Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Giải pháp tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.54 MB, 88 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ À O T Ạ O

N G Â N H À N G NH À NƯỚC VIỆT NAM

HỌ C VIỆ N N G Â N HÀNG
N G U Y ỄN THỊ TẰ M

GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐÊ PHÁT TRIỂN KINH T Ế TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỔNG
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH MÃ SỐ

Lưu THŨNG TIÊN TỆ VÀ TÍN DỤNG

: 5.02.09

LUẬN VÃN THẠC SỸ KINH TÊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TIẾN SỸ: LỆ THỊ HIỆP THƯƠNG
H Ọ C V IỆ N N G Á N H À N G

VIỆN NCKH NGÂN HÀNG

Sô':..

L..V.V

G1 0V


H À NỘI - 2001


LỜI CAM ĐO AN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, các số
liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình khác.

Nguyễn Thị Tằm


BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

KTTT

Kinh tế trang trại

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHĐT& PT

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển


NHCT

Ngân hàng Công thương

NHNo & PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHCP

Ngân hàng cổ phần

NHNg

Ngân hàng phục vụ người nghèo

QTD

Quỹ tín dụng

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


M UC LUC


Trang
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Đối VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI

5

1.1. Vai trò kinh tế trang trại trong phát triển nôngnghiệp nông thôn

5

1.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại

5

1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tê trang trại và tiêu chí nhận dạng

8

1.1.2.1. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại

8

1.1.2.2. Tiêu chí nhận dạng trang trại
1.1.3. Vai trị và vị trí của kinh tế trangtrại trong nơng nghiệp.

9

10

1.2.

11

Vốn và nguồn vốn đối với các trang trại trên thê giới và ởViệtNam

1.3. Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang trại.

13

1.3.1. Vai trị tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát triển kinh tế nơng
nghiệp nơng thơn nói chung và kinh tế trang trại nói riêng.

13

1.3.1.1. Vai trị tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nơng nghiệp
nơng thơn.
1.3.1.. 2. Vai trị tín dụng ngân hàng dối với phát triển kinh tế trang trại.

13
17

1.3..

19

2. Những đặc trưng cơ bản trong cho vay nơng nghiệp.


CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG VỀ TÍN DỰNG NGÂN HÀNG Đốl VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TE TRANG TRẠI Ở LÂM ĐồNG

21

2.1.

21

Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Lâm Đồng

2.1.1. Các dặc điểm tổng quát về số lượng trang trại

21

2.1.1.1. Về trang trại gia đình

21

2.1.1.2. Trang trại có vốn đầu tư của nước ngồi

21

2.1.1.3. Trang trại tư nhân và cơng ty trách nhiệm hữu hạn

22

2.1 ..2. Nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại

22


2.1.3. Các yếu tố sản xuất của trang trại.

23

2.1.3.1. Đất đai

23

2.1.3.. 2 .Vốn đầu tư phát triển trang trại

25

2.1.3.3 Tổ chức lao dộng trong trang trại

27


2.1.4. Về cơ cấu sản xuất của các trang trại

27

2.1.5. Về hiệu quả kinh tế của các trang trại
2..2. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang trại trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng
2.2.1. Thực trạng về nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên
địa bàn
2.2.2. Thực trạng về cho vay đối với phát triển kinh tế nơng nghiệp nơng
thơn nói chung và kinh tê trang trại nói riêng
2.2.2.1. Thực trạng về cho vay đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông

thôn
2.2.2.2. Thực trạng về cho vay đối với kinh tế trang trại.
2.2.2.3 Các giải pháp đã được thực hiện nhằm mở rộng cho vay hộsản xuất
và KTTT
2.3. Những vướng mắc, tồn lại ảnh hưởng đến q trình đầu tư tín dụng dối
với KTTT ở Lâm Đổng

28
30

2.3.1. Nguồn vốn

39

2.3.2. Lãi suất

40

2.3.3. Cơ chế đảm bảo tiền vay

40

2.3.4. Xử lý rủi ro

44

2.3.5. Về mạng lưới và cán bộ

45


2.3.6. Một số vấn dề khác có liên quan đến q trình phát triển kinh tế trang
trại ở Lítm Đổng

45

CHUƠNG 3: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐE ph á t TRlỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐồNG

47

3.1. Những quan điểm, định hướng.

42

3.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà
nước trong thời gian tới
3.1.1.1. Kinh tế trang trại là một bước phát triển tất yếu của hình thức tổ
chức sản xuất nơng nghiệp dưới tác dộng của nền kinh tế thị trường

47

30
33
33
36
38
39

47


3.1.1.2. Trong những năm tới,cần ưu tiên phát triển kinh tế kinh tế trang trại
tại các vùng trung du, miền núi,những nơi có quỹ đất nơng, lâm nghiệp bình
qn trên đáu người cao.

48

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại và mục tiêu cụ thể đên năm
2010 tại Lâm Đồng

49


3.1.3. Lợi thê so sánh của Lâm Đồng đối với phát triển kinh tê trang trại

30

3.1.3.1. Kinh tế trang trại ở Lâm Đồng có truyền thống phát triển từ lâu

50

3.1.3.2. Tiềm năng đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên
canh nông nghiệp dược tổ chức sản xuất theo hình thức kinh tê trang trại

51

3.1.3.3. Đối tượng sản xuất của trang trại là các loại cây trồng, vật ni có tỷ
suất hàng hóa cao và đủ điều kiện phát triển theo hệ thống chuyên canh với
mức độ chun mơn hóa cao
3.1.4. Chính sách tín dụng Ngân hàng dối với phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn và kinh tế trang trại

3.. 2. Những giải pháp tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế trang trại trên
địa bàn tỉnh Lâm Đổng

51

3.. 2.1. Giải pháp về nguồn vốn

53

3.. .2..2. Giải pháp về hoạt động cấp tín dụng

57

3.. 2..2.1. Điều tra, phân loại các trang trại

57

3.. 2.2..2. Lựa chọn đối tượng cấp tín dụng thích hợp

59

3.. 2..2.3. Đa dạng hóa phương thức cho vay

61

3.. 2..2.4. Cơ chế đảm bảo tiền vay

61

3..2..2.5. Tổ chức mạng lưới


62

3.. 2..2.6. Giải qưyếl tốt mối quan hệ với các cấp ủy chính quyền, các đồn
thể, các Sở, Ban Ngành, nhất là chính quyền các cấp phường, xã, các sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kê hoạch Đầu tư nhằm tháo gỡ kịp thời
các vướng mắc trong quá trình đầu tư đối với KTTT

62

3.. 2.3. Những biện pháp hỗ trợ

62

3.. 2.3.1. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

63

3.. 2.3.2. Đối với UBND Tỉnh Lâm Đồng

64

3.. 2.3.3. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam

66

3.. 2.3.4. Đối với các Bộ, Chính phủ

67


KẾT LUẬN

70

DANH MUC TÀI LIÊU THAM KHẢO

72

52
53


1

LỜI MỞ ĐÂU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hơn mười năm qua mơ hình
kinh tế trang trại (KTTT) ở Lâm Đồng đã tăng nhanh về số lượng với sự tham
gia của nhiều thành phán kinh tế, đang trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy
việc khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương, phát huy nội lực để
phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
sản xuất hàng hóa với quy mơ lớn; hình thành các vùng tập trung, chuyên
canh cây cơn chủ lực phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Trong sự
hình thành và phát triển ấy có đóng góp vốn của NHNo & PTNT Lâm Đồng.
Tuy nhiên, cũng như bối cảnh chung cả nước, NHNo & PTNT Lâm Đồng
đang gặp phải những tồn tại vướng mắc trong thực hiện đầu tư vốn cho các hộ
KTTT là:
- Chủ các trang trại chưa đủ trình độ để lập các dự án, để đối phó với chất
lượng, tính khả thi của các dự án khơng ít trường hợp các ngân hàng phải làm

thay cho các chủ trang trại.
- Đối tượng đầu tư cho các trang trại chủ yếu là đầu tư trung và dài hạn
nhưng cho đến nay hệ thống NHNo & PTNT nguồn vốn này khơng đủ.
- Cơ chế cấp tín dụng cho loại hình KTTT chưa có những đặc thù riêng
mà cơ bản vẫn giống như những quy định tín dụng đối với hộ nơng dân.
- Lãi suất tín dụng ngân hàng chưa thể hiện được đầy đủ sự quan tâm của
Đáng và Nhà nước đối với việc phát triển KTTT ở các lĩnh vực nông - lâm ngư nghiệp, nhất là các vùng đồi núi, trung du.


2

- Các chính sách chưa đồng bộ, chưa tạo thuận lợi cho các trang trại phát
triển như chính sách đất đai; chính sách thuế; chính sách đầu tư; cơng tác quy
hoạch vùng phát triển KTTT; tiêu chí phân loại; cơ chế đảm bảo tiền vay...
Thực trạng trên đòi hỏi cần thiết phải xem xét lại một cách đầy đủ những
vướng mắc trong chính sách tín đụng ngân hàng và các chính sách hỗ trợ để từ
đó có được những giải pháp thiết thực nhằm khuyến khích,hỗ trợ kinh tế trang
trại ử Lâm Đồng phát triển.
Đề tài “Giải pháp tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tê trang trại
trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng” hình thành từ những lý do trên.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
- Làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn vị trí của kinh tế trang trại trong
nơng nghiệp.
- Luận giải vai trị của vốn tín dụng ngân hàng, đặc biệt là vốn của NHNo
& PTNT đối với phát triển kinh tế trang trại ở Lâm Đồng.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng của NHNo & PTNT Lâm Đồng
dối với phát triển kinh tế trang trại ở Lâm Đồng.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp tín dụng ngân hàng để hỗ trợ kinh
tế trang trại ở Lâm Đồng phát triển.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đôi tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề cơ bản về lý luận và
thực tiễn của KTTT trong nền kinh tế nông nghiệp, nêu lên thực trạng phát
triển của KTTT Lâm Đồng, những vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của
NHNo & PTNT Lâm Đồng đối với loại hình KTĨT của tỉnh.
- Plìạm vi nghiên cứu:


3

- Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Việt
Nam trong những năm gần đây vì thế có rất nhiều vấn đề liên quan đến sự
phát triển của loại hình này trong đó có vai trị của tín dụng. Đề tài nghiên cứu
chỉ tập trung vào chính sách tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ KTTT phát triển.
- Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ năm 1995 đến nay và
định hướng cho những năm tiếp theo trong thời kỳ đầu thực hiện sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn đã được Đảng cụ thể
hóa tại nghị quyết trung ương IV, khóa VIII.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Ngồi phương pháp chung của phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội,
luận văn còn sử dụng các phương pháp:
- Phân tích và khái qt.
- Thống kê.
- Trừu tượng hóa khoa học.
- Điều tra, phỏng vấn
- Tổng kết thực tiễn...
5. Những đóng góp của luận văn
Kinh tế trang trại đã ra đời, tồn tại và phát triển từ lâu đời, dặc biệt là
trong nền sản xuất hàng hóa, tuy nhiên đối với Việt Nam đây là một hình thức
tổ chức sản xuất mới mẻ. Do dó luận văn có những đóng góp nhất định trong

việc làm sáng tỏ vai trị của KTTT trong q trình phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn về mặt lý luân cũng như thực tiễn, mặt khác luận văn cũng chỉ rõ
vai trị to lớn của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thơn nói chung và KTTT nói riêng. Luận văn đi sâu phân tích thực trạng
của hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Lâm Đồng và những tồn tại làm


4

ảnh hưởng đến việc phát triển KTTT ở Lâm Đồng thời gian qua. Trên cơ sở
đó, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy KTTT tỉnh Lâm Đồng
phát triển.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại.
Chương 2: Thực trạng về tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế
trang trại ở Lâm Đồng.
Chương 3: Giải pháp tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.


5

CHNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Đ ố i VỚI KINH
TÊ TRANG TRẠI

1.1. Vai trò kinh tê trang trại trong phát triển nông nghiệp nông thôn
1.1.1. Khái niệm về kinh tê trang trại.
Trong lịch sử phát triển của nông nghiệp thế giới đã từng tồn tại các hình
thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp mang tính tập trung được tiến hành trên

một diện tích với quy mơ đủ lớn nhằm tạo ra khối lượng nông sản phẩm lớn
hơn so với hình thức sản xuất nơng nghiệp truyền thống, phân tán trên những
diện tích ruộng đất nhỏ.
Ớ nước ta các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung với tên gọi khác
nhau (trại ấp, thái ấp, điền trang, đồn điền, doanh điền...) đã xuất hiện từ
những năm đầu công nguyên và phát triển khá mạnh dưới thời Lý-Trần và thời
kỳ nhà Nguyễn. Trong thời kỳ Pháp thuộc, hình thức sản xuất nông nghiệp tập
trung chủ yếu ở nước ta là đồn điền. Các hình thức sản xuất nơng nghiệp tập
trung trong thời kỳ phong kiến và đồn điền thời Pháp thuộc có nhiều nét khác
hiệt với loại hình trang trại mới dược hình thành trong cơ chế thị trường ở
nước ta hiện nay.
Thứ nhất, các điền trang, thái ấp, đồn điền phong kiến ra đời và tồn tại
trong diều kiện của nền kinh tế lự cung tự cấp. Do vậy, mặc dù có gắn với sản
xuất hàng hóa ở mức độ nhất định nhưng về cơ bản đó là những hình thức tổ
chức sản xuất khép kín, chủ yếu là lự cấp, tự túc, khơng có giao lưu kinh tế
rộng rãi, tỷ suất hàng hóa thấp.
Thứ liai, quan hệ lao dộng trong các loại hình này là địa chủ nơng nơ,
xen lẫn bóc lột nơng nơ, nơ lì đa dạng, phức tạp. Quan hệ ruộng đất cũng diễn
ra phức tạp, tùy thuộc vào từng triều đại phong kiến.


6

Thứ hư, kỹ thuật sản xuất lạc hậu lực lượng lao động chủ yếu là nông
dân lệ thuộc, nông nô, nơ tì, tù binh. Chủ điền trang, thái ấp là quan lại, quý
tộc, phong kiến.
Thứ tư, kinh tế điền trang, thái ấp, đồn điền thời kỳ phong kiến phát triển
không bền vững, sự thăng trầm của các hình thức tổ chức sản xuất này tùy
thuộc vào thái độ chính sách của từng triều đại phong kiến khác nhau.
Thứ năm, đồn điền ở Nam Bộ thời nhà Nguyễn và thời thuộc Pháp mặc

dù mang tính chất sản xuất hàng hóa rõ rệt nhưng chủ yếu vẫn dựa trên quan
hệ san xuất phong kiến, bóc lột lao động cưỡng bức và chiếm đoạt ruộng dất.
Những khác biệt trên là những dặc điểm cơ bản phân biệt sự khác nhau
của hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trong cơ chế thị trường với
những hình thức sản xuất nơng nghiệp tập trung trước TBCN và những hình
thức sản xuất nơng nghiệp trong các nước XHCN.
Ngày nay trong diều kiện kinh tế thị trường, ngơn ngữ các nước đều có
những thuật ngữ để chỉ hình thức sản xuất nơng nghiệp tập trung với những
biến đổi cơ bản so với các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trong các
phương thức sản xuất trước TBCN như đã nêu trên, khi dịch ra tiếng Việt
thường gọi là “trang trại” hay “nông trại”.
Trang trại (farm) hay nơng trại (farm house...) có thể hiểu đó là những
khu đất tương đối lớn. ở đó sản xuất nơng nghiệp được tiến hành có tổ chức,
theo hình thức tập trung dưới sự chỉ huy của một người chủ mà phần đơng là
chủ gia đình nơng dân.
Về bản chất, ’’trang trại” hay “nơng trại” là thuật ngữ gắn liền với hình
thức sản xuất nơng nghiệp tập trung trên một diện tích ruộng đất đủ lớn nhằm
sản xuất nông sản phẩm hàng hóa với quy mơ gia đình là chủ yếu.


7

Khi đề cập đến trang trại,người ta có thể nhìn nhận, đánh giá trên các
mặt: kinh tế, xã hội và mơi trường. Tuy nhiên trong các mặt nêu trên thì mặt
kinh tế là cơ bản, chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang trại. Vì vậy
trong nhiều trường hợp khi nói tới kinh tế trang trại, tức là nói tới mặt kinh tế
của trang trại, người ta thường gọi tắt là trang trại.
Xuất phát từ bản chất, khái niệm trang trại về mặt kinh tế có thể hiểu như
sau:
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng, lâm, ngư

nghiệp, có mục đích chủ u là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuât thuộc
quyên sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất dược
tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tô sản xuất dược tập trung dủ l('m
với cách thức tổ chức quản lý tiêh bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt dộng tự
chủ và luôn gắn với thị trường.
Như vậy, tư liệu sản xuất trong trang trại là thuộc quyền sở hữu hay
quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Do vậy trong ngơn ngữ của các
nước phát triển theo mơ hình kinh tế thị trường thuật ngữ “trang trại” hay
“nông trại” không hàm chứa các hình thức sản xuất nơng nghiệp tập trung dựa
trên sở hữu nhà nước hay tập thể.
Trong diều kiện kinh tế thị trường, trang trại mang đầy đủ và thể hiện rõ
nét những đặc điểm nêu trong khái niệm trên. Tuy nhiên ở mỗi nước,trong
mỗi giai đoan cu thể, tùy theo điều kiện và trình độ phát triên cụ thê cua nên
kinh tê mà những đặc điểm trên có thể biểu hiện ở những mức độ khác nhau.
Qua thực tế phát triển của các nước trên thế giới và lịch sử phát triển của
các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung của nước ta cho thấy rằng, sự
phát triển của các hình thức sản xuất nơng nghiệp sở hữu lớn của tư nhân phải
dược gắn liền với các điều kiện nhất định đó là:


8

- Có sự tác động tích cực và phù hợp của nhà nước và môi trường pháp lý
thuận lợi cho trang trại ra đời và phát triển.
- Có sự tập trung tới quy mô nhất định về các yếu tố sản xuất, trước hết là
ruộng đất và tiền vốn.
- Có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến nông sản; sự phát triển nhất định
của kết cấu hạ tầng, trước hết là đường giao thơng và thủy lợi.
- Có sự hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp chun mơn hóa; sự
phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp.

- Chủ trang trại phải là người có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề
nơng, phải có sự tích lũy nhất định về kinh nghiệm sản xuất, về tri thức và
năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh. Quản lý sản xuất kinh doanh của trang
trại phải dựa trên cơ sở hạch toán và phân tích kinh doanh.
1.1.2.

Những đặc trưng cơ bản của kinh tê trang trại và tiên chí

nhận dạng
1.1.2.1. Những đặc truìig cơ bản của kinh tê trang trại
Những đặc trưng cơ bản của KTTT cần được xuất phát từ khái niệm về
KTTT đã được trình bày ở trên.
- Mục đích chủ yếu của KTTT là sản xuất nông sản phẩm hàng hóa theo
nhu cầu thị trường.
Đặc trưng về mục đích sản xuất hàng hóa là đặc trưng quan trọng nhất
của KTTT, bởi vì nó chi phối và quyết định các đặc trưng khác của KTTT.
- Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng của một người chủ dộc lập, có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.


9

- Trong các trang trại các yếu tố sản xuất trước hết là tiền vốn, ruộng đất
được tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa.
- Kinh tế trang trại có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa
trên cơ sở chun mơn hóa sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật,
thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị
trường
- Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến

thức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh.
- Các trang trại đều có thuê mướn lao động.
1.1.2.2. Tiêu chí nhận dạng trang trại
Tiêu chí nhận dạng trang trại cần thỏa mãn các yêu cầu chủ yếu sau:
- Phải hàm chứa được những đặc trưng cơ bản của trang trại. Yêu cẩu này
nhằm đảm bảo tính chính xác của việc nhận dạng.
- Đơn giản và dễ vận dụng khi nhận dạng.
Như vậy, tiêu chí nhận dạng trang trại gồm hai mặt: mặt định tính và mặt
định lượng. Mặt định tính hàm chứa những đặc trưng cơ bản của KTTT. Mặt
định lượng bao gồm những chỉ tiêu biểu hiện về mặt lượng của các dặc trưng
đó. Cụ thể gồm các chỉ tiêu sau:
- Giá trị sản lượng hàng hóa tạo ra trong một năm.
- Quy mơ diện tích ruộng đất ( nếu là trồng trọt) hay số lượng gia súc, gia
cẩm (nếu là chăn nuôi)
- Quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa là chủ yếu các
chỉ tiêu còn lại là bổ sung. Mặc dù vậy, khi vận dụng tiêu chí nhận dạng trang
trại cđn sử dụng các chỉ tiêu một cách linh hoạt tùy theo từng trường hợp cụ thể.


10

1.1.3. Vai trị và vị trí của kinh tế trang trại trong nơng nghiệp.
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nền nông
nghiệp thế giới. Ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu
trong nông nghiệp các nước, ở các nước phát triển, trang trại gia đình có vai
trị to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp. Ở đây đại bộ phận nông
sản phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra trong các trang trại gia đình.
Ở nước ta, KTTT (mà chủ yếu là trang trại gia đình) mặc dù mới phát
triển trong những năm gần đây, song vai trị tích cực và quan trọng của KTTT

đã thể hiện rõ nét về cả kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường.
v ề mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển các loại cây trồng,vật ni có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình
trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng chun mơn hóa, tập
trung hàng hóa và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu
kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát
triển KTTT ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và
sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp,nông
thôn so với kinh tế hộ. Do vậy phát triển KTTT góp phần tích cực thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển của nơng nghiệp và kinh tế nông thôn.
Về mặt xã hội, phát triển KTTT góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu
trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Điều này
rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong những
vấn đề bức xúc của nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay.
Mặt khác, phát triển KTTT cịn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ
Icing

trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và

quản lý sản xuất kinh doanh... Do đó phát triển KTTT góp phần tích cực vào
việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn nước ta.


Vê mặt mỏi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực
lâu dài của mình mà các chủ trang trại ln có ý thức khai thác hợp lý và quan
tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh
thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại ở Trung
du miền núi đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ
xanh đất trống đồi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Những việc

làm này đã góp phẩn tích cực cải tạo và bảo vệ mơi trường sinh thái trên các
vùng đất nước.
1.2. Vốn và nguồn vốn đối với các trang trại trên thê giới và ở Việt Nam
Vốn của trang trại thường bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, vốn tự
có và vốn huy động từ các nguồn ngoài trang trại. Ngoài nguồn vốn tự có, các
trang trại gia đình cịn sử dụng vốn vay của Ngân hàng, tiền mua chịu các loại
vật tư kỹ thuật của các cửa hàng và công ty dịch vụ. Nhìn chung để mở rộng
sản xuất kinh doanh các trang trại ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều
nguồn vốn vay từ bên ngoài.
ở Mỹ, tổng vốn vay của các trang trại vào những năm 80 là 88,4 tỷ
USD. Cũng ở Mỹ phương thức bán hàng chịu tư liệu sản xuất trong nông
nghiệp cho các trang trại chiếm gần 70% phần tiền vật tư kỹ thuật sử dụng ở
các trang trại. Ở Nhật Bản Nhà nước đã có khoản đầu tư lớn cho nông nghiệp,
quỹ tài trợ cho sản xuất lúa gạo chiếm 44% ngân sách cho nông nghiệp. Nhít
nước cho các trang trại gia dinh vay vốn tín dụng với lãi suất thấp 3,5 7,5%/năm dể cải lạo đồng ruộng mua sắm máy móc. Nhà nước cịn trợ cấp
cho các trang trại 1/3 đến 1/2 giá bán các loại máy móc nơng nghiệp mà Nhà
nước cần khuyến khích.
Xem xét trong cơ cấu giá trị tài sản của các trang trại ở Mỹ thì tỷ lệ giá
trị đất dai và cơng trình xây dựng của trang trại chiếm từ 65 - 70% máy móc
thiết bị nơng nghiệp từ 7 - 12%
Ở Việt Nam, tại thời điểm hình thành trang trại, bình qn một trang trại
có số vốn là 98,48 triệu dồng. Nếu tính đến thời điểm điều tra (30/04/1999)


12

lượng vốn bình quân một trang trại điều tra là 291,43 triệu đồng. Lượng vốn
hiện có của các trang trại điều tra ở các địa phương có sự chênh lệch lớn. Các
trang trại ở các tỉnh phía Nam có lượng vốn bình quân 418,38 triệu đổng, cao
gấp 3,6 lần so với các trang trại phía Bắc, đáng chú ý là các trang trại Tây

Nguyên đạt bình quân 494,9 triệu đồng.
Nguồn vốn các trang trại chủ yếu dựa vào vốn tự có, bình qn các trang
trại điều tra, vốn tự có chiếm 91,03%. Nhìn chung số vốn đi vay của các trang
trại điều tra chiếm tỷ trọng nhỏ, với nguồn vốn vay đa dạng, như vay trực tiếp
ngân hàng chiếm 48,08%,vay đầu tư ứng trước 10,19%, vay theo dự án 6,74%
và vay khác 34,99%. Các trang trại thường dựa vào nhiều nguồn vay, một số
tỉnh ở phía Nam chủ yếu dựa vào nguồn vay trực tiếp Ngân hàng, như các
trang trại ở Gia Lai nguồn này chiếm 65,57%, Đắc Lắc 66,34%, Lâm Đồng
63,02%, Ninh Thuận 73,83%, Long An 68,76%, Cà Mau 61,79%. Ngược lại
một số tỉnh ở phía Bắc dựa vào đầu tư ứng trước, như Son La nguồn vay này
chiếm 53,17%, Thanh Hóa chiếm 38,3%. Số trang trại ở tỉnh khác lại dựa vào
nguồn vốn vay dự án, như Yên Bái chiếm 37,37%, Quảng Ninh 36,97%. Số
trang trại dựa vào nguồn vay khác ( vay của thân nhân, bạn bè..:) là chủ yếu,
như các trang trại ở Hà Nội chiếm 52,81%, Đồng Nai 52,65%...
Phân tích quy mơ vốn bình qn các trang trại theo các nhóm chủ trang
trại cho thấy khơng có sự chênh lệch lớn giũa ba nhóm chủ trang trại là nơng
dân, cơng chức và nhóm hưu trí. Nhóm chủ trang trại nơng dan có quy mơ vốn
cao hơn nhóm chủ trang trại hưu trí - nhóm có quy mơ thấp nhất với 24,36%.
Đáng chú ý là nhóm chủ trang trại khác (phàn lớn là những người có vốn từ
nơi khác đến) có quy mơ vốn bình qn cao nhất - cao gấp 2,16 làn bình quân
chung các trang trại diều tra, trong đó có 24 chủ trang trại ở Lâm Đồng, Bình
Dương và Khánh Hịa có quy mơ vốn bình qn từ 1.107 - 1.702 triệu đồng,
có 34 chủ trang trại ở Gia Lai, Đắc Lắc với quy mô từ 507 - 804 triệu dồng.
Phan tổ quy mơ vốn của các nhóm trang trại theo hướng kinh doanh chủ
yếu cho thây sự chênh lệch giữa nhóm cao nhất và thấp nhất là gần 3,8 lần,


Bảng sỏ 1: Quy mò vốn của trang trại
Đơn vị: Triệu đồng


STT

Theo cơ cấu nguồn vốn

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Theo thành phần chủ
trang trại
Vốn bình quân theo
TP chủ trang trại

Số tiền

Theo ngành nghề kinh doanh
Vốn bình quân theo
ngành nghề kinh doanh

Số tiền

1

Vốn tự có

265.18

90.99


Hưu trí

237.39

Trồng cây hàng năm

102.37

2

Vốn vay

22.13

7.59

Đương chức

242.13

Trồng cây ăn quả

195.82

Vay trực tiếp Ngàn hàng

10.63

48.05


Hộ Nông dân

295.20

Lâu năm

388.32

Vay đầu tư ứng trước

2.26

10.23

Hộ khác

629.38

Lâm nghiệp

128.96

Vay theo dự án

1.50

6.78

Chăn nuôi đại gia súc


191.10

Vốn khác

4.12

34.94

Chăn nuôi lợn

303.35

Chăn nuôi gia cầm

129.45

Nuôi trồng thủy sản

272.63

Các ngành kinh doanh khác

221.70

Bình quân chung

291.43

3


Tổng nguồn vốn

291.43

100

Bình quân chung

291.43

(Nguồn [10.152,153,156,1571)


13

trong đó có 2 nhóm các trang trại kinh doanh cây cơng nghiệp lâu năm và
chăn ni lợn có quy mơ vốn bình qn cao hơn mức trung bình, cịn 7 nhóm
các trang trại khác đều thấp hơn. Nhìn chung về quy mơ vốn bình qn một
trang trại có thể thấy các trang trại ở Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung,
Đơng Nam bộ có quy mơ vốn lớn. Các nhóm chủ trang trại là nông dân, chủ
trang trại khác, các trang trại có hướng kinh doanh cây cơng nghiệp lâu năm,
chăn ni lợn... cũng là những trang trại có quy mơ vốn bình quan lớn.
Phan tích cơ cấu giá trị tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu của các trang
trại cho thấy tỷ trọng giá trị vườn cay lâu năm bình quan một trang trại diều
tra chiếm khá cao 62,62%, nếu cộng thêm giá trị đàn vật nuôi cơ bản thì tỷ
trọng này là 64,51%. Cịn các tư liệu sản xuất có nguồn gốc kỹ thuật như: nhà
xưởng, chuồng trại chiếm tỷ trọng thấp 4,84%, máy kéo và các phương tiện
vận tải chiếm 2,92%, các loại máy móc khác chiếm 2,7%. Như vậy, năm yếu
tố trên chiếm đại bộ phân giá trị tư liệu sản xuất và tài sản của các trang trại

diều tra 74,98%.
Tùy thuộc vào các nhóm kinh doanh của các trang trại mà cơ cấu giá trị
các yếu tố tư liệu sản xuất và tài sản có sự khác nhau.
1.3. Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang trại.
1.3.1.

Vai trị tín dụng ngân hàng đối với q trình phát triển kỉnh tê

nơng nghiệp nơng thơn nói chung và kinh tê trang trại nói riêng.
1.3.1.1. Vai trị tín dụng ngàn hàng đối với phát triển kinh tế
nông nghiệp nông thôn.
- Tín dụng ngân hàng là kênh dẫn vốn quan trọng, đáp úng vốn kịp tln'ri
cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn là một vấn đề chiến lược
hàng đàu, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhiều nghị quyết của
Đang, chính sách Nhà nước đã đề cập đến vấn đề này. Phát triển tồn diện
nơng nghiệp, nơng thơn có vai trị đặc biệt quan trọng, khơng chỉ có ý nghĩa


14

kinh tế mà cịn là vấn đề xã hội có ý nghĩa chiến lược lau dài đối với sự phát
triển đất nước.Vấn đề xun suốt q trình cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa,phục
vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn hiện nay là phải chăm lo nguồn vốn đầu
tư cho khu vực này.
Vốn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm nhiều nguồn, đó là
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; nguồn vốn của các doanh nghiệp;
vốn đầu tư của dân cư; nguồn vốn đầu tư của nước ngoài; nguồn vốn tín dụng
ngan hàng... Thập niên 2001-2010, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn
cần 5-6 tỷ USD để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục

vụ nông nghiệp, phát triển sản xuất, trồng 5 triệu ha rừng, bảo vệ rừng. Trong
điều kiện hiện nay, nguồn vốn ngân sách chưa đủ mạnh (chiếm khoảng 12%
vốn đầu tư toàn xã hội trong lĩnh vực này), các nguồn vốn đầu tư khác còn hạn
chế thì nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng là cần thiết và hết sức quan trọng.
Hiện nay có nhiều tổ chức tín dụng khác nhau cùng đáp ứng nhu cẩu vốn
tín dụng cho nơng nghiệp, nơng thơn, cụ thể là các NHTM quốc doanh, một
số NHCP, hệ thống QTD nhân dan, NHNg và các quỹ cho vay theo chương
trình 120,327,733...Trong số các tổ chức tín dụng nêu trên thì NHNo &
PTNT là tổ chức cung cấp tín dụng chủ yếu đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn (chiếm trên 70% vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng dã nêu). Qua đó
cho thấy tín dụng ngân hàng có vai trị to lớn đối với q trình phát triển nơng
nghiệp, nơng thơn.
- Tín dụng ngân hàng phát huy thế mạnh về nguồn lực của từng vùng.
Thông thường vốn ngân hàng dần tư vào các vùng kinh tế trọng điểm có tỷ
suất hàng hỏa cao dể xuất khẩu và cung ứng nguyên liệu cho chế hiến, góp
phần chuyển dịch cơ câĩi kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập, ổn dinh dời sông
nhàn dân.


15

Trong những năm qua, vốn ngân hàng đã và đang từng bước thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế mùa vụ,đầu tư thâm canh,mở rộng diên tích, đưa
giống mới vào sản xuất. Các chi nhánh ngân hàng đã căn cứ vào quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế của từng tỉnh, từng vùng để đầu tư và các dự án dã
dược duyệt như vùng chè Yên Bái, Phú Thọ, vùng mía đường Lam sơn, vùng
cây cơng nghiệp chè, cà phê, cao su ở Tây Nguyên, vùng trọng điểm lúa ở
dồng bằng sông cửu Long, sông Hồng. Vốn ngân hàng đã giúp cho các hộ
nơng, chăm sóc cây trồng vật ni, mua sắm được các phương tiện sản xuất
như máy móc nông cụ, ngư cụ, tàu thuyền; thu mua, gia công chê biến nông

sản phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu, nhờ đó đời sống nhân dân được cải thiện
rõ rệt.
- / ín dụng ngân hàng được cấp cho các vùng chuyên canh tập trung, gắn
nông nghiệp với công nghiệp chê hiến, sớm tạo ra mối liên kết giữa các thành
phần kinh tế.
Căn cứ vào quy hoạch sản xuất, các ngân hàng cơ sở đã bám sát vào
nhiệm vụ phát triển kinh tê địa phương để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào
những đối tượng chính, từ đó đã hình thành nên những vùng chuyên canh hàng
hóa phát triển,tạo nên mối quan hệ gắn bó giũa ngân hàng-nơng dân - các
doanh nghiệp, nhà máy, tạo nên mối liên kết giữa cơ sở sản xuất chế biến với
nông dân làm ra nguyên liệu.
- Tín dụng ngân hàng đã góp phần dẩy lùi tệ nạn vay nặng lãi và tibiíỊ
bước hướng nơng dân quen dẩn với các dịch vụ ngân hàng làm cho thị trường
tiên tệ ở nông thôn ngày càng được 'củng cố và mở rộng.
Ở nông thôn hiện nay, thị trường tài chính cịn kém phát triển, đặc biệt là
thị trường tiền tệ chính thức, đa sơ nơng dân chưa hiểu và tiếp cận với các dịch
vụ ngcìn hàng, do vậy khi có tiền thừa cũng chưa biết dem tiền gửi vào ngân
hàng để lấy lãi, hoặc chưa tìm đến ngân hàng vay vốn khi có nhu cẩu. Hiện


16

tượng cho vay nặng lãi ở nông thôn, dặc biệt ở các địa bàn miền núi, vùng xa
tuy dã giảm nhiều so với trước nhưng vẫn còn làm cho nhiều nơng dân vốn đã
nghèo, muốn có vốn phát triển sản xuất lại phải chịu lãi suất cao.
- Tín dụng ngân hàng góp phần sử dụng cổ hiệu quả các nguồn lực, vốn ỏ
thị trường nông thôn, tạo công ăn việc làm.
Hiện nay tiềm năng trong nơng nghiệp nước ta cịn rất lớn, đó là nguồn
lao dộng dồi dào, đất hoang, đồi núi trọc ở trung du, miền núi và ven biển
chưa được tận dụng khai thác hết... tín dụng ngân hàng đối với loại hình kinh

tế nơng nghiệp dã góp phán khai thác và sử dụng quỹ đất tốt hơn, đưa dflt
hoang hóa vào sản xuất tạo ra khối lượng sản phẩm dáng kể cho nền kinh tế
quốc dân. Đồng thời cũng tạo công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho một
bộ phận lao dộng ở nông thôn.
Vốn tín dụng ngân hàng đảm bảo tốt nhất yêu cầu nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của các chủ thể kinh tế. Ngân hàng không cho vay dối với các tổ
chức, các hộ làm ăn kém hiệu quả, các dự án kém tính khả thi nên người vay
phải tính tốn kỹ trước khi vay, phải năng động, sáng tạo, nâng cao chất lượng
đi đôi với hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng đòi hỏi của cơ chế thị trường,
nghĩa là phái sử dụng vốn ngân hàng sao cho có hiệu quả nhất.
- Tín dụng ngân hảng dỡ từng hước góp phần thực hiện chính sách xã hội,
thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho nơng dân và dồng hào nông thôn...
Từ nguồn vốn của các ngân hàng và nhất là ngân hàng phục vụ người
nghèo, hàng triệu hộ nông dân đã mua được giống cây trồng và con gia súc,
từng bước phá thế độc canh, chuyển đổi mùa vụ, tạo ra nhiều sản phẩm, đời
sống của các hộ nghèo được cái thiện hơn trước. Bên cạnh dó ngành ngân
hàng rất coi trọng thực hiện chính sách xã hội của nhà nước như giảm lãi suất
dối với vùng cao, hải đảo, vùng đồng bào Khơ me; thực hiện việc gia, giãn nợ,
cho vay khắc phục thiên tai, hạn hán...


17

- Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng kết cấu hạ tâng, làm thay đổi
bộ mặt kinh tế nông thôn; nâng cao đời sông vật chất và tinh thần của người
nơng dân; nâng cao dân trí và hình thành những thổi quetì tốt trong hoạt dộng
kinh tế cho phù hợp với u cầu cơng nghiệp hóa, hiện dại hóa đất nước.
1.3.1.2. Vai trị tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tê
trang trại.
Bên cạnh những vai trò của tín dụng ngân hàng vừa nêu ở trên đối với

phát triển nông nghiệp, với đặc thù của tổ chức KTTT tại nước ta, tín dụng
ngân hàng có vai trị to lớn trong q trình hồn thiện mơ hình tổ chức và phát
triển loại hình kinh tế này. Cụ thể là:
- Tín dụng ngân hàng góp phàn hình thành và phát triển KT1T.
Trong nông nghiệp, nhất là ở các vùng đồi núi, các hộ nông dân sản
xuất theo phương thức tự cấp, tự túc, muốn chuyển lên sản xuất hàng hóa phải
có vốn. Trên thực tế dang tồn tại một vịng luẩn quẩn:

Thiếu vốn, đầu tư sẽ thấp, sán xuất kém phát triển và cứ thế sẽ tiếp nối
vịng tuần hồn luẩn quẩn. Quy mô vốn là một trong những diều kiện để trang
trại hình thành và phát triển. Cùng với nguồn vốn tự có, trong thực tế thời gian
qua tín dụng ngân hàng là nguồn vốn chủ yếu so với các nguồn vốn khác
trong xã hội góp phần thúc đẩy KTTT ra đời, phát triển.
MOC V IỆ N N G Á N H A N G

VIỀN NCKH NGÂN HÀNG

mlLV .... ỉ L ị s ụ . . .


×