Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giải pháp kiểm soát tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế việt nam hiện nay việt nam hiện nay,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.59 MB, 100 trang )

...... m

s
p
I

=— í
o
o == <
o
*c>
00
ơì
m

LV.000816

ƠQ

LUẬN VẪN THẠC SỶ KINH TE

Hc VIÊN NGÂN H/
TRUMOằ m t h õ n g t in

LV.00081I


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoản bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tơi.
Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.



TÁC GIẢ LUẬN VĂN

VŨ THỊ HƯƠNG TRÀ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, Đ ổ THỊ
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỂ c ơ BẢN VỂ TổN G PHƯƠNG TIỆN
THANH TOÁN VÀ KIỂM SOÁT TổNG PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
TRONG NỂN KINH TẾ...........................................................................................4
1.1.

Tiền tệ và quá trình cung ứng tiền cho nền kinh t ế ................ ............... 4

1.1.1.

Tổng phương tiện thanh tốn và khối lượng tiền cần thiết trong lưu

thơng.......................................................................................................................................... 4
1.1.2.

1.2.

Q trình cung ứng tiền t ệ .................................................................................10

Kiểm sốt tổng phương tiện thanh toán của Ngân hàng trung ương... 16


1.2.1.

M ối quan hệ giữa kiểm soát tổng phương tiện thanh tốn với các mục

tiêu kinh tế..............................................................................................................................16
1.2.2.

Hệ thống các cơng cụ kiểm soát tổng phương tiện thanh toán.............. 20

1.2.3.

Kinh nghiêm thực tế rút ra từ kiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở

một số nước............................................................................................................................26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM s o á t TổN G p h ư ơ n g t i ệ n t h a n h
TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................................31
2.1. Khái quát chung về lưu thông tiền tệ ở Việt N am .................................... 31
2.1.1. Quan niệm của Ngân hàng Nhà nước V iệt Nam về tổng phương tiện thanh
tốn

31

2.1.2. Đặc trưng cơ bản của lưu thơng tiền tệ ở V iệt N am ......................................32

2.2. Thực trạng kiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở việt nam hiện nay.
. ........... .............°..............................................................42

7



2.2.1. Lựa chọn mục tiêu và nhân tố kiểm soát

42

2.2.2. Điều hành cơng cụ của chính sách tiền tệ để kiểm soát tổng phuơng tiện
thanh toán ở V iệt Nam thời gian q u a ............................................................................44

2.3. Những thành tựu và hạn chế trong kiểm soát tổng phương tiện thanh
toán........................................................................................................................ 60
2.3.1. Những thành tựu đạt được.....................................................................................60
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục............................................................................. 61
2.3.3. N guyên nhân của những tổn tại.......................................................................... 62

CHƯƠNG 3: NHŨNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
VIỆC KIỂM SOÁT TỒNG PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TRONG NEN
KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................................64
3.1.

Mục tiêu định hướng................................................................................. 64

3.1.1.

M ục tiêu chiến lược của ngành ngân h àn g ................................................. 64

3.1.2.

M ục tiêu của chính sách tiền tệ trong thời gian tới...................................64


3.1.3.

Phưomg pháp điều hành và các nhân tố kiểm soát..................................... 66

3.2.

Những giải pháp chủ yếu.......................................................................... 70

3.2.1.

Tăng cường khả năng dự đoán cung cầu vốn khả dụng trong hệ thống

ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước............................................................................. 70
3.2.2.

Hoàn thiện và phối hợp hệ thống các cơng cụ kiểm sốt tổng phương

tiện thanh tốn..................................................................................................................... 71
3.2.3.

Hồn thiện và phát triển thị trường tiền tệ.....................................................80

3.2.4.

Nâng cao năng lực cán bộ xây dựng và điều hành chính sách tiền t ệ .. 81

3.2.5.

Kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đơ la hóa.......................................................82


3.3. Một sơ kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp kiểm soát tổng phương
tiện thanh toán.................................................................................................... 83


3.3.1.

Đ ối với Quốc hội và Chính phủ...................................................................... 83

3.3.2.

Đ ối với các bộ, ngành có liên quan............................................................... 85

3.3.3.

Đ ối với Ngân hàng Nhà nước.......................................................................... 86

KẾT LUẬN
N H Ậ N X É T C Ủ A C Á N BỘ H Ư Ớ N G D A N
T À I L IỆ U T H A M K H Ả O
PH U L U C

khoa học


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tiền tệ gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội của m ỗi quốc gia. Tiền tệ

tác động đến lạm phát, lãi suất và các chu kỳ kinh doanh. M ỗi một sự biến động của
tổng phương tiện thanh toán đều làm thay đổi các biến số kinh tế, từ đó ảnh hưởng
đến q trình phát triền kinh tế. Bởi vậy, kiểm soát tổng phương tiện thanh toán cho
phù hợp với thực trạng của nền kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng của NHTW
nhằm hướng dẫn các biến số kinh tế, góp phần kích thích nền kinh tế tăng trưởng
bền vững.
Xuất phát từ thực tế điều hành chính sách tiền tệ nhằm m ột trong những mục
tiêu là kiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở V iệt Nam trong thời gian đã đạt
được những thành công đáng kể trong việc kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế nhưng còn nảy sinh các vấn đề về lý luận và thực tiễn xoay quanh việc kiểm
soát tổng phương tiện thanh toán. N guyên nhân là do V iệt Nam đang trong quá trình
chuyển đổi, phát triển theo xu hướng hội nhập với các nước trong khu vực và trên
thế giới nên những biến động của kinh tế, chính trị thế giới ngày càng ảnh hưởng
sâu sắc đến nền kinh tế trong nước. Mặt khác, kiểm soát tổng phương tiện thanh
tốn là một vấn đề mang tính phức tạp và nhạy cảm, vừa địi hỏi phải có kinh
nghiệm và am hiểu thực tiễn, vừa phải biết vận dụng có chọn lọc những lý luận phù
hợp.
Đ ề tài: “Giải pháp kiểm soát tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế
V iệt Nam hiện nay” được thực hiện xuất phát từ thực tế nêu trên.

2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài
- N ghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát tổng phương tiện

thanh toán trong nền kinh tế. Làm rõ mối quan hệ giữa tổng phương tiện thanh toán
với các mục tiêu kinh tế vĩ mơ và rút ra kinh nghiệm trong q trình điều hành tiền
tệ ở Việt Nam;



2

- Phân tích thực trạng kiểm sốt tổng phương tiện thanh toán của Ngân hàng
Nhà nước V iệt Nam (N H N N ) từ năm 2000 đến 2008 để tìm ra những hạn chế và
nguyên nhân;
- Đ ề xuất mục tiêu, định hướng và những giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện
việc kiểm sốt tổng phương tiện thanh tốn trong những năm tới.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu việc kiểm soát tổng phương tiện thanh toán -

một kỹ thuật quan trọng của chính sách tiền tệ. Với đối tượng đó, Luận văn khơng
bao hàm tồn bộ việc xây dựng và tổ chức thực thi chính sách tiền tệ của tồn hệ
thống ngân hàng mà chỉ đi sâu vào quá trình kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng Nhà
nước V iệt Nam . Thời gian khảo sát phục vụ cho nghiên cứu là từ năm 2000 đến năm
2008 (9 năm) và những giải pháp, định hướng điều hành chính sách phục vụ cho
những năm k ế tiếp.

4.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cơ bản là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết

hợp với phương pháp so sánh, thống kê để đánh giá thực trạng, kết hợp với lý thuyết
hệ thống và tư duy logic để luận giải các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu và
đề xuất giải pháp mới. Đ ổng thời, luận văn sử dụng các bảng biểu, sơ đồ minh họa

để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.

5.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ việc nghiên cứu lý luận về kiểm soát tổng phương tiện thanh toán, học hỏi

kinh nghiệm điều hành của các nước khác nhau trên thế giới, cùng với thực tiễn
kiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở V iệt Nam trong những năm qua, tìm ra
những tồn tại, vướng mắc'và đưa ra biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện giải pháp
điều hành tổng phương tiện thanh toán của V iệt Nam trong thời gian tới để có thể
nâng cao hiệu quả điều hành quản lý, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.


3

6.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ

lục, Luận văn được trình bày với 83 trang gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tổng phương tiện thanh toán và kiểm
soát tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.
- Chương 2: Thực trạng kiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở V iệt Nam
hiện nay.
- Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện việc kiểm sốt
tổng phương tiện thanh tốn trong nền kinh tế V iệt Nam.



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BDF

N gân hàng trung ương Pháp

BOK

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc

CSTT

Chính sách tiền tệ

DL

Tín dụng mà Ngân hàng trung ương cấp cho ngân sách Nhà
nước và các Ngân hàng thương mại

DTBB

Dự trữ bắt buộc

Fed

Hệ thống dự trữ liên bang M ỹ

GSO

Tổng cục thống kệ


IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

MB

Tiền trung ương

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

N gân hàng trung ương

PBOC

N gân hàng nhân dân Trung Quốc

TCTD

Tổ chức tín dụng

Tp.


Thành phố

UBND

ủ y ban Nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BlỂU

Tên bảng
N guồn đối ứng tiền trung ương

12

Bảng cân đối tiền tệ tổng thể của V iệt Nam giai đoạn

33

2000 - 2008.
Giá trị gia tăng M2 và các yếu tố liên quan giai đoạn

35

2000 - 2008.
Cân đối tiền tệ của ngân hàng trung ương giai đoạn 2000

38

- Tháng 6.2007
Tổng phương tiện thanh toán, tốc độ lưu thông tiền tệ,


40

GDP và lạm phát giai đoạn 2000 - 2008.
Cơ cấu các loại tiền trong tổng phương tiện thanh tốn

41

2000 - 2008.
Diễn biến cơng cụ nghiệp vụ thị trường m ở từ 2000 -

45

2008.
Kết quả giao dịch trên thị trường mở năm 2008.

47

Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong hình thức tái

49

cấp vốn.
Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản từ

50

2003 - 2008.
Lãi suất cơ bản từ 3/2004 đến 12/2008 của đồng Việt


53

Nam.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi từ 2000 -

57

2008.
Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc năm 2008.

58

Tỷ giá hối đoái 2000 - 2006 (V N D /U SD ).

59


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, Đ ổ THỊ
S ố hiệu hình vẽ,

Tên hình vẽ, đồ thị

Trang

đồ thị
1.1

Cung - cầu tiền và lãi suất.

08


1.2

Quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp trong

18

ngắn hạn.
1.3

M 2 với các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế.

20


4

C H Ư Ơ N G 1: N H Ữ N G V Ấ N Đ Ể c ơ B Ả N V Ể T ổ N G P H Ư Ơ N G TIỆ N
T H A N H T O Á N V À K IE M

so á t

T ổN G

p h ư ơ n g t iệ n t h a n h t o á n

T R O N G N Ể N K IN H T Ế .
1.1.

t iề n


Tệ Và

q u á t r ìn h c u n g ứ n g

T IE N

c h o n e n k in h



1.1.1. T ổn g phương tiện thanh toán và khối lượng tiền cần thiết trong lưu
th ơng

1.1.1.1.

Tổng phương tiện thanh tốn

Tiền tệ là phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
N ói đến tiền tệ, người ta thường hiểu vai trị bao trùm của nó là phương tiện trao đổi,
thanh tốn, tích lũy và lượng hóa giá trị theo những đơn vị tiền tệ. Đ iều này cũng có
nghĩa là tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh tốn cho hàng
hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc hồn trả các món nợ [4, tr.46].
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tiền tệ và việc sử dụng tiền tệ ngày
càng có những ảnh hưởng đến hàng loạt các biến số kinh tế vĩ mô. Khối lượng tiền
nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế. Điều
này đặt ra yêu cầu cho các nhà kinh tế phải thực hiện quản lý khối lượng tiền. Tiếp
cận từ phương diện này, chúng ta làm quen với khái niệm “khối lượng tiền cung
ứng” hay “tổng phương tiện thanh toán”, khái niệm này chỉ tất cả các các phương
tiện được chấp nhận làm trung gian trao đổi hàng hóa dịch vụ tại một thị trường nhất

định và trong một thời gian nhất định. Đ ể đáp ứng yêu cầu quản lý, tổng phương tiện
thanh toán được chia thành những khối tiền rộng hẹp khác nhau. Một cách chung
nhất, có thể coi tổng phương tiện thanh toán là một trong các khối tiền sau đây:
M i: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền trên các tài khoản séc.
M2: Tồn bộ M l; Tiền gửi có kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm;
M3: Toàn bộ M2; Trái phiếu kho bạc; Trái phiếu, tín phiếu của các NHTM;
Thương phiếu của các công ty; c ổ phiếu của các công ty cổ phần; Các loại khác,...


5

V iệc phân chia tổng phương tiện thanh toán thành các khối tiền như trên được
thực hiện theo nguyên tắc tính “lỏng” của các khối tiền giảm dần và lượng tổng
phương tiện thanh toán tăng dần từ M I đến M3.
Đ ối với m ỗi quốc gia, khi đã xác định được các thành phần tổng phương tiện
thanh tốn thì đó chính là đối tượng để quản lý. Tùy theo đặc điểm kinh tế, trình độ
quản lý và yêu cầu, mục tiêu của chính sách tiền tệ thì Ngân hàng trung ương
(NHTW) lựa chọn khối tiền theo kỳ để kiểm sốt.

1.1.1.2.

Khối lượng tiền cần thiết trong lưu thơng

Nhu cầu về tiền là tổng thể các phương tiện tiền tệ mà các chủ thể muốn nắm giữ
cho mục đích giao dịch và dự trữ trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mơ cho trước.
Có nhiều học thuyết khác nhau về cầu tiền tệ, tuy nhiên các học thuyết này
đều có điểm chung là dựa trên phương trình tương quan giữa tổng giá cả sản phẩm
xã hội và lượng tiền trong lưu thơng. Phương trình này có dạng chung như sau:
M .V=P.Y


(1.1)

Trong công thức nêu trên:
M: lượng tiền trong lưu thơng
V: số lần quay vịng của tiền tệ trong đơn vị thời gian
P: giá cả sản phẩm xã hội
Y : lượng sản phẩm xã hội

a) Học thuyết của Karl Marx về tiền tệ
Sự ra đời, bản chất, chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông của tiền tệ
được Karl Marx trình bày trong bộ Tư bản. Theo Karl Marx, tiền tệ ra đời là kết quả
tất yếu trong quá trình phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Tiền tệ là một
loại hàng hóa đặc biệt, đóng vai trị làm vật ngang giá chung để đo lường và biểu
hiện giá trị của các hàng hóa khác. Tiền tệ đã tách ra khỏi thế giới hàng hóa thơng
thường để thực hiện năm chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương
tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới. Karl Marx rút ra quy luật lưu
thông tiền tệ “ Trong một khoảng thời gian nhất định của q trình lưu thơng tiền tệ


6

thì tổng số giá cả hàng hóa chia cho số vịng quay trung bình của những đồng tiền
cùng một tên gọi sẽ cho ta biết khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông” [3], Công
thức ban đầu của Marx là:

M

P.Y

= ___


(1.2)

Đ ến chức năng phương tiện thanh toán, quy luật này được phát biểu đầy đủ:
Khối lượng
tiền cần thiết

Tổng giá

thực hiện chức

cả hàng

năng phương

hóa trong

tiện lưu thơng

lưu thơng

và phương tiện
thanh tốn

Tổng giá

Tổng

cả hàng


giá cả
hàng
hóa bán
chịu

+

hóa đến
han
thanh

Giá cả hàng
hóa thực
hiện bằng
thanh tốn

tốn

bù trừ

Tốc độ lưu thơng bình qn của tiền tệ

Có thể nói, Karl Marx đã khởi xướng một phương pháp để dự tính khối lượng
tiền cần thiết trong lưu thơng, theo đó cầu tiền biến động tùy thuộc vào sự biến động
của khối lượng, giá cả hàng hóa và tốc độ luân chuyển tiền tệ. Mặt khác, ông cũng
xác định phương pháp quản lý khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế là khối
lượng tiền lưu thông phải phù hợp với khối lượng tiền cần thiết.

b) Học thuyết số lượng tiền tệ cổ điển
Học thuyết này được nhà kinh tế học người M ỹ Irving Fisher đưa ra vào cuối

thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trong tác phẩm “Sức mua của tiền tệ”. Fisher đã đưa ra mối
quan hệ giữa tổng lượng tiền tệ với tổng chi tiêu để mua hàng hóa dịch vụ được sản
xuất ra trong nền kinh tế dựa trên tốc độ lưu thông tiền tệ theo phương trình trao đổi
tính theo giá trị danh nghĩa của các giao dịch trong nền kinh tế:
M .V=P.T

(1.4)

Trong đó: p là giá cả bình qn mỗi giao dịch, T là số lượng giao dịch tiến
hành trong m ột năm. V ì giá trị danh nghĩa của các giao dịch là rất khó đo lường nên
học thuyết được phát biểu theo tổng sản phẩm:


7

M .V=P.Y

(1.1)

Từ phương trình trên chúng ta rút ra được:
M

P.Y

=

(1.2)

Khi thị trường tiền tệ cân bằng, số lượng tiền mà các tổ chức và cá nhân
muốn nắm giữ (M D ) bằng tổng lượng tiền tệ:

1
M D = ... ...

X

P.Y = k

X

P.Y

(1.5)

Theo Fisher, tốc độ lưu thông tiền tệ, theo ông tuy có bị ảnh hưởng bởi tâm lý
tiêu dùng, tổ chức và công nghệ của nền kinh tế nhưng sự ảnh hường đó rất ít, và do
vậy, tốc độ lưu thơng tiền tệ là một hằng số. Do đó, Fisher kết luận cầu tiền là một
hàm thuần túy của thu nhập. Mặt khác, theo ông người ta cần tiền chỉ là nhằm mục
đích giao dịch, tức là dùng tiền để lưu chuyển khối lượng hàng hóa dịch vụ sản xuất
ra do đó ơng đưa ra kết luận là cầu tiền không phụ thuộc vào lãi suất.
Học thuyết về số lượng tiền tệ cổ điển đã đưa ra m ột phương pháp để dự tính
cầu tiền. M ặc dù chưa tính đến đầy đủ các yếu tố tác động song học thuyết này đã
tạo ra được bước khởi đầu cho các nhà nghiên cứu về sau.

c) Học thuyết của John Maynard Keynes về sự ưa thích tiền mặt.
K eynes xây dựng lý thuyết về cầu tiền tệ được gọi là lý thuyết về sự ưa thích
tiền mặt. Lý thuyết này được trình bày trong tác phẩm nổi tiếng: “Học thuyết chung
về công ăn việc làm, lãi suất và tiền tệ”. Trong học thuyết của mình, Keynes đã nêu
ra ba động cơ cho việc giữ tiền: động cơ giao dịch, động cơ dự phòng và động cơ
đầu cơ. Các động cơ này tỷ lệ với thu nhập và có m ối liên hệ âm với lãi suất.
Đặt chung ba động cơ giữ tiền vào phương trình cầu tiền tệ, Keynes đã phân

biệt giữ số lượng danh nghĩa với số lượng thực tế. Tiền tệ được đánh giá theo giá trị
mà nó có thể mua. K eynes đưa ra phương trình cầu tiền tệ, gọi là hàm số ưa thích
tiền mặt, nó cho biết cầu tiền thực tế là một hàm số của i và Y.


8

MD
- p -

=

f (i’Y )

(1.6)

Trong điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ: M D = M
P.Y
M

Y
f(i,Y )

u

'

Theo phương trình này thì tốc độ lưu thơng tiền tệ có m ối liên hệ nghịch
chiều với cầu tiền thực tế, tức là có m ối liên hệ thuận chiều với lãi suất. Khi lãi suất
biến động mạnh thì cầu tiền nắm giữ thực tế biến động và tốc độ lưu thông của tiền

cũng biến động mạnh.
Như vậy thuyết của K eynes về cầu tiền tệ cho thấy cầu tiền tệ tỉ lệ với thu
nhập và có liên hệ âm với lãi suất. Với sự biến động mạnh của tốc độ, học thuyết
này cũng chỉ rằng tiền tệ không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến sự thay đổi
của thu nhập danh nghĩa. H ọc thuyết Keynes nhắc chúng ta muốn dự tính chính xác
cầu tiền từ sự biến động của tổng sản phẩm phải hạn ch ế sự tác động của lãi suất.
Trên hình 1.1, khi lãi suất giảm từ i0 đến ij thì cầu tiền tăng từ L0 đến Lj và
khi lãi suất tăng từ i0 đến i2 thì cầu tiền giảm từ L0 đến L2. Đ ộ dốc của đường cầu
tiền M D biểu hiện mức độ nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất. Đường cầu cànơ
dốc, độ nhạy cảm càng ít và đường cầu càng thoải thì độ nhạy cảm của cầu tiền đối
với lãi suất càng tăng.

Hình 1.1: Cung - cầu tiền và lãi suất


9

d) Học thuyết sô lượng tiên tệ hiện đại của Friedman
M ilton Friedman đã đưa ra học thuyết số lượng tiền tệ vào năm 1956 trong
tác phẩm “H ọc thuyết số lượng tiền tệ: Một sự xác nhận lại”. Theo Friedman, cầu
tiên tệ cũng là một loại cầu đối với tài sản, vì vậy nó cũng cũng bị ảnh hưởng bởi
những nhân tố ảnh hưởng đến cầu của các loại tài sản khác. Đ é tìm ra hàm cầu tiền
thực tế, Friedman đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu về tiền:
- Thu nhập (Y): Đ ây là nhân tố có liên hệ theo chiều thuận với cầu tiền.
Friedman cho rằng thu nhập là yếu tố quyết định cầu tiền tệ. Tuy nhiên, theo ông
thu nhập thường xun ít biến động vì nhiều sự thay đổi của thu nhập chỉ là tạm thời
trong ngắn hạn. Điều này gợi ý cho chúng ta một vấn đề cần xem xét là cầu tiền tệ
về lâu dài sẽ ổn định theo thu nhập.
- Mức giá cả (P): Nhân tố này cũng có biến động theo chiều thuận với cầu
tiền danh nghĩa. Tuy nhiên, trong điều kiện một nền kinh tế ổn định, lạm phát được

kiểm soát ở mức độ thấp thì nhân tố này cũng ít chi phối đến hàm cầu. N ói cách
khác, số dư cầu tiền thực tế tương đối ổn định theo mức giá cả.
- Lãi suất (i): Friedman đi vào phân tích, so sánh lợi tức dự tính của việc giữ
tiền và so sánh nó với lãi suất của các tài sản khác ngoài tiền. Lợi tức dự tính về tiền
(rm) bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp miễn phí cho
những người gửi tiền và tiền lãi nhận được trên số dư tiền gửi tại ngân hàng. Gọi lợi
tức dự tính của trái phiếu là rb, lợi tích dự tính của cổ phiếu là re thì các hiệu số rb —
rm và re - rm phản ánh tác động của lãi suất tới cầu tiền. Các hiệu số này phản ánh
chênh lệch lãi suất của trái phiếu, cổ phiếu và tiền. N ếu các chênh lệch tăng lên thì
nhu cầu nắm giữ tiền sẽ giảm. Như vậy, lãi suất tác động ngược chiều đến cầu tiền.
N goài ra, Friedman còn nghiên cứu sự tác động của lạm phát đến cầu tiền. Tỷ
lệ lạm phát dự tính có thể hiểu như lợi tức dự tính của hàng hóa. Gọi tỷ lệ lạm phát
dự tính là 7t thì 7U - rm phản ánh tác động của lạm phát dự tính so với tiền. Nếu lạm
phát dự tính tăng thì người ta sẽ chuyển tiền thành hàng hóa vì khi đó nắm giữ hàng
hóa sẽ có lợi hơn. Như vậy, lạm phát cũng có tác động ngược chiều đến cầu tiền.


10

Kết hợp các yếu tố, Friedman trình bày hàm cầu tiền như sau:
MD
P— —

Tị, —rm; re —rmỊ K - rm)

(1.8)

Trong đó, thu nhập là nhân tố tác động theo chiều thuận, các nhân tố còn lại
tác động theo chiều nghịch đến cầu tiền.
Sau khi đưa ra hàm cầu tiền như trên, Friedman tiếp tục phân tích xem hàm

cầu tiền có nhạy cảm với lãi suất hay không. Giả sử lãi suất tăng, khi đó rb và re tăng.
Tuy nhiên, khi lãi suất tăng thì các ngân hàng cũng tăng lãi suất huy động, nâng cao
chất lượng dịch vụ ngân hàng và làm cho rm tăng lên. Sự tăng lên của lãi suất thị
trường sẽ làm tăng lợi tức dự tính của tiền làm cho các hiệu số rb - rm; re - rm tương
đối ổn định. Đ iều này có nghĩa là sự tác động của lãi suất đến cầu tiền là rất ít.
D o vậy, hàm cầu tiền của Friedman chủ yếu là m ột hàm số mà thu nhập
thường xuyên là yếu tố quyết định, lãi suất ít ảnh hưởng đến cầu tiền. Do đó, hàm
cầu tiền của ông được viết lại như sau:
MD

f(Y )

(1.9)

Từ những kết luận như trên, Friedman cho rằng tốc độ lưu thông của tiền tệ
cũng tương đối ổn định. Chúng ta có thể thấy điều này bằng cách viết tốc độ lưu
thông theo phương trình cầu tiền tệ:

v

Y

= ——
——

f(Y )

(1.10)

H ọc thuyết của Friedman gợi ý cho chúng ta một vấn đề quan trọng là hàm

cầu tiền khá ổn định. D o đó, khác với các học thuyết trước ơng tìm cách xác định
cầu tiền để từ đó cung tiền phù họp thì đến Friedman, vì cầu tiền khá ổn định nên
ơng chú trọng định lượng cung tiền, coi cung ứng tiền là phương tiện để đạt được
các mục tiêu kinh tế.

1.1.2. Quá trình cung ứng tiền tệ


11

Đ ể đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền cho nền kinh tế, NHTW và các NHTM
cung ứng tiền ra lưu thơng. Tham gia vào q trình cung ứng tiền tệ bao gồm ba tác
nhân: NHTW , các NHTM, các chủ thể phi ngân hàng.

1.1.2.1.

Ngân hàng trung ương với việc phát hành tiền trung ương

NHTW là một định ch ế quản lý nhà nước về tiền tệ và tín dụng, độc quyền
phát hành tiền giấy, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là ổn định tiền tệ, đảm bảo sự hoạt
động ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng vì lợi ích quốc gia. NHTW cung
ứng tiền tiền trung ương vào lưu thông thông qua bốn kênh chủ yếu:
- Phát hành qua các NHTM: NHTW cấp tín dụng cho các NHTM, làm tăng
dự trữ của các ngân hàng này, qua đó tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng quy mô
cho vay làm lượng tiền đưa vào lưu thông tăng thêm. NHTW cho các NHTM vay
chủ yếu dưới hình thức tái chiết khấu các chứng từ có giá.
- Phát hành qua chính phủ: NHTW cho Ngân sách Nhà nước vay để bù đắp
các thiếu hụt tạm thời. Kênh phát hành này làm tăng tiền mặt lưu thơng ngồi ngân
hàng do Ngân sách Nhà nước cũng là một chủ thể sử dụng tiền.
- Phát hành qua thị trường mở (thị trường m ở là thị trường tiền tệ có cả sự

tham gia của các chủ thể phi ngân hàng): NHTW phát hành tiền thông qua việc mua
vào các loại giấy tờ có giá ngắn hạn (tín phiếu, trái p h iếu ,...) trên thị trường mở.
Kênh phát hành này làm tăng dự trữ của các ngân hàng hoặc tăng tiền mặt ngoài hệ
thống ngân hàng.
- Phát hành qua thị trường vàng và ngoại tệ: NHTW cung ứng tiền thông qua
hành vi mua vàng, ngoại tệ cho dự trữ quốc gia. Tùy thuộc vào việc NHTW mua
vàng, ngoại tệ từ các ngân hàng hay các chủ thể phi ngân hàng mà làm cho tiền dự
trữ của các ngân hàng hoặc tiền mặt lưu thơng ngồi ngân hàng tăng lên.
Dù tiền trung ương phát hành qua kênh nào thì nó cũng thể hiện ra hai bộ
phận: tiền mặt lưu thơng ngồi ngân hàng và dự trữ tại các ngân hàng:


12

MB = c + R

(1.11)

Dự trữ của các ngân hàng chia thành hai bộ phận nhỏ hơn là dự trữ bắt buộc
(DTBB: RR - là bộ phận tiền mà các NHTM phải giữ lại theo yêu cầu của NHTW)
và dự trữ vượt mức (ER - là bộ phận tiền mà các NHTM giữ lại ngoài phần DTBB).
Từ việc phát hành tiền trung ương, chúng ta xây dựng nguồn đối ứng tiền
trung ương một cách tóm tắt như sau:

Bảng 1.1: Nguồn đối ứng tiền trung ương.
Nguồn đối ứng

Tiền trung ương (MB)

- Dự trữ vàng bạc, ngoại tệ của NHTW - Tiền mặt lưu thơng ngồi ngân hàng

(MBn)

(C)

- Dự trữ tín phiếu, trái phiếu (MBn)

- Dự trữ của các ngân hàng (R)

- Cho vay ngân sách nhà nước (DL)
- Cho vay các ngân hàng (DL)
Dưới dạng cơng thức, chúng ta có t lể viết:
MB = MBn + DL =

c

+ R

(1.12)

Từ công thức (1.12) ta có thể nhận thấy, ở góc độ thống kê tiền trung ương
bằng tổng tiền mặt lưu thơng ngồi hệ thống ngân hàng và tiền dự trữ trong các ngân
hàng, ở góc độ quản lý tiền tệ, việc tăng hay giảm tiền trung ương tùy thuộc vào
việc tăng hay giảm khối lượng tín dụng NHTW cấp cho các NHTM và chính phủ và
khối lượng vàng bạc, tín phiếu, trái phiếu mà NHTW mua vào để dự trữ.

1.1.2.2.

Ngân hàng thương mại với quá trinh tạo ra tiền gửi

Các NH TM tạo ra tiền chuyển khoản (D) theo cơ ch ế tạo tiền trong toàn bộ

hệ thống các ngân hàng. Khối lượng tiền do các NHTM cung ứng được tạo ra trên
cơ sở tiền dự trữ nhận từ NHTW và các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay và thanh
tốn khơng dùng tiền mặt của hệ thống ngân hàng.
NH TW phát hành tiền đưa vào hệ thống ngân hàng làm tiền dự trữ của các
ngân hàng tăng lên. Lượng tiền dự trữ này còn được tăng lên nếu các chủ thể phi


13

ngân hàng gửi tiền vào các ngân hàng. Từ lượng dự trữ này, một phần NHTM thực
hiện DTBB và dự trữ tại quỹ để đáp ứng các nhu cầu thanh tốn thường xun, phần
cịn lại họ sử dụng để cho vay để kiếm lời. Nếu việc cho vay được thực hiện bằng
tiền mặt thì lượng tiền mặt lưu thơng ngồi hệ thống ngân hàng tăng lên. Nếu việc
cho vay và thanh tốn được thực hiện qua chuyển khoản thì tiền gửi của khách hàng
tại các ngân hàng tăng lên. Ở nghiệp vụ này, các ngân hàng đã tạo ra tiền gửi không
kỳ hạn (D). Khi thực hiện cho vay bằng chuyển khoản, dự trữ của ngân hàng cho
vay giảm đi còn ngân hàng nhận được tiền vay tăng lên, ngân hàng nhận được
chuyên khoản sẽ tiếp tục cho vay để kiếm lời. Cứ như thế, các ngân hàng đã tạo ra
hàng loạt tiền gửi còn tổng dự trữ của hệ thống ngân hàng là khơng đổi. Q trình
này được gọi là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Tiền gửi được tạo ra là
thành phần thứ hai của tổng phương tiện thanh toán. Lượng tiền gửi mà các ngân
hàng tạo ra lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Đ ể tìm hiểu vấn đề này, chúng
ta xuất phát từ công thức xác định tiền trung ương:

R+C

MB

RR + ER + c
RR + ER + C

D

D
Trong đó:

X

(rd + re + rc)

RR

— = rd

Tỷ lệ DTBB

D

ER

Tỷ lệ dự trữ dư thừa
Tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi

D = rc
Rút D ra khỏi phương trình ta có:

D = MB X

1
rd + re + rc


(1.13)


14

Tổng phương tiện thanh toán theo nghĩa hẹp (M i) bao gồm

c

và D. Nếu tính

thêm cả bộ phận tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại hệ thống
ngân hàng (T) ta có khái niệm tiền rộng:

M2 = c + D + T

(1.14)

Từ công thức (1.14), đặt —= b (b là tỷ lệ giữa tổng tiền gửi có kỳ hạn và tiền
gửi tiết kiệm với tiền gửi khơng kỳ hạn) ta có:
M2 = r c x D + D + b x D = D ( r c + l + b )
Thay D từ cơng thức (1.13) vào phương trình trên ta có:
M 2 = MB

X

— t 1+b
rd+re+rc

(1.15)


Công thưc (1.15) cho phép xác định M 2 trong trường hợp NHTW không quy
định DTBB đối với tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Trong trường hợp
NHTW quy định tỷ lệ DTBB đối với tất cả các loại tiền gửi thì bằng cách lập luận
tương tự và gọi rt là tỷ lệ DTBB đối với thành phần T, ta có cơng thức:
M 2 = MB

X



rd+re+ rt.b+rc

(1.16)

Công thức (1.16) đã phản ánh đầy đủ các nhân tố tác động đến M 2, đặt
m ~

rd+re+rtb+rc

gọi là

sơ gia tăng ráng phương tiện thanh tốn), ta có
M 2 = MB

X

m

(1.17)


Hệ s ố gia tăng tổng phương tiện thanh toán cho ta biết nếu NHTW phát hành
thêm một lượng AMB thì trong lưu thơng tổng phương tiện thanh toán tăng thêm
một lượng AMB

X

m.

Như vậy, M 2 chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:
- Tín dụng mà NHTW cấp cho các NHTM và ngân sách nhà nước (DL): DL
biên động làm M B biến động, dẫn đến M2 biến động cùng chiều. Muốn thay đổi
DL, NHTW thay đổi lãi suất tái chiết khấu. Kiểm soát lãi suất tái chiết khấu là một
biện pháp gián tiếp tác động vào M2.


15

- Dự trữ vàng, ngoại tệ, tín phiếu, trái phiếu của NHTW (MBn): MBn biến
động làm M B biến động, dẫn đến M 2 biến động cùng chiều. M uốn làm thay đổi
MBn, NHTW thực hiện việc mua bán vàng, ngoại tệ trên thị trường vàng, ngoại tệ
và/hoặc thực hiện việc mua bán chứng tín phiếu, trái phiếu trên thị trường mở. Kiểm
soát tỷ giá, giá vàng trên thị trường ngoại hối và kiểm soát lãi suất trên thị trường
tiền tệ (việc thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở của NHTW sẽ làm thay đổi lãi
suất trên thị trường tiền tệ) là những biện pháp gián tiếp tác động vào M2.
- rd và rt: hai nhân tố này thay đổi làm M 2 thay đổi ngược chiều. Kiểm soát
tỷ lệ DTBB cũng là một biện pháp tác động vào M2.
- re: re thay đổi làm M 2 thay đổi ngược chiều. Sự thay đổi của re tùy thuộc
vào thái độ của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng sẽ tự quyết định tỷ lệ dự trữ dư
thừa tuy nhiên nếu NHTW can thiệp vào thị trường làm thay đổi lãi suất thì thái độ

của các N H TM sẽ thay đổi và họ sẽ thay đổi tỷ lệ dự trữ dư thừa. Đ ây cũng là một
biện pháp gián tiếp tác động vào M2.
- rc và b: hai nhân tố này thay đổi làm M2 thay đổi ngược chiều. Hai nhân tố
này thay đổi theo hướng nào là tùy thuộc vào thái độ của các chủ thể phi ngân hàng
trong m ối quan hệ với ngân hàng và NHTW rất khó kiểm sốt. Điều này dẫn đến
khả năng là NHTW phải sử dụng các biện pháp hành chính để can thiệp vào thói
quen thanh tốn của cơng chúng khi thấy cần thiết. Đây cũng là một biện pháp tác
động vào M 2.
Tóm lại, từ sự phân tích các nhân tố tác động vào M B và M 2, chúng ta thấy
được ảnh hưởng của các tác nhân tham gia vào quá trình cung ứng tiền tệ như sau:
- NH TW phát hành tiền trung ương và kiểm sốt tồn bộ hệ thống tiền tệ;
- H ệ thống ngân hàng tạo ra tiền gửi. Thái độ của ngân hàng sẽ quyết định
nhân tố re;
- Các chủ thể phi ngân hàng tham gia vào quá trình gửi tiền và vay tiền. Thái
độ của họ sẽ quyết định nhân tố rc và b.


16

Trong các chủ thể kể trên thì vai trị của NHTW là quan trọng nhất. Với chức
năng của mình, NHTW vừa phát hành tiền trung ương vừa kiểm soát quá trình tạo
tiền của hệ thống ngân hàng để đảm bảo sự cân bằng trên thị trường tiền tệ.
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến M2 kể trên thì rd, MBn và DL là những
nhân tố tác động mạnh nhất. Các nhân tố này thay đổi lại phụ thuộc vào NHTW nên
có thể nói, chúng là những nhân tố mang lại cho NHTW sự chủ động cao nhất. Các
nhân tố còn lại tuy cũng ảnh hưởng lớn tới M 2 nhưng sự thay đổi của chúng lại phụ
thuộc vào thái độ của các NHTM và các tổ chức phi ngân hàng do vậy NHTW rất
khó kiểm sốt.

1.2.


KIỂM SỐT TỔNG PHƯƠNG TIỆN THANH TỐN CỦA NGÂN

HÀNG TRƯNG ƯƠNG
Đ ể kiểm sốt tổng phương tiện thanh toán, NHTW phải quan sát thế cân bằng
trên thị trường tiền tệ và ảnh hưởng của nó đến các m ục tiêu cuối cùng của nền kinh
tế.

1.2.1. Mối quan hệ giữa kiểm soát tổng phương tiện thanh toán với các mục
tiêu kinh tế.
1.2.1.1.

Các mục tiêu kinh tế vĩ mô

N ền kinh tế của m ỗi quốc gia nói chung đều hướng đến ba mục tiêu cơ bản:
ổn định giá trị tiền tệ, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm.
- Ổn định giá trị tiền tệ là mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu dài hạn của chính
sách tiền tệ. Người ta thường lượng hóa chỉ mục tiêu này bằng tỷ lệ lạm phát.
- Tăng trưởng kinh tế là một mục tiêu mang tính ngắn hạn, nó được đo bằng
tỷ lệ tăng lên của GDP thực tế.
- Đảm bảo công ăn việc làm cũng là một mục tiêu mang tính ngắn hạn, nó
được lượng hóa bằng tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.


17

Các mục tiêu kể trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, khi thực
hiện chính sách tiền tệ để tác động vào các mục tiêu trong ngắn hạn sẽ nảy sinh các
mâu thuẫn nhất thời:
- Khi nền kinh tế suy thối, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.

Chính sách này của NHTW sẽ kích thích đầu tư, tiêu dùng từ đó thúc đẩy tổng cầu
làm kinh tế tăng trưởng, giảm lạm phát. Tuy nhiên, trong điều kiện này giá cả hàng
hóa sẽ tăng và lạm phát sẽ cao hơn.
- N gược lại, khi tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế quá cao, NHTW sẽ thực hiện
chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng lên làm giảm tổng cầu, thất nghiệp vì thế có
xu hướng tăng và tăng trưởng kinh tế cũng chậm lại.
Như vậy trong ngắn hạn, NHTW không thể đạt được đồng thời tất cả các mục
tiêu. Đứng trước mâu thuẫn này, m ỗi quốc gia có một cách đối phó và lựa chọn về
một mục tiêu nào được ưu tiên trong một thời kỳ ngắn hạn nào đó. Thực tế cho thấy
có hai quan điểm chính trong điều hành chính sách tiền tệ:
- M ột là: K iểm soát chặt chẽ mục tiêu ổn định giá trị tiền tệ, ổn định giá cả và
kiềm ch ế lạm phát ở mức 0%.
- Hai là: Chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
ủ n g hộ quan điểm nào là vấn đề cần cân nhắc giữa cái được và cái mất.
Nhiều nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng: theo đuổi chỉ tiêu công ăn việc làm cao
phải trả m ột chi phí là dẫn đến lạm phát cao hơn. Như vậy, muốn giảm lạm phát
phải đánh đổi bằng một tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.
Hình 1.2 chỉ ra rằng: Một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên U o tương ứng với mức
lạm phát chấp nhận được 7ie. Nếu tỷ lệ lạm phát giảm thấp xuống dưới 7ĩe thì tỷ lệ
thất nghiệp sẽ cao hơn và nếu lạm phát bằng 0 thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ rất lớn. Thực
tế các nền kinh tế là như vậy và ngày nay hầu hết các chính phủ đều thừa nhận lạm
phát ở một mức độ thấp là cần thiết cho tăng trưởng. D o đó, quan điểm thứ hai được


×