Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phân tích ý nghĩa phương pháp luận từ việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Liên hệ thực tiễn địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.49 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Phân tích ý nghĩa phương pháp luận của
việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến
Nguyễn Trung Hiếu
Lớp

:

IBL64ĐH

Mã sv

:

100268

Khoa

:

Viện đào tạo quốc tế

Khóa năm

:



2023 – 2027

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

Hải Phòng - 2023


MỤC LỤC
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU..............................................................................................
1. Lời mở đầu ……………………………………………………………….
PHẦN 2 : NỘI DUNG ………………………………………………………….
2. Khái niệm về mối liên hệ ………………………………………………..
2.1. Khái niệm về liên hệ …………………………………………………
2.2. Khái niệm về mối liên hệ…………………………………………….
2.3. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến …………………………………
3. Tính chất của mối liên hệ phổ biến ……………………………………
3.1. Tính khách quan…………………………………………………….
3.2. Tính phổ biến ……………………………………………………….
3.3. Tính đa dạng phong phú ……………………………………………
4. Phân loại các mối liên hệ ………………………………………………
5. Nguyên tắc toàn diện ……………………………………………………
6. Ý nghĩa phương pháp luận……………………………………………...
6.1. Quan điểm toàn diện ………………………………………………...
6.2. Quan điểm lịch sử - cụ thể …………………………………………..
PHẦN 3 : VẬN DỤNG …………………………………………………………
7. Liên hệ thực tiễn …………………………………………………………
PHẦN 4 : LỜI KẾT ……………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………..


2


PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu
Mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật là nguyên lý cốt lõi trong hệ
thống tư tưởng của phép biện chứng duy vật. Nó được xây dựng trên cơ sở một
hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến
phản ánh hiện thực khách quan, phục vụ cho quá trình đánh giá sự tiếp diễn quy
luật sống thường nhật. Sau đây là bài phân tích ý nghĩa phương pháp luận của
việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
PHẦN 2 : NỘI DUNG
2. Khái niệm về mối liên hệ
2.1. Khái niệm liên hệ: Là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của
một trong sốchúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi; ngược lại, cô
lập (tách rời) là trạng thái củacác đối tượng, khi sự thay đổi của đối
tượng này khơng ảnh hưởng gì đến các đối tượngkhác, khơng làm chúng
thay đổi.
Ví Dụ
- Cơng cụ lao động liên hệ tới đối tượng lao động: Những thay đổi của
công cụ lao động luôn gây ra những thay đổi xác định trong đối tượng
lao động mà các cơng cụ đó tác động lên. Và ngược lại, sự biến đổi của
đối tượng lao động sẽ gây ra những biến đổi ở các công cụ lao động.
VD : Ở thời kì nguyên thủy, con người chỉ có thể săn, bắt, hái, lượm
nhưng đến khi công cụ lao động như cày, cuốc xuất hiện đã tác động
mạnh làm thay đổi đối tượng lao động là đất đai. Từ đó, con người
bắt đầu hoạt động trồng trọt để tạo ra sản phẩm nông nghiệp phục vụ
đời sống của mình. Khi đối tượng lao động bị biến đổi như đất đai
khơ cằn thì cơng cụ lao động cũng thay đổi phù hợp như xuất hiện
máy cày, máy xới để phục vụ nông nghiệp.


3


Các sinh vật đều có liên hệ với mơi trường bên ngồi: Những thay
đổi của các nhân tố vơ sinh (ánh sáng, nước, nhiệt độ, độ ẩm, khơng
khí,...) của mơi trường bên ngồi sẽ làm các sinh vật có sự thay đổi
tương ứng.
VD : Nhiệt độ cơ thể người luôn ở mức ổn định khoảng từ 36-37,5
độ C. Khi thời tiết nóng, cơ thể con người sẽ tốt mồ hơi để khi
chúng bốc hơi sẽ thu nhiệt độ từ cơ thể ra mơi trường ngồi làm cho
cơ thể cảm thấy mát hơn. Khi gặp thời tiết lạnh sẽ có hiện tượng run
người, nổi da gà, đây làphản xạ co cơ để sinh nhiệt làm cơ thể ấm
hơn.
2.2. Khái niệm mối liên hệ: Mối liên hệ là một phạm trù triêt học dùng để
chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với
nhau.
o

VD :

-

Mối liên hệ giữa cung và cầu (hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
cùng với những yêu cầu cần đáp ứng của con người có mối quan hệ
sâu sắc, chặt chẽ). Chính vì thế nên cung và cầu tác động, ảnh
hưởng lẫn nhau, từ đó tạo nên q trình vận động, phát triển không
ngừng của cung và cầu.


-

Mối liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể con người, giữa đồng hóa
và dị hóa mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,...
trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.

2.3. Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối
liên hệ, chỉ những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế
giới hay nói cách khác mối liên hệ phổ biến được dùng với hai nghĩa cở
bản đó là: dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ; dùng để chỉ sự
khái qt những mối liên hệ có tính chất phổ biến nhất.

4


Mối liên hệ phổ biến nhất là đối tượng nghiên cứu của PBC. Đó là mối
liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, nguyên nhân và kết quả,...
Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ
đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến trong phạm vi nhất định
và tồn tại cả những mối liên hệ phổ biến nhất.Toàn bộ những mối liên
hệ đặc thù và phổ biến tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và
ngược lại tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong
giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
o VD
- Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến: Khi làm kiểm tra Tốn, Lý,
Hóa, chúng taphải vận dụng kiến thức Văn học để phân tích đề bài, đánh
giá đề thi. Đồng thời, khi học các môn xã hội, chúng ta phải vận dụng tư
duy, lôgic của các môn tự nhiên.
- Mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung; nguyên nhân và kết quả; nội
dung và hình thức, lượng và chất, các mặt đối lập... => Sự vật nào chẳng

có mối liên hệ đó, những mối liên hệ đặc thù dù đa dạng, phong phú đến
đâu thì cũng chỉ nằm trong những mốiliên hệ phổ biến đó.
3. Tính chất của mối liên hệ phổ biến
3.1. Tính khách quan :
-

Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của cácmối
liên hệ, tác động trong thế giới. Giữa các sự vật, hiện tượng vật chất
với nhau, giữa các sự vật hiện tượng với các hiện tượng tinh thần và
giữa các hiện tượng tinh thần với nhau. Chúng tác động qua lại,
chuyển hoá và phụ thuộc lẫn nhau. Đây là cái vốn có của barn thân
sự vật, tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay
nhận thức của con người. Sở dĩ mối liên hệ có tính khách quan là
do thế giới vật chất có tính khách quan. Các dạng vật chất (bao gồm
5


sự vật, hiện tượng) dù có vơ vàn, vơ kể, nhưng thống nhất với nhau
ở tính vật chất. Có điểm chung ở tính vật chất tức là chúng có mối
liên hệ với nhau về mặt bản chất một cách khách quan. Con người
chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt
động thực tiễn của mình.
- VD : Mối liên hệ giữa con vật cụ thể (một cái riêng) với q trình
đồng hóa- dị hóa; biến dị - di truyền; quy luật sinh học; sinh –
trưởng thành – già – chết...-> (cái chung) -> cái vốn có của con vật
đó, tách rời khỏi mối liên hệ đó khơng cịn là con vật, con vật đó sẽ
chết... Mối liên hệ đó mang tính khách quan, con người khơng thể
sáng tạo ra được mối liên hệ đó, mà có thể nhận thức, tác động...
3.2. Tính phổ biến :
-


Mối liên hệ phổ biến cịn mang trong mình tính chất phổ biến:
Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ bất kỳ sự vật, sự
việc hay hiện tượng của đời sống xã hội nào đều có sự liên hệ, ràng
buộc với nhau. Chúng không tồn tại riêng lẻ. Trong tự nhiên, đời
sống thực tiễn xã hội, đều có rất nhiều mối liên hệ phổ biến. Chúng
tồn tại đa dạng, giữa những vai trị, vị trí khác nhau trong sự vận
động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Thực tế, mối liên hệ
qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau, ràng buộc nhau diễn ra ở
mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, các mặt, các yếu tố,
các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng. Hay nói cách khác, mối
liên hệ phổ biến diễn ra ở hầu hết các phương diện của sự vật, sự
việc trong đời sống xã hội. Ví dụ, trong bản chất của từng sự vật,
hiện tượng ln có những hình thái hoạt động chứa đựng trong
nhau. Một sự vật, sự việc bất kỳ, nó khơng bao giờ chỉ có sự tồn tại
bề nổi bên ngồi, mà nó cịn có chiều rộng, chiều sâu, sự lắng đọng,
ý nghĩa sâu xa bên trong. Các phương diện này gắn bó mật thiết,
chặt chẽ với nhau, tạo nên một hình thái sự vật, sự việc, hiện tượng

6


khách quan một cách toàn diện nhất. Cung và cầu là minh chứng cụ
thể nhất cho nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng
duy vật. Về nguyên tắc, mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ
phổ biến, tức chúng có sự ràng buộc, phụ thuộc nhất định với nhau.

-

Theo quan điểm của Lênin, cùng thực tiễn áp dụng, ta có thể thấy,

cầu tăng, cung tăng; cầu giảm, cung giảm. Nó là quy luật tất yếu
trong sự vận động phát triển của đời sống xã hội. Nó cũng là mối
liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác
nhau, có tính chất đặc thù tùy theo từng loại thị trường hàng hóa,
tùy theo thời điểm thực hiện. Vì vậy, trong thực tế, khi nghiên cứu
thị trường, các nhà đầu tư, kinh doanh không bao giờ chỉ nghiên
cứu những đặc thù riêng của hoạt động cung hay cầu, mà họ luôn
hướng tới việc phân tích những quy luật, ngun tắc chung. Có như
vậy, người ta mới thấy được bản chất của chúng, đưa ra những
phương hướng hoạt động, kinh doanh sao cho phù hợp.

-

VD : Không gian và thời gian; sự vật, hiện tượng; tự nhiên, xã hội,
tư duy đều có mối liên hệ, chẳng hạn quá khứ, hiện tại, tương lai
liên hệ chặt chẽ với nhau... ( mối liên hệ giữa mặt trời và mặt trăng
-> định luật vạn vật hấp dẫn ).

3.3. Tính đa dạng, phong phú:
-

Thế giới vật chất khách quan ln đa dạng và phong phú. Do đó,
đối với mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ
khác nhau. Thậm chí, trong bản thân một sự vật hiện tượng bất kỳ
có thể chứa đựng nhiều mối liên hệ khác nhau. Từng mối liên hệ
sẽ nắm giữa những vị trí, vai trị nhất định trong sự phát triển của
bản thân sự vật hiện tượng đó. Như vậy, mối liên hệ phổ biến
không chỉ là sự liên hệ đơn phương ở một mặt, một khía cạnh, mà
nó là sự liên kết chung về mọi mặt của đời sống xã hội. Ở từng sự
7



vật hiện tượng sẽ có sự đa dạng về mối liên hệ khác nhau. Từng
mối liên hệ sẽ nắm giữ những vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Điều
này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong quá trình vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng. Như vậy, không thể đồng nhất tính
chất và vai trị của các mối liên hệ khác nhau đối với những sự vật
nhất định, trong những điều kiện xác định.

-

VD : các loài cá, chim, thú đều có mối quan hệ với mơi trường
nước nhưng mỗi lồi lại có một mối quan hệ khác nhau với môi
trường nước .
Cá sống thường xuyên trong nước, không có nước thường xun
thì cá sẽ khơng thể sống sót được, nhưng ngược lại các lồi chim
và thú lại khơng sống trong mơi trường nước nhưng cũng cần nước
để có thể duy trì sự sống -> mỗi lồi cần nước theo một cách khác
nhau .

4. Phân loại các mối liên hệ
-

Liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài.
+ Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau
giữa các yếu tố, các bộ phận, các thuộc tính, các mặt khác nhau…
trong cùng một sự vật. Nó giữ vai trị quyết định đối với sự tồn tại,
vận động và phát triển của sự vật.
+ Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
khác nhau. Nhìn chung, nó khơng có ý nghĩa quyết định. Mối quan

hệ này thường phải thông qua mối liên hệ bên trong để phát huy
tác dụng.

-

Liên hệ bản chất và không bản chất, liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên.

8


+ Cũng có những tính chất, đặc điểm nêu trên. Ngồi ra, chúng
cịn có tính đặc thù. Chẳng hạn, cái là ngẫu nhiên khi xem xét
trong mối quan hệ này, lại là tất nhiên trong mối quan hệ khác.
- Liên hệ chủ yếu và thứ yếu & liên hệ trực tiếp và gián tiếp.
+ Cách phân loại này nói đến vai trò quyết định đối với sự vận
động, phát triển của sự vật.
-

Liên hệ bản chất và không bản chất; liên hệ cơ bản và không cơ bản.
+ Cách phân loại này nói lên thực chất của mối liên hệ là gì.

-

Liên hệ bao qt tồn bộ thế giới và liên hệ bao quát một số hoặc một
lĩnh vực.
+ Cách phân loại này vạch ra quy mô của mối liên hệ.

 Sự phân loại các mối liên hệ có tính tương đối, vì ta phải đặt mỗi sự liên
hệ vào một tình huống, mối quan hệ cụ thể.
- Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hóa cho nhau. Sự chuyển hóa

như vậy là do ta thay đổi phạm vi xem xét, phân loại hoặc do kết quả
vận động khách quan của chính sự vật, hiện tượng.
- Phép biện chứng duy vật tập trung nghiên cứu những mối liên hệ chung
nhất trong thế giới khách quan, mang tính phổ biến. Những ngành khoa
học cụ thể (tốn, lý, hóa…) nghiên cứu những kiểu liên hệ riêng biệt
trong các bộ phận khác nhau của thế giới.
 Tóm lại, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất đều tồn tại trong
mối liên hệ, quy định, chuyển hóa lẫn nhau, có tính vơ tận, khơng có sự
vật, hiện tượng nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiện tượng
khác, tạo nên sự thống nhất trong tính đa dạng của thế giới vật chất.
5. Nguyên tắc toàn diện
- Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại
với nhau; do vậy, khi xem xét đối tượng cụ thể cần tuân theo nguyên tắc
toàn diện. Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện
9


chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với
chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn như sau:
+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó
trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu
tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
Ví dụ : Khi đánh giá một sinh viên phải xem xét nhiều mặt
(thể lực, trí lực, phẩm chất, học tập, đoàn thể... ; nhiều mối
liên hệ (thầy cô, nhân viên, bạn bè, chủ nhà trọ ; gia đình...> Mối liên hệ con người với con người) , mối liên hệ với tự
nhiên, cơ sở vật chất của nhà trường... -> Giữa các mặt, mối
liên hệ đó tác động qua lại -> Phải có cái nhìn bao qt
chỉnh thể đó -> Rút ra sinh viên là người như thế nào.
+ Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt , các mối liên hệ tất
yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu

cơ nội tại , bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh
được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối
liên hệ , quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.m
Ví dụ: Khi đánh giá về cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam từ
năm 1986 đến nay, chúng taphải đánh giá toàn diện những
thành tựu (kết cấu hạ tầng, thu nhập, mức sống, giáo dục, y
tế...) cùng những hạn chế (mặt trái của những yếu tố trên,
đặc biệt là tệ nạn xã hội) -> Rút ra được thành tựu vẫn là cái
cơ bản. Trên cơ sở đó, chúng ta kết luận đổi mới là tất yếu
khách quan, phải phân tích chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới
hạn chế, nguyên nhân nào là cơ bản, chủ yếu -> Giải pháp
khắc phục yếu kém đó -> Mỗi người có niềm tin vào công
cuộc đổi mới vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội.

10


+ Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối
tượng khác và với môi trường xung quanh , kể cả các mặt của các
mối liên hệ trung gian , gián tiếp .Trong không gian, thời gian nhất
định, tức cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong
quá khứ, hiện tại và phán đốn cả tương lai của nó.mm
Ví dụ: Vẫn tiếp ví dụ trên, chúng ta khi đã chỉ ra những hạn
chế như tham ơ, tham nhũng, lãng phí; con ơng cháu cha,
ma túy, cờ bạc,... -> Chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân
dẫn đến kết quả đó -> Có cả nguyên nhân trực tiếp, gián
tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu (đời sống
kinh tế hiện tại; do quan niệm truyền thống, đặc biệt là chủ
nghĩa cá nhân, thói tham lam, ích kỷ...;hệ thống pháp luật
chưa đồng bộ, cịn kẽ hở, một số cán bộ thối hóa biến chất

tham ô, tham nhũng; công tác giáo dục, tuyên truyền; giám
sát, có lúc xử lý chưa mạnh, tính răn đe chưa cao...) -> Có
phân tích ngun nhân cơ bản, trực tiếp, chủ yếu... dẫn đến
kết quả đó -> Giải pháp phù hợp -> Tương lai những hiện
tượng tiêu cực đó mưới có thể bị xóa bỏ.
+ Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện,
một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác, hoặc chú ý
đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, khôngthấy mặt bản chất
của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (coi cái cơ bản thành
cái không cơ bản, không bản chất thành bản chất hoặc ngược lại)
và chủ nghĩa chiết trung (kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ)
dẫn đến sự nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chấtsự vật, hiện
tượng.
Ví dụ : Đánh giá một sự vật, chỉ nhìn một vài mặt, vài mối
liên hệ đã đi đến liên kết luận bản chất sự vật (Phiến diện –
11


Sai lầm), chẳng hạn đánh giá con người; biến nguyên nhân
cơ bản, chủ yếu thành thứ yếu và ngược lại (Ngụy biện – Sai
lầm), chẳng hạn kết quả học tập đạt kết quả kém đỗ lỗi cho
thầy cô, nhà trường...
6. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự
vật, hiện tượng, chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm
lịch sử – cụ thể trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
6.1. Quan điểm toàn diện
- Quán triệt quan điểm toàn diện, chúng ta phải xem xét sự vật, hiện
tượng như sau:
+ Thứ nhất , Quan điểm tồn diện địi hỏi trong nhận thức và xử lý

các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong
mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố,
giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua
lại giữa sự vật, hiện tượng đó và sự vật, hiện tượng khác.
 Tức là xem xét những mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu
tố, các tuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó.
+ Thứ hai , chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất
yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu
cơ nội tại.
 Tức là, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật,
hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác, kể cả trực tiếp và gián
tiếp.
+ Thứ ba , Cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối
tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các
mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất

12


định, tức cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong
quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.
 Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất
định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số hữu hạn những
mối liên hệ. Do đó, trí thức đạt được về sự vật, hiện tượng chỉ là tương
đối, không trọn vẹn, đầy đủ.
Ý thức được điều này sẽ giúp ta tránh được tuyệt đối hóa những tri thức
đã có, tránh xem đó là những chân lý ln luôn đúng. Để nhận thức được
sự vật, chúng ta phải nghiên cứu tất cả những mối liên hệ.
+ Thứ tư , quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện,
siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.

 Phiến diện tức là chỉ chú ý đến một hoặc một số ít những mối quan hệ.
Cũng có nghĩa là xem xét nhiều mối liên hệ nhưng đều là những mối liên
hệ khơng bản chất, thứ yếu… Đó cũng là cách cào bằng những thuộc
tính, những tính quy định trong bản thân mỗi sự vật.
Quan điểm tồn diện địi hỏi ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều
mối liên hệ đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất, cái quan trọng nhất
của sự vật, hiện tượng. Điều này không đồng nhất với cách xem xét dàn
trải, liệt kê.
Trong hoạt động thực tiễn :
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi, để cải tạo được sự vật, chúng ta
phải dùng hoạt động thực tiễn để biến đổi những mối liên hệ nội
tại của sự vật và những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với
những sự vật khác.
Để đạt được mục đích đó, ta phải sử dụng đồng bộ nhiều biện
pháp, phương tiện khác nhau để tác động nhằm làm thay đổi
những mối liên hệ tương ứng.

13


+ Quan điểm tồn diện cũng địi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ
giữ “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm”. Ví dụ
như trong thực tiễn xây dựng, triển khai chính sách Đổi Mới, Đảng
Cộng sản Việt Nam vừa coi trọng đổi mới toàn diện về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội…, vừa nhấn mạnh đổi mới kinh tế là
trọng tâm.
6.2. Quan điểm lịch sử - cụ thể
-

Quan điểm lịch sử - cụ thể: Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại

trong không – thời gian nhất định và mang dấu ấn của không –
thời gian đó. Do vậy, ta nhất thiết phải quán triệt quan điểm lịch sử
– cụ thể khi xem xét, giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra. Từ
đó đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật
phải chú ý điều kiện, hồn cảnh lịch sử - cụ thể, mơi trường cụ thể
trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Trong lịch sử triết học,
khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ chúng ta cũng xem xét
hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó. Phải xét đến
những tính chất đặc thù, xác định rõ vị trí, vai trị khác nhau của
đối tượng đó trong mối liên hệ cụ thể, trong những tình huống cụ
thể. Từ đó, chúng ta mới có được những giải pháp đúng đắn và có
hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Đồng thời, chống
lại cách đánh giá sự vật, hiện tượng một cách dàn trải, lệch lạc, coi
mọi mối liên hệ là như nhau.Phải thấy được một luận điểm khoa
học nào đó có thể đúng trong điều kiện này nhưng sẽ khơng cịn
đúng trong điều kiện khác; một nguyên tắc nào đó chỉ vận dụng
phù hợp ởnơi này, lúc này nhưng sẽ không phù hợp khi vận dụng
vào nơi khác, lúc khác.

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý
luận của nguyên tắc lịch sử - cụ thể. Nguyên tắc này có đặc trưng cơ bản là

14


muốn nắm được bản chất vừa trong điều kiện, môi trường, hồn cảnh vừa trong
q trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn của q trình đó.
PHẦN 3 : VẬN DỤNG
7. Liên hệ thực tiễn vơi học tập
Về nhận thức khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong mối

liên hệ tác động qua lại với những sự vật, hiện tượng khác và cần phải phát
hiện ra nhữngmối liên hệ giũa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính, các giai
đoạn khác nhau của bản thân sự việc. Lênin đã khẳng định: “muốn thực sự
hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt của
mối liên hệ và quan hệ của sự vật đó”. Để nhận thức đúng được sự vật, hiện
tượng cần phải xem xét nó trong mối nhu cầu thực tiễn, ứng với mỗi thời kỳ,
giai đoạn, thế hệ của con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được số lượng
hữu hạn các mối liên hệ. Vì vậy tri thức về các sự vật hiện tượng chỉ mối
liên hệ của nó mà cịn phải biết xác định phân loại tính chất, vai trị,vị trí của
mỗi loại liên hệ đối với sự phát triển của sự vật. Cần chống lại sự nhận định
sai lầm phiến diện một chiều, cũng như đánh giá ngang bằng các vị trí của
các loại về mối quan hệ. Mỗi chúng ta phải hiểu rõ những cơ sở lý luận của
mình, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý của sự phát triển, vận
dụng chúng một cách sáng tạovào hoạt động của mình. Đối với sinh viên,
ngay trong thời gian đi học, có thể vận dụng các nguyên tắc phương pháp
luận này vào việc học tập, thực hiện nhiệm vụchính trị của mình, góp phần
xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, xã hội ngày càng phồn vinh.
 Đối với chúng ta là sinh viên thì việc áp dụng trong nhận thức về vấn
đề“Tự học”:
- Hoạt động tự học của sinh viên là hoạt động tự giác, tích cực, chủ
động sáng tạo dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên nhằm chiếm
lĩnh những tri thức khoa học bằng hành động của bản thân và đạt
được mục tiêu của giáo dục và đào tạo.

15


- Hoạt động tự học là một hoạt động tìm ra ý nghĩa làm chủ kỹ xảo
nhận thức, tạo ra cầu nối nhận thức trong tình huống học tập.
- Tự học của sinh viên với tư cách là một hoạt động nên nó có đặc

điểm và cấu trúc của hoạt động nói chung.
- Hoạt động tự học mang màu sắc của hoạt động tâm lý thực hiện chủ
yếu thông qua hành động trí tuệ, thao tác tinh thần rất căng thẳng và
phức tạp.
 Nhận thức về việc “Học phải đi đôi với hành”
- Nếu như “học” không “hành”, chúng ta có thể sẽ rất giỏi lí thuyết, thế
nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vơ ích khi nó
khơng giúp gì cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Vậy
chúng ta sẽ “hành” để giúp ích cho cuộc sống. “Hành” mà không
“học”, con người chắc chắn sẽ thất bại. Tóm lại, “học đi đơi với
hành” là một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng có hiệu
quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên
có ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí
thuyết.
 Sinh viên nhận thức về những “kỹ năng” cần thiết cho bản thân
- Trong xu hướng hội nhập sinh viên cần trang bị cho bản thân những
kĩ năng cần thiết để trưởng thành và phát triển trong môi trường Đại
học cũng như cận kề xã hội. Chúng ta là những người sinh viên cần
có những cái nhìn sâu rộng, khách quan. Áp dụng các nguyên tắc của
nguyên lí phổ biến vào trong nhận thức để so sánh, nhìn nhận bản
thân bằng nhiều phương diện khác nhau, đối chiếu. Từ đó rút ra cho
bản thân những khía cạnh cịn thiếu, yếu, chưa thực sự tốt. Cũng vì
vậy mà ta có thể rút ra những bài học, kết luận, mục đích tốt hơn,
giúp ta trau dồi bản thân, kĩ năng, kiến thức phù họp với bản thân
cũng như xã hội cần có.

16


 Về cách “Đối nhân xử thế” trong trường học và cuộc sống

- Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng
xử sao cho phù hợp với từng con người. Ứng xử sao cho thông minh,
khơn khéo được ví như một “nghệ thuật”. Khơng chỉ vậy, nó cịn là
kỹ năng sống, bí quyết giúp mọi người thành công hơn trong mọi lĩnh
vực. Học hỏi những cái hay của người ta, đồng thời học cách loại bỏ
những cái dở của mình. Có như vậy, cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng,
tốt đẹp hơn rất nhiều.
PHẦN 4 : KẾT LUẬN
Nền kinh tế thế giới hiện nay đang đi theo xu hướng tồn cầu hóa,
hội nhập mở ra rất nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển, và
chúng ta đặc biệt phải biết tận dụng điều này. Đất nước Việt Nam của
chúng ta đang phát triển rất nhanh và đang đi trên con đường hội
nhập với thế giới. Sự vững mạnh của nền kinh tế Việt Nam đang
được đặt lên vai thế hệ trẻ ngày nay – những con người sẽ xây dựng
nên một nền “ kinh tế tri thức ” trong mai sau. Thông qua bài tiểu
luận này, em vận dụng những nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
những liên hệ thực tiễn của bản thân vào học tập để mong rằng chung
ta có hiểu rõ hơn về môn học và cách vận dụng của nó vào trong thực
tiễn để có thể phát triển bản thân hơn nữa cũng như có thể giúp đỡ xã
hôi, đất nước sau này.

17


Tôi xin cam đoan bài tiểu luận này là do bản thân thực hiện cùng sự
hỗ trợ, tham khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Người cam kết
Nguyễn Trung Hiếu


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 />
2 />
3 />
4 />
5 />6 Tài liệu học tập triết học Mac-lênin

19


20



×