Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ iptv trên thế giớí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.66 KB, 36 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN











Giới thiệu chuyên đề:

TỔNG KẾT CÁC TIÊU CHUẨN CHO IPTV









Hà nội – 2009
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 2/36


Nội dung
1 Giới thiệu và lý do lựa chọn chuyên đề 4
2 Các chữ viết tắt 4
3 Tổng quan về hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV/VoD 7
3.1 Kiến trúc hệ thống 7
3.2 Ưu điểm của IPTV 9
3.3 Nhược điểm của IPTV 11
4 Các module chức năng cơ bản của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV/VoD 11
4.1 Chức năng của các module 11
4.2 Các yêu cầu đối với các module trong hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV/VoD 14
4.2.1 Các yêu cầu về việc bảo vệ và quản lý nội dung IPTV 14
4.2.2 Các yêu cầu đối về chất lượng của các dịch vụ IPTV 15
4.2.3 Các yêu cầu cho hệ thống DBM (Data Broadcast Middleware) và Enhanced
EPG 15
4.2.4 Các yêu cầu về Metadata của các dịch vụ IPTV 17
4.2.5 Các yêu cầu về mã hóa cho IPTV 18
4.2.6 Các yêu cầu về bảo mật nội dung ((DRM/CAS) 19
5 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ IPTV/VoD 21
5.1 Cơ chế mã hóa, tốc độ bít và nội dung hình ảnh 21
5.2 Giới hạn về băng thông 22
5.3 Mất gói 22
5.4 Nghẽn trên server 23
5.5 Jitter và timing drift 23
5.6 Mạng lõi, mạng truy nhập và mạng tại thuê bao 24
6 Tổng kết các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng dịch vụ IPTV/VoD trên thế giới 24
6.1 DSL Forum 24
6.2 MPEG 25
6.3 ETSI 25
6.4 ITU 26
6.5 ATIS 30

6.6 Open TV Forum 31
6.7 Broadband Services Forum (BSF) 31
6.8 IPDR 32
6.9 ISMA 32
6.10 Nghiên cứu bộ tiêu chuẩn của Châu Âu áp dụng chất lượng dịch vụ cho
IPTV/VoD 32
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 3/36

6.11 Nghiên cứu bộ tiêu chuẩn của Mỹ áp dụng chất lượng dịch vụ cho IPTV/VoD .33
7 Tài liệu tham khảo 36

Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 4/36

1 Giới thiệu và lý do lựa chọn chuyên đề
IPTV (Internet Protocol Television) là hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình số
bằng cách sử dụng giao thức IP qua hạ tầng mạng, có thể là thông qua một kết nối
băng rộng. Định nghĩa chung về IPTV là nội dung truyền hình thay vì được truyền đi
thông qua cáp hay quảng bá truyền thống thì sẽ được chuyển đến người xem thông
qua các công nghệ sử dụng cho mạng máy tính.
Không giống như các dịch vụ streaming sử dụng kết nối best-effort trên internet,
IPTV thường được xây dựng dựa trên mạng được quản lý tốt để đảm bảo chất lượng
video. IPTV thường được cung cấp kèm với dịch vụ Video on Demand và có thể
cùng với các dịch vụ Internet như dịch vụ truy cập web và VoIP cho người sử dụng.
Gói các dịch vụ IPTV, VoIP và truy nhập Internet được gọi là dịch vụ “Triple Play”
(nếu bổ sung thêm cho di động thì gọi là “Quadruple Play”). Vì vậy dịch vụ IPTV sẽ
là dịch vụ thiết yếu và quan trọng nhất cho các nhà cung cấp Triple Play đến người sử

dụng.
Dịch vụ IPTV đang rất thịnh hành ở các nước Châu âu và số khách hàng sử dụng
dịch vụ IPTV ngày càng tăng lên. Hơn nữa nhiều nước đang có kế hoạch giới thiệu
dịch vụ IPTV đến Châu âu và Nam Mỹ. Vì vậy, hiện nay IPTV vẫn đang là một chủ
đề nóng được bàn luận và nghiên cứu để xây dựng tiêu chuẩn trên các diễn đàn quốc
tế cũng như các tổ chức tiêu chuẩn trong đó vấn đề chất lượng dịch vụ IPTV đang
được quan tâm và chú trọng nhiều nhất.
Chuyên đề này tổng kết các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ IPTV trên thế giới
bao gồm các nội dung sau:
 Tổng quan về hệ thống IPTV
 Các module chức năng cơ bản
 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ IPTV
 Tổng kết các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ IPTV trên thế giới.
2 Các chữ viết tắt
Tên tắt
Tiế ng Anh
Ngha
AVP
Audio-Visual Profile

Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 5/36

BCG
Broadband Content Guide

BGMP
Border Gateway Multicast Protocol


CDP
Content Delivery Protocols

DHCP
Dynamic Host Configuration
Protocol

DNS
Domain Name System

DVB
Digital Video Broadcasting

DVB-H
Digital Video Broadcasting -
Handheld

ESG
Electronic Service Guide

EPG
Electronic Program Guide

ETSI
European Telecommunications
Sdandards Institute

FEC
Forward Error Correction


FLUTE
File Delivery over Unidirectional
Transport

FTP
File Transfer Protocol

HTTP
Hypertext Transfer Protocol

ICMP
Internet Control Message Protocol

IETF
Internet Engineering Task Force

IGMP
Internet Group Management Protocol

IP
Interent Protocol

IPDC
IP Data Cast

IPTV
Internet Protocol TeleVision

LC
Layered Coding


Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 6/36

LCT
Layered Coding Transport

MBMS
Multimedia Broadcast/Multicast
Service

MLD
Multicast Listener Discovery

MPEG
Moving Picture Experts Group

MSDP
Multicast Source Discovery Protocol

OASIS
Organization for the Advancement of
Structured Information Standards

PIM
Protocol Independent Multicast

RFC
Request for Comments


RP
Rendevous Point

RTCP
Real-Time Control Protocol

RTP
Real Time Protocol

RTSP
Real Time Streaming Protocol

STB
Set-Top-Box

SIP
Session Initiation Protocol

SNTP
Simple Network Time Protocol

SM
Sparse Mode

SSM
Source-Specific Multicast

TCP
Transmission Control Protocol


TLS
Transport Layer Security

TS
Transport Stream

UDP
User Datagram Protocol

UMTS
Universal Mobile
Telecommunications System

Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 7/36

WSBN
Web Services Base Notification


3 Tổng quan về hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV/VoD
3.1 Kiến trúc hệ thống
Hệ thống IPTV bao gồm bốn thành phần chính, tất cả các thành phần này là
chung cho bất kỳ kiến trúc hệ thống của nhà sản xuất nào.

Hình 1: Các thành phần của mạng IPTV
Video Head End
Cũng như với hệ thống truyền hình vệ tinh số hay truyền hình cáp, dịch vụ

IPTV cũng cần có hệ thống video head end. Đây là nơi mà nội dung linear (ví dụ
broadcast TV) và on-demand (ví dụ phim) được ghi lại và định dạng để truyền qua
mạng IP. Về cơ bản thì đầu vào của bộ head end là các chương trình được thu qua vệ
tinh hoặc lấy trực tiếp từ các bộ broadcast hay các chương trình qua bộ aggregator.
Một head end mang một kênh riêng và mã hóa nó dưới định dạng video số, như
MPEG2. Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ broadcast cũng bắt đầu sử dụng mã hóa
MPEG4 vì nó có một số ưu điểm hơn so với MPEG2 như yêu cầu tốc bộ bit thấp cho
cả tín hiệu truyền hình SD và HD.
Sau khi mã hóa, mỗi kênh được đóng gói IP và được truyền qua mạng. Các kênh
này là các dòng IP multicast điển hình, tuy nhiên một số nhà sản xuất cũng sử dụng
luồng IP unicast. IP multicast có rất nhiều ưu điểm vì nó cho phép nhà cung cấp dịch
vụ truyền một luồng IP trên kênh broadcast từ video head end đến mạng truy nhập
của nhà cung cấp dịch vụ. Cách này có rất nhiều ưu điểm khi nhiều người sử dụng
muốn sử dụng cùng một kênh broadcast tại cùng thời điểm (ví dụ hàng nghìn người
xem cùng muốn xem một sự kiện thể thao)
Mạng Core/Edge của nhà cung cấp dịch vụ
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 8/36

Nhóm các luồng video đã mã hóa được truyền qua mạng IP của nhà cung cấp
dịch vụ. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ có một mạng riêng của họ và mạng này thường
bao gồm thiết bị từ nhiều nhà sản xuất. Các mạng này có thể là một hỗn hợp của
mạng IP hiện có và mục đích là xây dựng mạng IP cho việc truyền video. Tại Edge,
mạng IP kết nối với mạng truy nhập.
Mạng truy nhập
Mạng truy nhập là liên kết từ nhà cung cấp dịch vụ đến thuê bao khách hàng.
Kết nối băng rộng giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng có thể sử dụng nhiều
công nghệ khác nhau. Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ DSL phục
vụ cho thuê bao khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ cũng bắt đầu sử dụng công nghệ

quang như PON (passive optical network) để kết nối đến khách hàng. Mạng IPTV sử
dụng đường truyền ADSL và VDSL để cung cấp băng thông đảm bảo cho hoạt động
của dịch vụ IPTV đến thuê bao. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ thay thế thiết bị (như DSL
modem) tại thuê bao để phân phát kết nối Ethernet đến mạng của khách hàng.
Mạng tại thuê bao
Mạng tại thuê bao cung cấp dịch vụ IPTV đến khách hàng. Có rất nhiều loại
mạng tại thuê bao khác nhau nhưng dịch vụ IPTV yêu cầu băng thông cao tại mạng
của thuê bao. Điểm cuối trong mạng của thuê bao mà TV được kết nối đến là set top
box.
Middleware: bộ cho phép thực hiện dịch vụ IPTV
Thuật ngữ IPTV Middleware được dùng để mô tả các gói phần mềm liên quan
đến việc phân phát dịch vụ IPTV. Có rất nhiều nhà sản xuất thực thi gói phần mềm
này, mỗi nhà sản xuất có cách tiếp cận riêng đối với IPTV. Middleware do nhà cung
cấp dịch vụ sử dụng có thể ảnh hưởng đến kiến trúc của mạng IPTV. Middleware có
kiến trúc client/server điển hình, trong đó client nằm ở STB. Middleware định nghĩa
cách khách hàng tương tác với dịch vụ. Ví dụ giao diện người sử dụng và dịch vụ sẵn
có cho khách hàng sử dụng (như EPG – Electronic Program Guige, VoD hay PPV)
được thực hiện và điều khiển thông qua Middleware.
Tính dễ dàng trong quản lý nhiều dịch vụ là một chức năng của mạng IP hai
chiều. Kiến trúc IP này cung cấp tiêu chuẩn cho các ứng dụng và dịch vụ được tích
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 9/36

hợp vào trong mạng, IPTV chỉ là một dịch vụ trong các ứng dụng này. Nhân tố phân
biệt trong mô hình dịch vụ IP là tính hội tụ.
Bởi vì cấu trúc chung cho các ứng dụng và dịch vụ, tính hội tụ có thể được hiện
thực hóa cho các thành phần mạng, ứng dụng, hệ thỗng hỗ trợ hoạt động (OSS/BSS).
Vì vậy quản lý đa dịch vụ trở thành bài toàn quản lý cùng các dịch vụ qua mạng và
phân bố chúng đến nhiều môi trường người dùng đầu cuối khác nhau.

IPTV Video on Demand (VoD)
Video on Demand hoạt động theo cách khác so với dịch vụ broadcast TV vì hệ
thống IPTV sẽ cung cấp cho thuê bao một luồng unicast của chương trình có các chức
năng VCR bao gồm pause, fast forward, rewind. IPTV middleware sẽ điều khiển giao
đienẹ người sử dụng và có thể được mở rộng để phục vụ các dịch vụ như Subcription
VoD và PVR.
3.2 Ưu điểm của IPTV
Hệ thống IPTV dựa trên IP nên có những ưu điểm đáng kể, bao gồm khả năng
tích hợp truyền hình với các dịch vụ IP khác như truy nhập internet tốc độ cao và
VoIP.
Mạng IP cũng cho phép truyền nhiều thông tin hơn và với nhiều chức năng hơn.
Trong mạng vệ tinh hay TV truyền thống, sử dụng công nghệ broadcast thì tất cả nội
dung được truyền liên tục đến mỗi thuê bao, thuê bao chuyển kênh tại set top box.
Thuê bao có thể lựa chọn từ nhiều lựa chọn như công ty vệ tinh, cáp, truyền thông để
đưa luồng thông tin về nhà. Mạng IP làm việc khác. Nội dung được giữ ở trên mạng
và chỉ những nội dung khách hàng lựa chọn là được gửi đến nhà thuê bao. Điều này
sẽ tiết kiệm băng thông và sự lựa chọn của khách hàng ít bị giới hạn bởi “đường ống”
dẫn đến nhà thuê bao. Điều này cũng có nghĩa là tính riêng tư của khách hàng được
đảm bảo hơn so với hệ thống vệ tinh và TV truyền thống.
Tính tương tác
Hệ thống IPTV cho phép người xem có cơ hội để xem các chương trình TV có
tính tương tác hơn và cá nhân hơn. Ví dụ nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp chức
năng tương tác cho phép người xem lựa chọn nội dung xem theo tên phim hay tên của
diễn viên hay chức năng picture in picture cho phép người xem có thể chuyển kênh
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 10/36

mà không phải rời bỏ chương trình họ đang xem. Người xem cũng có thể xem trạng
thái của người chơi trong khi đang xem một chương trình thể thao, hay người xem có

thể thay đổi góc quay camera. Người xem còn có thể truy nhập vào album ảnh và kho
nhạc trên PC của họ từ màn hình TV, sử dụng điện thoại để đặt lịch ghi lại các
chương trình TV yêu thích. Ngoài ra họ còn có thể sử dụng chức năng giám sát điều
khiển (parent control) để cấm con cái xem một số chương trình TV không phù hợp.
VoD
VoD cho phép khách hàng duyệt một chương trình trực tuyến hoặc một danh
sách các bộ phim để xem qua và sau đó là lựa chọn chúng.
Về mặt kỹ thuật, khi khách hàng lựa chọn một bộ phim, thì một kết nối point-to-
point được thiết lâpự giữa bộ giải mã của khách hàng (Set top box hoặc PC) và server
phân phát luồng nội dung. Báo hiệu về các chức năng như pause,
backward/forward… được đảm bảo bởi giao thức RTSP (Real Time Streaming
Protocol).
Dạng mã hóa chung nhất được sử dụng cho VoD là MPEG2, MPEG4 và VC-1
Để tránh hiện tượng ăn cắp bản quyền nội dung phim thì nội dung của VoD
thờng được mã hóa. Với công nghệ IPTV việc mã hóa được thực hiện hiệu quả thông
qua hệ thống DRM (Digital Rights Management). Với hệ thống này nếu khách hàng
lựa chọn xem phim trong thời gian 24 giờ thì sau 24 giờ nội dung film sẽ không thể
xem được nữa…
Các dịch vụ hội tụ dựa trên IPTV
Một ưu điểm khác của mạng IP là khả năng tích hợp và hội tụ. Các dịch vụ hội
tụ ở đây nói đến khả năng tương tác của các dịch vụ hiện có theo cách trong suốt để
tạo ra các dịch vụ gia tăng mới. Ví dụ là dịch vụ On-Screen Caller ID, nhận Caller IP
trên màn hình TV và khả năng xử lý (gửi đến voice mail…). Các dịch vụ dựa trên IP
sẽ cung cấp khả năng cho khách hàng có thể truy nhập ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào
đến nội dung thông qua TV, PC hay điện thoại của khách hàng, và khả năng tích hợp
các dịch vụ và nội dung để gắn chặt chúng với nhau.
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 11/36


3.3 Nhược điểm của IPTV
Vì IPTV yêu cầu truyền dữ liệu thời gian thực và sử dụng giao thức IP nên rất
nhạy cảm với mất gói và trễ nếu kết nối IPTV không đủ nhanh và gây ra vỡ hình ảnh
nếu dữ liệu không tin cậy. Vấn đề vỡ hình ảnh là vấn đề nghiêm trọng nếu cố gắng
truyền luồng IPTV qua các liên kết không dây. Việc cải tiến công nghệ không dây
đang được bắt đầu để tạo ra các thiết bị giải quyết vấn đề này.
4 Các module chức năng cơ bản của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV/VoD
4.1 Chức năng của các module

Hình 2: Các module chức năng cơ bản của hệ thống IPTV
 Mạng truy nhập băng rộng
Hạ tầng mạng IP băng rộng để truyền dịch vụ từ nhà cung cấp dịch vụ IPTV đến
khách hàng. Mạng truy nhập sẽ tận dụng phần hạ tầng mạng xDSL có sẵn. Để cung
cấp dịch vụ với chất lượng tốt và tiêu thụ ít băng thông khi có đồng thời nhiều truy
nhập đến hệ thống, mạng truy nhập băng rộng (B-RAS/MSS và DSLAM) cần phải
được hỗ trợ multicast. Đối với DSLAM, ngoài hỗ trợ multicast, DSLAM còn cần hỗ
trợ IGMP version 2. Ngoài ra, B-RAS/MSS và DSLAM cũng cần hỗ trợ các giao tiếp
Ethernet chuẩn (FE, GE). Mạng cũng phải có khả năng hỗ trợ QoS từ đầu cuối đến
đầu cuối, đảm bảo được băng thông cần thiết và độ ưu tiên cho các kênh truyền hình
quảng bá cũng như các phiên Video theo yêu cầu đang sử dụng (phải đạt được độ mất
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 12/36

gói và jitter tối thiểu). Băng thông xDSL do các DSLAM cung cấp đến khách hàng
phải có khả năng lên đến 4-5 Mbps.
 Hệ thống cung cấp nguồn dữ liệu
Thu, nhận và xử lý các dữ liệu chương trình từ các nguồn khác nhau như vệ
tinh, truyền hình mặt đất và các nguồn khác để chuyển sang hệ thống Video Headend.
 Hệ thống Video Headend

Thu, điều chế và giải mã nội dung hình ảnh và âm thanh từ các nguồn khác nhau
và sử dụng các thiết bị mã hóa (encoder) để chuyển đổi nội dung này thành các luồng
IP multicast ở khuôn dạng mã hóa mong muốn. Yêu cầu phải có thiết bị đầu cuối cho
việc phát nội dung quảng bá. Thiết bị đầu cuối này có khả năng mã hoá một chuỗi các
hình ảnh theo thời gian thực bằng kỹ thuật nén dùng MPEG-4 Part 10 hoặc H.264.
Hình ảnh mã hoá có thể lấy từ vệ tinh, truyền hình cáp, hệ thống truyền hình mặt đất,
máy chủ video, tape playout, v.v Sau khi mã hoá, các chuỗi (định dạng ASI, SPTS)
truyền MPEG sẽ được đóng gói bằng cách sử dụng IP Streamer. Sau đó sẽ truyền
những chuỗi gói IP bằng cách sử dụng giao thức UDP/IP. Đầu vào của hệ thống
Video Headend là các chương trình truyền hình quảng bá, các kênh truyền hình mua
bản quyền thu từ vệ tinh, các kênh truyền hình cáp, các phim từ các nguồn khác như
tự sản xuất, từ các thiết bị VCD/DVD player, v.v
 Hệ thống Middleware
Cung cấp khả năng quản lý thuê bao, nội dung và báo cáo hoàn chỉnh cùng với
các chức năng quản lý EPG và STB, đồng thời vẫn duy trì tính mở cho việc tích hợp
các dịch vụ trong tương lai. Middleware là một giao diện của hệ thống cung cấp dịch
vụ IPTV với người sử dụng, nó xác định danh tính cho người dùng. Hiển thị một
danh sách các dịch vụ mà thuê bao đó có thể sử dụng và trợ giúp lựa chọn dịch vụ
này sau khi đã xác thực danh tính của người dùng. Middleware lưu lại một profile cho
tất cả các dịch vụ. Middleware đảm bảo các hoạt động bên trong của dịch vụ truyền
hình một cách hoàn hảo. Middleware sẽ không giới hạn bất kỳ hoạt động riêng rẽ nào
trong hệ thống, nhưng sẽ giao tiếp trực tiếp với mỗi thành phần được hệ thống hỗ trợ.
Middleware hỗ trợ API cho phép mở rộng các chức năng mới và truyền dữ liệu giữa
các hệ thống.
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 13/36

 Hệ thống phân phối nội dung
Bao gồm các cụm máy chủ VoD và hệ thống quản lý VoD tương ứng, cho phép

lưu trữ các nội dung đã được mã hóa và thiết lập các chính sách phân phối nội dung
một cách mềm dẻo. Hệ thống này cũng cho phép nhà khai thác mở rộng một cách
kinh tế, phù hợp với tải và yêu cầu dịch vụ của các thuê bao. Máy chủ VoD sẽ lưu nội
dung thực và cung cấp cho thuê bao khi nó nhận được sự xác thực danh tính từ
Middleware. Nó cho phép các thuê bao đặt và xem những bộ phim chất lượng cao và
chương trình theo yêu cầu (chương trình này được lưu trên máy dịch vụ và truyền tải
theo yêu cầu). Hệ thống này cũng cung cấp những chức năng điều khiển VCR như
fast-forward, pause, và rewind.
 Hệ thống quản lý bản quyền số (DRM)
DRM giúp nhà khai thác bảo vệ nội dung của mình, như trộn các tín hiệu truyền
hình hay mã hóa nội dung VoD, khi truyền đi trên mạng Internet và tích hợp với tính
năng an ninh tại STB ở phía thuê bao. DRM dùng để bảo mật nội dung các khóa giải
mã của các thuê bao. Những nội dung được tải trên những máy chủ nội dung sẽ được
mã hóa trước bằng hệ thống DRM và nó cũng cũng chỉ mã hóa nội dung broadcast để
bảo mật sự phân bố đến Set-top Box (STB). Hệ thống có khả năng hỗ trợ chức năng
mã hoá trong các Headend tương ứng và cung cấp khoá mật mã cho các Headend
này. Hệ thống DRM chứa khoá cho phần nội dung của một cơ sở dữ liệu khoá đồng
thời bí mật phân phối cơ sở dữ liệu này tới STB. Hệ thống DRM cũng sẽ hỗ trợ thêm
vào phần nội dung các chức năng thủ thuật trong khi xem (tua nhanh, tua lại, v.v ).
Hệ thống DRM sẽ dựa trên các khái niệm của hệ thống cơ sở hạ tầng khoá công cộng
(Public Key Infrastructure, PKI). PKI dùng các thẻ kỹ thuật số X.509 để xác nhận
mỗi thành tố trong hệ thống DRM đồng thời để mã hoá an toàn dữ liệu có dùng các
khoá chung/riêng.
 Hệ thống quản lý mạng và tính cước
Hệ thống này quản lý và tính cước dịch vụ truy cập của thuê bao IPTV.
 Set-top Box (STB)
Thiết bị đầu cuối phía khách hàng, cho phép thu, giải mã và hiển thị nội dung
trên màn hình TV. STB cần hỗ trợ các chuẩn MPEG-4/H.264. Ngoài ra, STB cũng có
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”


Trang 14/36

thể hỗ trợ HDTV, có khả năng kết nối với các thiết bị lưu trữ bên ngoài, video phone,
truy nhập web (Walled garden), v.v STB cung cấp các ứng dụng truyền thông và
giải trí. STB sẽ hỗ trợ kết nối giữa thiết bị tivi và mạng điện thoại, cũng như Internet
và thư viện ảnh ảo của nhà cung cấp dịch vụ. Nó có thể giải mã những chuỗi dữ liệu
và hình ảnh đến dựa vào địa chỉ IP, đồng thời thể hiện các hình ảnh này trên TV. STB
sẽ hỗ trợ chuẩn H.264/MPEG-4 Part 10 và phần mềm client Middleware của nó sẽ
được dựa trên một cấu trúc thick client, điều đó có nghĩa là ứng dụng và dữ liệu thể
hiện sẽ lưu trên STB.
4.2 Các yêu cầu đối với các module trong hệ thống cung cấp dịch vụ
IPTV/VoD
4.2.1 Các yêu cầu về việc bảo vệ và quản lý nội dung IPTV
Các yêu cầu chung
 Cơ chế bảo vệ IPTV phải linh hoạt và có thể mở rộng.
 Cơ chế bảo vệ IPTV có thể hỗ trợ bảo vệ ở nhiều mức: bảo vệ toàn bộ hay chỉ
một số phần của nội dung IPTV.
 Cơ chế bảo vệ IPTV phải cho phép nhà sản xuất có cách thực thi riêng. Tức là
cơ chế nào có thể được mô tả theo cách tiêu chuẩn, thông qua cách mô tả
chuẩn này nhà sản xuất có teer có cách thực thi riêng của họ trong khi vẫn phù
hợp với cơ chế bảo vệ đã mô tả.
 Cơ chế bảo vệ IPTV có khả năng sử dụng toàn bộ điểm mạnh của mạng do
bản chất của công nghệ IPTV mang lại. Nó có cơ chế để tải về những công cụ
thực thi cơ chế bảo vệ còn thiếu.
 IPTV phải có mô hình chỉ ra sự quản lý nội dung. Việc quản lý giúp đầu cuối
IPTV xác định được liệu nội dung đang sử dụng không được bảo vệ hay
không. Cùng với cơ chế bảo vệ, cơ chế quản lý cung cấp một nội dung có bản
quyền hoàn chỉnh.
 Cơ chế quản lý cần hỗ trợ nhiều mô hình kinh doanh áp dụng cho nội dung
IPTV (ví dụ mô hình thuê bao, mô hình pay per view …).

Các yêu cầu cụ thể
 Cách mô tả cơ chế bảo vệ có thể được biểu diễn dưới dạng metadata XML.
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 15/36

 Cách biểu diễn dưới dạng XML này cần tự bảo vệ được dữ liệu metadata của
chúng (bảo vệ phân cấp). Metadata cũng được xem như là một nội dung có giá
trị cần được bảo vệ.
 Có thể IPTV multicast với chỉ dữ liệu metadata.
 Có thể IPTV multicast dữ liệu metadata cùng với nội dung AV của các
chương trình IPTV.
 Có thể bảo vệ thông tin cá nhân trong metadata.
4.2.2 Các yêu cầu đối về chất lượng của các dịch vụ IPTV
IPTV sẽ bổ sung nhiều ứng dụng mới trong thị trường dịch vụ Multimedia với
độ linh hoạt và độ đa dạng ngày càng tăng. Vì nội dung multimedia được truyền qua
mạng IP nên dữ liệu multimedia có thể bị trễ hoặc mất, dẫn đến làm suy giảm chất
lượng của tín hiệu audio, video. Hơn nữa mức độ suy giam phụ thuộc vào trạng thái
và tình trạng nghẽn mạng. Ngoài ra một số dịch vụ IPTV thương mại yêu cầu chất
lượng audio/video phải chấp nhận được. Vì vậy IPTV phải giải quyết các vấn đề về
chất lượng sau:
 Phương pháp để giám sát chất lượng video của bộ nhận mà sử dụng băng
thông bổ sung ít nhất.
 Phương pháp giám sát thời gian thực chất lượng video ở bộ nhận.
 Phương pháp giám sát chất lượng audio ở bộ nhận sử dụng băng thông bổ
sung ít nhất.
 Phương pháp giám sát thời gian thực chất lượng audio ở bộ nhận.
4.2.3 Các yêu cầu cho hệ thống DBM (Data Broadcast Middleware) và
Enhanced EPG
Phần này sẽ mô tả các yêu cầu đối với hệ thống DBM (Data Broadcast

Middleware) để nhận và thực hiện nhiều dịch vụ IPTV khác nhau bao gồm các dịch
vụ thời gian thực như VoD, PPV và endhanced EGP để hỗ trợ cách lựa chọn và tìm
kiếm một cách dễ dàng dịch vụ IPTV.
Các yêu cầu đối với DBM
Các dịch vụ cable/satellite/terrestrial hiện có sử dụng các chức năng khác nhau
của middleware để cung cấp dịch vụ. Để hỗ trợ các dịch vụ broadcast hội thoại cần có
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 16/36

các ứng dụng java yêu cầu thông tin AV chất lượng cao. Vì vậy DBM cần hỗ trợ chức
năng để trừu tượng hóa và kích hoạt ứng dụng từ luồng broadcast dữ liệu nhận được
thông qua IP Tuner để cung cấp DBS trong IPTV.
Cần phải có sự chuẩn hóa trong phương pháp sử dụng các nội dung broadcast
khác nhau để hỗ trợ tính liên thông giữa các middleware broadcast hiện có.
Yêu cầu: IPTV DBM cần cung cấp một framework để nhận và xử lý các dịch vụ
broadcast dữ liệu (Data Broadcast Service).
 Chức năng nhận các dòng dữ liệu broadcast: Chức năng này có nhiệm vụ phân
tích và quản lý thông tin dịch vụ từ broadcast dữ liệu thời gian thực thông qua
mạng băng rộng.
 Chức năng báo hiệu cho ứng dụng broadcast dữ liệu: Chức năng này cung cấp
cách đóng gói ứng dụng liên quan đến thông tin mà trừu tượng từ luồng dữ
liệu broadcast cũng như hỗ trợ thực thi các môi trường ứng dụng.
 DBM API: Chức năng này cung cấp một API chuẩn cho các ứng dụng
broadcast dữ liệu để truy nhập các chức năng DBM khác nhau.
Yêu cầu đối với Enhanced EPG (Electronic Program Guide)
IPTV sẽ hỗ trợ các dịch vụ tương tác để tìm kiếm và lựa chọn thông tin theo các
đặc tính của ứng dụng ISP. Tuy nhiên thông tin EPG hiện có chỉ áp dụng cho các dịch
vụ broadcast thời gian thực và cung cấp chức năng tìm kiếm và lựa chọn thông tin
cho các dịch vụ như VoD và PPV.

Vì vậy Enhanced EPG cần phải cung cấp cách quản lý hiệu quả và cung cấp
thông tin kênh tích hợp trên các dịch vụ broadcast, VoD, PPV trong dịch vụ IPTV
Yêu cầu: Cần phải cung cấp một framework cho broadcast dữ liệu thời gian
thực, VoD, PPV và các dịch vụ luồng dữ liệu khác bao bồm cả offline media với các
ứng dụng của nó.
 Định nghĩa lược đồ mô tả dịch vụ IPTV: chức năng này yêu cầu định nghĩa ra
một lược đồ cho EPG tích hợp từ thông tin của các dịch vụ khác nhau trong
IPTV.
 Giao thức truyền tải thông tin dịch vụ IPTV: cần có giao thức truyền tải cho
việc phân phát thông tin của Enhanced EPG giữa client và server.
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 17/36

 Chức năng lựa chọn và tìm kiếm dịch vụ IPTV: chức năng này sẽ phát hiện ra
dịch vụ và lựa chọn dịch vụ sẽ được thực thi thông qua enhanced EPG cũng
như là một chức năng tích hợp với IPTV middleware.
4.2.4 Các yêu cầu về Metadata của các dịch vụ IPTV
Với sự phát triển của mạng viễn thông, người ta có thể cung cấp các dịch vụ dữ
liệu media thông qua mạng IP. Trong quá khứ, mạng broadcast truyền thống là
phương tiện duy nhất để phân phát dữ liệu media đến khách hàng, ví dụ như dịch vụ
cung cấp nội dung video với chất lượng SD hay HD. Tuy nhiên ngày nay mạng IP trở
nên có tính cạnh tranh hơn về mặt cung cấp băng thông và tính tương tác tới nội
dung. Hơn nữa số lượng nội dung multimedia ngày càng tăng và rất nhiều nội dung
có thể được truyền qua mạng IP đến thiết bị đầu cuối của khách hàng.
Dịch vụ IPTV hiện tại tập trung vào việc phân phát nội dung audio-video đến
khác hàng. Để dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn và duyệt các nội dung IPTV mà người sử
dụng ưa thích thì cần phải có dịch vụ metadata đi kèm với việc cung cấp nội dung
audio-video. Và việc chuẩn hóa phương pháp tìm kiếm nội dung trên nhiều dịch vụ
IPTV khác nhau là đặc biệt cần thiết. Vì vậy metadata cho IPTV có thể cung cấp

những thông tin cần thiết về nội dung chương trình như tiêu đề chương trình, thể loại,
đạo diễn, diễn viên trong phim, thông tin về bản quyền, ngày sản xuất, ngày phát
hành… Từ những thông tin cần thiết trong metadata có thể xây dựng nên các ứng
dụng lọc và tìm kiếm thông minh cho các dịch vụ IPTV.
Các yêu cầu chung
 Cung cấp metadata IPTV: metadata sẽ được cung cấp cùng với nội dung
audio-video của chương trình IPTV.
 Sử dụng metadat IPTV: Có thể sử dụng IPTV metadata trên đầu cuối IPTV vì
vậy có thể truy nhập dễ dàng đến các chương trình IPTV cụ thể và các thông
tin có liên quan.
 Cần xem xét lại những chuẩn hiện có ứng dụng cho metadata của các chương
trình TV để thích ứng với các ứng dụng IPTV, tránh việc phải tìm ra metadata
mới.
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 18/36

 Metadata cần linh hoạt và có thể mở rộng cho các dịch vụ IPTV trong tương
lai, metadata IPTV có thể liên thông tốt nhất với metadata của các dịch vụ
broadcast truyền thống.
Các yêu cầu cụ thể
 Metadata IPTV được biểu diễn theo lược đồ XML.
 Có thể tương tác đến metadata IPTV.
 Có thể cung cấp metadata mulitcast đi kèm với nội dung audio-video của các
chương trình IPTV.
 Có thể cung cấp metadata multicast mà không cần đi kèm với nội dung audio-
video của chương trình IPTV.
 Có cơ chế bảo vệ metadata.
 Có cơ chế bảo vệ thông tin cá nhân trong metadata.
4.2.5 Các yêu cầu về mã hóa cho IPTV

ITU-T và MPEG đang tiến hành chuẩn hóa cơ chế mã hóa video. ITU-T đưa ra
chuẩn H.26x như H.261 và H.263 trong khi MPEG đưa ra chuẩn MPEG1, MPEG2 và
MPEG4. Thuật toán mã hóa của hai tổ chức này là tương tự như nhau nhưng mục
đích là khác nhau. H.26x được phát triển cho video telephony trong khi MPEG được
phát triển chủ yếu cho các ứng dụng broadcast video chất lượng cao. Từ năm 2000,
hai tổ chức này đã cùng nhau phát triển ra H.264/AVC hay MPEG-4 Part10. Hiện tại
đây được coi là cơ chế mã hóa video hiệu quả nhất.
.
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 19/36

Hnh 3: Lịch sử và xu hướng phát triển của mã hóa video
Một số yêu cầu đối với cơ chế mã hóa video
 Độ phân giải nên nằm trong phạm vi từ kích thước PDA đến kích thước
HDTV.
 Độ phân giải tạm thời có thể nằm trong khoảng từ 7.5 frame/giây đến 60
frame/giây.
 Mức độ về chất lượng có thể lựa chọn nên là lớn hơn 3 mức.
 Các tham số cho lưu lượng video có thể thích hợp với các tham số lưu lượng
sử dụng trong chuẩn Internet, ví dụ RSVP.
 Cơ chế mã hóa video có thể được kèm với các công cụ bù lại sự mất gói
 Cơ chế mã hóa video có thể bao gồm chế độ trễ thấp (ví dụ trễ nhỏ hơn 50ms
gây ra bởi bộ giải mã video)
 IPTV dựa trên SVC có thể thực hiện cơ chế layered multicast
 Thông tin metadata cho một kênh có thể bao gồm một ánh xạ giữa kênh nội
dung và các địa chỉ multicast tương ứng thuộc về kênh nội dung đó.
 Tính phức tạp của việc thích ứng video với các điều kiện khác nhau phải nhỏ
nhất có thể bởi vì sự thích ứng này thường được thực hiện trong thiết bị mạng
trung gian (proxy, gateway, router…) để phản ứng lại với những ràng buộc

thay đổi theo thời gian trong thời gian thực.
 Tính linh hoạt trong việc thích ứng video có thể tạo ra nhiều giải pháp để đáp
ứng được các ràng buộ về truyền dẫn và tiêu thụ tài nguyên khác nhau.
 …
4.2.6 Các yêu cầu về bảo mật nội dung ((DRM/CAS)
Cần phải thực thi vấn đề bảo mật nội dung để bảo vệ quyền tác giả cho các nội
dung IPTV. Có hai cách tiếp cận vấn đề bảo mật nội dung là CAS (Conditional
Access System) cho các dịch vụ broadcast tùy biến và DRM (Digital Rights
Management) cho các dịch vụ Internet cần có để cung cấp một cơ chế bảo mật nội
dung tích hợp trong môi trường ubiquitous và hội tụ số. Vì lý do này nên có ba yêu
cầu chính đối với vấn đề bảo mật nội dung IPTV như sau:
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 20/36

Yêu cầu 1: Dịch vụ IPTV có thể cung cấp cơ chế bảo vệ quyền tác giả cho các
nội dung broadcast và sử dụng việc bảo mật nội dung để hỗ trợ nhiều mô hình kinh
doanh khác nhau.
 Bảo vệ nội dung: chức năng này cung cấp cơ chế bảo vệ cơ bản cho nội dung
IPTV bao gồm mã hóa thời gian thực, cơ chế tạo ra key tốc độc áo, phân bố
key và các phương pháp về in dấu vân tay.
 Điều khiển truy nhập: chức năng này điều khiển truy nhập của người sử dụng
để bảo vệ nội dung IPTV bao gồm quản lý và nhận thực thuê bao, đóng gói
nội dung, quản lý cấp phép, giao diện IPMP (Intellectual Property
Management and Protection).
 Mô tả quyền: chức năng này mô tả quyền bằng XML (eXtensible Mark-up
Language) nhằm hỗ trợ tính liên thông. XrML (eXtensible Rights Mark-up
Language) hay ODRL(Open Digital Rights Language) cũng được thực thi trên
thế giới.
 Quản lý miền: chức năng này cung cấp cách quản lý hiệu quả nội dung khi

người sử dụng điều khiển nhiều thiết bị có hỗ trợ các công nghệ như: device
certification, cấu hình miền ảo - virtual domain configuration, gia nhập và rời
bỏ miềng (domain join & leave), Phân phát thông tin quyền - rights
information delivery và enforcement within the domain technology.
Yêu cầu 2: Bảo mật nội dung trong bảo vệ quyền tác giả của nội dung IPTV có
thể hoạt động trong miền bảo mật tin cậy.
 Bảo mật nội dung IPTV cần hỗ trợ hoạt động bảo vệ quyền tác giả trong môi
trường tin cậy vì có thể bị tấn công từ các thiết bị của đối thủ.
Yêu cầu 3: Bảo mật nội dung trong bảo vệ quyền tác giả của nội dung IPTV cần
hỗ trợ tính liên thông mà không phụ thuộc vào công nghệ.
 Sự không tương thích có thể xảy ra giữa các nhà sản xuất khác nhau sử dụng
cách bảo mật nội dung khác nhau khi phụ thuộc vào một công nghệ cụ thể. Vì
vậy cần có một framework bảo mật nội dung để hỗ trợ tính liên thông được
tốt.
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 21/36

5 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
IPTV/VoD
5.1 Cơ chế mã hóa, tốc độ bít và nội dung hnh ảnh
Nội dung hình ảnh Video thường được mã hóa và nén dưới dạng MPEG2,
MPEG4 Part10/H.264, Microsoft WMV9/VC1 và một số dạng khác. Các dạng
mã hóa video thường hỗ trợ nhiều tốc độ nén khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu
thỏa hiệp giữa chất lượng video và băng thông. Phần lớn các dạng nén xuất phát
từ việc sử dụng mã hóa sự khác nhau giữa các khung hơn là bằng cách gửi đi từng
khung video chỉ những khác nhau giữa một khung và khung trước đó. Cơ chế nay
flàm việc nếu nếu có ít sự thay đổi về hình ảnh được truyền đi nhưng nếu có sự
chuyển động đáng kể của hình ảnh thì hoặc băng thông sẽ phải tăng thêm hoặc
chất lượng video bị suy giảm. Cũng có nhiều cơ chế mã hóa cho phép mã hóa

hoặc với tốc độ bít không đổi (trong trường hợp chất lượng video có thể thay đổi)
hoặc với tốc độ bít thay đổi (trong trường hợp chất lượng video ít thay đổi).
Các cơ chế mã hóa hình ảnh nói chung thường sử dụng tổ hợp cách mã hóa
intra-frame và inter-frame. Với cách mã hóa intra-frame (I frame) khung hình ảnh
được chia thành các khối block sau đó sử dụng thuật toán Discrete Cosine
Transform để chuyển đổi từng block thành tập các hệ số rồi áp dụng mã hóa với
chiều dài thay đổi. Nhóm các block được tổ hợp vào trong một thực thể đơn gọi là
slice, đôi khi slice này được mang đi trong một gói đơn. Nếu có lỗi truyền dẫn
xảy ra thì toàn bộ nhóm block sẽ bị mất tạo thành một kẻ sọc khi giải mã hình
ảnh. Điều này có thể xảy ra bởi vì các hệ số DC trong mỗi block được mã hóa dự
đoán từ block đầu tiên trong slice đó, khi có một lỗi xảy ra làm cho thông tin này
không còn đúng nữa đối với toàn bộ phần còn lại của slice. Một số lỗi có thể làm
hỏng cả cấu trúc của frame và làm toàn bộ frame không còn giá trị nữa.
Với mã hóa inter-frame hoặc mã hóa dựa vào sự chuyển động, các vector
chuyển động được xác định và mã hóa cho từng block. Như cách mã hóa intra-
frame các lỗi xảy ra có thể làm hỏng toàn bộ slice hoặc làm frame bị sai đi. Trong
các hệ thống mã hóa inter-frame đơn giản nếu bị mất đi một frame thì có thể làm
cho các frame tiếp theo trở nên vô nghĩa cho đến khi nhận được khung I frame
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 22/36

tiếp theo. Điều này dẫn đến làm hình ảnh bị dừng lại hoặc toàn bộ màn hình nhận
được là trắng.
Trong phần lớn các trường hợp thì các chuẩn để mã hóa hình ảnh đều có sự
linh hoạt đáng kể cho cả bộ mã hóa và giải mã, cho phép thực hiện thỏa hiệp giữa
giá cả và hiệu năng.
5.2 Giới hạn về băng thông
Giới hạn về băng thông thường xảy ra trong liên kết truy nhập – cụ thể là kết nối
cáp hay DSL. Nếu không có đủ băng thông cho dòng video thì bộ đệm của router

sẽ bỏ qua một số gói dẫn đến suy giảm chất lượng video.
Một vấn đề nghiêm trọng hơn có thể xảy ra do tốc độ truyền gói thay đổi nhiều vì
kích thước các khung I, B, P là không giống nhau. Tốc độ truyền gói đỉnh xảy ra
trong khi truyền khung I có thể dẫn đến mất gói vì vậy làm suy giảm chất lượng
hình ảnh.
5.3 Mất gói
Mất gói xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: nghẽn mạng, đứt liên kết,
không đủ băng thông, lỗi truyền dẫn…
Loại suy giảm chất lượng xảy ra do mất gói phụ thuộc vào giao thức sử dụng để
mang tín hiệu video:
- Nếu sử dụng giao thức UDP thì mất gói sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng hình ảnh, ví dụ như một số phần của luồng hình ảnh sẽ bị thiếu
- Nếu sử dụng UDP đáng tin cậy (Reliable UDP) thì những gói bị mất có thể
được truyền lại, tuy nhiên nếu truyền lại vẫn gây ra mất gói thì sẽ không có
truyền lại một lần nữa, vì vậy chất lượng hình ảnh cũng bị ảnh hưởng.
- Có thể sử dụng FEC kèm với UDP để thay thế những gói bị mất, tuy nhiên
nếu tỉ lệ mất gói quá lớn (ví dụ trong quá trình bùng nổ sự mất gói) thì FEC
cũng không có hiệu quả.
- Nếu sử dụng TCP thì mất gói sẽ dẫn đến việc truyền lại, tức là có thể dẫn
đến sử dụng hết bộ đệm của set top box và gây ra dừng hình ảnh.
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 23/36

Với luồng video sử dụng UDP mất gói có thể làm một phần hoặc toàn bộ frame bị
sai lạc. Vì một khung thường gồm nhiều gói và luồng video tiêu chuẩn bao gồm
các khung được nội suy vì vậy với một tỉ lệ mất gói xác định thì có thể dẫn đến tỉ
lệ mất khung cao hơn gấp 6 lần (minh họa ở hình 4)

Hnh 4: Ảnh hưởng của tỉ lệ mất gói đối với tỉ lệ lỗi/mất khung MPEG

5.4 Nghẽn trên server
Không phải tất cả mọi vấn đề liên quan đến chất lượng video đều do mạng IP.
Nếu server không được hỗ trợ để phục vụ số lượng tối đa người dùng có nhu cầu
sử dụng thì sẽ dẫn đến nghẽn trên server. Lỗi này thường dẫn đến dừng hình ảnh.
Nếu sử dụng các giao thức như UDP Multicast thì có thể giúp giảm bớt tải cho
server, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào có nhiều thuê bao cùng xem một nội
dung tại cùng thời điểm hay không.
5.5 Jitter và timing drift
Network jitter là sự thay đổi về thời gian đến của các gói tin, thường nguyên
nhân là do nghẽn mạng. Set top box của hệ thống IPTV thường để bộ đệm nhận
gói sau 5-20 giây mới phát hình ảnh, đây là điều cần thiết để mức độ jitter thông
thường ít ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Nếu độ trễ lớn hơn, ví dụ do nghẽn
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 24/36

trên server thì có thể gây ra vấn đề thiếu bộ đệm, vì vậy ảnh hưởng đến chất
lượng của hình ảnh.
Timing drift xảy ra khi đồng hồ đầu cuối gửi và đầu cuối nhận chạy với tốc độ
khác nhau. Điều này có thể được khắc phục bằng cách điều chỉnh tốc độ đồng hồ
của từng bến cho như nhau để tránh giải quyết vấn đề.
5.6 Mạng lõi, mạng truy nhập và mạng tại thuê bao
Đường truyền IP thường bắt đầu tại một video server và kết thúc ở set top box.
Điều này có nghĩa là gói tin sẽ đi qua nhiều mạng, thường được sở hữu bởi nhiều
nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Mạng lõi IP thường là mạng quang có dung
lượng lớn, hoạt động tốt dưới nhiều mức độ nghẽn và vì vậy khi có vấn đề xảy ra
thì thường là do mạng truy nhập hay mạng phía thuê bao.
6 Tổng kết các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng dịch vụ IPTV/VoD
trên thế giới
Tương tự như truyền hình cáp và vệ tinh, IPTV cũng cần có bộ các tiêu chuẩn

công nghiệp nhằm xúc tiến quá trình cạnh tranh, giảm giá thành cho các thuê bao,
giảm thiểu sự hỗn loạn trong thị trường, nâng cao chất lượng quá trình cung cấp
dịch vụ IPTV. Quá trình tiêu chuẩn hóa IPTV là nhiệm vụ phức tạp, vì có rất
nhiều thành phần và hệ thống từ các nhà cung cấp thiết bị khác nhau để tạo nên
một hệ thống IPTV đầu cuối-tới-đầu cuối. Tuy nhiên, cũng như đối với một công
nghệ mới xuất hiện, quá trình tiêu chuẩn hóa IPTV cần có sự tham gia của các cơ
quan tiêu chuẩn và hiệp hội các nhà xản xuất công nghiệp. Sau đây giới thiệu các
tổ chức tiêu chuẩn hóa IPTV và các tiêu chuẩn mà họ đưa ra:
6.1 DSL Forum
DSL Forum là tổ chức được thành lập trên cơ sở sự hợp tác phi lợi nhuận
nhằm tạo ra các hướng dẫn, nguyên tắc chỉ đạo cho quá trình triển khai và phát
triển hệ thống mạng DSL. Tổ chức này thiết lập một số khuyến nghị dưới dạng
các báo kỹ thuật (TR-xxx). Khuyến nghị liên quan tới chất lượng dịch vụ IPTV
của DSL Forum là TR-126 “Triple-Play Services Quality of Experience (QoE)
Requirements”. Tài liệu này đưa ra các yêu cầu đối với các dịch vụ triple-play,
bao hàm cả thoại, video, số liệu vv… quy định khá chi tiết chất lượng dịch vụ đối
Chuyên đề “Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV ”

Trang 25/36

với IPTV. Để có thêm thông tin về các tài liệu tiêu chuẩn hiện tại của DSL Forun,
tham khảo
6.2 MPEG
MPEG (Moving Pictures Experts Group) là một nhóm công tác của ISO/IEC
chịu trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế cho quá trình nén,
giải nén, xử lý và hiển thị các ảnh động, âm thanh mã hóa và tổ hợp của chúng.
MPEG đang phát triển một số các tiêu chuẩn liên quan đến IPTV. Nhóm cũng
phát triển tiêu chuẩn middleware đa phương tiện ISO/IEC 23004 (MPEG-E
M3W) cùng với nhiều loại tiêu chuẩn mã hóa video khác nhau.
MPEG-E bao gồm một số các giao diện chương trình ứng dụng (APIs) được

quy định trong 8 phần riêng biệt của bảng sau đây:
Part Number
Part (API) Description
ISO/IEC 23004-1
ISO/IEC 23004-2
ISO/IEC 23004-3
ISO/IEC 23004-4
ISO/IEC 23004-5
ISO/IEC 23004-6
ISO/IEC 23004-7
ISO/IEC 23004-8
Architecture
Multimedia API
Component model
Resource and quality management
Component download
Fault management
System integrity management
Reference software
6.3 ETSI
Năm 2003, ETSI thành lập nhóm TISPAN (Telecom & Internet converged
Services & Protocols for Advanced Networks) để phát triển các chỉ tiêu kỹ thuật
cho các hạ tầng mạng cố định và di động thế hệ sau. TISPAN lần lượt cấu trúc
thành các nhóm nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật đặc biệt quan trọng đối
với công nghiệp IPTV từ các mạng riêng và bảo mật đến quản lý và đánh địa chỉ
mạng. Cuối năm 2005, TISPAN đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật đối với NGN phiên
bản R1 và hiện đang nghiên cứu đề xuất phiên bản R2. Phiên bản 2 tập trung vào
tính lưu động, các dịch vụ mới và phân phối nội dung với khả năng quản lý và

×