Công nghệ OZONE giải pháp cho nuôi trồng thuỷ sản sạch
Nguồn: diendan.camau.gov.vn
Quy trình vận hành
1. Chuẩn bị nước cho ao nuôi trước khi thả:
Đây là quá trình hết sức quan trọng nó ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình
nuôi tôm. Việc xử lý nước cho ao nuôi trước khi thả bao gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1:
+ Nước sau khi qua ao lắng và hệ thống lọc được đưa vào ao nuôi trước khi thả
tôm từ 10-15 ngày.
+ Chạy máy tạo OZONE liên tục trong vòng 7-10 ngày nhằm mục đích:
A. Diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh cho tôm có trong nước.
B. Khử các chất bẩn, chất oxy hoá, các kim loại nặng, các chất độc hại (thuốc trừ
sâu, thuốc bảo vệ thực vật…) có trong nước.
C. Khử mùi và làm sạch nước.
D. Khử các khí độc có trong nước và dưới đáy ao như: H2S, NH4, SO2, NH3…
- Giai đoạn 2: Gây màu cho nước giai đoạn này không chạy máy OZONE vì tính
oxy hoá khử cao của OZONE sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tảo.
2. Quá trình nuôi tôm:
Những chất có thể bị oxy hoá với ozone:
Fe2+, Mn2+, NO2-, H2S, CO, Chloramines, các kim loại nặng và dạng khói
v.v…theo các phản ứng sau:
FeSO4 + H2SO4 + O3 = Fe2 (SO4)3 + 3H2O + O2
MnSO4 + O3 + H2O = H2MnO3 + O2 + H2SO4
NH3 + 4O3 = NO3- + 4O2 + H2O + H+
2KI + O3 + H2O = I2 + 2KOH + O2
PbS + 4O3= PbSO4 + 4O2
Do đó trong qua trình nuôi tôm, OZONE tác động nên môi trường nước như
sau:
• Độ PH:
Độ PH phù hợp nhất cho sự phát triển của tôm cũng như của tảo là từ 7.8-8.5.
Việc sử dụng các hoá chất như: Chlorine, Cleaner, BKC,… làm ảnh hưởng trực
tiếp đến độ PH của nước ngoài ra dư lượng các hoá chất này tích tụ trong đất khi
thời tiết thay đổi sẽ bốc lên và hoà tan trở lại trong nước làm cho độ PH của nước
biến đổi rất nhanh dẫn đến hiện tượng tảo chết hàng loạt gây ra tình trạng mầu
nước biến đổi liên tục.
Với việc sử dụng OZONE ngoài việc phân huỷ các chất bẩn và các chất độc hại có
trong nước OZONE còn có tác dụng phân huỷ các hoá chất nêu trên tích tụ trong
đất cũng như phân huỷ các kim loại nặng có trong đất (các kim loại nặng này sẽ
khuếch tán vào nước khi thời tiết thay đổi hay khi có hiện tượng triều cường) quá
đó có thể duy trì độ PH cũng như ổn định mầu nước.
• Độ trong của nước:
Độ trong của nước nên duy trì ở mức 30-40cm. Khi OZONE hoà tan trong nước
nó có tác dụng phân huỷ hất độc và chất bẩn có trong nước, chuyển hoá chúng về
dạng kết tủa dễ lắng do đó tăng độ trong của nước.
• Lượng OXY hoà tan:
Lượng OXY hoà tan phải đảm bảo lớn hơn 4ppm. Khi khí OZONE hoà tan trong
nước do khả năng hoà tan của OZONE trong nước cao hơn 9 lần so với OXY đồng
thời với khả năng tự kết hợp để trở lại thành OXY nên khi sục khí OZONE lượng
OXY hoà tan trong nước sẽ tăng lên đảm bảo cho tôm không bị thiếu OXY. Đây
này là đặc điếm nổi bật so với việc sử dụng Vi sinh trong quá trình nuôi, vì trong
quá trình làm sạch nước bằng vi sinh để phân huỷ các chất hữu cơ trong nước Vi
sinh vật cần một lượng rất lớn OXY do đó sẽ làm giảm lượng OXY hoà tan trong
nước ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm.
Quá trình nuôi tôm được chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Từ khi thả tôm giống đến khi được 15 ngày:
Giai đoạn này tôm vẫn còn nhỏ lượng thức ăn thừa cũng như chất thải của tôm tạo
ra vẫn ít nước vẫn sạch do đó không cần chạy máy OZONE nhiều chỉ cần chạy
máy khoảng 1 giờ vào lúc gần sáng để làm sạch nước.
- Giai đoạn 2: Từ 15 đến 30 ngày sau khi thả tôm giống:
Giai đoạn này lượng thức ăn thừa cũng như chất thải của tôm tạo ra đã khá nhiều
do đó cần tăng thời gian chạy máy OZONE nên chạy máy OZONE theo các thời
gia sau: Từ 22h-24h và từ 3h-6h.
- Giai đoạn 3: Từ 30 ngày đến khi thu hoạch:
Giai đoạn này tôm đã lớn do đó lương Oxy cung cấp cần nhiều, lượng thức ăn
thừa cũng như chất thải của tôm tạo ra nhiều nước bị bẩn do đó cần tăng thời gian
chạy máy OZONE lên mức tối đa, nếu có thể sẽ chạy máy OZONE liên tục chỉ trừ
những lúc cho tôm ăn.
Máy OZONE công nghiệp AquaOZone vì nền nông nghiệp phát triển.