Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giải pháp để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung otc ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.83 MB, 96 trang )

r-g
gọ sp
Ọ |

oa
pg

1f ư V

À ĐÀO TẠÒ

NGÂN HÀNG
HÀNG1NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
NGÂN

; HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

lo g

com

VÕ VÃN QUANG

GIẢI PHAP ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN th ị
TRƯỜNG CHƯNG K HỐN PHI TẬP TRUNG (OTC)
Ở VIỆT NAM

LUẬN VẪN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI • 2001



NGÂN HÀNG NH À NƯỚC VIÊT NAM

BỘ G IÁ O DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC V IỆN NGÂN HÀNG

VỎ VÃN QUANG

GIẢI PHÁP ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN t h i
TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN PHI TẬP TRƯNG (OTC)
Ở VIỆT NAM

C H U Y Ê N NGÀNH: TÀI CHÍNH, L ư u THƠNG TIEN
M Ã SỐ:

t ệ v à t ín

50209

LUẬN VĂ N THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.s LÊ HOÀNG NGA
HỌC VIỆN NGÂM HÀNG

VIỆN NCKH NGÂN HÀNG

.ZtJjls..
HÀ N Ộ I -2001


d ụ n g


LỜ I CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2001
rj^

S

*2

T á c giả

Võ Văn Quang


M UC LỤ C

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các bảng
LỜI N Ó I Đ Ẩ U .


Chương 1: NHỮNG VÂN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỂ THỊ TRƯỜNG
CHÚNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG.

1.1 - Tổng quan về thị trường chứng khoán trong nên kinh tê thị trường.
1.1.1 - Khái niệm về thị trường chứng khoán.
1.1.2 - Chức năng, nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.
1.1.3 - Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán.
1.1.4- Hàng hoá của thị trường chứng khoán.
1.1.5 - Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán.
1.2 - Thị trường chứng khoán phi tập trung.
1.2.1 - Khái niệm về thị trường chứng khoán phi tập trung.
1.2.2 - Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán phi tập trung .
1.2.3 - Tổ chức thị trường chứng khoán phi tập trung.
1.2.4 - Hoạt động của thị trường chứng khốn phi tập trung.
1.3 - Vai trị thị trường chứng khoán phi tập trung trong nên kinh tê thi
trường.
Chương 2: THỤC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOAN VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ
TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG TRÊN THẾ GIỚI.

2.1 - Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong
thời gian qua.


2.1.1 - Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

34

2.1.2 - Thị trường tự do ở Việt Nam trong thời gian qua.


50

2.2 - Kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động thị trường chứng khoán phi
tập trung ở các nước trên th ế giới.

53

2.2.1 - Mơ hình hoạt động của thị trường chứng khoán phi tập trung ở các
nước phát triển.

53

2.2.2 - Mơ hình hoạt động của thị trường chứng khoán phi tập trung ở các
nước đang phát triển.

62

2.2.3 - Kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán
p h i tập tru n g có thể áp dụng cho Việt Nam.

69

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN PHI TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM.

thị

71


3.1 - Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời
gian tới.

71

3.2 - Mơ hình của thị trường chứng khốn phi tập trung ở Việt Nam.

75

3.2.1 - Mục tiêu của thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam.

76

3.2.2 - Những nguyên tắc xây dựng thị trường chứng khoán phi tập trung ở
Việt Nam.

76

3.2.3 - Mơ hình thị trường chứng khốn phi tập trung ở Việt Nam.

77

3.2.4 - Lộ trình xây dựng thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam.

82

3.3 - Giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập
trung ở Việt Nam.

83


3.3.1 - Giải pháp ở tầm vĩ mô (chung).

83

3.3.2 - Những giải pháp cụ thể.

88

K ẾT LUẬN.

93

D A N H MUC TÀI LIÊU T H A M K H Ả O .


C Á C C H Ữ V IẾ T T Ắ T

-

TTCK : Thị trường chứng khoán.

-

Thị trường OTC : Thị trường chứng khoán phi tập trung.

-

UBCKNN : Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.


-

TTGDCK TPHCM: Trung tâm giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí
Minh.

-

TTDGCKOTC: Trung tâm giao dịch chứng khốn OTC.

-

REE : Cơng ty cổ phần cơ điện lạnh.

-

SACOM: Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông.

-

HAPACO: Cơng ty cổ phần giấy Hải Phịng.

-

TRANSIMEX: Cơng ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương.

-

LAFOCO: Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An.

-


SGH: Công ty cổ phần Khách sạn Sài Gịn.

-

TPCP: Trái phiếu Chính phủ.

-

BID: Trái phiếu ngân hàng đầu tư và phát triển.

-

NASD: Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Mỹ.

-

SEC: Uỷ ban Chứng khoán Mỹ.

- NASDAQ: Hệ thống yết giá tự động của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng
khoán Mỹ.
- NMS: Hệ thống thị trường quốc gia NASDAQ .
- NYSE: Sở giao dịch chứng khoán New York.
-

SOES: Hệ thống thực hiện lệnh nhỏ.

-

CQS: Hệ thống yết giá tổng hợp.


-

KSD: Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Hàn Quốc.

-

SMM: Nhà tạo lập thị trường.

-

KOSDAQ: Thị trường chứng khoán OTC Hàn Quốc.

-

MESDAQ: Thị trường chứng khoán OTC Malaysia.


SESDAQ: Thị trường chứng khoán OTC Singapore.
ROSE: Thị trường chứng khoán OTC Đài Loan.
*

FIBV: Hiệp hội quốc tế các Sở giao dịch chứng khoán.


D A N H MỤC CÁC s ơ Đ ổ

Sơ đồ 1.1: Hoạt động giao dịch chứng khoán.

17


Sơ dồ 1.2: Các loại thị trường chứng khoán.

18

Sơ đồ 1.3: Tổng quan về thị trường chứng khốn.

24

Sơ đồ 3.4: Mơ hình thị trường OTC Việt Nam.

79

D A N H MỤC CÁC B l Ể ư Đ ổ

Biểu đồ 2.1: Chỉ số VN Index năm 2000.

36

Biểu đồ 2.2: Khối lượng và giá trị cổ phiếu giao dịch năm

39

2000.

Biểu đồ 2.3: Giá cổ phiếu năm 2000.

45

Biểu đồ 2.4: Biến động thị trường chứng khoán từ 25/6 đến


46

24/8/2001.

D A N H MỤC CÁC B Ả N G

Bảng 2.1: So sánh mức tăng giá cổ phiếu.

38

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cúa các cơng ty niêm yẽt.

40

Bảng 2.3: Các cơng ty chứng khốn.

43

Bảng 2.4: Giá giao dịch cổ phiếu ở thị trường tự do.

52

Bảng 2.5: Tiêu chuẩn chất lượng cho việc giao dịch trên

57

NASDAQ và NMS.
Bảng 2.6: Các số liệu thống kê quan trọng của thị trường


62

OTC.
Bảng 2.7: Điều kiện đăng ký.

64

Bảng 2.8: Biên độ giao động hàng ngày.

65


8

LỜI NĨI ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài.
Trong q trình đổi mới của đất nước, TTCK giữ một vai trò quan trọng
trong việc huy động vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế - xã hội, góp phần đẩy
mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy
lùi và kìm chế lạm phát, nâng cao đời sống nhân dân.
TTGDCKTPHCM đã hoạt động được một thòi gian ngắn, song do số lượng
chứng khoán đưa vào niêm yết tại trung tâm giao dịch cịn ít, cơ chế tổ chức giao
dịch chưa chặt chẽ, thiếu các nhà tạo lập thị trường, nên khối lượng giao dịch trên
trung tâm giao dịch cịn q ít, khơng đáp ứng được yêu cầu đặt mua chứng khoán
rất lớn của cơng chúng. Trong khi đó đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, chưa tham gia vào hoạt động chứng khốn. Vì vậy, thị trường
OTC là một tất yếu khách quan ở Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, các công ty mói thành lập có thể huy động vốn trên TTCK, cung cấp
thêm các loại công cụ đầu tư đa dạng cho các nhà đầu tư, tạo cơ chế giao dịch

linh hoạt, chi phí thấp, cơ chế định giá mới góp phần hồn thiện hệ thống thị
trường tài chính Việt Nam. Thị trường OTC kết hợp với trung tâm giao dịch
chứng khoán tập trung sẽ tạo thành một TTCK rộng lớn, sơi động và linh hoạt.
Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển thị trường OTC hiện nay là một bài
tốn khó đối với cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK. Thị trường này sẽ có một
mơ hình như thế nào, cơ chế vận hành ra sao, mối quan hệ giữa nó và trung tâm
giao dịch chứng khốn sẽ như thế nào..., đây là những vấn đề cấp bách song
không phải dễ giải quyết ngay trong một thời gian ngắn. Vì vậy, tác giả chọn luận
văn: “Giải pháp đê hình thành và phát triển thị trường chứng khốn phi tập

trung (OTC) ở Việt Nam” để làm sáng tỏ những vấn đề trên .
2- Mục đích nghiên cứu của luận văn.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của TTCK nói
chung và thị trường OTC nói riêng.


9

- Phân tích, đánh giá và nhận xét thực trạng TTCK ở Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động của các TTCK nói chung và thị
trường OTC nói riêng trên thế giới, qua đó rút ra kinh nghiệm có thể áp dụng cho
Việt Nam.
- Kiến nghị những giải pháp chung và cụ thể để hình thành và phát triển thị
trường OTC ở Việt Nam trong thời gian tới.

3- Phạm vi nghiên cứu.
Phân tích thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam, kinh nghiệm của các
thị trường OTC trên thế giới và trong khu vực, từ đó kiến nghị về mơ hình và bước
đi xây dựng thị trường OTC phù hợp với Việt Nam. Nội dung của luận văn hết sức
phức tạp, liên quan chặt chẽ đến chính sách kinh tế, chính sách xã hội của quốc

gia qua từng thời kỳ phát triển. Do vậy, luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu cơ
sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng thị trường OTC ở Việt Nam.

4- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp duy vật biện chứng: xem xét hoạt động ngành chứng khoán
trong mối quan hệ biện chứng với hoạt động của các ngành khác. Các ảnh hưởng
trực tiếp, gián tiếp của ngành chứng khoán đến hoạt động kinh tế xã hội và ngược
lại.
- Khảo sát thực tế đi từ cái chung đến cái riêng, qua từng thời kỳ hoạt động
của TTCK, đồng thòi trao đổi, học hỏi các cán bộ nghiệp vụ có kinh nghiệm.
- Sử dụng phương pháp luận khoa học dựa trên các học thuyết khoa học,
các tài liệu tham khảo, đặc biệt là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lê Nin và
các chủ trương đường lối của Đảng.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp điều tra - phân tích tổng
hợp - thống kê, sử dụng các bảng biểu, biểu mẫu và các cơng thức tốn học để
tính tốn.

5- Những đóng góp của luận văn.
Vê mặt lý luận: luận văn là cơng trình nghiên cứu và trình bày một cách có
hệ thống về cơ sở lý luận, đặc điểm, nội dung của chứng khốn, TTCK nói chung


10

và thị trường OTC nói riêng. Việc làm sáng tỏ nội dung này có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc nhận dạng đầy đủ vai trò của thị trường OTC trong nền kinh
tế thị trường.
Vê thực tiễn: trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam
trong thời gian qua, luận văn nêu phương hướng, giải pháp hình thành và phát
triển thị trường OTC ở Việt Nam.


6- Kết cấu của luận văn.
Ngoài mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 87 trang, 4 sơ đổ, 4
biểu đồ, 8 bảng, phần mở đầu, phần kết luận và 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thị trường chứng khoán phi tập trung.
Chương 2:Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và kinh
nghiệm hoạt động của thị trường chứng khoán phi tập trung trên thế giới.

Chương 3: Giải pháp đê hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập
trung ở Việt Nam.


11

Chương 1.
NHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CHƯNG VỂ THỊ TRƯỜNG CHÚNG
KHOÁN PHI TẬP TRƯNG.

1.1- TỔNG QUAN VỂ THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN TRONG NỂN KINH TÊ
THỊ TRƯỜNG.

1.1.1- Khái niệm về thị trường chứng khốn.
- Sự hình thành và phát triển TTCK: TTCK manh nha ra đời từ giữa thế
kỷ XV ở Tây phương, tại những thành phố trung tâm buôn bán, các thương gia
thường tụ tập tại các quán cà phê để “đàm đạo” việc mua bán, trao đổi các loại
hang hoa (chu u là nơng sản, khống sản, ngoại tệ và giá khoán động sản), khi
mà giao lưu kinh tế và nhu cầu vốn được đẩy mạnh. Những cuộc đàm đạo này lúc
đau chi co một nhóm nhỏ tham gia, dần dần sơ người gia tăng, rồi hình thành một
khu chợ riêng”. Tại đây họ thương lượng, trao đổi, nhưng chỉ là những lời nói

miệng

VỚI

nhau, khơng có hàng hố, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một

loại giây tờ, hàng mâu nào trong tay. Những cuộc thương lượng này nhằm thống
nhât VỚI nhau các hợp đồng” mua bán, trao đổi thực hiện ngay, và những hợp
đông cho tương lai 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm sau mới thực hiện.
TTCK đã ra đời một cách tự phát ở Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Âu, Bắc Âu,
Bắc Mỹ vào thế kỷ XVIII, XIX . Lịch sử phát triển các TTCK thế giới trải qua
một sự phát triển lúc lên, lúc xuống theo kiểu răng cưa. Thời kỳ huy hoàng nhất là
vào những năm 1875- 1914, TTCK phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của
nền kinh tế. Nhưng rồi đến “ngày thứ 5 đen tối” 29/10/1929 đã làm cho thị trường
New York và các TTCK Tây, Bắc Âu và Nhật bản khủng hoảng, mất lòng tin. Sau
the chien II cac TI CK phục hồi và phát triển mạnh. Nhưng cuộc khủng hoảng tài
chính năm 1987 lại một lần nữa đã làm cho TTCK thế giới điên đảo. Hậu quả của
nó cịn nặng nê hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Sau gần hai năm mất lòng tin


12

TTCK thế giới lại đi vào giai đoạn ổn định và phát triển.
Tại các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi co cấu kinh tế, TTCK
dần dần được xây dựng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. TTCK
trỏ thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn to lớn, hỗ trợ cho kênh tạo vốn
gián tiếp qua ngân hàng và trung gian tài chính.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có TTCK.
TTCK đã trở thành một thể chế tài chính khơng thể thiếu được trong đời sống
kinh tê của những nước theo cơ chê thị trường. Các Sở giao dịch chứng khoán đã

sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng. Nhưng tính chất sơi động, hấp
dẫn theo kiểu khu chợ ngồi trời nói chung vẫn còn. Các thư ký nhận lệnh giờ đã
được ngồi tại vị trí cơng ty chứng khốn đã th của Sở giao dịch thay vì họ phải
thị đầu qua ồ của sổ. Tuy nhiên việc ra tín hiệu bằng tay cho các nhà mơi giới
vãn cịn duy trì. Các nhà môi giới di chuyển như con thoi quanh sàn giao dịch, và
tập hợp tại những quầy giao dịch được lắp đặt các thiết bị điện tử để thực hiện các
giao dịch đấu giá, thương lượng.
TTCK đã có kỹ thuật cơng nghệ riêng, nhưng điều đó khơng có nghĩa là tất
cả các TTCK trên thế giói ngày nay đều giống nhau. Tuỳ theo đặc điểm kinh tế,
xã hội và tâm lý dân chúng của mỗi nước mà có cách tổ chức và giao dịch riêng.
Nhưng dù tổ chức theo cách nào, thì các TTCK cũng đều dựa trên những nguyên
tắc căn bản liên quan đến chứng khoán về tổ chức thị trường, giao dịch và sự kiểm
soát của Nhà nước.
- Khái niệm vê TTCK: Một trong những cơ sở cho sự phát triển của nền
kinh tế là việc tạo lập được các cơng cụ của thị trường tài chính và có được một
thị trường vốn hoạt động tấp nập. Thị trường tài chính nếu được thiết lập và hoạt
động tốt sẽ tạo cơ hội để thu hút vốn cho sự phát triển nền cơng nghiệp nói riêng
và nền kinh tế nói chung.
Một hệ thống thị trường tài chính hồn chỉnh phải bao gồm hệ thống thị
trường tiền tệ, hoạt động chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng, và hệ thống thị
trường vốn, trong đó TTCK là một định chế giữ vai trò quan trọng.


13

Khái niệm về TTCK. CÓ nhiều khái niệm về TTCK. Có thể hiểu TTCK là
nơi diên ra việc phát hành và mua bán chứng khốn có giá theo các ngun tắc
quy định.
TTCK là một thể chế tài chính đặc trưng của cơ chế thị trường, ra đời với tư
cách là một bộ phận của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi

chứng khoán các loại, tạo ra một kênh huy động vốn dài hạn với khối lượng lớn
phục vụ cho nền kinh tế. Chỉ có nền kinh tế theo cơ chế thị trường mới có TTCK
đích thực và ngược lại một TTCK hoạt động có hiệu quả cũng nói lên đó là một
nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường.
Bản chất TTCK là nơi mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu về vốn và tài
sản của những người sở hữu chứng khoán. Tổ chức TTCK như thế nào, chủ yếu là
do quan niệm về TTCK của mỗi nước, chứ khơng phải do trình độ kỹ thuật hay
khả năng kinh tế. TTCK Anh, Pháp và một số nước mới xuất hiện sau này như
Thái Lan, Singapore... đã thực hiện hệ thống giao dịch tự động, có thị trường
nhưng khơng có “ chợ ”. Trong khi đó TTCK Mỹ, Nhật, Đức và nhiều nước khác
vân trung thành vói phương thức giao dịch truyền thống, vẫn là một chợ đông đúc,
ồn ào bởi sự la hét và vẫn ra tín hiệu bằng tay.

1.1.2- Chức năng, nguyên tác hoạt động của thị trường chứng khoán.
1.1.2.1- Chức năng của TTCK.
- Huy động vốn đầu tư cho nên kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng
khoán do các công ty phát hành, sô tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động
sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ
trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã có những tác động quan trọng đối
VỚI s ự

phát triên của nền kinh tê quốc dân. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính

quyên ớ địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và
đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. Chức
năng này được thực hiện bằng cách nhà phát hành phát hành chứng khốn có giá
trên thị trường sơ cấp.
- Cung cấp mơi trường đâu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công



14

chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các
loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro,
cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục
tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể làm tăng mức
tiết kiệm quốc gia.
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khốn: Nhờ có TTCK các nhà đầu
tư có thể chuyển đổi các chứng khoán thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán
khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt)
là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà đầu tư. Đây là
yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an tồn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng
động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các
chứng khoán giao dịch trên thị trường. Chức năng này được thực hiện trên thị
trường thứ cấp, qua đó quyền sở hữu về chứng khốn có giá được thay đổi mà
không làm tăng vốn đầu tư.
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua giá chứng khoán,
hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác,
giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh
chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng cơng nghệ mới, cải tiến
sản phẩm.
- Tạo mơi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tê vĩ
mơ: Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy
bén và chính xác. Giá các chứng khốn tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng,
nền kinh tế tăng trưởng; và ngược lại, giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu
hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền
kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách
kinh tế vĩ mơ. Thơng qua TTCK, Chính phủ có thể mua, bán trái phiếu Chính phủ
để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và kìm chế lạm phát. Ngồi ra,

Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK


15

nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

1.1.2.2- Nguyên tắc hoạt động của TTCK.
- Nguyên tắc cạnh tranh: Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK thứ cấp
phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh
giữa các chủ thể. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để
bán chứng khốn của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do để tìm
kiếm cho mình lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức
đấu giá.
- Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả
những người tham gia thị trường. Cơng bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị
trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia
sẻ thơng tin và gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm những quy định đó.
- Ngun tấc cơng khai: Chứng khốn là các hàng hố trừu tượng, người
đầu tư khơng thể kiểm tra trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hố thơng
thường mà phải dựa trên cơ sở các thơng tin có liên quan. Vì vậy, TTCK phải
được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên
phát hành có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thơng tin có
liên quan tới tổ chức phát hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến
hành theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các thông tiện thông
tin đại chúng, sở giao dịch, các cơng ty chứng khốn và các tổ chức có liên quan
khác trên thị trường thứ cấp. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ người đầu tư, song
đồng thời nó cũng hàm nghĩa rằng một khi đã được cung cấp thông tin đầy đủ,
kịp thời và chính xác thì người đầu tư phải chịu trách nhiệm về các quyết định đầu
tư của mình.

- Nguyên tắc trung gian: Theo nguyên tắc này, các giao dịch chứng
khốn được thực hiện thơng qua tổ chức trung gian là người môi giới. Trên thị
trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà
mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp
vụ mơi giới mà các cơng ty chứng khốn mua, bán chứng khoán giúp khách hàng,


16

hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán
chứng khoán trên tài khoản của mình.
- Nguyên tắc tập trung: TTCK phải hoạt động trên nguyên tắc tập trung.
Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên Sở giao dịch và trên thị trường OTC,
dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức tự quản.
Các chứng khoán, hàng hoá của TTCK là các sản phẩm tài chính cao cấp nên thị
trường phải có những cơ sở vật chất nhất định chứ không thể diễn ra một cách tuỳ
tiện.

1.1.3- Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán.
1.1.3.1-

Căn cứ vào sự luân chuyển của vốn, TTCK được chia thành thị

trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp: Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng
khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang
nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khốn mới phát hành.
Thị trường sơ cấp có vai trị quan trọng:
- Chứng khốn hố nguồn vốn cần huy động qua việc phát hành chứng
khoán mới.

- Thực hiện q trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền tiết
kiệm trong dân chúng vào đầu tư và chuyển vốn nhàn rỗi sang dạng vốn dài hạn.
- Trên TTCK, thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem
lại vốn cho người phát hành.
- Những người bán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là các tổ
chức pháp nhân như Kho bạc Nhà nước, Cơng ty, Tập đồn bảo lãnh phát hành,
trung gian tài chính...
- Giá chứng khốn trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định
và thường được in ngay trên chứng khoán.
Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán
đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh
khoản cho các chứng khốn đã phát hành.


17

- Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán
thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khốn chứ khơng thuộc về
các nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn khơng chảy vào những người
phát hành chứng khốn mà chuyển vận giữa những người đầu tư chứng khoán trên
thị trường. Thị trường thứ cấp gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp và là một bộ
phận quan trọng của TTCK.
- Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do,
giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định.
- Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể
mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp.
Hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường thứ cấp được biểu diễn
qua sơ đổ sau:
Sơ đồ 1.1: Hoạt động giao dịch chứng khốn.


1.1.3.2- Căn cứ vào tính tập trung của thị trường thì TTCK bao gồm:
Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập
trung tại một địa điểm, khi đó TTCK bao gồm: Thị trường tập trung (Sở giao dịch
chứng khoán), Thị trường OTC, Thị trường tư do ÍThi trường giao dịch thứ 3).

íSTvSr
HOC VIỂN NGÂN h à n g

( LV

/


18

- TTCK tập trung (cịn gọi là TTCK chính thức), ở đó việc giao dịch chứng
khốn được thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán (tại sàn giao dịch), các lệnh
được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành
nên giá giao dịch.
- TTCK phi tập trung hay còn gọi là thị trường OTC (The over - the counter) là loại TTCK “bậc cao”, ở đó việc giao dịch chứng khốn được thực hiện
thông qua hệ thống Computer nối mạng giữa các thành viên của thị trường. Giá cả
trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.
- TTCK tự do là thị trường mà hoạt động giao dịch chứng khoán được thực
hiện tự do, phân tán, không qua Sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC.
Sơ đồ 1.2: Các loại thị trường chứng khoán.


19

1.1.4- Hàng hoá của thị trường chứng khoán.

Hàng hoá giao dịch ở TTCK là các chứng khốn có giá, các chứng khốn
có thể ở hình thức chứng chỉ hoặc bút tốn ghi sổ, đều có 3 thuộc tính là tính sinh
lời, tính rủi ro, và tính thanh khoản. Có 3 loại chứng khoán trên TTCK là trái
phiếu, cổ phiếu và chứng khoán phái sinh.

1.1.4.1- Cổ phiếu (Chứng khoán vốn).
Là loại chứng khốn xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu cổ phiếu đối với thu nhập và tài sản của một công ty cổ phần.
Cổ phiếu có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hoặc bút toán
ghi sổ. Cổ phiếu thể hiện quan hệ đồng sở hữu giữa người phát hành (công ty cổ
phần) và người đầu tư. Khi cần huy động vốn, công ty cổ phần phát hành cổ phiếu
là chấp nhận chia sẻ quyền sở hữu công ty giữa những người mua cổ phiếu, tức là
các cổ đồng, là người góp vốn cho cơng ty. Với tư cách là người chủ sở hữu một
phần công ty, cổ đông được hưởng các quyền đối với công ty tương ứng với tỷ lệ
cổ phiếu nắm giữ (tức là tỷ lệ góp vốn trong công ty); đồng thời khi công ty làm
ăn thất bại cổ đơng phải gánh chịu thiệt hại.
Có nhiều loại cổ phiếu theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo tính chất của
các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đơng, cổ phiếu có 2 loại cơ bản sau:
cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
- Cô phiếu thường: Là loại cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu và các quyền
lợi khác của cổ đông đối với công ty. Nếu một công ty chỉ được phép phát hành
một loại cổ phiếu, nó sẽ phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu thường mang lại
những quyền sau cho cổ đông: quyền hưởng cổ tức, quyền mua cổ phiếu mới,
quyền chuyển nhượng, quyền bỏ phiếu.
- Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu xác nhận quyền ưu tiên của cổ đông
trong công ty cổ phần, cổ phiếu ưu đãi thường không cho cổ đông quyền bỏ
phiếu, song lại ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá.
Trong điều kiện bình thường, cổ đơng ưu đãi sẽ nhận được lượng cổ tức cố
định theo tỷ lệ đã ấn định. Trong trường hợp cơng ty khơng có đủ lợi nhuận để trả



20

theo tỷ lệ đó, nó sẽ trả theo khả năng có thể, nhưng một khi cổ đơng ưu đãi chưa
được trả cổ tức thì cổ đơng thường cũng chưa được trả. Trong trường hợp công ty
thanh lý tài sản, cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận lại vốn trước cổ đơng thường,
sau trái chủ.

1.1.4.2- Trái phiếu (Chứng khốn nợ).
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành
(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một
khoản tiền xác định, trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hồn trả khoản
cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Trái phiếu có thể là chứng chỉ hoặc bút tốn ghi
sổ, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành đối vói người sở hữu trái
phiếu. Như vậy, bản chất trái phiếu là quan hệ tín dụng trung và dài hạn.
Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố sau:
cung cầu vốn trên thị trường tín dụng, mức độ rủi ro của mỗi nhà phát hành và
của từng đợt phát hành, thời gian đáo hạn của trái phiếu.Yếu tố cốt lõi quy định
lãi suất của từng trái phiếu là cung cầu vốn trên thị trường. Lượng cung cầu vốn
đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung
ương, mức độ thâm hụt ngân sách của Chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt
đó. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu cụ thể được
xác định theo tổng mức rủi ro của trái phiếu đó. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng
cao. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn
càng dài thì lãi suất càng cao.
Có nhiều tiêu thức phân chia trái phiếu:
- Theo tính chuyển nhượng: Trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi danh.
- Theo tổ chức phát hành: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa
phương, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu công ty.


1.1.4.3- Các công cụ phái sinh.
Công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công
cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu... nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán
rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Công cụ phái sinh gồm các loại sau:


21

- Quyên lựa chọn: Là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua
(nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất
định hàng hoá với một mức giá xác định, và trong một thời gian nhất định. Các
hàng hoá cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái
phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai.
- Quyền mua trước (rights): Là một quyền lựa chọn mua có thời hạn rất
ngắn, có khi chỉ vài tuần. Quyền này được phát hành khi các công ty tăng vốn
bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu thường. Quyền cho phép một cổ đông
mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã ấn định trong một khoảng thời gian
xác định. Loại quyền này thường được phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu
đang lưu hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới
được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành mới.
Giá cổ phiếu ghi trên quyền thường thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu.
Giá của quyền được tính bằng chênh lệch giữa giá thị trường hiện hành của cổ
phiếu đang lưu hành và giá mua cổ phần mới theo quyền, chia cho số lượng quyền
cần có để mua một cổ phần mới.
- Chứng quyền (Warrants): Là quyền cho phép mua một số cổ phần xác
định của một cổ phiếu, với một giá xác định, trong một thời hạn nhất định. Quyền
này được phát hành khi tổ chức lại các công ty, hoặc khi công ty nhằm mục đích
khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua những trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi
có những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó nhà đầu tư
có được một lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường.

- Hợp đồng kỳ hạn: Là một thoả thuận trong đó người mua và người bán
chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời
điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày ký hợp
đồng. Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hố nào, từ nơng sản, các đồng
tiền cho tói các chứng khốn.
- Hợp đồng tương lai: Là các thoả thuận mua hoặc bán một số chứng
khoán nhất định trong tương lai tại giá thoả thuận trước. Nhờ đó mà hợp đồng


22

tương lai đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn và thường
được xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh.

1.1.5- Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán.
Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể chia thành 3 nhóm sau: Các
nhà phát hành, các nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.

1.1.5.1- Nhà phát hành.
Nhà phát hành là các tổ chức pháp nhân thực hiện huy động vốn thông qua
TTCK. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán cho TTCK.
- Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành các trái phiếu Chính phủ
và trái phiếu địa phương.
- Công ty phát hành các cổ phiếu và trái phiếu cơng ty.
- Các tổ chức tài chính phát hành các cơng cụ tài chính như trái phiếu,
chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.

1.1.5.2- Nhà đầu tư.
Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư
có thể chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.

- Các nhà đầu tư cá nhân: Là những người có vốn tiết kiệm, tham gia mua
bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi
nhuận lại ln gắn với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại.
Chính vì vậy, các nhà đầu tư cá nhân ln phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù
hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình.
- Các nhà đầu tư có tổ chức: Nhà đầu tư có tổ chức hay cịn gọi là các
định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với khối lượng lớn trên thị
trường. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên
gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu
tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hố danh
mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh
nghiệm. Nhà đầu tư có tổ chức là các công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các
quỹ him trí và các quỹ bảo hiểm khác.


23

Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các cơng ty tài chính, họ
được phép kinh doanh chứng khốn, có thể sử dụng nguồn vốn của mình để đầu
tư vào chứng khốn nhằm mục đích thu lợi.
Ngồi ra, các cơng ty chứng khốn (tự doanh), các ngân hàng thương mại
cũng có thể trở thành nhà đầu tư chun nghiệp khi họ mua chứng khốn cho
chính mình.

1.1.5.3- Các tổ chức kinh doanh chứng khốn trên TTCK.
- Cơng ty Chứng khốn: Cồng ty Chứng khốn là những cơng ty hoạt
động trong lĩnh vực chứng khốn, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong sơ
nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư, tư
vấn đầu tư, lưu ký chứng khốn.
Để có thể thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty Chứng khốn phải đảm bảo

một sơ vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Các Ngân hàng Thương mại: Tại một số nước, các Ngân hàng Thương
mại có thê sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hố lợi nhuận thơng qua đầu tư
vào chứng khoán. Tuy nhiên các Ngân hàng chỉ được đầu tư vào chứng khoán
trong những giới hạn nhất định để bảo vệ Ngân hàng trước những biến động của
giá chứng khoán. Một số nước cho phép Ngân hàng Thương mại thực hiện nghiệp
vụ bảo lãnh phát hành.

1.1.5.4- Các tổ chức có liên quan đến TTCK.
- Cơ quan quản lý Nhà nước.
Cơ quan này có thể có những tên gọi khác nhau, tuỳ từng nước và được
thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với TTCK.
Tại Anh có Uỷ ban đầu tư Chứng khốn (SIB - Securities Investment
Board), Uỷ ban này là một tổ chức được thừa nhận trong đạo luật về các dịch vụ
tài chính ban hành năm 1986.
Tại Mỹ, Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán (SEC - Securities
and Exchange Commission) là một cơ quan của liên bang có tư cách pháp lý thực
hiện việc kiêm soát TTCK. Tất cả các tổ chức hoạt động trong ngành chứng


24

khoán đều phải đăng ký, báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Uỷ ban Chứng
khoán và Giao dịch chứng khốn.
Tại Hàn Quốc có Uỷ ban Chứng khốn và Giao dịch chứng khoán (SEC Securities and Exchange Commission và Ban giám sát chứng khoán (SSB Securities Supervise Board), từ năm 1998 đổi tên thành Financial Supervision
Commission, được đặt dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế tài chính. Ban giám sát
chứng khoán là cơ quan chấp hành của Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch chứng
khoán thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với TTCK.
Tại Việt Nam, UBCKNN cũng đã được thành lập theo Nghị định số 75/CP
ngày 28/11/1996 của Chính phủ. UBCKNN là một cơ quan trực thuộc Chính phủ,

thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối vói TTCK ở Việt Nam. UBCKNN có
tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, kinh phí hoạt
động do Nhà nước cấp, biên chế của Uỷ ban thuộc biên chế Nhà nước. UBCKNN
có trụ sở tại Hà Nội và có cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBCKNN được quy định trong Nghị định số
75/CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ.
Sơ đồ 1.3: Tơng quan về thị trường chứng khoán:


×