Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bệnh bọt khí nòng nọc ếch trâu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.33 KB, 2 trang )

Bệnh bọt khí nòng nọc ếch
trâu

1. Triệu chứng
- Bụng trương lên quá to làm nòng nọc bị chết.
Một số nòng nọc khác lại nuốt nhiều thức ăn dạng
bột chưa chịu ngấm ướt, đồng thời nuốt luôn một ít
nước vào trong bụng khiến thức ăn khô bị bọc nước
gây ra cảm giác khó chịu, bụng trương lên rất to, có
thể mất thăng bằng nổi lên mặt nước, bụng ngửa lên
phía trên rồi chết.
2. Nguyên nhân
- Nòng nọc ếch trâu mắc bệnh bọt khí là do nhiệt
độ không khí, nhiệt độ nước và hàm lượng Nitơ
trong nước quá cao, nước ao quá béo. Ban ngày hàm
lượng oxy trong nước quá cao đưa đến hiện tượng
oxy trong nước vượt quá ngưỡng bão hòa, còn ban
đêm lại thiếu oxy vì lượng nước tiêu thụ lớn, trong
nước không ngừng sinh ra khí bọt, ban ngày do
nhiều oxy nên nòng nọc ăn quá no, ban đêm thiếu
oxy nên tiêu hóa không tốt.
3. Bệnh tích
- Mổ khám thấy lên men thành dạ dày, ruột chứa
đầy khí, bụng trương to.
4. Phòng, điều trị bệnh
- Mùa nóng phải làm gian che mát cho ao, tranh để
nhiệt độ nước lên quá cao và thường xuyên thay
nước để đảm bảo nước đạt chất lượng tốt, không
dùng loại phân hữu cơ chưa qua xử lý lên men, khi
phân hữu cơ lên men cho thêm vôi sống 2% - 3%
tiêu diệt các sinh vật có hại, xem tình hình nước và


thời tiết để bón phân, tránh phân bị tích đọng trong
ao.
- Trước khi thả thức ăn khô xuống phải ngâm cho
thấm nước rối mới thả, không trực tiếp thả thức ăn
khô xuống ao cho nòng nọc ăn.
- Khi phát hiện thấy nòng nọc phát sinh bệnh dịch
phải thay nước, đảm bảo nước trong ao sạch, sau đó
rải một lượng vôi sống vừa phải để diệt khuẩn có
hại, đề phòng dịch bệnh loang rộng. Đối với nòng
nọc mắc bệnh đựng trong bể nước trong răcsulfat
magne 20%, sau hai ngày mới thả trở lại bể nòng
nọc. Làm như vậy hiệu quả tương đối tốt, cũng có
thể thả xuống bể dung dịch muối ăn.

×