Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Kỹ thuật nuôi Chồn Nhung Đen sinh sản doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.71 KB, 2 trang )

Kỹ thuật nuôi Chồn Nhung Đen sinh
sản

Chồn nhung đen là loại động vật có vú, số lượng của bầy đàn phụ thuộc
vào tốc độ sinh sản cũng nhu tỷ lệ tử vong cao hay thấp, tỷ lệ chồn đực
chồn cái, số lần phát dục, mỗi lần mang thai sinh bao nhiêu chồn con, tỷ
lệ mang thai; điều kiện dinh dưỡng, nguồn thức ăn, ảnh hưởng của sự
thay đổi khí hậu, môi trường nuôi dưỡng. Khi nuôi dưỡng chồn nhung
đen phải tạo điều kiện môi trường sinh trưởng và phát dục thuận lợi,
cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, để có một đàn chồn lớn, sinh sôi
mạnh.

1. Cách phân biệt chồn đực chồn cái
Khi phân biệt chồn đực chồn cái, dùng tay trái tóm nhẹ vào gáy của
chồn nhung đen, dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào vai trái, dùng 4 ngón còn
lại tóm chặt vai phải và vùng ngực của chồn nhung đen, nhẹ nhàng xách
chồn nhung đen lên (lúc này nên tránh đè vào vùng bụng), nâng sao cho
vùng bụng hướng lên trên, sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải
nhẹ nhàng ấn vào vùng bụng có bộ phận sinh dục, quan sát hình dạng
của nó xem có dương vật hay là âm hộ. Có dương vật là con đực có âm
hộ là con cái.

2. Chọn giống
Trong quá trình xây dựng một đàn chồn mới hoặc trong quá trình người
nuôi gây giống từ đàn chồn gốc, cần phải chú ý chọn con chồn khỏe
mạnh, có nhiều ưu thế làm con giống. Đặc điểm để chọn chồn giống là:
thể hình đầy đặn, béo tốt, khỏe mạnh, xương cốt chắc chắn, cứng cáp,
toàn thân có lông một màu đen tuyền và bóng mượt, lông dày đều và
sạch sẽ, dinh dưỡng đầy đủ, cử động linh lợi, hoạt bát, vùng đầu tròn
đều, cổ ngực bụng săn chắc, tứ chi đầy đủ, có lực và không bị biến dạng;
mắt đen và sáng, không bị ghèn mắt, mũi ươn ướt, không có hiện tượng


rụng lông, hô hấp bình ổn, da mềm mại và có tính đàn hồi, không bị
bệnh ngoài da, không có bọ. Con đực khỏe mạnh, sức ăn khá tốt, khă
năng chống bệnh khá tốt, bộ phận sinh dục phát triển tốt, hai tinh hoàn
vừa to vừa cân đối với nhau,dương vật phát triển bình thường. khả năng
phối giống tốt, tính tình hiền lành, dễ thuần hóa. con cái có thể trạng
khỏe mạnh, sức ăn tốt, sức kháng bệnh cao, âm hộ phát triển bình
thường và sạch sẽ, hai vú phát triển tốt, đầu núm vú nhô hẳn ra ngoài, tỷ
lệ mang thai và sinh con thành công cao, phát triển bình thường, tính
tình hiền lành, và có nhiều sữa.

3. Phối giống
- Thời kỳ giao phối đầu tiên của chồn diễn ra khi chồn được 40 - 60
ngày tuổi đối với chồn cái và 70 - 71 ngày tuổi đối với chồn đực, thời
gian giao phối của chồn cái kéo dài 12 - 18 ngày. Để duy trì được ưu
điểm của chồn bố mẹ thì phải đợi đến khi cơ quan sinh dục của chồn
nhung đen phát triển hoàn thiện, sau khi hoàn toàn thành thục mới cho
giao phối, nếu cho giao phối quá sớm, chồn con trong quá trình sinh
trưởng sẽ có những ảnh hưởng không tốt. Thường thì chồn cái sau khi
sinh được 2 - 3 tháng; chồn đực được 3 - 4 tháng thì có thể cho giao
phối, chồn con sinh ra sẽ khỏe mạnh.
- Trong thời kỳ giao phối, chồn cái thường có nhu cầu giao phối từ 1 -
18 tiếng, trung bình là 9 tiếng đồng hồ, thường là từ 5h chiều đến 5h
sáng hôm sau, giao phối vào buổi đêm hiệu quả rất tốt. Khi sắp hết thời
gian mà con cái có nhu cầu giao phối thì thường là con cái sẽ bài tiết
trứng ra ngoài cơ thể, ngoài ra chồn cái sau khi sinh được 3 tiếng đồng
hồ sẽ động đực và có thể bài tiết ra trứng, do đó, nếu chọn đúng thời
gian này sẽ là tốt nhất, có thể nâng cao tỷ lệ thụ thai

×