - Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng
Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng
Sớm mà buông nhau ”
Hoặc Trên đường của Lưu Trọng Lư. Nhưng nhiều bài thơ của Lưu Trọng Lư
có quan hệ với dân gian: “rồi ngày lại ngày - Sắc màu - Phai - Lá cành: Rụng
-Ba gian : trống - Xuân đi - Chàng cũng đi - Năm nay xuân còn trở lại -
Người xưa không thấy tới” (Vắng khách thơ). Nguyễn Thị Manh Manh
(Nguyễn Thị Kiêm) bỏ thể thơ mòn cũ, tạo ra những câu thơ giọng điệu đồng
dao : “Hai cô thiếu nữ đi ra đồng - (Một cô ở chợ, một cô ở đồng) - Hai cô
thiế nữ đi ra đồng - Một mảnh lụa hồng, một vóc vải đen”(Phụ nữ tân văn-
1993). Điều này chứng tỏ các nhà thơ muốn phá vỡ cái cũ, giọng điệu cũ
nhưng chưa kịp tạo ra cái mới cho nên dựa vào “vốn tự có” vốn có truyền
thống của dân tộc, dựa vào giọng điệu của ca dao, dân ca. Đó là giọng điệu từ
tiềm thức, bất cứ lúc nào, chỉ cần một rung động nhỏ cũng có thể nổi bật lên,
ngân nga. Cái giọng điệu tự nhiên, hồn nhiên ấy vốn từ trong mỗi con người
Việt Nam, trong tâm thức cộng đồng, trước hết là các nghệ sĩ, các nhà thơ.
Chính cái giọng điệu này làm thay đổi các dòng thơ, câu thơ, cũng có nghĩa là
các thể thơ trở nên bất ổn dù đó là những cách luật của dân tộc đã được ổn
định.
14

Thơ mới sử dụng hầu hết các thể thơ truyền thống trong thơ ca dân
gian, thơ ca bác học, những dòng thơ, câu thơ đã khác, tức là đã sáng tạo,
nâng cao phù hợp với dòng cảm xúc. Đến đây thì cả thể thơ và hồn thơ Trung
Quốc đều để lại dấu vết không nhiều. Dưới áp lực của văn hóa Pháp, thơ ca

Pháp tác động theo một đường gấp khúc, khúc xạ: “Hồn thơ Pháp hễ chuyển
được vào thơ Việt là đã Việt hóa hoàn toàn”
1
. Nhóm tao đàn Bạch Nga học
tập thơ Pháp sử dụng câu thơ Alexandrin, 12 chữ:
Tôi đến đây, lữ khách ơi, lòng quạnh hiu như bóng xế
Tôi sẽ còn đến đây với những cánh hoa đượm lệ
Để tôi nghe khóc hồn anh lam li suối chảy bên đồi
Để tôi nghe khóc hồn anh những giọt lệ suối lòng tôi.
(Mộng Sơn - Viếng mồ lữ khách)
Thế nhưng sau những câu thơ nặng nề, chậm chạp này chỉ xuất hiện ở
vài bài, Mộng Sơn quay trở về và viết theo thể thơ dân tộc quen thuộc: năm
chữ, bảy chữ, lục bát. Nguyễn Vỹ cũng chỉ còn lại những bài bảy chữ, tám
chữ và thành công ở thể loại hai chữ (sương rơi), thất ngôn thường thiên (Gửi
Trương Tửu).
Các nhà thơ mới lúc này viết nhiều thơ 7 chữ và 8 chữ, một thể thơ có
nguồn gốc thơ ca dân tộc (ca trù). Thế Lữ với Mây vần mưa, Chế Lan Viên
với Điêu tàn, Anh Thơ với Bức tranh quê, Tế Hanh với Hoa Niên, Trong
95 bài ở hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, Xuân Diệu viết 46 bài thơ 7
chữ, 33 bài tám chữ. Huy cận trong tập Lửa thiêng cũng chủ yếu sử dụng thơ
bảy chữ, tám chữ và một số bài lục bát đạt tới mức cổ điển. Ngay như nhà thơ
cách mạng Tố Hữu, trong tập Từ ấy cũng “đã sử dụng nhiều nhất những thể
thơ phổ biến của phong trào thơ mới đặc biệt là tám từ”
2
.
1
Ho i Thanh, Ho i Chân, Thi nhân Vià à ệt Nam, NXB Việt Nam, NXB Văn học, H., 1998, tr.38.
2
Bùi Văn Nguyên - H Minh à Đức, Thơ ca Việt Nam - Hình thức v thà ể loại, NXB Khoa học xã hội, H.,
1971, Tr. 131.

15

Hình thức thơ Pháp, thơ tự do, sản phẩm độc đáo của trường phái thơ
tượng trưng được thơ mới chú ý vận dụng. Thơ tự do tôn trọng và khai thác
triệt để chất nhạc trong giọng điệu cảm xúc. Và điều này cũng kông xa lạ với
thơ ca truyền thống: các bài ca dao, các bài hát ca trù, các bài dân ca Bắc,
Trung, Nam. Lấy từ bất cứ bài thơ nào của thơ mới, chúng ta đều thấy bóng
dáng của thơ ca dân tộc. Nói thế để thấy hồn dân tộc, giọng điệu, âm thanh
tiếng Việt là bền vững và năng động, có khả năng mở rộng, tiếp thu và đồng
hóa cái mới để tạo nên sự phong phú của mình. Thơ tự do có nguyên quán ở
Pháp từ cuối thế kỷ XIX đã trở thành một thể thơ vừa dân tộc vừa hiện đại
trong nền thơ Việt Nam. Các nhà thơ dù viết về vấn đề gì, với những tâm
trạng như thế nào thì vẫn nằm trong “văn mạch dân tộc” như Xuân Diệu
khẳng định. Đóng góp quan trong và trước hết của phần thơ mới là phần tư
tưởng, tình cảm mới (Trên các cấp độ nội dung cảm hứng lãng mạn, hiện
thực, cách mạng). Và mặt khác, công lao của thơ mới là làm bùng nổ những
tư tưởng mới trong những cái áo khoác mới được kết bằng chất liệu quen
thuộc truyền thống. Như vậy, về thể loại, hình thức câu thơ, các nhà thơ mới
cùng chung một nhịp với Tản Đà, Trần Tuấn Khải, sử dụng nhiều cách luật
dân tộc, dân gian (ca dao, dân ca, hát nói, ).
Sau năm 1945, các nhà thơ tiếp tục sử dụng một cách sáng tạo các thể
thơ dân tộc. Từ năm chữ, bảy chữ, tám chữ, lục bát đến các thể dặm vè dân
gian, các thể thơ văn xuôi cổ như câu đối, phú, văn tế, Từ kết cấu sử thi,
truyện nôm dân gian đến những quy mô kịch thơ, trường ca hiện đại. Bên
cạnh việc đổi mới các thể thơ dân tộc, thơ tự do phát triển mạnh mẽ. Thơ tự
do tiến dần đến thơ không vần, thơ văn xuôi. Trong điều kiện chống Mỹ cứu
nước và xây dụng chủ nghĩa xã hội, đất nước không ngừng phát triển đã tác
động đến nội dung và hình thức thơ.
16


Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, thơ tự do phát triển, thành
công và phát huy tác dụng nhiều trong quần chúng là dạng hợp thể và biến
thể. Từ sau năm 1955, nhất là những ngày cả nước trực tiếp chống đế quốc Mĩ
(sau năm 1964) thơ tự do chuyển mạnh sang phá thể.
Khả năng biểu hiện của thơ tự do rất lớn. Nó hoàn toàn không bị gò bó
bởi những quy tắc, những luật lệ như các thể thơ dân tộc. Và càng về sau nó
càng có những tìm tòi, thể nghiệm mới trong cấu trúc thơ. Có người kéo dài
câu thơ bằng cách xuống dòng không viết hoa đầu dòng tạo ra những câu thơ
dài theo chiều dọc. Câu thơ có khả năng thể hiện trọn vẹn một ý muốn nói mà
nếu chỉ riêng một câu thơ ngắn thì chưa thể nói hết được. Có người dùng hình
thức câu thơ bậc thang, coi trọng những nhịp ngắt trong câu thơ tạo ra khả
năng diễn đạt của từng từ, từng nhóm từ. Ở cả hai phương diện nội dung và
hình thức, ý thơ được tăng thêm sức gợi cảm và nhạc điệu. Trong bài thơ Với
Lênin, Tố Hữu đã sử dụng rất đạt lối ngắt nhịp theo bậc thang ở hai câu kết:
Và chiều nay trước phút vội đi xa
Người còn nghe
Thánh thót
Krúpxkaia
Đọc trong sách
“Tình yêu cuộc sống”.
Lại có những trường hợp kéo dài câu thơ theo chiều ngang thành những
câu văn xuôi. Hình thức câu thơ gần giống như câu văn xuôi. Thơ văn xuôi là
một nẻo đường phát triển của thơ tự do. Từ 1950, Chế Lan Viên viết Chào
mừng theo lối văn xuôi, sau đó lại thu gọn ở các bài khác theo cách đặt câu
ngắn hơn hoặc theo các thể thơ cách luật dân tộc. Đến những năm sau này,
thơ văn xuôi mới được cả người viết và người đọc chú ý. Cấu trúc của câu thơ
văn xuôi gần giống với cấu trúc của một câu văn xuôi. Cái khác là những câu
17

thơ mang đầy đủ những phẩm chất cơ bản của thơ: Tính hình tượng, tính cách

điệu hóa, rung động, liên tưởng và vận dụng ngôn ngữ đều trong quá trình
chọn lọc, sáng tạo. Thơ văn xuôi được sáng tác nhiều trong những năm cả
nước trực tiếp chống Mĩ cứu quốc. Những sự kiện nóng hổi, những suy nghĩ,
cảm xúc mạnh mẽ ào ạt vào thơ. Có khi phải mô tả, phải ghi nhanh, ghi nhiều
hình ảnh, sự việc, Tất cả những điều ấy đòi hỏi hình thức câu thơ phải
chuyển biến, nới rộng, kéo dài mới có thể chứa nổi nội dung phản ánh.
Cùng với những tìm tòi, đổi mới cấu trúc thơ là những tìm tòi về vần và
nhịp điệu trong thơ tự do. Đối với thơ, vần là quan trong nhưng như thế không
có nghĩa vần quyết định cái gì là thơ, cái cái gì không phải là thơ. Nhớ máu
của Trần Mai Ninh không vần mà vẫn gợi cảm, xúc động. Nhiều bài thơ của
Nguyễn Đình Thi bỏ vần, gạt luật bên ngoài đi nhưng “có luật bên trong rất
mạnh”, ấy là cái hồn, cái âm thanh, nhạc điệu phong phú của câu thơ. Trong
thực tế sáng tác ít có những bài thơ không hiệp vần trong toàn bài như Nhớ
máu (Trần Mai Ninh), Không nói (Nguyễn Đình Thi), Một bài thơ không vần
kể chuyện chụp ảnh ở một vùng giáp với mặt trận (Phạm Tiến Duật), Người
đọc thường gặp nhiều hơn là hiện tượng những đoạn thơ không vần trong một
bài thơ có gieo vần.
Phần lớn những bài thơ tự do đạt hiệu quả, truyền cảm là giữ được yếu
tố nhịp điệu. Cách ngắt nhịp câu thơ sáng tạo làm tăng thêm khả năng diễn
đạt, tạo điều kiện cho thơ bay bổng, phục vụ đắc lực cho nội dung. Không chú
ý đúng mực đến nhịp điệu sẽ làm hạn chế tính nhạc và có khi phá vỡ âm
thanh của câu thơ. Và từ đó làm sai lệch nghĩa của nội dung. Maiacốpxki nói:
“Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản , năng lực cơ bản của câu thơ, không giải thích
được nó đâu, chỉ có thể nói về nhịp điệu như nói về từ lực hay điện từ. Từ lực
và điện từ là những dạng của năng lượng”
3
. Trong thơ nhịp điệu luôn giữ một
3
Dẫn luận nghiên cứu văn học, Văn tuyển, NXB Đại học, Mátxcơva, 1979, t.125.
18


vai trò hết sức quan trọng. Nó luôn luôn có tác dụng nâng đỡ cảm xúc, làm
tăng thêm sự biểu đạt của câu thơ, bài thơ.
Thơ tự do ngày càng phát triển và trở thành một xu hướng quan trọng
trong thơ ca hiện đại Việt Nam. Nó tạo nên những sắc thái biểu hiện mới cho
thơ. Qua việc khảo sát các tập thơ của các thế hệ nhà thơ, các tập thơ của từng
giai đoạn, chúng ta sẽ thấy:
1. Từ kháng chiến chống thức dân Pháp qua hòa bình xây dụng chủ
nghĩa xã hội ở miền bắc chống đế quốc Mĩ cứu nước, tỉ lệ thơ tự do ngày càng
tăng (44% ở thơ ca kháng chiến 1946 - 1954, 55% ở thơ đấu tranh thống nhất
1954 - 1964 và 58% ở thơ chống Mĩ cứu nước 1965 - 1967)
4
.
2. Thơ tự do chiếm tỉ lệ cao nhất là ở các tập thơ của những cây bút trẻ
(từ 60 - 70 %), thứ đến các nhà thơ hình thành trong thời kì kháng chiến
chống thực dân Pháp (từ 50 - 60%). Và cuối cùng là các nhà thơ sáng tác
trước cách mạng tháng Tám 1945 (từ 30 đến 50 %).
Những ngày kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thơ tự do tràn vào tất cả
các tập thơ nhưng những năm gần cuối thế kỉ, các nhà thơ trước cách mạng
tháng Tám lại trở về với các thể thơ dân tộc. Tỉ lệ thơ tự do trong các tập thơ
của những tác giả này là rất thấp, có khi không đáng kể. Điều này cũng là
thường tình. Nhiều nhà thơ lớn trên thế giới như J.R. Becher(1881-1958), A.
Machađo (1875-1939) và R. Desnos (1900 - 1945), qua những ngày sáng tạo
thơ tự do, những năm sau của chặng đường sáng tác lại tìm về với thể thơ
xônê
5
.
Các nhà thơ trẻ vẫn là những tác giả xông xáo trong thơ tự do nhiều
hơn và phần nào đã đáp ứng được nhu cầu phản ánh cuộc sống phong phú, bề
bộn. Đó là sự thể hiện rõ quy luật nội dung thống nhất và gắn bó mật thiết với

hình thức. Nội dung yêu cầu phải có hình thức thích hợp. Thơ tự do có ưu thế,
4
Thơ ca kháng chiến, NXB Giáo dục, H, 1970.
5
Xem V. Átmônhi, Thi pháp v hià ện thực, NXB Nh và ăn Xô Viết, Lê Nin grát, 1995, tr.291,282.
19

có khả năng phản ánh cuộc sống rộng hơn bất cứ một thể thơ nào khác và nhờ
vậy nó gần gũi với cuộc sống hơn.
Một hiện tượng cần chú ý là thời kì này xuất hiện rầm rộ các bài thơ dài
và trường ca, tức là trong thơ có sự mở rộng cấu trúc thể loại. Thơ dài và
trường ca thường vận dụng tổng hợp các thể thơ. Cho nên, chính xác, đây là
thể loại thơ kết hợp nhiều thể thơ. Tố Hữu viết Ba mươi năm đời ta có Đảng
(1960), Theo chân Bác (1970), Nước non ngàn dặm (1973); Huy Cận viết
Người thợ ảnh (1963), Người bác sỹ (1963); Chế Lan Viên viết Cách mạng,
chương đầu (1970), Những bài thơ đánh giặc (1972), Ngày vĩ đại (1975),
Thơ bổ sung (1975); Tế Hanh viết Câu chuyện quê hương (1973): Hoàng
Trung Thông viết Như đi trong mơ (1975), Tiếp đến Thu Bồn có Bài ca
chim Chơrao (1963), Ba dan khát (1977), Lê Anh Xuân viết Nguyễn Văn Trỗi
(1967), Giang Nam có Người anh hùng Đồng Tháp (1968), Nguyễn Khoa
Điềm có Mặt đường khát vọng (1974), Và còn hàng loạt tác phẩm thơ dài
hơi khác của các tác giả khác. Điều này chứng tỏ các nhà thơ muốn tìm một
hình thức thích hợp có nhiều khả năng phong phú để truyền vào đó tất cả
những màu sắc đa dạng và sục sôi khát vọng của những tháng năm nhiều biến
động, lôi cuốn, hấp dẫn, tự hào của dân tộc. Đồng thời cũng chứng tỏ khả
năng của các nhà thơ là muốn vươn lên ở một tầm cao khái quát, ở một độ sâu
triết học của tư tưởng nhận thức về nhân dân, đất nước và có một tay nghề đã
trải qua những thử thách.
Ở đây thấy rõ nội dung được triển khai cả bề rộng lẫn bề sâu, phản ánh
một bức tranh rộng lớn toàn cảnh, tạo nên nhiều cảm xúc, nhiều suy nghĩ. Nội

dung lớn ở đề tài, tầm tư tưởng, ý nghĩa nhận thức thực tại. Vậy có phải hình
thức tốt nhất, hiệu quả nhất.
Qua những tác phẩm dài hơi của mình, các nhà thơ đã thể hiện ý đồ
sáng tác trong những vẻ khác nhau. Nhiều tác phẩm đã gây những chấn động
20

mạnh trong công chúng đọc giả như Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm của
Tố Hữu, những bài thơ dài của Chế Lan Viên, các trường ca của Thu Bồn,
Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, ở đây các thủ pháp nghệ thuật
của truyện kí, sân khấu, điện ảnh, được sử dụng. Các thể thơ cùng hỗ trợ lẫn
nhau tạo nên những sắc thái tình cảm khác nhau. Những liên tưởng gần xa
làm phong phú thêm cho suy nghĩ và giúp cho kết cấu tác phẩm có lí do tồn
tại.
Sau năm 1975 trường ca vẫn tồn tại theo quán tính của nó, nhưng từ
sau năm 1985 trở đi trường ca thực sự thưa thớt. Có thể văn hóa nghe nhìn
chiếm nhiều thời gian, người đọc cần đến những hình thức ngắn gọn hơn.
Cũng có thể và là chính, không khí trường ca đã nhạt. Những vấn đề lớn,
trọng đại của lịch sử đất nước, nhân dân vốn là nội dung cảm hứng của trường
ca, ít được các nhà thơ chú ý. Vấn đề thế sự, đời tư chiếm hầu hết các trang
thơ, tập thơ.
Những bài thơ ngắn , có khi rất ngắn xuất hiện. Thơ tự do, thơ không
vần, thơ văn xuôi phát triển đem lại thuận lợi cho việc thể hiện cảm xúc. Câu
thơ xuôi dòng, vắt dòng, leo thang, tạo dáng mới. Có thể thơ cổ phục hồi, tất
nhiên là được nâng cao, sáng tạo:
Ấy là đêm trăng thành phố Phồn Xương
trai làng gái làng đất Nhã Nam
súng đón máy bay giặc bổ kích
bao gạo bên sườn va lách cách
vàng ươm mấy chiếc mũ rơm tròn
hoa dẻ rừng thơm mái tóc ướt

và trăng đêm ấy khi hiện khuất
trăng nhu ánh mắt gái dân quân
(Vũ Từ Trang - Trăng Phồn Xương)
21

Cái thể hành ấy trước đây từng vương vấn nhiều trong Tây tiến,
Những làng đi qua của Quang Dũng, rồi Người cụt tay ở làng Bình Triệu của
Huyền Kiêu, đến đây vẫn là kể, vẫn là tả, nhưng vui hơn và tự tin hơn.
Đặc biệt thể thơ lục bát trở lại và thể hiện sức sống bền vững của mình
với nhiều biến hóa. Có nhà thơ dành cả tập thơ cho lục bát, những cuộc thi
thơ lục bát. Và có nhiều nhà thơ thành công ở thể loại này: Nguyễn Duy, Lê
Đình Cánh, Phạm Công Trứ, Người đọc sẽ cảm nhận ra rất nhiều những biến
thể tài hoa của lục bát:
Chia cho em một đời tôi
một cay đắng
một niềm vui
một buồn.
(Nguyễn Trọng Tạo - Chia)
Câu thơ lục bát được ngắt khi leo thang, khi thành nhiều dòng, cấu trúc
lại âm thanh, gây ấn tượng, thể hiện tâm trạng:
- Em mang hương lửa đi rồi
Rêu phong
Phố cổ
Tôi ngồi
Hóa Đông
(Dương Trọng Dật - Tự khúc cuối mùa thu)
- Bướm non tơ
Khóc trong chiềuvẫy tay
Gửi một lời yêu
Lỡ làng.

(Phạm Ngọc Liên - Lục bát Đèo Ngang)
22

Thơ bảy chữ cũng tạo ra những biến thể phóng túng nhấn mạnh ý, hình
ảnh, cảm xúc thơ:
Thu đến
Chiều đông
Gió ngỡ ngàng
Lá bay vời vợi dọc thời gian
Áo em gom hết mùa thu chín
Hồn phố dâng theo một dải vàng
(Ngô Văn Phú - Thu vàng)
Hình dáng cấu trúc bài thơ phong phú. Có thơ ngắn và thơ cực ngắn.
Cả bài thơ chỉ hai, ba câu, có khi một câu. Có bài thơ còn ngắn hơn cả tên của
chính nó:
- Tôi đứng về phe nước mắt
(Dương Tường - Đừng để sau này ghi lên mộ chí)
- Gió là gạch nối
Bầu trời - đất đai.
- Em là muối
ướp nỗi đau
Tươi mãi.
(Nguyễn Hoa)
Thơ văn xuôi cũng khẳng định vị trí của mình. Câu thơ dài, rộng chứa
rất nhiều tâm sự, có khi bộc bạch cả những trải nghiệm cá nhân, có lúc trầm
tư suy nghĩ hoặc triết luận về thế sự. Sau năm 1975, thể tài đời tư phát triển,
thơ văn xuôi thích hợp cho việc thể hiện những tìm tòi khai mở nội dung. Rất
nhiều nhà thơ thuộc các thế hệ thử sức ở thể thơ này: Chế Lan Viên (Nghĩ về
nghề, nghĩ về thơ, nghĩ ) Tế Hanh (Văn xuôi cho em), Nguyễn Đình Thi (Nơi
dựa, Truyền thuyết về chim phượng), Thanh Thảo (Khối vuông ru bích),

23

Nguyễn Đức Mậu (Hà Nội, Chiều nay), Nguyễn Quang Thiều (Những ví
dụ), “ Đêm đã khuya. Chuyến tàu hẹn chưa về. Em đã gặp những gì trong
mấy tuần xa cách? Anh mở to cặp mắt, nhìn qua những mái đầu lô xô, nhìn
qua đống ngổn ngang của những kiện hàng và những gói đồ, qua cảnh ga ồn
ào đua chen Cuộc đời như nhà ga, bao nhiêu điều ngẫu nhiên, bao nhiêu
xao động, có kẻ lỡ tàu, có người lầm chuyến, bao số phận may rủi buồn vui
ngược xuôi ” (Trước của ga - Bế Kiến Quốc).
Cũng có những bài hình thức là thơ văn xuôi, nhưng thực chất là những
bài nằm trong thể thơ quen thuộc, được viết dài thành câu gợi cảm giác mênh
mang:
“Ta ngắt đi một chùm hoa Thạnh Thảo
6
Có ngờ đâu tình đã chết the rồi. Em còn nhớ buổi chiều thu ngày ấy.
Apollinaire vưa khuất bóng trên đồi. Tim tím trận mưa hoa kí ức. Ta, em và
mùa thu rơi rơi
Hành Thạch Thảo hương thời gian trĩu nặng. Apollinaire lời vĩnh
biệt u buồn. Lá và lá cứ rơi rơi mãi. Em và ta vàng rực nỗi cô đơn” (Trần
Ngọc Tuấn - Thu Apollinaire).
Như vậy sau năm 1975, cùng với việc tồn tại những thể thơ dân tộc,
dựa vào các thể thơ dân tộc, các nhà thơ lại có những tìm tòi, sắng tạo về thể
loại để thơ có dáng vẻ hiện đại hơn và nhất là để thơ biểu hiện đúng hơn với
nội dung cảm hứng đầy những phức tạp, có khi đối cực trong tâm trạng chủ
thể trữ tình trước cuộc sống sôi nổi, nhiều biến động.
1.2. Số phận, cuộc sống con người thời hậu chiến.
6
Thơ Apollinaire.
24


Với thắng lợi vĩ đại mùa xuân năm 1975, đất nước ta chuyển từ chiến
tranh sang hòa bình. Xã hội Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc trên
nhiều phương diện. Song đây cũng là một thời kỳ khá đặc biệt. Nếu như trong
chiến tranh, con người Việt Nam sống với một lý tưởng son sắt, một niềm tin
vững chãi “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương
lai” thì khi đất nước hòa bình, con người phải đối diện với bao nhiêu vấn đề
nóng bỏng, phức tạp của cuộc sống thường nhật. Chiến tranh đặt ra cho dân
tộc một sự chọn lựa khốc liệt: Sống - chết, được - mất, thắng - bại, tự do - nô
lệ Sự lựa chọn giản dị mà tất yếu đó là tranh đấu đến cùng để bảo tồn sự
sống, để giữ gìn dáng hình núi sông và bản sắc văn hóa ngàn đời. Không khí
của thời chống Mỹ là cái không khí hừng hực tranh đấu với tinh thần lạc quan
và tinh thần chiến thắng: “Đã nghe gió ngày mai thổi lại, Đã nghe hồn thời
đại bay cao”. Con người luôn tồn tại trong ý thức cộng đồng: “lúc riêng ta
thấy mình xấu hổ” , những mất mát, đau thương tạm thời nén lại, vón sâu vào
trong tâm thức. Đặc biệt ở giai đoạn những năm đầu thập kỷ 60, dân tộc ta bắt
tay vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc và chi viện cho cuộc
chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, con người Việt Nam
càng tỏ rõ khí phách hào hùng. Bối cảnh lịch sử đó đã cho ra đời một nền văn
học kháng chiến mang đậm chất sử thi.
Sau năm 1975, xã hội Việt Nam chuyển mình sang một trạng thái tâm
lý mới. Trong những năm đầu sau ngày thống nhất đất nước, dân tộc ta hân
hoan trong khúc ca khải hoàn, và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng phía
trước. Song trước năm 1986, do duy trì mô hình quản lý quan liêu bao cấp
nên xã hội Việt Nam gặp những khó khăn nhất định, cộng thêm vào đó là tình
hình bất ổn của Liên Xô và Đông Âu đã tác động rất lớn đến tâm lý của người
dân Việt Nam. Năm 1986, Đảng và nhà nước ta chủ trương đổi mới đã thổi
một luồng gió mới vào đời sống xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Nó làm thay da
25


×