Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vôi - Hoá dược rẻ tiền cho nuôi trồng thuỷ sản pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.56 KB, 3 trang )

Vôi - Hoá dược rẻ tiền cho nuôi trồng
thuỷ sản

Trong nuôi trồng thuỷ sản môi trường ao nuôi được xem là
một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả năng
suất của vụ nuôi đồng thời có ảnh hưởng không nhỏ tới chất
lượng sản phẩm nuôi. Nên vấn đề đặt ra làm sao tạo được một
môi trường tốt để thuỷ sản nuôi có thể sống, sinh trưởng, phát
triển bình thường mà sản phẩm thu được sạch thì trong quá trình
nuôi người dân thường phải sử dụng tới một số loại thuốc hoá
chất để tiêu diệt các tác nhân gây hại, phòng trừ dịch bệnh hay
điều chỉnh các yếu tố môi trường trong giới hạn cho phép. Trong
các sản phẩm đó vôi được xem là một hoá dược dùng để xử lý
môi trường khá rẻ tiền, có nhiều tác dụng và hiệu quả cao, nó
được sử dụng phổ biến từ khâu chuẩn bị cải tạo ao đầm cho đến
trong suốt quá trình nuôi.

* Tác dụng của việc bón vôi:
- Ổn định phèn ở nền đáy ao;
- Diệt địch hại, sinh vật cạnh tranh với động vật nuôi: Vôi trực
tiếp diệt các sinh vật có hại như trứng ếch, nòng nọc, côn trùng,
ốc, rêu xanh, các loại cỏ thân mềm và một số loài cá dữ
- Diệt sinh vật gây bệnh: Vôi tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển
của vi khuẩn, vi rút gây bệnh đốm đỏ, bệnh loét mang, bệnh do
nguyên sinh động vật ở cá nuôi hay bệnh đóng rong, bệnh nấm
mang ở tôm
- Làm đáy ao tơi xốp, tạo điều kiện thông khí, đẩy nhanh tác
dụng phân huỷ chất hữu cơ trong ao tăng muối dinh dưỡng,
giảm khí độc
- Kích thích thức ăn tự nhiên phát triển làm thức ăn cho động vật
nuôi


- Điều hoà ổn định chất lượng nước thông qua độ kiềm, pH, độ
trong
- Đối với ao nuôi tôm, chất vôi trong ao còn có tác dụng trực
tiếp đến việc hình thành vỏ tôm
Hiện nay trong nuôi trồng thuỷ sản thường sử dụng 4 loại
vôi: Vôi nông nghiệp, vôi Dolomite, vôi tôi và vôi nung. Mỗi
loại vôi có một tác dụng riêng vì vậy muốn sử dụng có hiệu quả
cần xem xét dùng loại nào phù hợp với mục đích sử dụng.
+ Vôi nông nghiệp (CaCO
3
): Là đá vôi hoặc vỏ sò xay nhuyễn
có hàm lượng CaCO
3
>75% thích hợp cho ao nuôi thuỷ sản khi
cần tăng hệ đệm, độ kiềm cho nước. Dung dịch đá vôi 10%
trong nước cất đạt độ pH khoảng 9. Đây là loại vôi được dùng
phổ biến ảnh hưởng không lớn đến pH có thể sử dụng trong quá
trình cải tạo với lượng 10-15kg/100m
2
(tuỳ pH đất), bón định kỳ
2-4lần/tháng với lượng 100-300kg/ha/lần đối với ao nuôi thâm
canh và bán thâm canh (tuỳ pH nước ao) hay được treo thành
các túi ở bè nuôi với lượng 2 - 4kg/10m
3
nước bè để phòng trừ
dịch bệnh.
+ Vôi Dolomite (vôi đá đen): Vôi có hàm lượng CaCO
3
60-70%,
MgCO

3
30-40%, vôi đá đen được dùng cải thiện hệ đệm của môi
trường nước ao và cung cấp Magiê. Dung dịch 10% có pH từ 9 -
10. Vôi cũng được sử dụng như vôi nông nghiệp nhưng có tác
dụng tăng pH hơn CaCO
3
đơn thuần, tuy nhiên do giá thành cao
nên loại vôi này ít được sử dụng hơn.
+ Vôi tôi hay vôi ngâm nước (Ca(OH)
2
): Loại vôi này dùng để
tăng pH nước hay pH đất khi ao nuôi có pH thấp, dung dịch vôi
tôi 10% trong nước cất đạt độ pH khoảng 11, thường được dùng
trong cải tạo ao tuỳ thuộc vào pH đáy ao nếu pH>6 bón 300-
600kg/ha, pH<5 bón 1500 - 2000kg/ha. Trường hợp pH giảm
thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi tôi với liều lượng 0,5-
10 kg/1.000 m2 vào thời điểm từ 21-24 giờ.Vôi tôi có ảnh
hưởng lớn đến pH nước nên không bón vôi tôi vào buổi trưa hay
chiều nắng vì lúc này pH thường cao nhất dễ làm cho pH cao
đột biến khi bón vôi.
+ Vôi nung (CaO): Là loại vôi có hoạt tính cao, có tác dụng tăng
pH mạnh, dung dịch vôi nung 10% trong nước cất đạt độ pH
khoảng 12. Vôi nung thường được dùng trong cải tạo ao, kiềm
hoá đất phèn, khi bón vôi xuống ao toả ra một lượng nhiệt rất
lớn có khả năng sát thương làm chết động vật, thực vật thuỷ sinh
trong môi trường nước nên không dùng bón trực tiếp cho các ao
đang nuôi mà chỉ có thể dùng để xử lý xung quanh ao trước
những cơn mưa lớn nhằm tránh rửa trôi phèn từ bờ xuống ao.


×