Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.91 MB, 94 trang )

BỘGlẮODBCVÀ ĐÀOTAO

NGÂNHÀNG NHÀNƯƠCVIỆTNAM

H«C VIỆN NGÂN BẰNG

r-

I i/ y .

*1

iiilPiliira
Thư viện - Học viện Ngân Hàng

LV.000069 1
...............

■ \

<ị * *

1 1 •*

«V
BÀO MINH TOAN

GI ẰI PHÁP ỮNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
TRONG HOẠT ĐÔNG KINH DOANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


l u ậ n v ẫ n t h ạ c s ỹ k ỉn h t ế

Học VIỆN NGÂNlANG
NGTÂMTHƠNGTí*THƯVIỆN

332.12
ĐO-T
2002

LV69

HÀ NỘI *2003


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

ĐÀO MINH TUẤN

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CỔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẬT Đ ộ n g

k in h d o a n h

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH - Lưu THƠNG TIEN t ệ v à t ín d ụ n g

MÃ SỐ: 5.02.09

LUẬN V Ă N T H Ạ C SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. v ũ yiÊT NGOẠN
*-OC ViêrM rsiGÂM HANQ

V lẻ N N C K H

ngân

hàng

TH u 'VIỆN
SƠ :..L V •

£ 3 Ị 0 1 ..............

Hà Nội - 2003


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng./.

Hà Nội, ngày-4- tháng

năm 2003


Tác giả luận văn

Đào Minh Tuấn


M ỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1:

1

NHŨNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ ÚNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀ DỊCH

vụ NGÂN HÀNG
4

1.1. Cấu trúc ngân hàng nhìn từ góc độ Cơng nghệ thơng tin
1.1.1. Lớp cấu trúc nghiệp vụ và luồng thông tin
1.1.2. Công nghệ nền tảng (platform) cho từng lóp

5
13

1.1.3. Một số các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng điện tử
hiện đại


24

Chương 2: THỰC TRẠNG ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về ứng dụng Công nghệ thông tin ở các ngân hàng
Việt Nam

22

2.2. Tình hình ứng dụng Công nghệ thông tin của các Ngân hàng
Việt Nam sau 10 năm đổi mới

24

2.2.1. Chưa tạo lập được hệ thống công nghệ nền tảng cơ sở

34

2.2.2. Các hệ thống ứng dụng không được thiết kế và xây dựng
theo định hướng khách hàng

35

2.2.3. Sự chồng chéo, đan xen thiếu khoa học trong việc đưa ra
các qui trình nghiệp vụ

32


2.2.3. Sự chồng chéo, đan xen thiếu khoa học trong việc đưa ra

các qui trình nghiệp vụ
2.2.4. Sự đầu tư thiếu định hướng

37
38

2.2.5. Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng của các Ngân hàng Việt
Nam còn quá nghèo nàn

38

2.2.6. Khả năng hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng trong công tác
điều hành quản lý còn rất thấp
2.3. Một số nguyên nhân chính
2.3.1. Chưa có được một chiến lược Cơng nghệ thông tin rõ ràng

39
40
40

2.3.2. Sự nhận thức không đồng đều về vai trị của Cơng nghệ
thơng tin và Cơng nghệ Ngân hàng

41

2.3.3. Chưa xác định được thứ tự ưu tiên cho việc triển khai các
sản phẩm nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng

42


2.3.4. Môi trường pháp lý trong việc ứng dụng Công nghệ
thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của
Ngân hàng

42

2.3.5. Vai trò của cán bộ làm Công nghệ thông tin trong ngành
Ngân hàng chưa được đánh giá đúng mức

43

2.4. Tình hình triển khai ứng dụng Cơng nghệ thông tin tại ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam

44

2.4.1. Một số thông tin cơ bản về Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam

44

2.4.2. Các mốc triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin quan
trọng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (1990-2002)

46

2.5. Một sô bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án Công
nghệ thông tin đối với các ngân hàng Việt Nam

57



2.5.1. Xây dựng chiến lược phát triển Công nghệ thông tin

57

2.5.2. Lựa chọn giải pháp

5g

2.5.3. Các bước triển khai dự án Công nghệ thông tin trong
ngân hàng

60

Chương 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG VIỆT NAM
3.1. Một sô các yêu cầu cơ bản đối với các hệ thống ứng dụng
Ngân hàng

69

3.1.1. Yêu cầu về định hướng khách hàng

69

3.1.2. Yêu cầu về xử lý trực tuyến (On-Line)

71


3.1.3. Hệ thống hỗ trợ khả năng phân tách được các yêu cầu tác
nghiệp và yêu cầu phi tác nghiệp
3.1.4. u cầu về tính qui mơ

73
74

3.2. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

75

3.2.1. Giải pháp thực hiện từ nội tại các ngân hàng thưoíng mại
Việt Nam.

75

3.2.2. Một số kiến nghị.

g2

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

85


DANH M UC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT


ATM

Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine)

BDS

Hệ thống giao dịch tại chi nhánh (Branch Delivery System)

CNTT

Công nghệ thông tin

DB

Cơ sở dữ liệu (Database)

DSS

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System)

EIS

Hệ thống thông tin điều hành (Executive Information System)

IMF

Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Moneytary Fund)

IT


Công nghệ thông tin (Information Technology)

MIS

Hệ thống thông tin quản lý (Management Information
System)

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHNT

Ngân hàng Ngoại thương

NHNTVN

Ngân hàng Ngoại thương Việt nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

SWIFT

Hiệp Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng tồn cầu

(Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication)

URD

Lên yêu cầu người sử dụng (User Requirement Document)

UAT

Kiểm tra tính chấp nhận được của hệ thống (User
Acceptance Test)

WAP

Giao thức ứng dụng không dày (Wireless Application
Protocol)

WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới (World Trade Organization)


DANH MỰC CÁC H ÌN H VẼ M INH HOA

Sơ hình


Tên hình

M ục lục

Mơ hình mơ tả cấu trúc nghiệp vụ và luồng
Hình 1

1.1.1

Hình 2

1.1.2

Hình 3

1.2.4

Hình 4

1.2.4

Trang

6

thơng tin
Cơng nghệ nền tảng cho từng lóp nghiệp

18


vụ và dịch vụ Ngân hàng
Đ ịnh nghĩa thương mại điện tử
Mơ tả q trình mua hàng trực tuyến trên
Internet (On-Line Shoppping)

27

29


1

LỜ I MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của để tài.

_

Trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới chuyển nền kinh
tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà
nước. Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể như mức độ tăng trưởng
kinh tế khá ổn định, mức lạm phát được duy trì ở mức thấp, đời sống của
nhân dân ngày càng được cải thiện. Đóng góp vào những thành tích chung
đó, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã thực hiện khá tốt vai trò và chức năng
chủ yếu của mình là đảm bảo cung ứng vốn kịp thời và đầy đủ cho nền kinh
tế, bình ổn tỷ giá lãi suất. Đặc biệt, cùng với sự phát triển nhanh chóng và
liên tục của Cơng nghệ thơng tin (CNTT), các Ngân hàng Việt Nam đã từng
bước thực hiện hiện đại hoá Ngân hàng, chuyển dần từ cơ chế xử lý thủ cơng,

quản lý mang nặng tính giấy tờ sang các q trình tự động hố nhờ sự hỗ trợ
của máy tính, sự kết nối mạng trực tuyến trong nội bộ từng ngân hàng, đa
dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng điện tử .
Tuy nhiên, đứng trước các yêu cầu rất cao về cạnh tranh khi tham gia
hội nhập vào khu vực và Quốc tế, khi mà hàng loạt các tổ chức phi Ngân
hàng đã và đang xúc tiến mạng mẽ triển khai các hoạt động kinh doanh Ngân
hàng. Hệ thống các Ngân hàng Việt Nam nói chung và mỗi ngân hàng
thương mại Việt Nam nói riêng, kể cả Ngân hàng nhà nước và đặc biệt là các
Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã đến lúc cần thiết phải nhìn nhận
đánh giá đúng thực lực, đi vào phân tích thực chất về hiện trạng ứng dụng
CNTT trong các hoạt động kinh doanh của mình. Điều quan trọng là việc
phải nhìn thấy những mặt cịn hạn chế để làm cơ sở cho việc đưa ra những
giải pháp thích hợp nhất phù hợp với đặc thù cũng như chiến lược kinh doanh
của từng Ngân hàng.


2

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam”, làm mục tiêu nghiên cứu, nhằm góp phần giải
quyết vấn đề bức xúc của thực tiễn.
2.

Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở của lý luận chung về các nghiệp vụ Ngân hàng cơ bản và các

dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là đối với các dịch vụ Ngân hàng mới dựa trên
sự hỗ trợ tích cực của CNTT kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn triển khai ứng
dụng Công nghệ thông tin trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng tại

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và trong hệ thống các Ngân hàng Việt
Nam trong thời gian qua để đưa ra một số giải pháp chính nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh của hệ thống các Ngân hàng Việt Nam trước những yêu
cầu mới của hội nhập và cạnh tranh Quốc tế.
3.

Đối tượng nghiên cứu.
Là những vấn đề lý luận và thực tế về ứng dụng CNTT vào các hoạt

động kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng.
4.

Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn

về triển khai ứng dụng công nghệ thơng tin ở Việt Nam nói chung và tại
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm
2002, trong đó có thời kỳ 10 năm đổi mới 1990-2000. Ngồi ra, có kết hợp
sự tham khảo nghiên cứu các kinh nghiệm triển khai từ các Ngân hàng trong
khu vực và Quốc tế, của các chuyên gia hàng đầu về Ngân hàng và công
nghệ thông tin của các Ngân hàng nước ngồi, các Cơng ty Tin học nước
ngồi chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực
Ngân hàng - Tài chính.


3

5.

Phương pháp nghiên cứu.

Sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,

phương pháp phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia, tổng hợp và so
sánh kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế để giải quyết vấn đề đặt ra.
6.

Những đóng góp của luận văn.
- Đưa ra một cấu trúc hoạt động ngân hàng (Sản phẩm và dịch vụ) nhìn

từ góc độ Cơng nghệ thơng tin.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về ứng dụng CNTT trong hệ thống các
Ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1990-2001) Trong đó có nêu chi
tiết về ứng dụng CNTT tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Đề ra một số giải pháp ứng dụng CNTT có hiệu quả vào các hoạt động
kinh doanh Ngân hàng nhằm nâng cao sức cạnh tmah cho các Ngân hàng
Việt Nam
7.

Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo,

luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động kinh doanh và dịch vụ Ngán hàng.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thông các
Ngân hàng Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.



4

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

1.1. CÂU TRÚC NGÂN HÀNG NHÌN TỪ GĨC ĐỘ CƠNG NGHỆ
THƠNG TIN.
Dưới cách nhìn của những người làm ngân hàng thì hầu hết các hoạt
động nghiệp vụ của một Ngân hàng thương mại xét trên tổng thể chỉ mang
tính chất nghiệp vụ chun mơn hay nói chính xác hơn chỉ dựa thuần tuý vào
những khái niệm, nguyên tắc cơ bản về hoạt động của một ngân hàng thương
mại khi can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào việc xử lý nghiệp vụ. v ề lý
thuyết, điều này hoàn toàn mang tính chất tất yếu và là yêu cầu tối thiểu cho
mỗi người làm ngân hàng dù tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong các hoạt
động tác nghiệp, đặc biệt là đối với các cấp quản lý và điều hành kinh doanh.
Tuy nhiên, với việc CNTT đã và đang liên tục chi phối hầu hết các hoạt động
nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng, làm thay đổi đi cả nhiều quan điểm về kinh
doanh ngân hàng thì địi hỏi phải có sự thay đổi về cách nhìn nhận đối với
các hoạt động nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại. Ngân hàng có thể
được coi là mơi trường có tính ứng dụng cao nhất đối với CNTT và để ứng
dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng có hiệu quả nhất, khơng
thể khơng có sự nhìn nhận một cách tổng thể các hoạt động nghiệp vụ của
một ngân hàng trên góc độ ứng dụng CNTT nghĩa là sự phân tích một cách
cấu trúc các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng trên cơ sở xem xét và đánh giá
tất cả các mối quan hệ của các nghiệp vụ ngân hàng bao gồm các sản phẩm
(Product) và dịch vụ (Services). Đã có nhiều chuyên gia CNTT và Ngân hàng



5

đưa ra quan điểm riêng của mình về cách nhìn có cấu trúc các hoạt động
nghiệp vụ và kinh doanh ngân hàng nhưng theo quan điểm cá nhân, việc xem
xét cấu trúc nghiệp vụ và đưa ra các mối quan hệ trên cơ sở của luồng thông
tin (Information flow) và nền tảng công nghệ (Platform) phù hợp cho mỗi cấu
trúc được xem ra là dễ hiểu và mang tính tổng quát nhất.
1.1.1. Lớp cấu trúc nghiệp vụ và luồng thông tin.
Với sự chi phối của CNTT vào mọi quá trình hoạt động của Ngân hàng
thì điều vơ cùng quan trọng là cần phải có cách nhìn mang tính chất cấu trúc,
tổng thể, xác định được mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ của các nghiệp
vụ và các dịch vụ của Ngân hàng mà bất cứ một ngân hàng nào, dù là Ngân
hàng chuyên doanh hay đa dịch vụ đều phải tuân thủ. Thực tế hiện nay, để
định ra chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT vào Ngân hàng cho phù hợp,
cần phải cấu trúc nghiệp vụ theo các lớp mà ứng với nó, có thể nền tảng cơng
nghệ (Platform) phục vụ khác nhau.
Dựa vào kinh nghiệm triển khai cũng như tham khảo các đối tác hay
chuyên gia Ngân hàng của các nước trong quá trình hợp tác và triển khai, cấu
trúc nghiệp vụ Ngân hàng được phân ra thành các lớp như sau:
(i) Lớp 1 (Tear 1): Lớp ứng dụng (Application)
(ii) Lớp 2: (Tear 2): Lớp thông tin quản lý (MIS)
(iii) Lớp 3: (Tear 3): Lớp thông tin điều hành (EIS)
Ta sẽ đi vào phân tích cấu trúc và đặc điểm nội dung của từng lớp:


6

Hình 1
INFORMATION MODEL


EIS

EXECUTIVE-*
INFORMATION
SYSTEM

riR IS K ':
.

ALM

.=

MAN

PR O FIT

■1

A B IL IT Y
MGT

ill

MIS

RETAIL
ban king ;

CORPORATE

BANKING

: ■' : V



TREASURY

:

: V ;

CAPITAL j
MARKETS

APPLICATION

n h P R I N T OF PC /TE L
BANKING;
SALES

PAYMENT;
SYSTEM

EXTERNAL1
SYSTEMS

1.1.1.1. Lớp ứng dụng (Tear ỉ).
Trong lớp ứng dụng, có thể phân ra làm các lớp nhỏ hơn bao gồm:
■ Kênh phân phối dịch vụ Ngân hàng (Banking Services Delivery

Chanel)
■ Các sản phẩm Ngân hàng chính hay cịn gọi là nghiệp vụ Ngân hàng
lõi (Core Banking Product)
a. Kênh phân phối các dịch vụ Ngân hàng:
Đây là lớp ngồi cùng có chức năng tiếp nhận các yêu cầu của khách
hàng hay nói chính xác hơn là các phương thức và phương tiện để khách hàng
đưa ra các yêu cầu mà Ngân hàng phải đáp ứng phục vụ họ. Có thể liệt kê ra
một loạt các kênh phân phối chính (cho đến thời điểm hiện nay) và cơ bản
chúng đều dựa trên khả năng đáp ứng của CNTT:
■ Kênh phân phối cung ứng dịch vụ tại chi nhánh (Branch Service


7

Delivery Chanel)
■ Kênh phân phối cung ứng dịch vụ tự động (Self Services Delivery
Chanel)
■ Kênh phân phối cung ứng dịch vụ qua các hệ thống bán hàng Point
of Sale (POS)


Kênh phân phối cung ứng dịch vụ qua máy tính (PC Banking hay
Home Banking)



Kênh phân phối cung ứng dịch vụ qua điện thoại (Telephone
Banking, MobilePhone Banking,WAP)

■ Kênh phân phối cung ứng dịch vụ qua Internet

Trong đó, kênh phân phối cổ điển và truyền thống nhất tồn tại từ khi
Ngân hàng ra đời là kênh phân phối giao dịch tại chi nhánh (Branch Service
Delivery Chanel). Cho đến nay, kê cả khi các Ngân hàng hiện đại có khả
năng cung cấp nhiều loại dịch vụ Ngân hàng khác nhau (điện tử) nhưng kênh
phân phối truyền thống này vẫn tiếp tục duy trì và tồn tại. Điều khác nhau ở
mỗi Ngân hàng hay mỗi nước là số lượng hay đối tượng khách hàng sử dụng
các dịch vụ Ngân hàng qua kênh phân phối này.
Với xu thế giá nhân công ngày càng tăng, địa điểm để thiết lập các chi
nhánh ngày càng khó khăn vì u cầu về vị trí địa lý cũng địi hỏi rất cao,
chi phí về quản lý cũng sẽ tăng lên rất nhiều nếu tiếp tục sử dụng con người
để mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ hay nói chính xác hơn là tăng các
kênh cung ứng dịch vụ tại chi nhánh. Ngồi ra, trình độ dân trí của người
dân sẽ ngày được cải thiện và năng cao. Việc phải đến giao dịch tại chi
nhánh sẽ trở thành một điều bất tiện với khách hàng. Vì vậy, các Ngân hàng
mặc dù đều mong muốn việc phát triển mạng lưới kinh doanh của mình,
thực hiện việc đa dạng hố các dịch vụ NH hiện đại đồng thời nhưng cũng
đều phải tính đến những đặc điểm trên. Chính vì vậy, hàng loạt các kênh


8

phân phối dịch vụ có tính chất tiện lợi cho khách hàng trong sử dụng cũng
như vị trí địa lý đồng thời khi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao như
phải đáp ứng giao dịch ở mọi nơi, mọi lúc và mọi phương tiện phổ dụng.
Lấy ví dụ đơn giản, khi máy tính PC đã trớ nên quen thuộc và không thể
thiếu được đối với mỗi cá nhân , doanh nghiệp thì việc ngân hàng tung ra
dịch vụ Ngân hàng thơng qua hệ thống máy tính của chính bản thân khách
hàng (PC Banking và Home Banking) thì ngay lập tức trở thành một kênh
phân phối phổ biến thứ hai sau giao dịch tại chi nhánh. Tiếp đến là hệ thống
các điểm giao dịch tự động với các máy rút tiền tự động (ATM), các hệ

thống hỗ trợ giao dịch tự động khác xuất hiện đã bổ sung thêm một kênh
phân phối dịch vụ hiện đại mới cho khách hàng sử dụng. Đặc biệt, với sự ra
đời và phát triển rộng rãi của mạng Internet có tính chất tồn cầu cao thì các
dịch vụ Ngân hàng qua Internet đã và đang trở thành kênh phân phối dịch
vụ thông dụng nhất cho khách hàng sử dụng. Ngồi ra, thơng qua hàng loạt
các phương tiện hay tiện nghi sử dụng có tính chất phổ biến như điện thoại
cố định, điện thoại di động, hệ thống TV ..., các Ngân hàng đều có khả
năng phát triển cũng cấp các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng thực hiện
thông qua các phương tiện này.
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam trong điều kiện
nền kinh tế tiền mặt đã phổ biến và ăn sâu vào từng con người trong nhiều
năm cũng với mức thu nhập bình qn cịn q thấp và chênh lệch thì việc
đưa ra các kênh phân phối dịch vụ Ngân hàng hiện đại không phải là dễ dàng
và nhanh chóng đựơc khách hàng đón nhận sử dụng. Ngoài ra, khi các kênh
phân phối dịch vụ hiện đại ra đời được còn dựa vào rất nhiều yếu tố có tính
chất pháp lý khác cũng như hàng loạt các qui định ràng buộc vì ngay nội bộ
các Ngân hàng thương mại Việt Nam - nơi có khả năng cung ứng dịch vụ và
Ngân hàng Nhà nước - nơi ban hành các qui định pháp lý đều hoạt động dựa
trên những nền tảng pháp lý, quan niệm và hiểu biết xuất phát từ nền kinh tế


9

bao cấp, tính phục vụ thấp, phong cách quan liêu, cửa quyền ... Do vậy, việc
đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng trong đó có việc đa dạng hố các kênh
phân phối dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng tuỳ ý lựa chọn sử dụng còn
phụ thuộc nhiều vào thời gian. Trên thực tế các dịch vụ này không có nghi
ngờ nhiều về tính khả dựng của nó nhưng nếu những điều kiện mang tính
chất pháp lý khơng được chuẩn bị trước khi đưa các sản phẩm dịch vụ đó ra
thì chắc chắn chất lượng khơng đảm bảo và có thể sẽ lãng phí đầu tư do tính

sử dụng không cao.
b. Các sản phẩm nghiệp vụ Ngân hàng lõi (Core Banking Product):
Các kênh phân phối dịch vụ Ngân hàng (Banking Services Delivery
Chanels) hiện đại thực chất là các dịch vụ Ngân hàng điện tử được phát triển
dựa trên khả năng đáp ứng của CNTT bao gồm Tin học và Viễn thông nhưng
phải hiểu được bản chất của mỗi dịch vụ đó. Để thực hiện được một cách
hồn chỉnh, có chất lượng cao theo các nghĩa ổn định, chính xác và an tồn
cho khách hàng và Ngân hàng thì Ngân hàng cần phải có được các cơ sở hạ
tầng CNTT phù hợp. Cơ sở hạ tầng CNTT của Ngân hàng bao gồm các sản
phẩm Ngân hàng lõi, các hệ thống hỗ trợ xử lý trực tuyến bao gồm cả hệ
thống phần cứng, phần mềm hệ thống và ứng dụng, đặc biệt là các hệ thống
mạng kêt nối có liên quan đến cả các điều kiện viễn thơng. Ngồi ra, mọi
giao dịch phát sinh từ các kênh phân phối dịch vụ đều phải được xử lý mang
tính chất nghiệp vụ Ngân hàng bởi các hệ thống ứng dụng của Ngân hàng
thường được phân ra làm 02 loại yêu cầu:
■ Yêu cầu mang tính chất tiền tệ (Monetary Transaction)
■ u

cầu

khơng

mang

tính

chất

tiền


tệ

(None-Monetary

Transaction).
Đó chính là các hệ thống nghiệp vụ Ngân hàng cơ bản hay còn gọi là các
sản phẩm Ngân hàng cốt lõi (Core Banking). Các sản phầm chính bao gồm:


10

Hệ thống Ngân hàng bán lẻ (Retails Banking System)



■ Hệ thống thơng tin khách hàng (Customer information System)


Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn
(Fixed Deposit,Demand Deposit)



Các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền vay (Loan), thấu chi
(Overdraft)

■ Các nghiệp vụ chuyển tiền (Remittance)
■ Hệ thống sổ cái (General Ledger)
• Hệ thống Ngân hàng bán buôn (Wholesale Banking System):
■ Hệ thống tài trợ thương mại (Trade Finance)

■ Hệ thống nghiệp vụ Ngân hàng đầu tư (Investment Banking
System)
• Hệ thơng kinh doanh ngoại tệ (Treasury System) :
■ Hệ thống kinh doanh trên thị trường tiền tệ (Money Market)
■ Hệ thống kinh doanh ngoại tệ (Forex)
■ Hệ thống kinh doanh vốn (Capital Market System)
Ví dụ: Hệ thống sản phẩm ứng dụng bán lẻ (Retail Banking) thực hiện
các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý thơng tin và kế tốn khách hàng,
Hệ thống các sản phẩm Ngân hàng bán buôn (Tài trợ thương mại, nghiệp vụ
Ngân hàng đầu tư ..), hệ thống kinh doanh tiền tệ (kinh doanh ngoại tệ, Kinh
doanh trên thị trường tiền tệ và các thị trường vốn).
Thông thường khách hàng có thể thực hiện 01 giao dịch đặt lệnh mua
chứng khốn thơng qua việc trích nợ tài khoản của họ tại Ngân hàng để trả
tiền cho Công ty môi giới chứng khốn nào đó qua mạng Internet. Tất nhiên
để có được dịch vụ này, Ngân hàng đó phải có có bộ phận nghiệp vụ môi giới


11

kinh doanh chứng khốn có quan hệ chặt chẽ với các Cơng ty kinh doanh
chứng khốn hoặc trực tiếp với thị trường chứng khoán và hệ thống quản lý
tài khoản tiền gửi của khách hàng. Như vậy, đồng thời các hệ thống nghiệp
vụ của Ngân hàng bao gồm các dịch vụ bán lẻ (quản lý tiền gửi thanh toán
của khách hàng, hệ thống sổ cái, hệ thống quản lý kinh doanh chứng khốn
phải có khả năng tiếp nhận và xử lý trên các yêu cầu này của khách hàng.
Tuy nhiên, với hàng loạt các sản phẩm nghiệp vụ Ngân hàng lõi nêu trên,
cũng không phải Ngân hàng nào cũng phải có tất cả các sản phẩm này vì phụ
thuộc vào mục đích và yêu cầu kinh doanh của Ngân hàng đó. Do vậy, tuỳ
thuộc vào yêu cầu kinh doanh của riêng mình, Ngân hàng cần xác định cái gì
sẽ là nền tảng cơ sở hay nói chính xác hơn nghiệp vụ lõi nào là quan trọng

nhất và phải được chú trọng nhất về mặt đầu tư triển khai. Do vậy, khái niệm
về “Xác định được thứ tự ưu tiên trong việc đầu tư phát triển ứng dụng các
phấm Ngân hàng lõi” là một u tơ vơ cùng quan trọng có tính chất quyết
định hồn tồn đến định hướng đầu tư và phát triển của Ngân hàng. Việc xác
định sai có thể dẫn đến những hậu quả khó lường như việc lãng phí do phải
đầu tư lại (bao gồm cả tài chính và nhân lực), thậm chí có thể dẫn đến sự định
hướng sai về mặt kinh doanh do tính chất chi phối khá lớn của CNTT. Như đã
phân tích trong phần hiện trạng của các Ngân hàng Việt Nam thì hầu hết các
Ngân hàng Việt Nam đều kinh doanh đa năng tất cả các nghiệp vụ Ngân
hàng. Tuy nhiên, khi đầu tư phát triển lại không xác định được thứ tự ưu tiên
lĩnh vực nào phát triển trước, lĩnh vực nào sau hoặc phải đồng thời, mối quan
hệ giữa các sản phẩm và điều kiện cơ bản để đưa ra các dịch vụ Ngân hàng
hiện đại.
Qua kinh nghiệm thực tê, có thê kết luận được trong sơ các sản phẩm lõi
thì một số chức năng chính của sản phẩm bán lẻ hay nói rộng hơn là hệ thống
các sản phẩm nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ là phần cốt lõi nhất, cơ bản nhất
và chi phối đến việc phát triển các sản phẩm khác. Vậy, lý do tại sao có thể


12
đưa ra được kết luận này?
Căn cứ chức năng hoạt động của một Ngân hàng thương mại, đó là
chức năng trung gian tài chính đi vay và cho vay, đồng thời cung cấp các
dịch vụ thanh toán khác. Ngân hàng khơng thể hoạt động chỉ trên vốn pháp
định của mình. Đối tượng phục vụ của Ngân hàng hay nói chính xác hơn
Ngân hàng hoạt động được phải dựa vào khách hàng (vay của họ và cho họ
vay bất kể họ là ai, cá nhân, doanh nghiệp, các định chế tài chính ...). Vậy
thì tối thiểu, Ngân hàng đó phải đảm bảo khả năng quản lý các thông tin
khách hàng, quản lý và tính lãi được đầu vào (tiền gửi huy động) và đầu ra
(tiền cho vay) ... hay xét cho cùng một tác nghiệp nào của Ngân hàng liên

quan đến tiền tệ đều địi hỏi phải có xử lý tối thiểu về mặt kế toán Ngân
hàng (tài khoản) và cuối cùng, Ngân hàng nào cũng cần phải có hệ thống sổ
cái đê thực hiện các cơng việc mang tính chất kế tốn Ngân hàng hay nói
đúng hơn, cũng như bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào, hệ thống kế
toán kinh doanh của doanh nghiệp đó là nền tảng xương sống chi phối cho
mọi sản phẩm khác thì hệ thống kế toán khách hàng hay cụ thể hơn là các
nghiệp vụ bán lẻ là phần cốt lõi nhất chi phối đến mọi sản phẩm khác của
Ngân hàng. Quay lại ví dụ trên, khi khách hàng thực hiện một yêu cầu tiền
tệ (hay thanh tốn) thơng qua bất cứ kênh phân phối dịch vụ Ngân hàng nào
thì kết quả xử lý cuối cùng cũng phải được đảm bảo chính xác đối với
những gì mà u cầu đó khi xử lý có liên quan (nếu chuyển tiền thì tài
khoản khách hàng đó phải được ghi nợ và tương ứng phải ghi có cho tài
khoản người hưởng ...)
Trong nhiều năm qua, mặc dù các Ngân hàng Việt Nam đều đầu tư khá
lớn vào CNTT, phát triển nhiều sản phẩm ứng dụng hỗ trợ cho cơng cuộc
hiện đại hố chung của dất nước cũng như của hệ thống Ngân hàng Việt
Nam, bước đầu đã thực hiện được một bước tự động hoá giao dịch. Tuy
nhiên, phần việc có tính quan trọng cao lại ít được chú trọng hoặc chưa được


13

đánh giá đúng mức vai trị quan trọng, đó là hệ thống thơng tin và kế tốn
khách hàng hay nói cụ thể hơn là hệ thống các nghiệp vụ bán lẻ. Đây cũng
chính là ngun nhân vì sao, các sản phảm dịch vụ Ngân hàng của các Ngân
hàng Việt Nam đều q nghèo nàn hoặc nếu có thì khơng đáp ứng yêu cầu
theo đúng nghĩa của dịch vụ đó. Thực chất, để có được những kết luận này, là
một trong những Ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động không hồn
tồn mang tính chất thương mại thuần t, NHNTVN cũng rơi vào tình trạng
tương tự như các Ngân hàng bạn khác nhưng điều quan trọng là việc sớm

nhận thức ra yêu cầu này. Trong phần thực tế của NHNTVN sẽ đề cập một
cách chi tiết hơn vấn đề này.
1.1.1.2. Lớp thông tin quản lý (Tear 2).
Một Ngân hàng thương mại hoạt động khơng chỉ đơn thuần chỉ có chú
trọng những gì xảy ra tại phần ứng dụng hay chính xác hơn là phần tác
nghiệp tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng mặc dù như đã nêu ở
trên thì đó là phần quan trọng nhất, mà vấn đề quản lý toàn bộ các hoạt động
kinh doanh đảm bảo tính hiệu quả xét trên mọi khía cạnh cũng đóng vai trò
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hoạt động của Ngân
hàng có hiệu quả hay khơng phụ thuộc nhiều nhất vào khả năng về vốn. Yêu
cầu về quản lý vốn có hiệu quả ln được coi là một trong những yêu cầu
quan trọng nhất trong số các yêu cầu về quản lý. Đó là việc phải tính tốn
được giá vốn, phân tích dự báo được luồng luân chuyển vốn, quản lý được
toàn bộ tài sản nợ, tài sản có... và những thơng tin quản lý này hồn tồn có
được chính ngay từ các hệ thống ứng dụng tác nghiệp của Ngân hàng (hệ
thống quản lý tiền gửi các loại, tiền vay các loại nằm trong hệ thống bán lẻ).
Việc mọi hoạt động tác nghiệp đều được máy tính hố đó là các sản phấm
ứng dụng Ngân hàng lõi hoạt động cùng với hệ thống các dữ liệu tác nghiệp,
bộ phận chịu trách nhiệm quản lý của Ngân hàng sẽ khơng cịn đủ khả năng
để tiếp nhận và xử lý các thông tin dữ liệu tác nghiệp này phục vụ cho việc


14

quản lý kinh doanh nếu khơng có sự hỗ trợ của máy tính và các sản phẩm
phần mềm quản lý xử lý ngay trên chính những dữ liệu tác nghiệp hiện có.
Một Ngân hàng nếu như mức độ ứng dụng CNTT ở mức cao cho toàn bộ các
hệ thống tác nghiệp của mình thì ngân hàng đó có hồn tồn có thê tạo ra
được một hệ thống thơng tin quản lý tốt. Xét về mặt quản lý kinh doanh, mỗi
nghiệp vụ tác nghiệp đều được quản lý bởi một bộ phận phía sau (Back

office) tương ứng. Ví dụ: bộ phận tín dụng cho vay ln chịu sự giám sát và
quản lý của các bộ phận quản lý tín dụng, quản lý rủi ro. Mọi hoạt động tác
nghiệp có liên quan đến kế toán khách hàng đều được quản trị bởi bộ phận
quản lý tài chính ... Các chức năng cơ bản trong các hệ thống thông tin quản
lý MIS thường bao gồm:
■ Hệ thống quản lý tín dụng (CM)
■ Hệ thống quản lý rủi ro (RM)
■ Hệ thống Quản lý tài sản nợ có (ALM)
■ Hệ thống Quản lý lợi nhuận (PM)
■ Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

Các chức năng quản lý này về lý thuyết hoạt động có tính độc lập tương
đối với nhau và thể hiện bởi các kết quả đầu ra (báo cáo) nhờ xử lý từ những
dữ liệu thơ (Row Data) có được từ hệ thống cơ sở dữ liệu tác nghiệp hoặc mới
có (Update) hoặc từ những dữ liệu lịch sử (History). Tuy nhiên, xét về mặt
quản lý, hầu hết các yêu cầu đầu ra khơng nhất thiết mang tính chất tức thời
(On-Line update) mà hầu hết chỉ mang tính chất chắt lọc thông tin cho một
giai đoạn nào đấy và thường được cập nhất gần nhất là kết thúc ngày giao
dịch trước đó. Ngồi ra, đặc điểm quan trọng mang tính chất kỹ thuật khi xử
lý cho từng chức năng của hệ thống MIS là xử lý trên lượng dữ liệu lớn với
nhiều điều kiện hỗn hợp khác nhau (lọc theo điều kiện - Select on criteria)


15

đòi hỏi thời gian xử lý thường cao hơn nhiều so với các chức năng tác nghiệp
trên các kênh phân phối dịch vụ. Điều đó kéo theo tài nguyên chiếm dụng
trên thiết bị phục vụ cho các hệ thống quản lý khi thực hiện yêu cầu này đều
rất lớn và nếu khơng có sự bố trí hợp lý về mặt thiết bị, về tài nguyên trên các
hệ thống máy tính, kể cả việc thể hiện chương trình phần mềm thì kể cả khi

Ngân hàng có trang bị các hệ thống có cấu hình cao nhất cũng khó đáp ứng
được. Chính xuất phát từ đặc điểm này, các hệ thống thông tin quản lý ngày
nay được thiết kế dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu riêng thường tách rời độc
lập (theo nghĩa tương đối) đối với các dữ liệu tác nghiệp, Ngồi ra, do tính
chất định hướng theo khách hàng, theo sản phẩm dịch vụ, nguồn dữ liệu cho
các hệ thống thông tin quản lý thường nằm trên các ứng dụng nghiệp vụ khác
nhau. Kế cả khi có các hệ thống máy tính và phần mềm MIS tốt nhất thì việc
đáp ứng các yêu cầu về cung cấp các thông tin quản lý khi cần nếu khơng có
sự chuấn bị về mặt dữ liệu phân tán ở mức độ nào đó đều khó có thể đáp ứng
được. Chính vì vậy, khái niệm về Kho dữ liệu (Datawarehouse) đã được đưa
ra từ nhiều năm nay nhằm phục vụ cho các mục đích nói trên. Tuy nhiên, kho
dữ liệu khơng chỉ đơn thuần là hệ thống trung gian chuyển đổi mà là nơi để
chuẩn bị sẵn (xử lý trước) các dữ liệu tác nghiệp (dữ liệu thô) thành các dữ
liệu tinh mà nó cịn có khả năng đưa ra những dữ liệu có ý nghĩa (Meaning)
hay có tính logic dựa trên những dữ liệu khác được biến đổi cũng
(Transformation) mà lẽ ra, trên nếu cịn để ở trạng thái dữ liệu thơ thì chỉ
hiểu được ý nghĩa của riêng nó mà thơi. Việc các Ngân hàng đưa ra các kho
dữ liệu của mình đã giúp cho hệ thống MIS hoạt động có hiệu quả hơn và
làm tăng thêm khả năng quản lý cho Ngân hàng.
Riêng đối với hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), sau nhiều
năm ứng dụng CNTT, nhiều quan điểm phát triển ứng dụng xuất phát từ hệ
thống quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM). Với việc đồng nhất tồn bộ
các thơng tin khách hàng trên tất cả các ứng dụng lõi khác nhau, hệ thống


16

CRM hồn tồn có khả năng đưa ra các thơng tin quan trọng trong việc phân
nhóm khách hàng tiềm năng, nhóm khách hàng ít tiềm năng, nhóm khách
hàng có nguy cơ rủi ro, làm cơ sở để cung cấp hạn mức tín dụng chung cho

mọi nghiệp vụ có liên quan bao gồm cho vay thương mại, vay tiêu dùng, tài
trợ thương mại, bảo lãnh, thấu chi, hạn mức phát hành thẻ tín dụng ...
Tuy nhiên, song song với hệ thống MIS, các Ngân hàng nói riêng và các
doanh nghiệp đang sử dụng các hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) với mục
đích cao hơn là dựa vào chính những thơng tin hiện có đã được các hệ thống
MIS chế biến, xử lý để đưa ra các lựa chọn kinh doanh tối ưu. Các lựa chọn
tối ưu cho người quản lý vừa đảm bảo hỗ trợ tốt hơn cho bộ phận tác nghiệp
vừa đảm bảo khả năng dự báo, định hướng cho các cấp lãnh đạo cao hơn sẽ
được hệ thống DSS cung cấp. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả mang tính
chất chọn lựa (Option) và việc chọn sẽ thực hiện theo phương án nào vẫn
hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Hệ thống hỗ trợ ra quyết định không thể
quyết định thay con người.
1.1.13. Lớp thông tin điều hành kinh doanh (Tear 3).
Xét về mặt cấu trúc nghiệp vụ, các bộ phận quản lý trong Ngân hàng
hoạt động dưới sự hỗ trợ của hệ thống MIS cũng như hệ thống hỗ trợ ra
quyết định DSS cũng chỉ chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý trên phạm vi
công việc của bộ phận nghiệp vụ đó, khơng thể dựa vào thông tin quản lý
của duy nhất một mảng nghiệp vụ nào đó có thể quyết định được chiến
lược cũng như phương án kinh doanh tối ưu. Trên mức thông tin quản lý là
mức thơng tin điều hành có ý nghĩa quyết định trong việc lựa chọn đưa ra
phương án kinh doanh tối ưu tại từng thời điểm, giai đoạn cũng như chiến
lược cho cả một thời kỳ dài. Lớp này được gọi là lớp thông tin điều hành
kinh doanh. Thực chất, việc xử lý đưa ra các quyết định kinh doanh cuối
cùng về cơ bản là vẫn dựa trên các thơng tin quản lý có được từ hệ thống


17

MIS và DSS nhưng có tính tổng hợp cao hơn của nhiều chức năng thơng tin
quản lý khác nhau. Ví dụ, để quyết định có nên đầu tư cho một khách hàng

nào đó, khơng chỉ đơn thuần dựa vào số dư tiền gửi trung bình, doanh số
hoạt động của khách hàng tại Ngân hàng mà còn phải theo dõi được toàn
bộ diễn biến các hoạt động khác của khách hàng đó (nếu có) đối với ngân
hàng như thơng tin về tín dụng, bảo lãnh, thanh tốn các loại cùng với
những rủi ro có thể có. Hoặc một trong những hệ thống có tầm quan trọng
cao trong hệ thống MIS là hệ thống quản lý thông tin quan hệ khách hàng
(CRM - Customer Relationship Management) có khả năng đánh giá tốt
khả năng của từng khách hàng nhưng việc quyết định đầu tư cho một
nhóm khách hàng nào đó cũng vẫn phải cịn phụ thuộc vào thơng tin có
được từ hệ thống quản lý thị trường (Marketing Management), hệ thống
quản trị tài sản nợ có (ALM), hệ thống quản lý lợi nhuận (Prrofitability
Management)...
Chưa hết, đối với cấp thông tin điều hành, quyết định cuối cũng đưa ra
cũng khơng phải hồn tồn dựa vào các thơng tin có được từ hệ thống MIS.
Trên thực tế, còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như mơi trường kinh tế,
chính trị, xã hội tại thời điểm đó cũng như khả năng trong tương lai, do nhạy
bén về kinh doanh của người điều hành ra quyết định.
1.1.2. Công nghệ nền tảng (platform) cho từng lớp.
Trên cơ sở phân tích các cấu phần có liên quan đến tồn bộ các hoạt
động của Ngân hàng, có thể đi sâu hơn vào phân tích những ảnh hưởng và tác
động của CNTT đối với mỗi thành phần và từ đó dễ dàng nhận ra mối quan
hệ về mặt Cơng nghệ giữa các cấu phần này hay nói chính xác hơn, nền tảng
cơng nghệ ứng dụng cho mỗi lóp. (Hình 2)
MOC V/lêíM r\lGÂr\J HÀNG

VIỆN

N CKH

NGÂN


HÀNG

.......


×