Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ii khu du lịch đồ sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 123 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 4
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 4
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................. 5
5. Cấu trúc luận văn: ............................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ...................................... 7
KHU DU LỊCH BIỂN ........................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình tổ chức KTCQ khu du lịch biển trên thế giới ............. 7
1.1.1. Đảo Sentosa - Singapore : .......................................................................... 7
1.1.2. Polynésie – Pháp :....................................................................................... 9
1.1.3. Khu du lịch Phuket - Thailand: ................................................................. 10
1.2. Tổng quan tình hình tổ chức KTCQ một số khu du lịch biển tại Việt Nam 11
1.2.1 – Khu du lịch Đảo Cát Bà: ......................................................................... 11
1.2.3. Đà nẵng : ................................................................................................... 12
1.2.4 - KTCQ ven biển Nha Trang: ..................................................................... 13
1.3. Tổng quan tình hình tổ chức KTCQ của khu du lịch Đồ Sơn. ................... 14
1.3.1- Vị trí và phạm vi nghiên cứu tổ chức KTCQ. ......................................... 14
a-Vị trí của khu II Đồ Sơn:................................................................................. 14
1.3.2. Tổng quan hiện trạng tổ chức KTCQ khu II – Đồ Sơn Hải phòng ........... 17
1.3.2.1- Khu II Đồ Sơn chia làm 3 khu vực sau: ................................................ 17
1.3.2.2- Tổng quan hiện trạng tổ chức KTCQ của khu II ĐS: ............................ 17
1.3.2.3- Tổ chức KTCQ khơng gian có địa hình núi (chân, lưng, đỉnh...) : ....... 18
a./ Hiện trạng tổ chức KTCQ các công trình cơng cộng: ................................... 20
b./ Hiện trạng tổ chức KTCQ không gian đất bằng giữa các núi: ..................... 23
c./ Hiện trạng tổ chức KTCQ không gian mặt nước ven biển: ........................... 25
d./ Hiện trạng tổ chức KTCQ không gian giao thông ......................................... 26
e./ Hiện trạng tổ chức KTCQ cây xanh trong khu: ............................................. 28
f/. Hiện trạng tổ chức KTCQ các cơng trình kiến trúc trang trí nhỏ: .................. 28


1. 4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: .......................................................................... 29
CHƯƠNG 2:........................................................................................................ 32
.

1


CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TẠI KHU DU LỊCH .................................................................. 32
2.1. Các văn bản pháp quy có liên quan đến việc thiết kế, quy hoạch kiến trúc
cảnh quan trong khu du lịch: ............................................................................... 32
* Các bản đồ quy hoạch và khảo sát hiện trạng:................................................ 32
* Cơ sở pháp lý để bảo tồn, phỏt triển và khai thỏc khu II – khu du lịch Đồ sơn: . 32
2.2. Cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài .............. 33
Khái niệm kiến trúc cảnh quan: .......................................................................... 33
+ Kiến trúc cảnh quan vùng du lịch sinh thái:.................................................... 33
+ Khái niệm phát triển du lịch bền vững ............................................................ 33
+ Kiến trúc sinh thái: Xu hướng thiết kế, xây dựng các cơng trình kiến trúc trên
quan điểm bảo vệ cảnh quan môi trường. ........................................................... 33
+ Bản sắc không gian cảnh quan: Nét tinh tế làm phân biệt những không gian
cảnh quan về cơ bản giống nhau ......................................................................... 33
2.3. Những cơ sở về điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội: ................................. 34
2.3.1. Cơ sở kinh tế: ............................................................................................ 34
2.3.3. Cơ sở về Văn hoá – Xã hội: ...................................................................... 41
+ Yếu tố văn hóa, truyền thống:......................................................................... 43
2.4/. Cơ sở kỹ thuật: ............................................................................................ 43
a) Kỹ thuật kè biển: ............................................................................................. 43
b) kỹ thuật lấn biển: ............................................................................................ 44
c) Kỹ thuật xây dựng nhà trên nền đất dốc: ........................................................ 45
2.5/. Cơ sở du lịch: .............................................................................................. 47

2.5.1 - Khu ẩm thực du lịch sinh thái. ................................................................. 47
2.5.2 - Nhu cầu du lịch nghỉ mát ......................................................................... 48
a/- Khách du lịch, tham quan không lưu trú ....................................................... 48
b/- Khách du lịch có lưu trú. ............................................................................. 48
2.5.3 - Nhu cầu dịch vụ ....................................................................................... 49
2. 5.4 - Các nhu cầu dịch vụ tại khu II :.............................................................. 50
2.6. Cơ sở về quy hoạch kiến trúc: ...................................................................... 51
2.6.1 Điều kiện tự nhiên và tiềm năng của khu vực để hình thành phát triển du lịch:
............................................................................................................................. 52
2.6.2 Quy hoạch phát triển phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững: ....... 52
.

2


2.8. Các cở sở tổ chức KTCQ : ........................................................................... 56
2.8.1. Các quy luật bố cục chủ yếu ..................................................................... 56
2.8.2. Tạo hình khơng gian.................................................................................. 57
2.8.3. Các cơ sở thiết kế kiến trúc cảnh quan trong khu II của khu du lịch ĐS: .. 60
2.9. Cơ sở thẩm mỹ trong tổ chức KTCQ ........................................................... 61
2.9.1. Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan ....................................................... 61
2.9.2 Hình khối và tỉ lệ kiến trúc ......................................................................... 68
2.9.3 Chiếu sáng cảnh quan ................................................................................ 69
2.9.4. . Giải pháp bố cục cây xanh, mặt nước và các thành phần tạo cảnh khác ........a.
Giải pháp bố cục cây xanh

71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:................................................................................... 82
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CẢI TẠO KTCQ ......................................... 83

TẠI KHU II - KHU DU LỊCH ĐỒ SƠN. ........................................................... 83
3.1. Quan điểm tổ chức KTCQ khu II :............................................................... 83
3.2. Nguyên tắc tổ chức KTCQ khu II: ............................................................... 83
3.3. Phân loại hệ thống kiến trúc - cảnh quan trong khu II: ................................ 85
3.3.1. Phân vùng kiến trúc cảnh quan ................................................................. 85
3.3.2. Các thành phần kiến trúc cảnh quan: ....................................................... 86
3.4. Các giải pháp tổ chức không gian KTCQ ................................................... 86
3.4.1. Đề xuất giải pháp phân khu KTCQ khu II: .............................................. 87
3.4.2. Tổ chức không gian - tuyến và trục: ......................................................... 94
3.4.3. Đ ề xuất phương án lựa chọn chiều cao Tổ chức cơng trình kiến trúc: . 104
3.5. Một số yêu cầu về quản lý hệ thống các cơng trình kiến trúc cảnh quan trong
khu II – khu du lịch Đồ Sơn: ............................................................................. 105
3.5.1. Quy định quản lý kiến trúc cho các vùng: .............................................. 105
3.5.2. Quy định quản lý kiến trúc đối với các cơng trình: ................................ 106
3.5.3. Cây xanh và không gian trống. ............................................................... 106
3.7. Kết luận chương 3. ..................................................................................... 107
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 108
Kết luận: ............................................................................................................ 108
Khuyến nghị: ..................................................................................................... 110
PHẦN D: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... 111
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 114
.

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Khu du lịch Đồ Sơn có ưu thế nổi bật về hệ thống giao thông thuận lợi và tiềm
năng to lớn về phát triển các loại hình dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng dài ngày. Mặc dù vậy,

cảnh quan khu du lịch Đồ Sơn vẫn chưa phát huy được những tiềm năng thiên nhiên sẵn
có, chưa khai thác triệt để các lợi ích về kinh tế, sức khoẻ và môi trường cảnh quan.
Hiện nay, khu du lịch Đồ Sơn đã có một số nghiên cứu về quy hoạch, thiết kế
đô thị hay đề tài luận văn nghiên cứu về các cơng trình nhà nghỉ thấp tầng tại đây, tuy
nhiên chưa có một đề tài khoa học nào đề cập đến kiến trúc cảnh quan của khu du lịch
Đồ Sơn. Vì vậy cần phải có một nghiên cứu cụ thể về kiến trúc cảnh quan trong khu du
lịch này tương xứng với tầm vóc của nó, qua đó xác định các loại hình du lịch phù
hợp, xác định lưu lượng du khách, nhằm tạo ra môi trường tốt nhất cho con người về
tinh thần và thẩm mỹ, đồng thời cũng mang lại hiệu quả về kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a/- Làm cơ sở cho việc thiết kế cảnh quan khu du lịch
b/- Xác lập cơ sở lý luận thiết kế cảnh quan khu du lịch
- Khai thác hiệu quả quỹ đất và tài nguyên du lịch của khu vực nhằm góp phần
vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội, từng bước đa ngành Du lịch
trở thành một ngành kinh tế quan trọng của thành phố vào những thập kỷ đầu thế kỷ
XXI, xứng đáng với tiềm năng du lịch to lớn của khu vực Đồ Sơn nói riêng và của
thành phố Hải Phịng nói chung.
- Xác lập quy hoạch sử dụng đất tại từng khu vực cũng như các chỉ tiêu khống
chế về kiến trúc cảnh quan.
- Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng
với một khu du lịch cao cấp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đặc trưng cảnh quan khu du lịch biển.
- Phạm vi nghiên cứu:
Khu du lịch Đồ Sơn – Hải Phòng.
- Giới hạn nghiên cứu:
Khu II Đồ Sơn – TP. Hải Phịng.
Về mặt khơng gian : Nghiên cứu một số đề xuất, giải pháp tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan khu II – Khu du lịch Đồ Sơn – Hải Phòng.
Về mặt thời gian : Trên cơ sở các tài liệu về qui hoạch định hướng phát triển

khơng gian thành phố Hải Phịng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm
2020. Các số liệu và tài liệu thống kê, dự báo có liên quan, luận văn giới hạn phạm vi
nghiên cứu trong giai đoạn 2005 - 2020.

.

4


4. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát, thu thập, tổng hợp số liệu, kết hợp nghiên cứu thực địa.
- Thu thập tài liệu, kinh nghiệm, nghiên cứu kiến trúc cảnh quan khu du lịch biển
Việt Nam và thế giới.
- Phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan
khu du lịch biển Đồ Sơn – Hải Phòng.
5. Cấu trúc luận văn:
* Mở đầu
* Nội dung: Gồm 3 chương.
Chương 1:
Chương 2:

Tổng quan về tổ chức kiến trúc cảnh quan khu du lịch biển.
Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan khu II Đồ Sơn - Hải Phòng.

Chương 3: Một số giải pháp đề xuất tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan khu II - khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng.
* Kết luận và khuyến nghị:
* Danh mục tài liệu tham khảo:


.

* Phụ lục:
Danh mục các từ viết tắt:
- Kiến trúc cảnh quan
- Không gian kiến trúc cảnh quan

: Được viết tắt là - KTCQ
: Được viết tắt là - KG.KTCQ

- Không gian đô thị

: Được viết tắt là - KGĐT

5


.

6


PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU DU LỊCH BIỂN
1.1. Tổng quan tình hình tổ chức KTCQ khu du lịch biển trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều đơ thị du lịch ven biển chứng tỏ lợi thế và tầm vóc của
mình trong phát triển kinh tế, xã hội và trở thành biểu tượng của quốc gia hoặc mang
tầm cỡ khu vực hoặc quốc tế. Chẳng hạn như TP New York, San Diego, Seattle, Hawaii.
(Hoa Kì); Vơlađivostoc. (Liên bang Nga); Thượng Hải, Thẩm Quyến, Hồng Kông, Ma

Cao. (Trung Quốc); Cao Hùng, Đài Bắc. (Đài Loan); Tokyo.(Nhật Bản); Pattaya,
Phuket.(Thái Lan); Manila (Philippin); Singapore (đây là các nước, các tổ hợp vui chơi
giải trí chỉ là một khu vực, ví dụ như Gentting-malai, Bà nà đà nẵng, …);. ở một khía
cạnh nào đó, ngồi mối quan hệ về đường bộ, đường hàng không, các đô thị ven biển
cịn có độc quyền cơ bản về giao lưu đường thuỷ và là cửa ngõ thông thương với các Đại
dương gắn các Châu lục với nhau trong xu hướng hội nhập và tồn cầu hố.
Thực tế cho thấy, đơ thị ven biển bao gồm cả hệ thống đô thị ven bờ các Châu lục
và hệ thống các đô thị thuộc các đảo hoặc các quần đảo trên các Đại dương. Các đô thị
ven biển thường là các đô thị gắn với các lợi thế từ vị trí xây dựng đến các nguồn lợi
có từ kinh tế biển như các ngành công nghiệp đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ, hải
sản; công nghiệp, dịch vụ cảng, giao thông vận tải biển; công nghiệp dịch vụ du lịch,
nghiên cứu khoa học; bảo vệ môi trường. Đối với các nước kém phát triển muốn tạo ra
những “cú huých” nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thì cần thiết phải tạo ra
các vùng, các khu vực kinh tế trọng điểm đóng vai trị là “đầu tàu” để lơi kéo, thúc đẩy
nền kinh tế chung của địa phương cùng phát triển... Để tận dụng lợi thế về du lịch của
các vùng ven biển, nhiều nơi trên thế giới đã hình thành các tổ hợp vui chơi giải trí
nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước và sản vật địa phương.
1.1.1. Đảo Sentosa - Singapore :
Đảo Sentosa là đảo du lịch giải trí nổi tiếng Singapore, khơng chỉ có công viên
chuyên đề, các bảo tàng, nhà thủy cung, sân Gofl. mà tại đây cịn có 5 khách sạn resort
cao cấp. Singapore là quốc gia nổi tiếng về cảng, dịch vụ cảng, thương mại, nhưng các
bờ biển không đẹp lắm, phần nhiều là đất lấn biển, vì thế đầu tư một resort là rất đắt
tiền và khó khăn trong việc bảo vệ môi trường.
Rasa Sentosa Resort được quản lý bởi tập đoàn khách sạn nổi tiếng Shangrila được xây
dựng với quy mơ 459 phịng, 5 sao, một khối cơng trình duy nhất đồ sộ. Thách thức
lớn ở đây là sự tác động trực diện của luồng tàu bè qua lại liên tục, các chất thải dầu
nhớt cũng ảnh hưởng đến bãi tắm ven bờ. Hai giải pháp nổi trội được thực hiện :

.


7


- Tạo ra một tuyến đê biển bao gồm các dải đất và cồn đảo cây xanh nhiệt đới,
vừa chặn sóng, phân tách mơi trường cách ly với bãi biển ngồi vừa tạo điểm nhấn
cảnh quan độc đáo.
- Cơng trình 11 tầng được tạo khối hình vịng cung – ơm lấy vườn sinh thái nhiệt
đới ở giữa, giật cấp hai đầu tạo sự thanh thoát và ấn tượng như một con tầu nổi lên ven
bờ đảo. Tầm nhìn từ các phòng ở đều trọn vẹn đẹp như nhau! Sự bất ngờ ở chỗ, quang
cảnh tàu biển tấp nập qua lại eo biển Malaica cũng như các bồn chứa dầu khổng lồ nổi
trên mặt biển xa xa đối chọi với thiên nhiên dưới chân resort đã tạo nên một cảnh quan
đẹp đặc biệt hiếm thấy nhất là vào lúc hồng hơn khi mọi thứ bắt đầu lên đèn!
Cây xanh và việc lựa chọn hướng nhìn được sử dụng như một giải pháp KTCQ chủ
đạo để hạn chế các yếu tố bất lợi trong không gian mở
Với các khu vực chân núi, cơng trình chủ yếu là các villa xen kẽ với mật độ
thấp dưới chân núi, không làm ảnh hưởng tới cảnh quan của núi
Với các khu vực ven biển, đường bờ biển, địa hình bờ biển được nhấn mạnh và
tạo điểm nhấn nhờ các đảo cây xanh nhân tạo và dải cây xanh ven biển làm nổi rõ hình
thái đặc trưng của đường bờ, nhấn mạnh đặc điểm địa hình của khu vực
Hình thái của cơng trình kiến trúc lớn, được lựa chọn phù hợp với các nhiệm vụ tổ
chức KTCQ,
to tm
hng
nhỡn KTCQ
p v khu
cú tỏc
cỏchtrên
ly nhng
1.1. Tổng
quannhỡn,

tình hình
tổ chức
du dng
lch bin
th giớikhụng gian m
cha 1.1.1.
p, nh
hng -ti
thm m
Đảo Sentosa
Singapore
: chung ca KTCQ khụng gian khu ngh ngi gii trớ
địa hình

Nhìn từ biển, các villa xen lẫn cùng tảng đá
lớn đổ dốc từ cảnh rừng khô

Các công trình kiến trúc.

Tòa nhà hình cánh cung, giật cấp hai đầu hồi
tạo các góc nhìn và terraceđặc biệt rộng mở
cho các phòng suite cao cấp.

Mặt n-ớc

Điểm nhấn thị giác đặc biệt là các đảo nhỏ nhân tạo hết sức
xinh đẹp, vừa là điểm nhấn cảnh quan vừa có tác dụng chắn
sóng, giảm thiểu tác động từ tàu bè đối với bÃi biển dành cho
du khách bên trong.


Cây xanh

Kết hợp hài hoà giữa cây xanh và các
công trình kiến trúc một cách hài hoà

Hệ Động vật

Thiên nhiên hiện diện khắp nơi trên ảo Sentosa nhng chú kh kh v uasc chú sóc thân thiện.cá heo
hồng và những loài côn trùng quý hiếm nh- rệp mặt ng-ời, bọ que, ộng vật nhiều chân khổng lồ,

Hỡnh 1.1- Hình ảnh khu du lịch Đảo Sentosa – Singapore.

.

8


1.1.2. Polynésie – Pháp :
Polynésie thuộc Pháp là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp, nằm ở phía Nam
Thái Bình Dương là cụm đảo có dấu tích từ những núi lửa xa xưa, đúng như tên gọi
của nó, chủ nhân của nơi đây là người Polinesia sinh sống từ khoảng 300 năm trước
CN. Tahiti là khu vực đông dân nhất của nhóm đảo này và đồng thời cũng là thủ đơ
của vùng lãnh thổ, trong đó đảo Bora Bora có địa hình độc đáo nhất có diện tích
khoảng 39 km vuông, được bao bọc bởi đầm nước mặn và một rào chắn bằng đá ngầm.
Ngay trung tâm đảo còn di tích của một ngọn núi lửa đã tắt. Bora Bora là thiên đường
du lịch với những bãi cát trắng phau ngút tầm mắt, nắng ấm chan hòa và biển xanh như
ngọc. Nước biển ở đây trong vắt, nhìn thấu tận đáy, với một hệ sinh vật biển phong
phú. Dải vành đai dải đất bao bọc đảo được sở hữu cả hai loại hình bãi biển : Phía
trong là những bãi biển yên lành rất thích hợp cho xây dựng các bungalow trên mặt
nước đầm phẳng lặng; phía ngồi là những bãi biển cuộn sóng từ đại dương, rất thích

hợp với lướt ván, môn thể thao rất được ưa chuộng nơi đây.
Về cơ bản, toàn bộ cảnh quan nơi đây được giữ ngun vẹn, các cơng trình kiến
trúc chỉ có quy mơ nhỏ, mật độ thấp có tác dụng tơ điểm và nhấn mạnh thêm vẻ tĩnh
lặng đặc trưng của khu vực này
Không gian tĩnh của mặt nước được viền bởi hệ thống cây xanh ven bờ, nhấn mạnh
các hồ nước như là một điểm nhấn chính của khu vực nghỉ dưỡng này
Do đặc điểm của bãi biển được chia thành 2 phần tĩnh và động, do đó các hoạt
động chức năng cũng được tổ chức theo, tạo sự cân bằng gia cỏc nhu cu a dng
trong
hot
ngPháp
gii trớ
1.1.2.
Polynésie
: ca du khỏch
ịa hình

Mặt n-ớc

Địa hình đặc biệt - 2 loại bÃi biển của đảo
Bora Bora - Polynésie thuộc Pháp

Mặt n-ớc hồ bơi phẳng lặng giao hòa cùng mặt vịnh

Các công trình kiến trúc.

- Tất cả kiến trúc gỗ đều đ-ợc cắm cọc tạo thành
sàn trên mặt n-ớc
- Vùng biển phẳng lặng với hòn đảo nhỏ ở giữa
chỉ là nơi tập kết của resort


Đ-ợc xây dựng trên một hòn đảo riêng biệt, khu nghỉ
d-ỡng có 44 biệt thự nổi trên mặt n-ớc và nhìn ra
dÃy núi Otemanu tại Polynésie thuộc Pháp

Cây xanh

Các Bungalow hình thành cây v-ơn ra trên mặt
biển tĩnh lặng với tầm nhìn về đỉnh núi lửa hùng vĩ

H động vật biển

Hệ động vật biển đa dạng phong phú.
Phù hợp với những ai -a mạo hiển,
thích ph-u l-u.

Chng 1: Tng quan về tổ chúc kiến trúc cảnh quan khu du lịch biển.

Hình 1.2- Hình ảnh khu du lịch Polynésie – Pháp.

.

9


1.1.3. Khu du lịch Phuket - Thailand:

Đảo Phuket – Thái Lan và vùng đảo nhỏ xung quanh nổi bật như một Vịnh Ha
Long . Tồn bộ đảo Phuket có nhiều vịnh, hang động, nhiều mũi đá nhô ra biển, chia
cắt toàn đảo thành nhiều vịnh nhỏ với các bãi tắm nhỏ hẹp, thường dài từ 2-3km,

nhưng rất nổi tiếng bởi các resort như các bãi Nai Thon, BangTao, Surin và Pansea,
Kammala, PaTong, Karon, Kata, Nai Harn, Rawai.
Đa số cho thấy, những resort thành cơng là những cơng trình mọc lên một cách
hợp lý như “hơi thở”, là sự thăng hoa từ những giá trị của cảnh quan thiên nhiên, của
môi trường sinh thái, của đời sống cộng đồng và bản sắc văn hóa địa phương. Kết quả
của một q trình tìm tịi thiết kế đơi lúc sẽ cho ra đời những tác phẩm có cảm giác
như khơng thể hợp lý hơn, duyên dáng hơn và tự nhiên như chính bối cảnh vùng đất
chứa đựng cơng trình. Ngược lại, sự thành cơng của resort, tồn tại song hành sau đó sẽ
đem lại một bộ mặt cảnh quan mới, sức sống mới cho vùng đất, trong đó phải kể đến
vai trị quan trọng của các mảng cây xanh hoặc các khu rừng bảo vệ nguyên vẹn vành
đai xung quanh tạo sự kết nối tinh tế giữa khu resort với đời sống truyền thống cộng
đồng và môi trường sinh thái khu vực.
Các KTS đa số là người Thái đã rất nhuần nhuyễn trong việc thiết kế các resort
với độ dốc lớn, các lớp cơng trình chồng lên nhau, giật cấp và thuận tiện có được một
cảnh quan biển tốt cho mọi góc phịng ở. Các mép nước hồ bơi lơ lửng trên độ cao
lưng chừng đồi, du khách vừa có thể thư giãn tầm nhìn bao quát biển vừa cảm nhận
cảnh quan thiên nhiờn rng c gi nguyờn trng bao ly resort.
ịa hình

Mặt n-ớc

Phuket cú địa hình đa dạng: biển, rừng nguyên
sinh, núi, hang động

Công trình kiến trúc nằm trên mặt n-ớc hài hoà
với thiên nhiên tạo lên cho khu du lịch Phuket
một bản sắc riêng mà không đâu có.

Các công trình kiến trúc.


Các Bungalow giật cấp phân tán theo s-ờn đất
dốc Ayara Kamala resort

Royal Yatch Club Resort cã thiÕt kÕ theo d¹ng công
trình giật cấp, các phòng lùi vào theo độ dốc đồi, tạo
ra các terrace riêng t- h-ớng nhìn ra biển

Cây xanh

Cây xanh chiếm đén 65-70% diện tích đảo

H động vật biển

Vi hệ thực vật và động vật biển phong
phú, và nhiều mầu sắc.

Hỡnh 1.3- Hỡnh nh khu du lch Phuket - Thailand.

.

10


1.2. Tổng quan tình hình tổ chức KTCQ một số khu du lịch biển tại Việt Nam
1.2.1 – Khu du lịch Đảo Cát Bà:
Là đảo trung tâm của cụm đảo Cát Hải, có diện tích rộng trên 100km2 là cầu nối
quan trọng giữa đất liền với các đảo ven bờ Đơng - Bắc Bắc Bộ. Đảo Cát Bà có tiềm năng
du lịch rất đa dạng và phong phú. Vườn quốc gia Cát Bà rộng 600 ha với hệ sinh thái rừng
nhiệt đới nguyên sinh, nhiều loài động thực vật quý hiếm. Quanh đảo có nhiều bói biển
đẹp như Dương Gianh, Cát Cị, Cát Dứa, nhiều bãi san hơ rộng lớn cho du lịch thám hiểm

như Vạn Hà, Áng Thảm. Cát Bà là một điểm cư trú lâu đời của người Việt cổ được biết
qua các di chỉ khảo cổ học thuộc kỳ đồ đá mới, di chỉ văn hoá Hạ Long.
Tuy là đảo nhưng ở đây rất phát triển, đường xá rộng rãi, sạch đẹp; nhà cửa
đông đúc và sang trọng. Đây là khu trung tâm, có rất nhiều nhà v khỏch sn
phc
chodudu
1.2.1v
Khu
lchkhỏch.
Đảo Cát Bà:
địa hình

Cây xanh

Mặt n-ớc

Cát Bà có đa hình đa dạng: Biển, rng
nguyên sinh, núi, hang động.

Các công trình kiến trúc.

Công trình kiến trúc: Nhà hàng, chờ nghỉ đ-ợc xây
dựng dựa l-ng vào núi hài hoà với thiên nhiên.

Điều đặc biệt ở biển Cát Bà là d-ới chân những hòn
ảo á nhô lên từ mặt biển có khá nhiều những bÃi
tắm nhỏ. ây -ợc coi l -u thế nổi bật của du lch
biển Cát Bà.

Là nơi hội tụ giữa rừng với biển. Biển

và rừng hoà quyên vào nhau tạo nên
phong cảnh có một không hai.

Hệ Động vật

Cát Bà có tới 22 loài đ-ợc ghi trong sách đỏ Việt Nam và 6 loài đ-ợc ghi trong sách đỏ
thế giới. Trong số động vật đ-ợc ghi trong sách đỏ thế giới thì Cát Bà có voóc đầu
trắng, đây là loài động vật đặc hữu của Cát Bà..

Hỡnh 1.4- Hình ảnh khu du lịch Đảo Cát Bà.
Do vị trí tiếp cận thuận lợi nên Cát Bà là một điểm du lịch rất phát triển, nhưng dễ
thấy là thiếu kiểm soát. Phát triển tự phát nhiều hơn là theo chiến lược Kiến trúc của Cát
Bà du nhập hoàn toàn kiến trúc của đô thị đất liền, gây phản cảm cho cảnh quan kiến trúc
đảo. Việc phát triển loại hình du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng với sức chứa lớn đó là cảnh
quan bãi biển, nếu khơng đi kèm với các giải pháp bảo vệ cảnh quan mơi trường thì không
bao lâu đảo sẽ mất đi những nguồn lợi tài nguyên hiếm có này.

.

11


1.2.3. Đà nẵng :
Dải đất miền Trung, mở cửa thấy biển, quay đầu thấy núi. Nằm ở trung độ đất
nước, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam,
phía đơng giáp biển Đơng. Tiềm năng du lịch nổi trội của Đà Nẵng là du lịch biển,
nhất là sau khi Tạp chí kinh tế nổi tiếng của Mỹ Forbes bình chọn bãi biển Đà Nẵng là
một trong sáu bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh.
Biển Đà Nẵng có độ sóng nhỏ, nước êm, nước trong xanh bốn mùa, không bị ô
nhiễm. Độ mặn vào khoảng 60%, độ an tồn cao. Một số nơi có nhiều san hô, nguồn

động thực vật ven bờ và dưới bờ biển phong phú. Điều đặc biệt là hầu hết các bãi tắm
đều gần trung tâm thành phố, đường sá thuận lợi; có thể đi đến bằng nhiều loại phương
tiện khác nhau.
Nước biển ấm, ít sóng nên khách có thể tắm gần quanh năm, nhưng thích hợp nhất là
mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Hầu hết các bãi biển đều có thể phát
triển các loại hình dịch vụ phục vụ du khách như: câu cá, lướt ván, lặn, du thuyền.
- Các bãi biển của ĐN đều nằm ven đường Nguyễn tất Thành, phần bãi tắm
tương đối rộng lớn, tuy nhiên phần trên hè, không gian đi bộ tương đối hẹp do đó việc
tổ chức KTCQ nơi đây tương đối nghèo nàn. Ngoài việc trồng cây xanh lấy bóng mát,
việc tổ chức cảnh quan chưa tốt, điều đó hạn chế nhiều hoạt động giải trí ven biển
trong các giờ nắng (từ 9 – 16 h)
-Hệ thống kè biển chưa có ý tưởng tổ chức tốt, do đó cảnh quan của đường
lượn ven bờ biển khơng được nhấn mạnh, tạo ra các điểm nhấn thu hút các hot
ng gii trớ...
1.2.3. Đà Nẵng :

địa hình

Mặt n-ớc

Cây xanh

Đa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng
bằng duyên hải, vừa có đồi núi. ... Đà Nẵng
còn có một bờ biển dài với nhiền bÃi tm đẹp
nh Non N-ớcc, Mỹ Khê.

Đà Nẵng có chiều dài bờ biển 30km với những bÃii
bảên tuạêt đẹp nh- bÃi biển Lăng Cô, bÃi biển Cà
Ná, Cửa Đại. Đặc biệt, bÃi biển Đà Nẵng còn đ-ợc

tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ, Forbes chọn là một
trong 6 bÃi biển đẹp nhất thế giới..

Cây xanh đ-ợc trồng để tạo ra những cây tán
rộng, để các tán có thể đan vào nhau giúp
voọc chà vá leo trèo .

Các công trình kiến trúc.

Công trình kiến trúc: Nhà hàng, chòi nghỉ đ-ợc
xây dựng dặa l-ng vào núi hài hoà với thiên nhiên
tạo cho bÃi biển Đà NÃng lung linh huyền ảo
trong đêm

.

Hệ Động vật

Đà Nẵng đang có những hoạt động nhằm nỗ
lực bẩo vệ san hô và các hệ sinh thái tại bán
đảo Sơn Trà.

Các hoạt động trên bÃi biển

Sáng tác t-ợng cát trên bÃi biển Mỹ Khê (Nhóm sinh
viên Đà Nẵng đắp t-ợng dựa trên ý t-ởng về chủ đề
biển đảo quê h-ơng.

12



Hình 1.5- Hình ảnh khu du lịch Đà nẵng.
1.2.4 - KTCQ ven biển Nha Trang:
Được che chắn bởi 19 đảo lớn nhỏ, vịnh Nha Trang rộng chừng 500km2 khá
kín gió, khơng có sóng lớn. Cửa sơng Cái đổ ra giữa hai bãi biển hình trăng khuyết, cát
mịn mát trải dài hàng 6, 7 cây số. Dưới ánh nắng mặt trời nhiệt đới, màu xanh của
những triền núi nhấp nhô trên bờ, của các hịn đảo hồ cùng mầu biển biếc, như tôn
thêm vẻ quyến rũ của những dải cát vàng dạt dào sóng trắng. Trong vịnh Nha Trang có
gần mười đảo yến, hằng năm việc khai thác yến sào mang về hàng triệu USD cho tỉnh
Khánh Hòa. Dưới mặt vịnh Nha Trang lại có một thế giới kỳ thú khác, đó là thế giới
của 350 lồi san hơ, 190 lồi cá, các loài nhuyễn thể, giáp xác, cỏ biển...
Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hịn đảo lớn nhỏ,
trong đó Hịn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hịn Nọc chỉ
khoảng 4 ha. Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng
8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình qn hàng năm là 26độC; nóng
nhất 29 Độ C, lạnh nhất 14,4 độC. Hòn Chồng-Hòn Vợ : là những quần thể đá lớn với
đủ loại hình thù, xếp chồng lên nhau chạy từ bờ cao xuống biển
Ngoài ra trong vịnh còn rất nhiều danh lam thắng cảnh khác.Chạy dọc theo các đảo là
bờ biển Nha Trang dài khoảng 7km, trải dài từ xóm Cồn đến cảng Cầu Đá. Là những
bãi tắm lý tưởng ấy là bãi tắm nằm trên đoạn đường Trần Phú. Đó là một con đường
rất đẹp nằm lượn theo bờ biển với rất nhiều ngôi biệt thự xinh xắn, những khách sạn
cao cấp, nhà hàng sang trọng nối liền nhau. Xen vào đó là một hệ thống dịch vụ gồm
bưu điện, nhà bảo tàng, thư viện, câu lạc bộ, các cửa hàng bán đồ lưu niệm
Tuy nhiên, Nha Trang vẫn là đô thị được qui hoạch cải tạo, xây dựng và phát
triển trên cái nền của một đơ thị có từ đầu thế kỉ XX. Một trong những ấn tượng khiến
du khách “ngỡ ngàng” khi tới Nha Trang là những toà nhà “chọc trời” liên tiếp gắn vào
nhau như bức tường thành dọc theo đường Trần Phú và tất nhiên, mơ hình khai thác
thế mạnh của biển bị chia cắt, cách biệt bởi một tuyến đường đơ thị (có mặt cắt rộng
như đường Trần Phú) chạy qua giữa một bên là các cơng trình kiến trúc như khách sạn,
nhà hàng. và phía bên kia là bãi tắm biển đã tỏ ra có nhiều hạn chế trong khai thác,

quản lí. Đặc biệt có rất nhiều hạn chế trong chất lượng tổ chức không gian, nhất là
không gian với chức năng du lịch, nghỉ dưỡng.
Phơi mình trên những tảng đá lớn –Evason Hide away Ninh Vân Resort Nha Trang:
Vị trí địa lý đặc biệt của khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp là sự độc lập hoàn
toàn không kết nối giao thông đường bộ tại mũi bán đảo Ninh Vân, nhìn ra vịnh Nha
Phu rộng lớn hướng về thành phố Nha Trang, hướng tiếp cận duy nhất đến đây bằng
thuyền bởi tồn bộ khn viên resort dựa lưng vào sườn núi với rừng nguyên sinh bao

.

13


quanh. Quần thể gồm 54 villa độc lập, đều có hồ bơi riêng được bố trí ăn ý với địa
hình thiên nhiên. Độc đáo và thú vị khi các tảng đá lớn là cảm hứng cho việc thiết kế
các không gian nghỉ dưỡng thư giãn hoàn toàn thuộc về thiên nhiên. Tất cả các căn
phịng đều được thiết kế nhìn ra vịnh biển riêng hưởng thụ vẻ đẹp của cát trắng hiền
hòa và biển xanh biếc đặc trưng vùng Nha Trang.
Sự bố trí tổng mặt bằng quy hoạch rất thơng minh và cá tính: Khu trung tâm
đón tiếp và cầu tầu nằm ở vị trí trung tâm vịnh, hai cánh 2 bên là 34 căn beach villa;
hai đầu núi đá nhơ ra biển kết thúc vịnh là nơi bố trí các villa cao cấp hơn với thiết kế
ngẫu hứng tại chỗ dựa vào địa thế từng phiến đá (Hill Top Villa và Rock Villa), hồ bơi
riêng được tạo dạng ẩn mình trên sàn gỗ ăn thẳng vào từng phiến đá lớn. Khu Spa lại
được bố trí lùi sâu bên trong vo rng, trờn trin nỳi cao.
1.2.4 - Nha Trang:

địa hình

Đ-ợc che chắn bởi 19 đảo lớn nhỏ, vnh Nha
Trang rng chng 500km2 khá lớn gió không

có sóng lớn. Cửa sông Cái đổ ra giữa hai bÃi
biển hình trăng khuyết. ...

Các công trình kiến trúc.

Evason Hide away Ninh Vân Resort Nha
Trang Đây là ví dụ tốt cho việc tổ chức các
công trình kiến trúc dựa vào địa hình

Mặt n-ớc

Bầu trời Nha Trang hầu nh- quanh năm xanh
ngắt không khác gì bầu trời địa Trung Hải, vì thế
đà từ lâu Nha Trang đ-ợc vớ nh- một địa Trung
Hải của Việt Nam, thành phố của nắng và gió

Hệ Động vật

Cây xanh

Cây xanh trên bÃi biển chiếm tỷ lệ cao kết hợp với
làn n-ớc trong xanh và bÃi cát dài trắng mn

Các hoạt động trên bÃi biển
BÃi biển này rất lý t-ởng cho các du khách yêu thích
các môn bơi lội và các hoạt động thể thao khác.

Có nhiều loài cá lạ nh- cá mao tiên lửa, cá bò hỏa tiễn, cá ngựa xanh, cá mặt quỉ, cá mó, mao tiên, cá
hồng lang (ảnh)... Việc liên tục bổ sung đa dạng các loài sinh vật mới đà thu hút khá đông du khách,
sinh viên học sinh tới bảo tàng tham quan và nghiên cứu.


Hỡnh 1.6- Hình ảnh khu du lịch ven biển Nha Trang.
1.3. Tổng quan tình hình tổ chức KTCQ của khu du lịch Đồ Sơn.
1.3.1- Vị trí và phạm vi nghiên cứu tổ chức KTCQ.
a-Vị trí của khu II Đồ Sơn:
Cách Hải Phòng 22 Km, là 1 trong 3 khu của khu du lịch Đồ Sơn thuộc địa giới
hành chính của phường Vạn Hương, thị xã Đồ Sơn.
Hình 1.7 - VÞ trÝ khu du
lịch Đồ Sơn

.

14


Hình 1.8 - Mặt bằng tổng thể khu du lịch Đồ Sơn
b -Phạm vi nghiên cứu:
Khu II Khu du lịch nghỉ mát Đồ Sơn đã được xác định trong Quy hoạch chi tiết 1/2000
thị xã Đồ Sơn như sau:
+ Phía Đơng và phía Tây giáp biển Đơng.
+Phía Bắc giáp núi Bà Di (khu I Đồ Sơn).
+Phía Nam giáp núi Đầu Nở (khu II Đồ Sơn).
Tổng diện tích khu vực nghiên cứu là 201 ha, thuộc địa giới hành chính của phường
Vạn Hương - Thị xã Đồ Sơn.
Các yếu tố tự nhiên
- Địa hình:
Khu II Đồ Sơn chia làm 3 khu vực sau:
Khu vực 1: Địa hình đồi núi (gồm 06 quả đồi có độ cao từ 24  66m.)
Khu vực 2: Địa hình bằng phẳng, cao độ trung bình 6 - 7m.
Khu vực 3: Bờ biển (giáp ranh giữa đất bằng hoặc chân núi với mặt nước) gồm bãi cát

phẳng (bãi tắm) và các bãi đá, đất bùn, bị ngập nước theo thuỷ triều.
- Khí hậu
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình 21,60C.
+ Nhiệt độ cao nhất 35,00C.
+ Nhiệt độ thấp nhất 6,50C.
- Gió:
+ Hướng gió: Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8), hướng gió chủ đạo Đơng và
Đơng Nam, mùa đông (từ tháng 9 đến thnág 4, hướng Đông và Đông Bắc.

.

15


+ Vận tốc gió trung bình 3,5m/s, lớn nhất 45 - 50m/s.
- Mưa:
+ Lượng mưa trung bình mùa khơ (từ tháng 11 đến tháng 4): 262,1mm
+ Lượng mưa trung bình mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) 1478,4mm.

.

- Thủy văn:
- Mực nước cao nhất +4,44m (vào thời điểm năm 1970 lịch triều 30 năm.
- Mực nước thấp nhất +0,6m.
- Thuỷ triều : theo chế độ nhật triều thuần nhất.
- Địa chất cơng trình:
Trong khu vực nghiên cứu, loại đất cát pha phân bố khá phổ biến. Chủ yếu là đất cát
pha ven chân đồi có đá mồ cơi tạo lực trượt lớn làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực
của cơng trình có tải trọng tĩnh lớn. Các cơng trình xây dựng ở đây có phần móng đều

nằm chủ yếu trên tầng đất này, có cường độ chịu tải 0,9 kg/cm2 - 1,2kg/cm2.
- Địa chất thuỷ văn
Nước ngầm trong khu vực nghiên cứu nằm tản mạn trong cát và dưới đá cuội độ
khoan sâu 9 - 10m.
- Cảnh quan
- Khu II có ba khu vực cảnh quan chính: Cảnh quan núi, đất bằng và bờ biển.
Đặc điểm như sau:
- Cảnh quan khu vự đất bằng phẳng hoặc hơi trũng (nằm giữa các núi và tiếp
giáp với dải đất ven biển nơi có địa hình bằng phằng, độ dốc nhỏ, thuận lợi cho xây
dựng cơng trình), khu vực này rộng 65ha.
Đồ Sơn là trung tâm dịch vụ, du lịch, văn hóa, nghỉ mát trong nước và quốc tế,
đánh bắt cá biển, ni trồng thủy sản, làm muối, vị trí chiến lược về an ninh, quốc
phòng. Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính:
+ Khu 1 nằm ngay đầu thị trấn Đồ Sơn, có chức năng là khu du lịch nghỉ mát
ven bờ, bao gồm khu sân bay và khu II cũ. Đây là khu vực hầu như đã phát triển, xa
bờ, liền với các khu ở của đô thị. Bãi tắm ở đây hiện tại không sử dụng để tắm được do
nước đục, bãi cát nhiều vỏ sò hến. Chủ yếu phát triển về du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi
giải trí, ẩm thực.
+ Khu 2 là điểm du lịch lâu đời, do đó lượng khách đến đơng vào mùa hè, đặc
biệt là khách nghỉ cuối ngày. Đây khu bãi tắm chính, khu vực này tập trung nhiều nhà
nghỉ, khách sạn có quy mơ. Địa hình phong phú, phong cảnh thiên nhiên rất đẹp (nhất
trong toàn vùng).

.

16


+ Khu 3 yên tĩnh và kín đáo, là khu vui chơi giải trí cao cấp có Casino Đồ Sơn, Đồ
Sơn resort.Khu III có diện tích 88,81 ha có chức năng là khu nghỉ mát bán đảo và đảo. Đây

là khu vực các hoạt động du lịch nghỉ ngơi giải trí cao cấp gắn liền với biển và núi.
Bên cạnh đó, quy hoạch chi tiết xây dựng thị xã Đồ Sơn bước đầu cũng xác
định quỹ đất hiện tại dành cho phát triển du lịch: Khu 1: 123 ha, khu 2: 130 ha, khu 3:
gần 89 ha.
Ranh giới khu vực nghiên cứu là ranh giới của khu du lịch nghỉ mát có diện tích là 597
ha được giới hạn như sau:
- Tồn bộ phần phía Đơng giáp biển
- Phía Nam và Tây Nam, phần Đông Cống Họng giáp biển.
- Phần Tây cống Họng ranh giới quy hoạch là phần đất dân dụng thuộc xã
Bàng La. Phía Bắc, Đơng Bắc của đường 14 giáp với khu vực dự kiến khu vui chơi,
giải trí kết hợp sân Golf. Phía Tây Nam của đường 14 ranh giới quy hoạch là phần đất
dân dụng thuộc xã Bàng La.
Toàn bộ khu vực quy hoạch nằm trong phạm vi của 4 phường : Ngọc Hải, Ngọc
Xuyên, Vạn Sơn, Vạn Hương và xã Bàng La.
1.3.2. Tổng quan hiện trạng tổ chức KTCQ khu II – Đồ Sơn Hải phòng
1.3.2.1- Khu II Đồ Sơn chia làm 3 khu vực sau:
- Khu vực 1 đồi núi (Vùng B) : gồm 06 quả đồi có độ cao từ 24  66m.
- Khu vực địa hình bằng phẳng (Vùng C) : cao độ trung bình 6 - 7m.
- Khu vực bờ biển (Vùng A) : giáp ranh giữa đất bằng hoặc chân núi với mặt
nước gồm bãi cát phẳng (bãi tắm) và các bãi đá, đất bùn, bị ngập nước theo thuỷ triều.
1.3.2.2- Tổng quan hiện trạng tổ chức KTCQ của khu II ĐS:
Khu II có ba khu vực cảnh quan chính với đặc điểm như sau:
Khu II Khu du lịch nghỉ mát Đồ Sơn đã được xác định trong Quy hoạch chi tiết
1/2000 thị xã Đồ Sơn như sau:
- Phía Đơng và phía Tây giáp biển Đơng.
- Phía Bắc giáp núi Bà Di (khu I Đồ Sơn).
- Phía Nam giáp núi Đầu Nở (khu II Đồ Sơn).
- Tổng diện tích khu vực nghiên cứu là 201 ha, thuộc địa giới hành chính của
phường Vạn Hương - Thị xã Đồ Sơn.
- Vi trí khu II trong tổng thể Đồ Sơn nằm tại vị trí trung tâm của khu du lịch, có

các tuyến giao thuận lợi, cảnh quan núi và biển đẹp...có các bến tàu kết nối tới các khu
vực đảo khác v.v. Vị trí đẹp, thuận lợi giao thơng, sẽ thu hút khách du lịch, do đó nhu
cầu vui chơi giải trí, ngắm cảnh cao... Vị trí của khu II kết nối khu I và III, là sự

.

17


chuyển tiếp về cảnh quan hoạt động, nên tác động và khai thác tới tổ chức KTCQ của
khu II để đạt hiệu quả.
Đồ Sơn có Bến Nghiêng, tại đây tàu cao tốc đi Cát Bà chỉ mất 30 - 40 phút, có bãi đỗ
cho máy bay trực thăng, có Suối Rồng, Đình Ngọc, Tháp Tường Long thời nhà Lý
(xây năm 1058, đến năm Gia Long thứ 3 - 1864 bị phá). Có quả chng đúc từ thời
Trần (1296) của chùa Vân Bản, đã 2 lần nằm dới đáy biển rồi lại được tìm thấy (hiện
đang lưu giữ ở Bảo tàng thành phố).
- Cảnh quan khu vực đất bằng phằng hoặc hơi trũng (nằm giữa các núi và tiếp
giáp với dải đất ven biển nơi có địa hình bằng phằng, độ dốc nhỏ, thuận lợi cho xây
dựng cơng trình), khu vực này rộng 65ha bao gồm các hạng mục cơng trình.

H×nh 1.9 - Bản đồ hiện trạng KTCQ khu II
*/. Khu II có ba khu vực cảnh quan chính: Cảnh quan núi, đất bằng và bờ biển.
Đặc điểm như sau:
1.3.2.3- Tổ chức KTCQ khơng gian có địa hình núi (chân, lưng, đỉnh...) :
Rộng 61.24 ha gồm 6 thành phần, tính từ ngồi khu II vào:
Bảng 1.1

hiệu

Tên núi


N1

Núi Bà Di

N2

Đồi Ơng Giáp

N3

Núi Rừng Đạt - Nà Hàu

N4

Núi Vung

.

Đặc điểm
Đỉnh cao 50m, Trên núi là rừng thơng nhựa phủ kín.
Đỉnh cao 23m, có một số cơng trình nhà nghỉ xây dựng.
Đỉnh cao 63m. có diện tích thơng bao phủ lớn nhất.
Đỉnh cao 33m, (có biệt thự Bảo Đại) chủ yếu trồng
thơng.

18


N5


Núi Cô Tiên

N6

Núi Đầu Nở (Mộc Sơn)

Đỉnh cao 49m, rừng thơng bao phủ và vách dựng đứng
về phía Tây Nam.
Đỉnh cao 48,7m, trồng thông nhựa. Vách dựng đứng
hướng biển Đông.

(Riêng các núi N1, N5 và N6 chỉ có một phần thuộc phạm vi nghiên cứu.)
+ Tại khu II có một số nút cảnh quan tự nhiên quan trọng cần chú trọng kết hợp
với bố cục các cơng trình kiến trúc, đó là nút giữa N2 và N3, giữa N3 và N4, giữa N4 và
N5, giữa N5 và N6. Trong đó đặc biệt quan trong là nút giữa N2 và N3, N4 và N5.
*/. Hiện trạng tổ chức KTCQ một số đỉnh không gian chủ đạo là:
+ Tại đỉnh N3, tổ chức điểm nhấn cho tồn khu với cơng trình tháp ngắm cảnh cao
30-35m.
+ Tiếp tục duy trì cơng trình khách sạn Bảo Đại và toàn núi N4 như 1 điểm mốc
có tính lịch sử
+ Tại khu trung tâm (Đ4), mốc cơng trình kiến trúc chủ đạo là khách sạn cao
trên 26 tầng tại nút giữa N4 và N5:
+ Tại khu DASO, tổ chức cụm khách sạn cao 15 đến 24 tầng.
+ Để làm điểm nhấn và kết của tuyến không gian bãi 2 (tuyến chủ đạo) là 2
cơng trình làm điểm kết về phía Nam và phía Bắc.

Hình 1.10 - Hình ảnh khu II – khu du lịch Đồ Sơn.

.


19


Hình 1.11 - Mặt cắt Hiện trạng.

H×nh 1.12 - H×nh ¶nh khu II – khu du lÞch.
a./ Hiện trạng tổ chức KTCQ các cơng trình cơng cộng:
Tổng số có 264 cơng trình, trong đó 5% loại tốt, 15% trung bình, 80% loại kém
(phải thay thế xây dựng mới).
- Một số cơng trình có giá trị lịch sử và mỹ quan kiến trúc như Biệt thự Bảo Đại,
Biệt thự 21, các đền miếu, bến Nghiêng.
- Các cơng trình tốt có thể duy trì việc khai thác sử dụng trong giai đoạn đầu
như: KS Hải Âu, nhà hàng Biển Đông, một số biệt thự du lịch của công ty DL-KS Đồ
Sơn, nhà nghỉ T66...
H×nh 1.13 - Những cơng trình kiến trúc đẹp tại khu II Đồ Sơn.

.

20


-

.

21


.


22


H×nh 1.13 - Những cơng trình kiến trúc cịn tồn tại chất lượng kém từ thời kỳ trước

Các cơng trình tồn tại từ thời kỳ trước, chất
lượng kém cần phá bỏ

Các cơng trình tồn tại từ thời kỳ trước, chất
lượng kém cần phá bỏ

Các cơng trình xây dựng tạm bợ, chất lượng Các cơng trình xây dựng tạm bợ, chất lượng
kém cần phá bỏ
kém cần phá bỏ

Nhà vệ sinh công cộng chất lượng kém, mất mỹ Các quầy bán hàng cần qui hoạch để trả lại
quan cần phá bỏ
vẻ đẹp cho bãi biển.

b./ Hiện trạng tổ chức KTCQ không gian đất bằng giữa các núi:

.

23


Bảng 1.2
Ký hiệu


Tên

Đặc điểm

Đ1

Khu Bến Thốc

Khoảng trũng giữa N1 và N2, đã có
nhiều nhà nghỉ và đàng xây dựng tiếp

Đ2

Khu đồn Biên phịng

giữa N1,Đ1, N2 với vùng biển phía Tây

Đ3

Khu đất thuộc biệt thự
Khu đất trũng giữa N3 và vụng Thốc,
21

Đ4

Khu bãi 2

Đ5

Khu nhà nghỉ Bộ xây Dải chân núi N5 tiếp giáp biển, hình

dựng
thành do lấn biển và xén chân núi.

Đ6

Khu Bến nghiêng

Khu đất giữa N6 và biển.

Đ7

khu đảo Đaso

Dự án đang san lấp

khu giữa N3, N4 và N5, có số lượng
khách sạn và nhà hàng dày đặc nhất.

- Cảnh quan khu vực ven biển: Rộng 73.9 ha là khoảng không gian bao gồm
dải đất tiếp giáp giữa biển và đất bằng hoặc núi và phần bãi biển (bãi cát tắm được
hoặc các bãi đá, đất bùn) ngập khi thuỷ triều lên.
+ Mặt nước biển phía Đơng: Nước đục, có sóng, tầm nhìn ra được các đảo vùng
Vịnh Hạ Long.
+ Mặt nước biển phía Tây: Nước đục, lặng sóng, bị bồi lắng.

Bảng 1.3

.

24



STT

Loại đất

Diện tích (ha)

1

Đất đồi núi (đã trừ các khu xây dựng trên
núi hoặc chân núi.)

57.5

28,6

2

Mặt nước.

58,14

29

3

Đất bãi tắm.

4,6


2,3

4

Đất xây dựng cơng trình dịch vụ du lịch
(gồm cả 2 dự án Vinaconex và DASO.)

69.06

Tỉ lệ(%)

34.4

5

Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật.

7,6

3,8

6

Đất khác (cơng trình cơng cộng, tơn giáo,
đồn Biên phịng, đất ở hiện trạng.)

4,1

2.1


201

100

Tổng

Bảng 1.4
STT

Cơ quan quản lý

Diện tích
(m2)

Tỷ lệ
%

1

Đất quân đội quản lý xây dựng nhà nghỉ

113238

16,4

2

Công ty du lịch – khách sạn Đồ Sơn


79685

11,5

3

Ban Tài chính TW (Nhà nghỉ 21)

28434

4,1

4

Nhà nghỉ của các cơ quan

78470

11,4

5

Công ty du lịch Vạn Hoa (Hoa Sữa, khu
Pagodon, Đồi Tiên)

6851

6

Đất Phường Vạn Hương cho thuê


19864

2,8

7

dự án Vinaconex (khu nhà nghỉ cuối tuần)

59186

8,5

8

dự án DASO (đảo nhân tạo trên biển)

304931

44,2

690659
(69,06 ha)

100.00

Cộng

1


c./ Hiện trạng tổ chức KTCQ không gian mặt nước ven biển:
chức năng hoạt động: Rộng 73.9ha là khoảng không gian bao gồm dải đất tiếp
giáp giữa biển và đất bằng hoặc núi và phần bãi biển (bãi cát tắm được hoặc các bãi
đá, đất bùn) ngập khi thuỷ triều lên.
+ Mặt nước biển phía Đơng: Nước đục, có sóng, tầm nhìn ra được các đảo vùng Vịnh
Hạ Long.

.

25


×