Tổng quan về đặc điểm sinh học Cá
Đối
1. Tổng quan
Cá đối là loài rộng muối và phân bố rộng rãi ở các thuỷ
vực nước ven biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên
toàn thế giới, nó được biết đến như là một loài cá đại
chúng bởi vì chất lượng thịt và giá cả phải chăng so với
các loài cá đắt tiền khác như cá mú, cá chẽm. Cá đối còn
được coi là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở các nước
thuộc vùng Địa trung hải, Isael, Tuynisia, HongKong, Đài
loan…do lớn nhanh và dễ nuôi ghép với các loài khác.
Ngoài ra trứng cá đối còn là một món ăn quý được ưa
thích của người Trung quốc, v ì vậy chúng đã được xem
như đối tượng nghiên cứu trên nhiều lãnh vực từ thập niên
60 trở lại đây. Tuy nhiên ở Việt nam đối tượng này rất it
được chú ý đến như là một đối tượng nuôi, chúng chủ yếu
được khai thác tự nhiên ở các vùng biển và nước lợ do đó
có rất it nghiên cứu về đối tượng này.
2. Sơ lược về đặc điểm sinh học của cá đối
- Họ cá đối là một họ rất lớn trong đó có khoảng 13 loài
được coi là đối tượng trong nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên
được chú ý nhất là loài Mugil cephalus bởi vì chúng có
phân bố rất rộng, lớn nhanh và kích thước lớn khi đạt đến
trưởng thành (Pillay, 1990).
- Theo Nguyễn Khắc Hường (1993), nước ta có 13 loài cá
đối, trong đó ở Nam bộ có ít nhất 5 loài: M. cephalus, M
dussumieri (tên mới Liza subviridsis), Liza macrolepis,
Liza vaigiensisvà Valamugil cunnesius. Theo báo cáo của
Bộ Thuỷ sản (1996) ở vùng cửa sông nước ta thường gặp
từ 5-7 loài có giá trị.
- Cá đối là loài rộng muối chúng có thể sống và sinh
trưởng tốt trong môi trường nước lợ, lợ mặn và nước mặn.
Ở các vùng cận nhiệt đới, trong một nghiên cứu (Cardona,
2000) cho thấy cá giống nhỏ (<200mm) và cá giống (201-
300mm chiều dài) thường tập trung quanh năm trong môi
trường nước ngọt hoặc lợ nhạt. Đối với cá trưởng thành,
môi trường sống của chúng thay đổi tuỳ theo mùa và nó
liên quan tới quá trình di cư sinh sản, khi chúng bắt đầu
sinh sản thì thường có khuynh hướng tránh các dòng nước
ngọt. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng cho thấy có sự khác
biệt đối với các quần thể cá đối ở vùng nhiệt đới, đặc biệt
là vùng Ấn độ - Thái bình dương.
- Cá sinh trưởng kém ở vùng nước ngọt và độ mặn thấp
trong khi sinh trưởng tốt ở các vùng nước lợ, lợ mặn và
nước mặn (có thể lên tới trên 70ppt) và chúng chịu sốc độ
mặn kém nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp. Hotos và
ctv (1998) trong một thí nghiệm gây sốc độ mặn đối với
cá giống (2,6cm chiều dài thân) từ nồng độ muối ban đầu
20ppt lên các độ mặn 35 - 80ppt (5ppt cho mỗi khoảng
cách) cho thấy cá bắt đầu bị chết ở nồng độ muối trên
45ppt và chết 100% ở 70ppt. Cá đối có thể chịu đựng
được nhiệt độ dưới 10 độ C, có rất ít tài liệu đề cập đến
ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng và sinh sản của cá
đối. Đa số các nghiên cứu trên cá đối được bố trí ở nhiệt
độ 20 - 30 độ C