Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

6 Kiêng Kỵ Trong Ăn Uống Với Người Cao Tuổi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.42 KB, 5 trang )

6 Kiêng Kỵ Trong Ăn Uống Với Người
Cao Tuổi

Cơ thể người cao tuổi (NCT) khác với người trẻ,
bộ máy tiêu hóa suy giảm về chức năng, khả năng
tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn giảm
nhiều, nếu ăn uống không biết kiêng kỵ sẽ phát
sinh nhiều loại bệnh tật.
1. Kiêng ăn phủ tạng của lợn
NCT khi thận đã suy, tỳ vị đã hư, khí huyết sinh hóa không đủ, cần phải có
điều tiết trong ăn uống. Các nhà y học thời xưa cho rằng NCT ăn uống ngọt
và nhạt là gốc của 5 vị, tự tác để dưỡng tạng, chủ trương cấm thịt, họ cho
rằng: "Khi thịt thắng thì làm trệ khí của ngũ cốc, khí của ngũ cốc thắng thì
làm trệ nguyên khí. Nguyên khí lưu thông thì thọ, nguyên khí trệ thì chết
non". Nội tạng của lợn tuy giá trị dinh dưỡng tương đối cao, chứa nhiều
năng lượng, nhưng hàm lượng cholesterol cũng cao. Nếu ăn nội tạng lợn
thường xuyên thì hàm lượng cholesterol trong máu quá cao, chúng sẽ lắng
đọng trên thành động mạch, gây ra xơ cứng động mạch, tăng huyết áp và các
bệnh về động mạch vành tim. Hai loại bệnh này thường là nguyên nhân quan
trọng gây tử vong cho NCT, nên điều hết sức quan trọng là khống chế lượng
mỡ động vật và các thức ăn có lượng cholesterol cao đưa vào cơ thể.
2. Kiêng ăn các thức béo
Thức ăn béo nói chung rất nhiều mỡ. Loại thức ăn này tuy giá trị dinh dưỡng
tương đối cao, nhưng vì hàm lượng mỡ rất cao, dễ làm NCT béo ra, mỡ
trong máu cao, gây ảnh hưởng chức năng tim mạch. Nếu thường xuyên ăn
quá nhiều các thức dầu mỡ ngậy béo và uống rượu mạnh, thì dễ trợ thấp,
sinh đờm và có thể gây ra dương của gan lên cao, phong của gan làm động
bên trong sinh ra chứng như đái tháo đường. Đồng thời ăn uống quá nhiều
thức dầu mỡ, đối với NCT tỳ vị đã hư suy, năng lực tiêu hóa hấp thu yếu,
còn có thể tăng thêm gánh nặng cho tỳ vị, gây ra tình trạng công năng tỳ vị
mất điều hòa, dẫn tới tiêu hóa không tốt, làm ảnh hưởng đến sự hấp thu bình


thường các thành phần dinh dưỡng trong ăn uống của NCT, bất lợi cho sức
khỏe, vì vậy NCT cần kiêng ăn quá nhiều chất béo.
3. Kiêng ăn quá cay
Các thức ăn cay như: hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, phần nhiều tính ôn nhiệt,
có tác dụng phát tán và hành khí, ăn ít thì có thể thông dương hỏa dạ dày,
thích hợp với NCT bị tháo tỏng, đau dạ dày mà tỳ vị hư hàn. Nhưng vì
chúng có tính cay, tán, ôn nhiệt, không thể ăn nhiều, ăn nhiều dễ sinh đờm
động hỏa, sinh phong, hại mắt. Mà NCT phần nhiều có biểu hiện công năng
tạng phủ suy thoái, âm dương không cân bằng, trong đó số đông là âm hư,
huyết hư, khi ăn các thức ăn cay rất dễ làm tổn thương âm và động huyết.
Nhất là đối với người âm hư, dương cao, đầu váng, mắt hoa, trong lòng
phiền nhiệt, họng khô lưỡi táo, ra mồ hôi trộm về ban đêm cần phải kiêng
dùng. Ăn quá nhiều thức cay còn có thể làm tinh thần không phấn chấn,
đúng như sách Nội kinh đã nói: "Vị mà quá cay thì gân mạch bì chùn, tinh
thần tàn lụi", "ăn quá nhiều chất cay thì gân rút mà móng khô". Điều đó nói
rõ, ăn quá nhiều vị cay có thể làm cho âm của gan và thận hư, dương của
gan lên cao, nghiêm trọng thì có thể xuất hiện các biến chứng của bệnh
phong của gan làm động bên trong, gân mạch bị thương tổn.
4. Kiêng ăn quá mặn
Nghiên cứu của các nhà y học cho rằng ăn muối có tác dụng như một chất
xúc tác làm tăng huyết áp, nếu ăn mặn quá nhiều sẽ làm tích tụ muối trong tế
bào, phá hoại bộ máy thăng bằng trong tế bào thần kinh và mạch máu, làm
cho mạch máu hẹp lại, huyết áp tăng cao. Có thống kê cho biết, những người
thích ăn mặn nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ăn uống cao hơn người bình
thường 12 lần.
5. Kiêng ăn quá nhiều chất ngọt
Các thức ngọt có tác dụng bồi bổ cơ thể, điều hòa tỳ vị, làm hòa hoãn các
chứng cấp tính và làm khỏi đau, nếu ăn uống thích hợp sẽ giúp cho sự tiêu
hóa của tỳ vị, bảo vệ tạng gan, nới lỏng can khí; nhưng vì các thức này thành
phần của nó chứa rất nhiều đường, sinh ra nhiệt lượng cũng rất cao, ăn nhiều

có hại cho sức khỏe, đặc biệt là NCT càng cần kiêng ăn uống các thức quá
ngọt. Ăn quá nhiều đồ ngọt làm cho nhiệt lượng của cơ thể tăng, nếu thường
xuyên ăn uống như vậy thì sẽ hóa nhiệt sinh hỏa, hỏa và nhiệt lại dễ tàn dịch,
dẫn tới dịch hao, nhiệt thịnh, sẽ gây ra các biến chứng như ung nhọt lở độc.
Sách Nội kinh đã nói: "Biến của cao lương, đủ sinh đinh nhọt lớn". Ý nói:
Ăn nhiều các thức vị ngọt dễ sinh các bệnh ngoại khoa như đinh nhọt lớn,
ung nhọt, ghẻ lở, nhất là công năng tuyến tụy của NCT có xu hướng giảm
sút, ăn nhiều các thức ăn ngọt dễ gây ra bệnh đái tháo đường. Nếu NCT đã
bị bệnh đái tháo đường càng phải kiêng ăn, nếu không thì các chứng ung
nhọt ghẻ lở dễ sinh ra mà khó lành.
6. Kiêng ăn quá no
Các nhà y học cho rằng tỳ vị là cơ quan "coi kho", là "bể chứa" đồ ăn thức
uống, là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hóa ra khí huyết. Tất cả mọi vật
chất làm cho cơ thể sinh trưởng phát triển đều nhờ sự cung cấp của tỳ vị.
Trong quá trình tiêu hóa thì dạ dày có tác dụng dung nạp và nhào trộn thức
ăn, còn tỳ có tác dụng tiêu hóa, hấp thu và chuyên chở các vật chất dinh
dưỡng tới toàn thân. Vì tỳ vị của NCT bắt đầu bị suy nhược, công năng giảm
sút, nếu ăn quá no thì tỳ vị không đủ sức tiêu hóa, hấp thu quá nhiều thức ăn,
những thức ăn dư thừa sẽ làm ảnh hưởng và nặng thêm sự gánh vác của tỳ
vị, làm ảnh hưởng đến công năng vốn đã suy nhược của tỳ vị, và làm cho sự
hoạt động của bản thân NCT bị ảnh hưởng. Cho nên những nhà dinh dưỡng
học thời xưa chủ trương ăn ít một chút, đừng ăn no, họ cho rằng "thà ít, đừng
nhiều thì cơ thể trừ khử được bệnh tật".
Nếu NCT ăn quá no, năng lượng đưa vào quá nhiều, làm tăng nhanh sự lão
hóa thì dễ dẫn đến nguy cơ đường và mỡ trong máu tăng cao. Thêm nữa,
mỗi bữa ăn đều quá no, làm cho huyết dịch phải tập trung vào ruột và dạ
dày, còn những cơ quan quan trọng như tim và não thì thiếu máu lâu dài, dẫn
đến tinh thần mệt mỏi, tư tưởng không thể tập trung cao độ làm giảm năng
suất làm việc. Những NCT có bệnh về động mạch vành dễ sinh ra cơn đau
thắt ngực. Vì vậy, ăn ít, ăn nhiều bữa chẳng những không gây ra béo phì mà

còn có ích cho tim. Ngược lại ăn no thường xuyên sẽ làm cho con người
chưa già đã suy, làm giảm tuổi thọ.

×