Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Một số thuật toán băng thông động cải tiến trong GPON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 74 trang )

Đồ án tốt nghiệp Đại học Mục lục
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 i

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ iii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG ix
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………….x
CHƢƠNG 1:
MẠNG TRUY NHẬP QUANG THỤ ĐỘNG GPON 1
1.1 Giới thiệu chương 1
1.1.1 Mạng truy nhập quang thụ động: 1
1.1.2 Đa truy nhập trong PON 2
1.2 Chuẩn GPON 4
1.2.1 APON và ITU-T G.983 4
1.2.2 GPON và ITU-T G.984 6
1.3 Kiến trúc GPON 7
1.3.1 OLT 7
1.3.2 ONU/ONT 8
1.3.3 ODN 9
1.4. Cấu trúc phân lớp của mạng quang GPON 9
1.4.1 Lớp phụ thuộc phương tiện vật lý 10
1.4.2 Lớp hội tụ truyền dẫn 11
1.5 Cấu trúc khung truyền dẫn 13
1.5.1 Định dạng khung luồng xuống 13
1.5.2. Định dạng khung luồng lên 16
1.6 Tổng kết chương 20
CHƢƠNG 2:
CẤP PHÁT BĂNG THÔNG ĐỘNG TRONG GPON 21
2.1 Giới thiệu chương 21
2.2 Tổng quan về phân bổ băng thông 21


2.2.1 Cấp phát băng thông tĩnh 22
2.2.2 Cấp phát băng thông động 22
2.2.3 So sánh hai phương pháp cấp phát băng thông 23
2.3 Cấp phát băng thông động DBA trong GPON 24
2.3.1 Yêu cầu của DBA 24
2.3.2 Cơ sở điều khiển luồng- xếp hàng công bằng 25
Đồ án tốt nghiệp Đại học Mục lục
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 ii

2.3.3 Thỏa thuận mức dịch vụ 27
2.3.4 T-CONT 28
2.3.5 Tham số ước lượng của DBA 31
2.4 Thuật toán DBA cho GPON 31
2.4.1 Phương pháp không báo cáo trạng thái 31
2.4.2 Phương pháp báo cáo trạng thái 32
2.4.3 So sánh hai thuật toán 34
2.5 Tổng kết chương 34
CHƢƠNG 3:
MỘT SỐ THUẬT TOÁN CẤP PHÁT BĂNG THÔNG ĐỘNG 35
CẢI TIẾN TRONG GPON 35
3.1. Giới thiệu chương 35
3.2 Thuật toán phân bổ băng thông động nhỏ nhất 35
3.2.1 Cơ sở của thuật toán 35
3.2.2 Thuật toán 36
3.2.3 Một số đánh giá
37
3.3 Thuật toán phân bổ đa bước sóng động 40
3.3.1 Cơ sở của thuật toán 40
3.3.2 Thuật toán 41
3.3.3 Một số đánh giá 43

3.4 Thuật toán Bi-Partitional 46
3.4.1 Cơ sở của thuật toán 46
3.4.2 Thuật toán 48
3.4.3 Một số đánh giá 51
3.5 Phương pháp phân bổ băng thông hỗ trợ NSR ONU trong GPON 54
3.5.1 Thuật toán 54
3.5.2 Một số đánh giá 58
3.6 Tổng kết chương 61
TỔNG KẾT 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63




Đồ án tốt nghiệp Đại học Danh mục hình vẽ
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 iii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Mô hình mạng PON 1
Hình 1.2 Đa truy nhập phân chia theo thời gian 2
Hình 1.3 Đa truy nhập phân chia theo bước sóng 3
Hình 1.4 Đa truy nhập theo tần số trực giao 4
Hình 1.5 Định dạng khung APON ở tốc độ 155.52 Mbps 6
Hình 1.6 Kiến trúc của GPON 7
Hình 1.7 Sơ đồ khối chức năng OLT 8
Hình 1.8 Sơ đồ các khối chức năng ONU 9
Hình 1.9 Điều khiển đa truy nhập GPON 11
Hình 1.10 Cấu trúc khung luồng xuống 13
Hình 1.11 Cơ chế trạng thái đồng bộ ONU 14

Hình 1.12 Cấu trúc trường US BW 15
Hình 1.13 Truyền dẫn ONU luồng lên 16
Hình 1.14 Định dạng và cấu trúc tiêu đề của khung luồng lên được gửi từ ONU 17
Hình 1.15 Tải là ATM 18
Hình 1.16 Bốn trường tiêu đề và tải trọng của đoạn GEM 19
Hình 1.17 Tải là GEM 19
Hình 1.18 Tải là DBA 20
Hình 2.1 Phân bổ băng thông tĩnh 22
Hình 2.2 Phân bổ băng thông động 23
Hình 2.3 Tỷ lệ mất gói theo tải 23
Hình 2.4 Trễ theo tải 24
Hình 2.5 Ví dụ về cấu hình mạng ở lớp 2 của ISPs 25
Đồ án tốt nghiệp Đại học Danh mục hình vẽ
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 iv

Hình 2.6 Nguyên tắc của hàng đợi công bằng 26
Hình 2.7 Phân bổ băng thông phụ thuộc vào loại hình dịch vụ 27
Hình 2.8 T-CONT tương ứng với liên kết logic giữa OLT và một ONU 28
Hình 2.9 T-CONT dựa trên ATM và T-CONT dựa trên GEM 28
Hình 2.10 Phân bổ khe thời gian truyền cho T-CONT 29
Hình 2.11 Một ONU được phân bổ có 2 Alloc-ID chỉ cần một PLOu 29
Hình 2.12 Phân loại T-CONT theo chuẩn G.984 30
Hình 2.13 Hoạt động của SR-DBA 32
Hình 2.14 Báo cáo trong PLOu 33
Hình 2.15 Báo cáo trong DBRu 34
Hình 3.1 Mô hình mạng 37
Hình 3.2 Thông lượng của mạng 38
Hình 3.3 Trễ gói trung bình của thuật toán DMB trong GPON 38
Hình 3.4 Trễ gói tin trung bình ứng với các mức dịch vụ 39
Hình 3.5 Định dạng khung luồng lên

(a) Một bước sóng
(b) Đa bước sóng 40
Hình 3.6 DMW hoạt động với bước sóng CWDM 41
Hình 3.7 Nguyên lý của Phân bổ băng thông DMW-GPON 42
Hình 3.8 Mô hình mạng 43
Hình 3.9 Thông lượng theo tổng tải mạng trong đơn bước sóng và đa bước sóng 44
Hình 3.10 Trung bình trễ gói trong đơn bước sóng và đa bước sóng 45
Hình 3.11 Trễ gói tin trung bình của thuật toán DBA và DMW 45
Hình 3.12 Tổng mất mát gói tin của ONU với thuật toán DMB và DMW tại ONU 46
Hình 3.13 Kỹ thuật luồng lên có đặc điểm lai 47
Hình 3.14 Thông lượng của T-CONT 2 52
Hình 3.15 Thông lượng T-CONT 3 52
Hình 3.16 Thông lượng T-CONT 4 52
Hình 3.17 Trễ end-to-end của T-CONT 2 53
Đồ án tốt nghiệp Đại học Danh mục hình vẽ
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 v

Hình 3.18 Trễ end-to-end của T-CONT 3 53
Hình 3.19 Trễ end-to-end của T-CONT 4 54
Hình 3.20 Đoạn mã giả của thuật toán MAC cho phân bổ băng phần băng thông đảm
bảo 57
Hình 3.21 Đoạn mã giả của thuật toán MAC cho phân bổ băng phần băng thông dư
thừa 58
Hình 3.22 So sánh hiệu quả mạng sử dụng SR DBA và NSR DBA 59
Hình 3.23 Hiệu quả sử dụng trong trường hợp 24 SR ONU và 8 NSR ONU như kích
thước phần băng thông phân bổ 60
Hình 3.24 Hiệu quả sử dụng trong trường hợp 16 SR ONU và 16 NSR ONU như kích
thước phần băng thông phân bổ 61

Đồ án tốt nghiệp Đại học Danh sách từ viết tắt

SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 vi

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

A
ADSL
Asymmetric Digital Subscriber
Line
Đường dây thuê bao số bất đối xứng
AON
Active Optical Network
Mạng quang tích cực
APON
ATM Passive Optical Network
Mạng quang thụ động trên nền ATM
ASB
ASsured Bandwidth
Băng thông chắc chắn
B
BEB
Best-Effort Bandwidth
Băng thông nỗ lực tối đa
BPON
Broadband Passive Optical
Network
Mạng quang thụ động băng thông rộng
BW MAP
Bandwidth Mapping messages
Bản tin ánh xạ băng thông
C

CBR
Constant Bit Rate
Tốc độ bít không đổi
CDMA
Code Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo mã
CIR
Committed Information Rate
Tốc độ thông tin cam kết
CO
Central Office
Tổng đài
D
DBA
Dynamic Bandwidth Allocation
Cấp phát băng thông động
DMBA
Dynamic Minimum Bandwidth
Allocation
Phân bổ băng thông động nhỏ nhất
DMWA
Dynamic Mutil-Wavelength
Allocation
Phân bổ đa bước sóng động
E
EIR
Excess Information Rate
Tốc độ thông tin vượt mức
Đồ án tốt nghiệp Đại học Danh sách từ viết tắt
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 vii


F
FSAN
Full Service Access Network
Mạng truy nhập dịch vụ đầy đủ
FTTH
Fiber To The Home
Cáp quang tới nhà
G
GEM
GPON Encapsulation Method
Phương pháp đóng gói GPON
GPON
Gigabit Passive Optical Network
Mạng quang thụ động tốc độ Gigabit
GTC
GPON Tranmission Conversion
Truyền dẫn hội tụ GPON
H
HDTV
High-Definition TeleVision
Truyền hình chất lượng cao
P
PLOAM
Physical Layer Operations,
Administration and Maintenance
Bảo dưỡng, quản lý, điều hành lớp vật

PMD
Physical Media Dependence

Lớp phụ thuộc môi trường vật lý
PON
Passvice Optical Network
Mạng quang thụ động
M
MAC
Medium Access Control
Điều khiển truy nhập môi trường
N
NAB
Non- Assured Bandwidth
Băng thông không chắc chắn
NSR
Non Status Reporting
Không báo cáo trạng thái
O
ODN
Optical Distribution Network
Mạng phân phối quang
OFDM
Orthogonal Frequency
Division Multiple Access
Đa truy nhập theo tần số trực giao
OLT
Optical Line Terminal
Đầu cuối kênh quang
Đồ án tốt nghiệp Đại học Danh sách từ viết tắt
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 viii

ONT

Optical Network Terminal
Đầu cuối mạng quang
ONU
Optical Network Unit
Đơn vị mạng quang
R
RTT
Round Trip Time
Thời gian vòng lặp
S
SBA
Static Bandwidth Allocation
Cấp phát băng thông tĩnh
SLA
Service Level Agreement
Thỏa thuận mức dịch vụ
SR
Status Reporting
Báo cáo trạng thái
T
T-CONT
Transmission Containers
Container truyền dẫn
TDMA
Time Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo thời gian
V
VBR
Variable Bit Rate
Tốc độ bít thay đổi

VC
Virtual Circuit
Kênh ảo
VP
Virtual Path
Đường ảo
W
WDMA
Wavelength Division Multiple
Access
Đa truy nhập phân chia theo bước sóng
Đồ án tốt nghiệp Đại học Danh mục bảng
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tốc độ luồng xuống/luồng lên của APON…………………………………… 5
Bảng 1.2 Cấu trúc phân lớp mạng GPON 10
Bảng 3.1 2 bít trường ‘Type’ Error! Bookmark not defined. 41
Bảng 3.2 Tham số dịch vụ 57

Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói đầu
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 x

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, khi nhu cầu về băng thông tăng lên không ngừng thì truyền dẫn
quang ngày càng phổ biến trong mạng truy nhập. Tại Việt Nam giải pháp FTTx (Fiber
to the x) chính thức có mặt là vào tháng 8/2006 khi FPT Telecom lần đầu tiên giới
thiệu dịch vụ này đến với người dùng trong nước. Đến năm 2008 thì dịch vụ FTTH đã

được triển khai bởi hầu hết bởi các nhà ISP như VNPT, Viettel, SPT hay mới nhất là
CMC.
GPON là công nghệ cho mạng truy nhập quang hỗ trợ cho cấu trúc hệ thống
mạng thế hệ sau FTTx, sử dụng sợi quang làm môi trường truyền dẫn cung cấp băng
thông rộng, tốc độ truyền dữ liệu cao với chất lượng dịch vụ khá tốt. GPON có khả
năng cung cấp số lượng thuê bao lớn hơn rất nhiều so với mạng Internet thông thường,
dễ dàng mở rộng mạng và cho phép người sử dụng dùng đồng thời nhiều dịch vụ
truyền thông chất lượng cao.
Tuy vậy, mạng GPON sử dụng một sợi quang cho nhiều người dùng cùng truy
nhập nên việc cấp phát băng thông hợp lý, công bằng trở nên cực kỳ quan trọng. Để
giải quyết bài toán cấp phát băng thông ta phải xây dựng thuật toán cấp dựa trên thỏa
thuận về dịch vụ hay QoS thích hợp.
Hiện nay, nhiều thuật toán DBA mới đã được nghiên cứu để cải thiện hiệu quả
phân bổ băng thông. Các mô phỏng cho thấy các thuật toán đó đã thỏa mãn được các
yêu cầu của GPON về dịch vụ và QoS. Với lý do đó, em chọn đề tài là “Một số thuật
toán cấp phát băng thông động cải tiến trong GPON” làm đồ án tốt nghiệp.
Nội dung đồ án gồm 3 chương :
Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
Chương 2: Cấp phát băng thông động trong GPON
Chương 3: Một số thuật toán cấp phát băng thông động cải tiến trong GPON
Đề tài có nội dụng liên quan đến công nghệ vẫn còn trong quá trình nghiên cứu
và phát triển nên trong đồ án này em chỉ cố gắng chắt lọc những nội dung cơ bản nhất.
Do có sự hạn chế về mặt thời gian cũng như năng lực và kiến thức của cá nhân nên
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em mong các thầy cô giáo và các bạn
quan tâm góp ý để đồ án này càng được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Ngô Thu Trang đã hướng dẫn, giúp đỡ
em hoàn thành đồ án này. Em cũng xin cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Viễn
thông 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã giúp đỡ góp ý cho em.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói đầu
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 xi


Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2012
Sinh viên
Tô Thị Trang

Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 1

CHƢƠNG 1:
MẠNG TRUY NHẬP QUANG THỤ ĐỘNG GPON

1.1 Giới thiệu chƣơng
Với những ưu điểm nổi trội về băng thông và chất lượng đường truyền so với
cáp đồng truyền thống, truyền tải sợi quang hiện nay có ưu thế riêng biệt. Hiện nay, có
2 công nghệ mạng truyền dẫn quang đang được sử dụng rộng rãi là mạng quang tích
cực (AON-Active Optical Network) và mạng quang thụ động (PON-Passvice Optical
Network). Sự khác biệt chủ yếu của mạng quang chủ động (AON) và mạng quang thụ
động (PON) là ở chỗ có hay không các thành phần tích cực. Chương 1 sẽ giới thiệu
mạng truy nhập quang thụ động mà điển hình là chuẩn GPON (GPON- Gigabit
Passive Optical Network).
1.1.1 Mạng truy nhập quang thụ động:
Mạng truy nhập quang thụ động (PON – Passive Optical Network) thường
có cấu trúc điểm-đa điểm. Gồm các khối chức năng đầu cuối kênh quang (OLT-
Optical Line Terminal) đặt tại tổng đài (CO-Central Office) và đầu cuối mạng quang
(ONT-Optical Network Terminal) hoặc đơn vị mạng quang (ONU-Optical Network
Unit) được đặt tại người sử dụng. Giữa chúng là hệ thống mạng phân phối quang ODN
(Optical Distribution Network) bao gồm: cáp quang, các thiết bị ghép/tách thụ động

(Splitter).

Hình 1.1 Mô hình mạng PON
OLT là thiết bị đầu cuối của nhà cung cấp dịch vụ, có chức năng tập hợp tất cả
các dịch vụ như: Internet, VoIP, HDTV, Video Conferencing…và truyền chúng qua
sợi quang. Do đặc điểm của mạng PON không sử dụng các phần tử tích cực trong
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 2

mạng, vì thế để truyền các tín hiệu từ phía OLT đến các đầu cuối thuê bao. Mạng PON
sử dụng các bộ chia công suất thụ động Splitter và sợi quang. Các thiết bị Splitter hoạt
động không cần cung cấp điện. Dữ liệu khi tới Splitter sẽ được phát quảng bá tới
người sử dụng với khoảng cách tối đa là 20 km. Tại phía thuê bao sẽ có các
ONU/ONT. Các thiết bị này có chức năng biến đổi tín hiệu quang-điện và điện–quang.
Thuê bao có thể sử dụng đầy đủ các dịch vụ do PON cung cấp như: Internet, cable TV,
IPTV, Video Conference…hoặc dịch vụ cụ thể. Tùy thuộc vào yêu cầu dịch vụ mà
chọn ONU/ONT phù hợp. Dữ liệu đường xuống được mã hóa và phát quảng bá tới
các thuê bao. Dữ liệuđường lên được kết hợp bằng việc sử dụng giao thức đa truy
nhập phù hợp (CDMA, WDMA, TDMA). OLT sẽ điều khiển các ONU sử dụng các
khe thời gian cho việc truyền dữ liệu đường lên.
Ưu điểm của mạng PON là nó sử dụng các thiết bị thụ động (nằm giữa OLT và
ONU) không cần nguồn cung cấp nên chi phí đầu tư, bảo dưỡng rẻ hơn nhiều so với
các thiết bị tích cực. Ngoài ra, nhiều người sử dụng cùng chia sẻ cáp quang nên tiết
kiệm chi phí và không gian chứa cáp. Tuy nhiên PON cũng có nhiều khuyết điểm như
khó nâng cấp băng thông khi thuê bao yêu cầu, khó xác định lỗi hơn do 1 sợi quang
chung cho nhiều người dùng, tính bảo mật cũng không cao. Tùy vào nhu cầu băng
thông thuê bao, PON cũng có thể sử dụng kết hợp với cáp đồng để triển khai mạng
ADSL2+, VDSL2.
1.1.2 Đa truy nhập trong PON
Ở luồng xuống từ phía OLT tới ONU dữ liệu được phát quảng bá. Còn ở luồng

lên nhiều ONU cùng truyền dữ liệu đến cho OLT. Do hoạt động của các ONU là hoàn
toàn độc lập, không được nhận biết bởi các ONU khác nên rất dễ xảy ra xung đột.
Chính vì vậy, ở luồng lên sử dụng phương pháp đa truy nhập để tránh xung đột dữ liệu
và chia sẻ công bằng tài nguyên trung kế.
1.1.2.a TDMA

Hình 1.2 Đa truy nhập phân chia theo thời gian
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 3

TDMA là phương pháp đa truy nhập phân chia theo thời gian (Time Division
Multiple Access). OLT phân bổ khe thời gian cho mỗi ONU, thông qua bản tin Gate.
Khi ONU nhận khung Gate, nó sẽ truyền khung MAC với tốc độ được chỉ định trong
quá trình phân bổ thời gian. Để tránh xung đột, mỗi ONU phải truyền dữ liệu đúng khe
thời gian của nó. Trong TDMA thì các ONU có thể hoạt động cùng bước sóng, OLT
cũng chỉ cần một bộ thu đơn giúp giảm chi phí đầu tư.
Để tiết kiệm sợi quang và giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, một sợi quang có
thể được sử dụng truyền 2 hướng. Ví dụ : bước sóng 1310 nm cho hướng lên và 1490
nm cho hướng xuống. Dung lượng kênh ở mỗi bước sóng có thể phân phối linh động
giữa các ONU.
1.1.2.b WDMA
Trong phương pháp đa truy nhập phân chia theo bước sóng (WDMA -
Wavelength Division Multiple Access) mỗi ONU sử dụng bước sóng riêng để truyền
dữ liệu luồng lên.Ở luồng xuống các ONU sử dụng bộ lọc để lựa chọn bước sóng phù
hợp.
Tuy WDMA cho phép tăng dung lượng mạng truy nhập lên rất lớn mà không
các phương pháp nào đạt được. Nhưng chi phí cho mỗi OLT,ONU khá cao do yêu cầu
nghiêm ngặt về nguồn quang sử dụng tại ONU và vấn đề nhiễu giữa các bước sóng
phức tạp nên WDMA không được sử dụng nhiều hiện nay.


Hình 1.3 Đa truy nhập phân chia theo bước sóng
1.1.2.c CDMA
Công nghệ truy nhập phân chia theo mã (CDMA-Code Division Multiple
Access). Tín hiệu được mà hóa và nhận dạng thông qua bộ giải mã. Các ký hiệu 0,1
được mã hóa thành chuỗi ký tự dài hơn, tốc độ cao hơn. Để khôi phục lại dư liệu, OLT
chia nhỏ tín hiệu thu được, gửi tới bộ lọc tách tín hiệu của mỗi ONU.
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 4

Ưu điểm của CDMA là cho phép truyền tải lưu lượng cao, bảo mật cao. Tuy
nhiên, bộ khuếch đại phải được thiết kế đảm bảo tỷ số tín hiệu/tạp âm (S/N-
Signal/Noise). Và bộ thu tín hiệu phức tạp, giá thành cao nên chỉ phù hợp cho thiết kế
mạng lõi.
1.1.2.d OFDMA
Phương pháp đa truy nhập theo tần số trực giao (OFDMA-Orthogonal Frequency
Division Multiple Access) là giải pháp tiên tiến nhất hiện nay. Nó được dùng trong hệ
thống mạng truy nhập PON với tốc độ người dùng cực cao, với lượng thuê bao lớn và
khoảng cách có thể lên tới 100 km.

Hình 1.4 Đa truy nhập theo tần số trực giao
1.2 Chuẩn GPON
APON/BPON và G-PON được tiêu chuẩn hóa bởi ITU-T. APON và BPON là
chuẩn khác nhau dựa trên cấu trúc TDM-PON trong nhóm ITU-T G.983. Tên BPON
dùng cho mục đích tiếp thị, APON truyền khung ATM theo chuẩn G.983 và là cơ sở
để xây dựng chuẩn GPON. Chuẩn GPON nằm trong nhóm G.984.
1.2.1 APON và ITU-T G.983
APON (ATM Passive Optical Network): là chuẩn mạng PON đầu tiên, dựa
trên công nghệ ATM. APON được bắt đầu với mạng truy nhập đầy đủ dịch vụ (FSAN
– Full Service Access Network) và sau đó phát triển thành ITU-T SG15 được biết như
chuẩn G.983. Nhiều nội dung trong G.983 được giữ lại trong GPON-G.984.

Hệ thống APON được triển khai chủ yếu ở BẮC MỸ cho các dự án FTTP.
G.983.1 đầu tiên được giới thiệu vào 1998 với tốc độ dữ liệu là 155.52Mbps và 622.08
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 5

Mbps. Phiên bản mới nhất được giới thiệu vào 2005 bổ sung 1244.16 Mbps cho tốc độ
luồng xuống. Các nhà cung cấp APON với tốc độ luồng lên, luồng xuống đối xứng
hoặc bất đối xứng.
Downstream Upstream
1. 155.52 Mbps 155.52 Mbps
2. 622.08 Mbps 155.52 Mbps
3. 622.08 Mbps 622.08 Mbps
4. 1,244.16 Mbps 155.52 Mbps
5. 1,244.16 Mbps 622.08 Mbps
Bảng 1.2 Tốc độ luồng xuống/luồng lên của APON
Cả G.983.1 và G.984.1 đều chỉ định giải pháp ghép bước sóng trên cả hai sợi
quang truyền dẫn luồng lên và luồng xuống với bước sóng 1.03 10
-6
m. Tuy nhiên,
thực tế, không có hệ thống nào được triển khai với giải pháp trên. ITU-T G.983.1 quy
định cụ thể kiến trúc, đặc điểm thu phát, cấu trúc khung vận chuyển và các chức năng
khác trong APON. Tín hiệu APON được vận chuyển trong các khe thời gian. Mỗi khe
thời gian có chứa một tế bào ATM hoặc một tế bào PLOAM. Tế bào PLOAM được sử
dụng để sử dụng để mang thông tin quản lý lớp vật lý như yêu cầu khe thời gian từ các
ONU tới OLT, cấp phát khe thời gian luồng lên cho ONU của OLT, bản tin quản lý
hiệu năng… Tế bào PLOAM được mô tả trong G983.1
Khe thời gian luồng xuống dài 53-octet (byte) ATM hoặc PLOAM. Một tế bào
PLOAM được chèn vào mỗi nhóm 28 khe thời gian (hoặc 27 tế bào ATM). Khung
luồng xuống tốc độ 155.52 Mbps APON thiết kế thành các nhóm 56 khe thời gian (với
54 tế bào ATM và 2 tế bào PLOAM) cho khung luồng xuống. Còn khung luồng lên

155.52 Mbps bao gồm 53 khe thời gian, mỗi khe thời gian có 56 octet. Mỗi khe thời
gian luồng lên bao gồm 3 octet tiêu đề cho mỗi tế bào ATM hoặc PLOAM, 53 octet
chứa ATM hoặc PLOAM. Bên cạnh đó, mỗi khe thời gian luồng lên có thể tùy chọn
thành nhiều mini-slot khi OLT yêu cầu nếu cần thiết. Chi tiết về mini-slot được trình
bày trong khuyến nghị ITU-T 983.4.
Cấu trúc khung ở 622.08 Mbps và 1244.16 Mbps cũng tương tự như trên với số
khe thời gian trong khung tăng lên tương ứng với 4 hoặc 8 lần. Quá trình truyền dẫn
trong tế bào ATM, PLOAM hoặc chia khe trong luồng lên được điều khiển bởi OLT
thông qua tế bào PLOAM luồng xuống. G.983 yêu cầu ít nhất một tế bào PLOAM cho
mỗi ONU trong 100ms.
3-octet tiêu đề của luồng lên bao gồm mở đầu, đánh dấu bắt đầu khung, thời
gian dự phòng. APON chỉ định thời gian gự phòng nhỏ nhất của 4 bít. Bao gồm những

Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 6



Hình 1.5 Định dạng khung APON ở tốc độ 155.52 Mbps
trường được định nghĩa bởi OLT trong bản tin tiêu đề luồng lên và quảng bá thông qua
tế bào PLOAM luồng xuống.
1.2.2 GPON và ITU-T G.984
G.983 dựa vào công nghệ ATM. Hiện nay, ATM không còn được kỳ vọng là
giao thức mạng có thể mang các được ứng dụng khác nhau. Thay vào đó là Ethernet và
IP. Trong ITU-T G.983, OLT và ONU có chức năng như chuyển mạch đường ảo (VP)
và kênh ảo (VC). Khối thích nghi phức tạp và hỗ trợ QoS làm chuyển mạch ATM tốn
kém. Hơn nữa, cần thiết phải dịch giữa ATM và giao thức dùng ở ONI và SNI. Những
yêu cầu đó làm tăng chi phí, độ phức tạp của hệ thống và cản trở sự phát triển của hệ
thống APON trong thế giới băng rộng tiến triển nhanh.
Để đối phó tốt hơn với những thay đổi trong công nghệ truyền thông và đáp

ứng nhu nhu cầu phát triển nhanh chóng, ITU-T phát triển chuẩn G.984 cho PON với
khả năng Gigabit, hay GPON. Hiện nay đã có các chuẩn G.984.1/2/3/4/5/6/7.
- G.984.1: Đặc điểm của mạng GPON.
- G.984.2: Chi tiết kỹ thuật của lớp Phụ thuộc môi trường vật lý.
- G.984.3: Chi tiết kỹ thuật của lớp Hội tụ truyền dẫn.
- G.984.4: Giao diện điều khiển và quản lý ONU trong GPON.
- G.984.5: Băng tần mở rộng của GPON, phương pháp chuyển đổi bước sóng.
- G.984.6: Mạng GPON mở rộng.
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 7

- G.984.7: Mạng GPON khoảng cách (Long reach GPON).
1.3 Kiến trúc GPON
G.984.1 được giới thiệu bởi ITU-T vào tháng 3/2003. Nó mô tả đặc điểm tổng
quát cũng như kiến trúc của GPON, loại dịch vụ cung cấp, tốc độ bít mong muốn, trễ
truyền dẫn tín hiệu, tỷ lệ chia công suất quang, và bảo mật thông tin.


Hình 1.6 Kiến trúc của GPON
1.3.1 OLT
OLT (Optical Line Terminal) là thiết bị kết cuối kênh quang đặt tại Center
Office. Đây là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống. Nó cung cáp các giao diện
truy nhập PON cho thiết bị ONU phía người dùng và các giao diện khác cho thiết bị
đường lên.
Các khối chức năng chính của OLT
– Chức năng giao diện cổng dịch vụ (Service Port Interface Function).
– Chức năng đấu nối chéo (Cross-connect function).
– Giao diện mạng phân phối quang (ODN interface).
1.3.1.a Phần lõi OLT
Phần lõi OLT bao gồm chức năng giao diện ODN và chức năng hội tụ truyền

dẫn.Chức năng giao diện ODN cung cấp môi trường truyền dẫn quang để kết nối OLT
với một hoặc nhiều ONU bằng việc sử dụng thiết bị thụ động. Nó điều khiển quá trình
chuyển đổi O/E và E/O. Để có thể thực hiện cơ chế chuyển mạch bảo vệ và dễ dàng
cho việc xử lí thiết bị thụ động bộ chia thì ở OLT sẽ có các chức năng giao diện ODN
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 8

giống như phần mạng phân phối quang ODN. Chức năng nội tụ truyền dẫn (PON TC-
Transmission Convergence) bao gồm điều khiển truy nhập phương tiện, OAM, DBA
và quản lý ONU. Mỗi PON TC lựa chọn một phương thức truyền dẫn như ATM,
GEM hoặc cả hai.

Hình 1.7 Sơ đồ khối chức năng OLT
1.3.1.b Phần dịch vụ OLT
Phần dịch vụ OLT thì có chức năng cổng dịch vụ. Các cổng dịch vụ có thể cấu
hình để hỗ trợ hai hay nhiều dịch vụ khác nhau như dịch vụ truyền hình độ phân giải
cao (HDTV- High Definition TV), game online, truyền dữ liệu Bất kỳ khối TU
(Tributary Unit) cũng đều cung cấp hai hay nhiều port có tốc độ 2 Mbps. Khối TU có
nhiều port có thể cấu hình tại mỗi port một dịch vụ khác nhau. Chức năng cổng dịch
vụ đóng vai trò giao tiếp với node dịch vụ. Chức năng cổng dịch vụ thực hiện chèn tế
bào ATM vào tải trọng SDH đường lên, và tách tế bào ATM từ tải trọng SDH đường
xuống. Chức năng này phải được dự phòng, do đó chuyển mạch bảo vệ là cần thiết.
1.3.1.c Khối đấu nối chéo
Khối đấu nối chéo cung cấp đường truyền giữa khối PON và khối dịch vụ.
Công nghệ để kết nối phụ thuộc vào các dịch vụ, kiến trúc bên trong OLT và các yếu
tố khác. OLT cung cấp chức năng đấu nối chéo tùy thuộc vào phương thức truyền
dẫn đã lựa chọn (GEM, ATM hay cả hai).
1.3.2 ONU/ONT
ONU là thiết bị lắp đặt tại phía khách hàng. Nó là điểm cuối của mạng quang
và có nhiệm vụ chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu truyền hình, tín hiệu thoại… Hầu

hết các khối chức năng của ONU tương tự như các khối chức năng của OLT. Do
ONU hoạt động với một giao diện PON (hoặc tối đa 2 giao diện khi hoạt động ở chế
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 9

độ bảo vệ), chức năng đấu nối chéo (Cross-Connect Function) có thể được bỏ qua.
Tuy nhiên, thay cho chức năng này thì có thêm chức năng ghép và tách (MUX và
DMUX) kênh dịch vụ để xử lý lưu lượng.

Hình 1.8 Sơ đồ các khối chức năng ONU
ONT phục vụ cho một thuê bao đơn lẻ (nhà ở). ONT không được tích hợp các
chức năng bảo mật cao. Vì thế, giá thành của một ONT chỉ nằm ở hàng trăm đô-la.
ONU phục vụ cho nhiều thuê bao như văn phòng, tòa nhà lớn. ONU có thể hiểu nôm
na như là một DSLAM hay một Ethernet Switch, nhiều chức năng hơn ONT nên giá
có thể lên tới hàng nghìn đô-la.
1.3.3 ODN
Mạng phân phối quang bao gồm : Bộ chia/ghép (Splitter) quang thụ động và sợi
quang. Bộ chia/ghép dùng để chia/ghép thụ động tín hiệu quang từ nhà cung cấp dịch
vụ tới khách hàng và ngược lại giúp tận dụng hiệu quả sợi quang vật lý. Thành phần
được nhắc chủ yếu ở đây là bộ chia quang. Đây là thiết bị chia theo tỷ lệ 1:32, 1:64
hay 1:128…Tỉ lệ của bộ chia càng cao cũng có nghĩa là công suất truyền đến mỗi
ONU sẽ giảm xuống do suy hao của bộ chia 1:N tính theo công thức 10×logN (dB),
nên nếu tỉ lệ bộ chia mà tăng lên gấp đôi thì suy hao sẽ tăng lên 3 dB.
1.4. Cấu trúc phân lớp của mạng quang GPON
Mạng GPON gồm có Lớp phụ thuộc môi trường vật lý (PMD – Physical Media
Dependence) và Lớp hội tụ truyền dẫn (TC –Transmission-Convergence). Phân lớp
hội tụ truyền dẫn được chia làm 2 phân lớp con: Phân lớp tương thích hội tụ truyền
dẫn (TC- Adaption Sublayer) và Phân lớp đóng khung GTC (GTC-farming sublayer).

Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON

SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 10



Lớp hội tụ truyền dẫn (TC –
Transmission Convergence)
Phân lớp tương thích hội tụ truyền
dẫn (TC - Adaption Sublayer)
Phân lớp đóng khung GTC
(GTC - Farming Sublayer)
Lớp phụ thuộc môi trường vật lý
(PMD – Physical Media Dependence)

Bảng 1.2 Cấu trúc phân lớp mạng GPON
1.4.1 Lớp phụ thuộc phƣơng tiện vật lý
1.4.1.a Tốc độ bít
Về cơ bản, GPON hướng tới tốc độ truyền dẫn lớn hơn hoặc bằng 1.2 Gbit/s.
Tuy nhiên, trong trường hợp dịch vụ xDSL không đối xứng cho FTTH hoặc FTTH
thì không cần thiết đến tốc độ cao như vậy. GPON được định nghĩa 7 dạng tốc độ bit
như sau:
- Đường lên 155 Mbit/s, đường xuống 1.2 Gbit/s;
- Đường lên 622 Mbit/s up, đường xuống 1.2 Gbit/s;
- Đường lên 1.2 Gbit/s up, đường xuống 1.2 Gbit/s;
- Đường lên 155 Mbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s;
- Đường lên 622 Mbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s;
- Đường lên 1.2 Gbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s;
- Đường lên 2.4 Gbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s.
1.4.1.b Dải bƣớc sóng hoạt động
GPON sử dụng dải bước sóng 1480-1500 nm cho luồng xuống và 1260-1360
nm cho luồng lên. Ngoài ra, dải bước sóng 1550-1560 nm có thể dùng riêng cho tín

hiệu video ở luồng xuống.
1.4.1.c Khoảng cách logic và khoảng cách vật lý
Khoảng cách logic là khoảng cách lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT
trong điều kiện lý tưởng. Trong mạng GPON, khoảng cách logic lớn nhất là 60 km.
Khoảng cách vật lý là khoảng cách vật lý lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT.
Trong mạng GPON, có hai tùy chọn cho khoảng cách vật lý và 10 km và 20 km.
Đối với vận tốc truyền lớn nhất là 1.24 Gbit/s thì khoảng cách vật lý là 10 km.
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 11

1.4.1.d Tỷ lệ chia
Đối với nhà khai thác mạng thì tỉ lệ chia càng lớn càng tốt. Tuy nhiên tỉ lệ chia
lớn thì đòi hỏi công suất quang phát cao hơn để hỗ trợ khoảng cách vật lý lớn hơn. Tỉ
lệ chia 1:64 là tỉ lệ lý tưởng cho lớp vật lý với công nghệ hiện nay. Tuy nhiên trong
các bước phát triển tiếp theo thì tỉ lệ 1:128 có thể được sử dụng,
1.4.2 Lớp hội tụ truyền dẫn
Khuyến nghị ITU-T G.984.3 mô tả lớp hội tụ truyền dẫn tương đương với lớp
2 trong mô hình OSI. Đó là chỉ rõ định dạng khung GPON, giao thức điều khiển truy
nhập môi trường, phương pháp mã hóa thông tin và bảo dưỡng. GPON không phụ
thuộc vào ATM, GPON sử dụng lớp con truyền dẫn hội tụ (GTC-GPON Transmission
Convergence sublayer), khung GTC có thể đóng gói các cell ATM. Không giống như
APON khung GTC có thể đóng gói trực tiếp các gói dữ liệu thông qua phương pháp
đóng gói GPON (GEM-GPON Encapsulation Method). Phần tải khung GTC chứa cả
ATM và GEM. Mặc dù G-PON hỗ trợ truyền tải tin ATM, nhưng nó cũng đưa vào
một cơ chế thích nghi tải tin mới mà được tối ưu hóa cho truyền tải các khung Ethernet
được gọi là phương thức đóng gói G-PON (G-PON Encapsulation Method - GEM).

Hình 1.9 Điều khiển đa truy nhập GPON
GEM là phương thức dựa trên thủ tục đóng khung chung trong khuyến nghị G.701,
ngoại trừ việc GEM tối ưu hóa từ mào đầu để phục vụ cho ứng dụng của PON, cho

phép sắp xếp các dữ liệu Ethernet vào tải tin GEM và hỗ trợ sắp xếp TDM.
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 12

Chức năng của lớp truyền dẫn hội tụ GPON (GTC) là cung cấp ghép kênh vận
chuyển giữa OLT và ONU. Các chức năng cụ thể như:
Thích nghi với giao thức báo hiệu lớp con, các chức năng hoạt động, quản lý và
bảo dưỡng lớp vật lý PLOAM, giao diện phân phối băng tần động, sắp xếp và đăng ký
ONU, sửa lỗi, mã hóa luồng dữ liệu hướng xuống và kênh thông tin cho giao diện
quản lý và điều khiển ONT/ONU.
GTC cung cấp điều khiển đa truy nhập cho lưu lượng hướng lên. Trong khái
niệm cơ bản, các khung hướng xuống chỉ thị vùng được cho phép truyền lưu lượng lên
trong khung luồng lên đồng bộ với khung luồng xuống.
1.4.2.a Phân lớp đóng khung GTC
Chức năng của phân lớp này:
- Ghép kênh và phân kênh: Các thành phần PLOAM, ATM và GEM
được ghép kênh vào khung TC đường xuống tùy theo thông tin về ranh giới trong tiêu
đề của khung. Mỗi thành phần được trích ra từ một đường lên tùy theo chỉ thị trong
tiêu đề.
- Tạo tiêu đề và giải mã: Tiêu đề khung TC được tạo và định dạng
trong khung đường xuống. Tiêu đề trong khung đường lên được giải mã.
- Chức năng định tuyến nội bộ dựa trên Alloc-ID: Định tuyến dựa trên
Alloc-ID được thực hiện đối với dữ liệu đến/từ bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn ATM và
GEM.
1.4.2.b Phân lớp tƣơng
tích
hội tụ truyền
dẫn

Phân lớp tương thích bao gồm 3 bộ thích ứng phân lớp hội tụ: bộ thích ứng

hội tụ truyền dẫn ATM (ATM TC adapter), bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn GEM
(GEM TC- adapter) và bộ thích ứng giao diện điều khiển quản lý ONU (OMCI
adapter). Các bộ thích ứng hội tụ ATM và GEM xem xét các PDU của phần ATM
và GEM trong phân lớp đóng khung GTC và ánh xạ các PDU vào từng phần.
Các bộ thích ứng cung cấp giao diện sau cho các thực thể lớp trên:
- Giao diện ATM: Phân lớp đóng khung GTC và bộ thích ứng hội tụ
truyền dẫn ATM liên kết với nó cung cấp các giao diện TAM chuẩn theo tiêu chuẩn
ITU-T Rec. I.432.1 cho các dịch vụ ATM. Các thực thể lớp ATM thường có thể
được sử dụng như là các ATM client.
- Giao diện GEM: Bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn GEM có thể được
cấu hình để tương thích các khung vào nhiều loại giao diện truyền khung khác nhau.
Các bộ thích ứng còn nhận dạng các kênh OMCI theo tên kênh ảo/tên đường
ảo (VPI/VCI) đối với ATM và theo Port-ID đối với GEM. Bộ thích ứng OMCI có
thể trao đổi dữ liệu kênh OMCI cho các bộ thích ứng ATM TC và GEM TC. Bộ
thích ứng OMCI nhận dữ liệu từ các bộ thích ứng TC này và truyền nó tới thực thể
OMCI và chuyển dữ liệu từ thực thể OMCI tới các bộ thích ứng TC này.
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 13

1.5 Cấu trúc khung truyền dẫn
G-PON sử dụng cấu trúc khung GTC (G-PON Transmission Conversion) cho
cả hai hướng xuống và hướng lên. Khung hướng xuống bắt đầu với một từ mào đầu
PLOAM, tiếp sau đó là vùng tải tin GEM hoặc các tế bào ATM. PLOAM gồm có
thông tin cấu trúc khung và sắp đặt băng thông cho ONT/ONU gửi dữ liệu trong
khung hướng lên tiếp theo. Khung hướng lên bao gồm các nhóm khung gửi từ các
ONU. Mỗi một nhóm được bắt đầu với từ mào đầu lớp vật l. mà có chức năng tương
tự trong BPON, nhưng cũng bao hàm tổng hợp các yêu cầu băng thông của các ONT.
Cácyêu cầu băng thông chi tiết hơn được gửi đi kèm với các nhóm hướng lên khi có
yêu cầu từ OLT.
1.5.1 Định dạng khung luồng xuống

Để cung cấp các dịch vụ (ATM, TDM và Ethernet) hiệu quả phương pháp đóng
gói GPON (GEM) được sử dụng. Phương pháp này sự trên khuyến nghị ITU-T
G.7041 về thủ tục đóng khung tổng quát (Generic Framing Procedure), kỹ thuật truyền
gói tin trên mạng SONET hoặc SDH.
Hình 1.10 là định dạng khung luồng xuống GPON, cho khung 125x10
-6
m với
tốc độ là 1244.16 Mbps và 2488.32 Mbps. Khung bao gồm khối điều khiển vật lý và
tải trọng là đoạn ATM và đoạn GEM. Trong đó PCB bao gồm thông tin tiêu đề lớp vật
lý dùng để điều khiển và quản lý mạng.

Hình 1.10 Cấu trúc khung luồng xuống
1.5.1.a Trƣờng đồng bộ vật lý (Psynch)
4 byte đồng bộ vật lý được cố định và bắt đầu ở mỗi khối PCBd. ONU sử dụng phần
này để bắt đầu khung. ONU tìm ra Psync trong hàng đợi. Mỗi lần tìm ra Psunc thì nó
chuyển thành pre-sync và thiết lập bộ đếm giá trị 1. Sau đó, ONU tìm Psync khác sau
chu kỳ 125 10
-6
s. Cứ mỗi Psync đúng, bộ đếm tăng lên 1. Nếu Psync không đúng
ONU sẽ truyền ngược lại trạng thái tìm kiếm. Trong trạng thái pre-sync, nếu bộ đếm
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1: Mạng truy nhập quang thụ động GPON
SVTH: Tô Thị Trang Lớp D08VT1 14

truyền đúng tới M1 thì ONU sẽ truyền đến trạng thái đồng bộ sync. Mỗi lần OnU
truyền tới trạng thái sync, ONU biểu thị nó đã tìm ra cấu trúc khung hướng xuống và
bắt đầu xử lý thông tin PCBd. Nếu ONU phát hiện vùng M2 kế tiếp không đúng, nó sẽ
biểu thị là mát khung và trở về trạng thái tìm kiếm.




Hình 1.11 Cơ chế trạng thái đồng bộ ONU
1.5.1.b Trƣờng Ident
Có 32 bít trong đó 1 bít dùng để kiểm tra lỗi khung FEC ở hướng xuống, 1 bít
để dàn và 30 bít chỉ thị cấu trúc khung lớn hơn. Bộ đếm siêu khung này được dùng cho
hệ thống mã hóa dữ liệu người dùng và cũng có thể dùng để cung cấp tín hiệu tham
chiếu tốc độ thấp. 30 bít của vùng Ident dùng để đếm và mỗi ID của khung sẽ lớn hơn
khung trước đó. Bất cứ khi nào bộ đếm tăng tới mức tối đa thì nó quay về 0 cho khung
tiếp theo.
1.5.1.c Trƣờng PLOAM
Ở đây có 13 byte trong khối điều khiển vật lý, nó chứa các bản tin OAM lớp vật
lý. Hoạt động, quản lý và bảo dưỡng OAM liên quan tới các cảnh báo gây ra bởi các
sự kiện được truyền qua các bản tin trong PLOAM. ONU ID đánh địa chỉ cho mỗi
ONU riêng. Trong lúc sắp xếp, ONU sẽ được gán ONU ID có giá trị 0 đến 253. Lúc
chưa được sắp xếp vùng này có giá trị 0xFF để quảng bá cho tất cả ONU.
1.5.1.d Trƣờng BIP
Trường này gồm 1 byte dùng để ước lượng tốc độ bít lỗi. Nó chứa 8 bít chứa số
bít chẵn lẻ được chèn vào của tất cả các byte truyền đi, đầu thu cũng tính được số bít
được chèn vào là chẵn hay lẻ, sau đó so sánh với kết quả của BIP được truyền đi để đo
số lỗi trên đường đi
1.5.1.e Trƣờng Plend
Bao gồm 4 byte chỉ độ dài tải luồng xuống (Plend), chỉ ra độ dài bộ nhớ băng
thông và phần dành riêng cho ATM trong container truyền dẫn. trường này được gửi 2

×