Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đề tài: “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng vào Việt Nam” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.22 KB, 47 trang )

LUẬN VĂN
Đề tài : “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu ttrực tiếp
nước ngoài ở một số nước và vận dụng vào Việt
Nam”


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Lời mở đầu
Để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế, thì vấn đề quan trọng nhất là phải cần có vốn.
Vốn có hai loại chủ yếu là vốn trong nước và vốn nước ngoài.
Đối với các nước đang phát triển, thì vấn đề thu hút vốn nước ngoài để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế là yếu tố vô cùng quan trọng và được nhiều nước quan
tâm, trong đó có nước ta.
Trong thời đại ngày nay, xu hướng hoà nhập, liên kết giữa các nước trên thế
giới ngày càng cao.Do đó trong hợp tác đầu tư quốc tế thường có nhiều nguồn
vốn khác nhau. Nhìn chung, vốn nước ngoài đầu tư vào trong nước bằng hai con
đưòng chính là đường công cộng và đường tư nhân hoặc thương mại. Hình thức
đầu tư quôc tế chủ yếu là đầu tư trực tiếp (FDI: Foreign Direct Investment); đầu
tư qua thị trường chứng khoán;cho vay của các định chế kinh tế và ngân hàng
nước ngoài (vay thương mại) và nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Trong đề án môn học này,em xin đi vào vấn đề trọng tâm là:
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước
và vận dụng vào Việt Nam
Trong quá trình thực hiện đề án nay,em đà được sự góp ý và chỉ bảo tận tình
của GS.TS Nguyễn Thành Độ. Tuy nhiên vì còn giới hạn về kiến thức cũng như
thời gian nên bài viết này của em không tránh được thiếu sót. Kính mong sự góp
ý của thầy!
Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên thực hiện: Đỗ văn Thắng

1


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

chương i:
Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI:Foreign Direct Investment)
I. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế.
1.1 Quan điểm của Lê Nin và các nhà kinh tế về FDI.
1.1.1 Quan điểm của Lê Nin về FDI
Theo Lê Nin, trong giai đoạn cạnh tranh tự do, đặc điểm của chủ nghĩa tư
bản là xuất khẩu hàng hoá, còn trong giai đoạn hiện đại là xuất khẩu tư bản. Ông
cho rằng: xuất khẩu tư bản là một đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện
đại. Do tư bản tài chính trong quá trình phát triển đà xuất hiện hiện tượng tư
bản thừa , thừa so vơí tỉ suất lợi nhuận thấp nếu phải đầu tư trong nước, còn nếu
đầu tư ra bên ngoài thì tỉ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. Theo ông: Chừng nào chủ
nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa không phải dùng để nâng
cao mức sống của quần chúng trong nước đó, vì như thế sẽ làm giảm bớt lợi
nhuận của bọn tư bản- mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản
ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước lạc hậu này, lợi nhuận
thường cao vì tư bản hÃy còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ, nguyên
liệu rẻ(1) . Xt khÈu t­ b¶n cã ¶nh h­ëng tíi ngn vèn đầu tư của các nước
xuất khẩu tư bản, nhưng lại giúp cho những tổ chức độc quyền thu được lợi
nhuận cao ở nước ngoài. Ngoài ra xuất khẩu tư bản còn bảo vệ chế độ chính trị ở
các nước nhập khẩu tư bản và ít nhiều có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế, kỹ
thuật. Nhưng thực tế nhân dân ở các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột nhiều hơn,

sự lệ thuộc về kinh tế và kỹ thuật tăng lên và từ đó sự phụ thuộc về chính trị là
khó tránh khỏi.
Lê Nin cho rằng : Việc xuất khẩu tư bản ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản và thúc đẩy hết sức nhanh sự phát triển đó trong những nước đÃ
được đầu tư . Cho nên nếu trên một mức độ nào ®ã viƯc xt khÈu cã thĨ g©y ra
mét sù ng­ng trệ nào đó trong sự phát triển của các nước xuất khẩu tư bản..(2)
1.1.2 Quan điểm của Samuelson về thu hút FDI
Samuelson cho rằng đa số các nước đang phát triĨn ®Ịu thiÕu vèn, møc thu
nhËp thÊp chØ ®đ sèng ở mức tối thiểu do đó khả năng tích luỹ vốn hạn chế. Điều
đó được thể hiện trong lý thuyết cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên
ngoài. Mặt khác ông cho rằng ,ở các nước đang phát
triển, nguồn nhân lực đang bị hạn chế bởi tuổi thọ và dân chí thấp; tài nguyên
khan hiếm; kỹ thuật lạc hậu và gặp phải trở ngại trong việc kết hợp chúng.Do
(1)

V.I.LêNin: toàn tập, Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản,Nxb tiến bộ,
Matxcơva,1980,t27,tr456.

(2)

Sđd, tr459.

2


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

vậy ở nhiều nước đang phát triển ngày càng khó khăn và tăng cái vòng luẩn
quẩn.Từ đó theo Samuelson: để phát triển kinh tế phải có cú huých từ bên

ngoài nhằm phá vỡ cái vòng luẩn quẩn . Đó là phải có đầu tư của nước ngoài
vào các nước đang phát triển.
1.1.3 Quan điểm của R.Nurke về FDI.
R.Nurke đà lấy vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói làm lý luận tạo vốn: xét
về lượng cung ,người ta thấy khả năng tiết kiệm ít ỏi, tình hình đó là do møc ®é
thu nhËp thùc tÕ thÊp, møc thu nhËp thấp phản ánh năng suất lao động thấp , đến
lượt mình năng suất lao động thấp phần lớn do tình trạng thiếu tư bản gây ra.
Thiếu tư bản lại là kết quả của khả năng tiết kiệm ít ỏi đưa lại.Và thế là cái vòng
được khép kín. Trong cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói đó, nguyên nhân cơ
bản là thiếu vốn. Do vậy, mở của cho đầu tư trực tiếp nước ngoài được ông xem
là giải pháp thực tế nhất đối với các nước đang phát triển. Theo «ng , më cưa cho
FDI cã ý nghÜa ®èi víi các nước đang phát triển có thể vươn đến những thÞ
tr­êng míi cịng nh­ khun khÝch viƯc më réng kü thuật hiện đại và những
phương pháp quản lý có hiệu quả .FDI giúp cho các nước đang phát triển tránh
được những đòi hỏi về lÃi suất chặt chẽ.
Các nước có thu nhập thấp được chuyên môn hoá sản xuất nguyên liệu và thực
phẩm xuất khẩu, được chuyên môn hoá dựa trên nguyên tắc bât di bất dịch của
lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế , dù rằng FDI trước hết cho lợi ích các
nước xuất khẩu vốn chứ không phải của các nước nhận vốn , thế nhưng mở cửa
vẫn còn hơn là đóng cửa. R.Nurke cho rằng ,FDI mang lại lợi ích chung cho cả
hai bên , dù chẳng bao giờ cân bằng tuyệt đối nhưng không thể làm khác được vì
nó là đòi hỏi tự nhiên , tất yếu của quá trình vận động thị trường
1.2 Bản chất của FDI.
Sự phát triển của đầu tư trực tíêp nước ngoài được quy đinh hoàn toàn bởi
quy luật kinh tế khách quan với những điều kiện cần và đủ chín muồi nhất định .
Sự thay đổi thái độ từ ban đầu là chống lại qua chấp nhận đến hoan
nghênh , đầu tư trực tíêp nước ngoài có thể xem là yếu tố tác động làm tạo ra
những bước thay đổi nhận thức theo hướng ngày càng đúng hơn và chủ động hơn
của con người đối với quy luật kinh tế khách quan về sự phát triển sức sản xuất
xà hội và phân công lao động xà hội đang mở ra một cach thực tế trên quy mô

quốc tế.Xu hướng này có ý nghĩa quyết định trong viêc chi phối các biểu hịên
khác nhau cuả đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Quan hệ kinh tế quốc tế đà hình thành nên các dòng lưu chuyển vốn chủ
yếu:Dòng vốn từ các nước đang phát triển đổ vào các nước đang phát triển; dòng
vốn lưu chuyển trong nội bộ các nước phat triển.Sự lưu chuyển của các dòng
vốn diễn ra dưới nhiều hinh thức như : Tài trợ phát triển chính thức (gồm viện
trợ phát triển chính thức ODA và các hình thức khác),nguồn vay tư nhân(tín
dụng từ các ngân hàng thương mại) và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mỗi nguồn
vốn có đặc điểm riêng của nó.

3


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Nguồn tài trợ phát triển chính thức là nguồn vốn do các tổ chức quốc tế,
chính phủ( hoặc cơ quan đại diện chính phủ) cung cấp. Loại vốn này có ưu điểm
là có sự ưu đÃi nhất định về lÃi suất, khối lượng cho vay lớn và thời hạn vay
tương đối dài. Để giúp các nước đang phát triển, trong loại vốn này đà giành một
lượng vốn chủ yếu cho vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, đây là nguồn vốn
có nhiều ưu đÃi, trong ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại, chiếm
khoảng 25% tổng số vốn. Tuy vậy không phải khoản ODA nào cũng dễ dàng,
nhất là loại vốn do các chính phủ cung cấp, nó thường gắn với những rằng buộc
nào đó về chính trị, kinh tế, xà hội, thậm chí cả về quân sự.
Nguồn vay tư nhân: Đây là nguồn vốn không có những rằng buộc như vốn
ODA, tuy nhiên đây là loại vèn cã thđ tơc vay rÊt kh¾t khe, møc l·i suất cao, thời
hạn trả nợ rất nghiêm ngặt.
Nhìn chung sử dụng hai loại vốn trên đều để lại cho nền kinh tế các nước
đi vay gánh nặng nợ nần một trong những yếu tố chứa đựng tiềm ẩn nguy cơ

dẫn đến khủng hoảng, nhất là khủng hoảng về tiền tệ.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại,đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại vốn
có nhiều ưu điểm hơn so với các loại vốn kể trên. Nhất là đối với các nước đang
phát triển, khi khả năng tổ chức sản xuất đạt hiệu quả còn thấp thì hiệu quả càng
rõ rệt.
Về bản chất , FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên la nhà đầu tư và một
bên khác là nước nhận đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư:
Khi quá trình tích tụ tập trung vốn đạt tới trình độ mà mảnh đất sản xuất kinh
doanh truyền thống của họ đà trở nên chật hẹp đến mức cản trở khả năng hiệu
quả của đầu tư , nơi mà ở đó nếu đầu tư vào thì họ sẽ thu được lợi nhuận như
mong muốn . Trong khi ở một số quốc gia khác lại xuất hiện nhiều lợi thế mà họ
có thể khai thác để thu lợi nhuận cao hơn nơi mà họ đang đầu tư .Có thể nói đây
chính là yếu tố cơ bản nhất thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển vốn của mình đầu tư
vào nước khác.Hay nói cách khác ,việc tìm kiếm , theo đuổi lợi nhuận cao hơn
và bảo toàn độc quyền hay lợi thế cạnh tranh là bản chất , là động cơ , là mục
tiêu cơ bản xuyên suốt của các nhà đầu tư .Đầu tư ra nước ngoài là phương thức
giải quyết có hiệu quả. Đây là loại hình mà bản thân nó rất có khả năng để thực
hiện việc kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản phẩm , chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật mà vẫn
giữ được độc quyền kỹ thuật ,dễ dàng xâm nhập thị trường nước ngoài mà không
bị cản trở bởi các rào chắn.
Khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như giá nhân công rẻ của
nước nhận đầu tưPhải nói rằng,đầu tư trực tiếp nước ngoài là lối thoát lý
tưởngtrươc súc ép xảy ra sự bùng nổ phá sảndo những mâu thuẫn tất yếu của
quá trình phat triển. Ta nói nó là lý tưởng vì chính lối thoát này đà tạo cho các
nhà đầu tư tiếp tục thu lợi và phát triển , có khi còn phát triển với tốc độ cao hơn.
Thậm chí khi nước nhận đàu tư có sự thay đổi chính s¸ch thay thÕ nhËp khÈu
sang chÝnh s¸ch h­íng sang xt khẩu thì nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục đầu tư
dưới dạng mở các chi nhánh sản xuất các bộ phận , phụ kiện để xuất khẩu trở

lại để phục vụ cho công ty mẹ , cũng như các thị trường mới Đối với các nước
4


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

đang phat triển , dưới con mắt của các nhà đầu tư , trong những năm gần đây các
nước này đà có những sự cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế , trình
độ và khả năng phát triển của người lao động, hệ thống luật pháp , dung lượng
thị trường, một số nguồn tài nguyên cũng như sự ổn định về chính trị
Những cải thiện này đà tạo sự hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầu tư . Tước
khi xảy ra khủng hoảng tài chính _tiền tệ , thế giới đánh giá Châu á , và nhất là
Đông á và Đông Nam á đang là khu vực xuất hiện nhiều nền kinh tế năng
động, nhiều tiềm năng phát triển và có sức hút đáng kể đối với các nhà đầu tư.
Tóm lại :
Thực chất cơ bản bên trong của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài bao gồm:Duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất của chủ đầu tư ( vấn
đề vốn , kỹ thuật , sản phẩm ;Khai thác các nguồn lực và xâm nhập thị trường
của các nước nhận đầu tư ; Tranh thủ lợi dụng chính sách khuyến khích của các
nước nhận đầu tư ; Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp để thực hiện các ý đồ
kinh tế (hoặc phi kinh tế ) mà các hoạt đọng khác không thực hiện được.
- Đối với các nước nhận đầu tư :
Đây là những nước đang có một số lợi thế mà nó chưa có hoặc không có điều
kiện để khai thác. Các nước nhận đầu tư thuộc loại này thường là các nước có
nguồn tài nguyên tuơng đối phong phú, có nguồn lao động dồi dào và giá nhân
công rẻ, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu công nghệ tiên tiến và ít có khả năng tổ
chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao Số này phần lớn thuộc các nước
phát triển.
- Các nước nhận đầu tư dạng khác đó là các nước phát triển, đây các nước

có tiềm lực kinh tế cao, phần lớn là những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài. Các
nước này có đặc điểm là có cơ sở hạ tầng tốt, họ đă và đang tham gia có hiệu quả
vào qúa trình phân công lao động quốc tế hoặc là thành viên của các tổ chức
kinh tế hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Họ nhận đầu tư trong mối liên kết để giữ
quyền chi phối kinh tế thế giới.
Nói chung, đối với nước tiếp nhận đầu tư, cho dù ở trình độ phát triển cao
hay thấp, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là do sự khéo léo mời chào hay do
các nhà hay do các nhà đầu tư tự tìm đến mà có , thì đầu tư nước ngoài cũng
thường có sự đóng góp nhất định đối với sự phát triển của họ. ở những mức độ
khác nhau , đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vài trò là nguồn vốn bổ sung là ®iỊu
kiƯn qut ®Þnh ( thËm chÝ qut ®Þnh) theo sù chun biÕn theo chiỊu h­íng
tÝch cùc cđa mét sè lÜnh vực sản xuất kinh doanh , hay một số ngành nghề , hoặc
là những yếu tố xúc tác làm cho các tiềm năng nội tại của nước nhận đầu tư phát
huy một cách mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.
Lịch sử phát triển trực tiếp nước ngoài cho thấy thái độ của các nước nhận
đầu tư là từ thái độ phản đối ( xem đầu tư trực tiếp nước ngoài là công cụ cướp
bóc đối với thuộc địa ) đến thái độ buộc phải chấp nhận và đến thái độ hoan
nghênh Trong điều kiện hiện nay , đầu tư trực tiếp nước ngoài được mời chào ,
khuyến khích mÃnh liệt đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Mặc dù hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận ,còn những ý kiến khác nhau về vai
trò , về mặt tích cực , tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp
5


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

nhận đầu tư . Nhưng chỉ điểm qua nhu cầu , qua trào lưu cạnh tranh thu hút cũng
đủ cho ta khẳng định rằng : đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đối với các nước
nhận đầu tư có tác dụng tích cực là chủ yếu . Đa phần các dự án đầu tư trực tíêp

nước ngoài , khi thực hiện đều đưa lại lợi ích cho nước nhận đầu tư . Đối với
nhiều nước , đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đóng vai trò là điều kiện , là cơ
hội , là cửa ngõ giúp thoát khỏi tình trạng của một nước nghèo , bước vào quỹ
đạo của sự phat triển và thưc hiện công nghiệp hoá.
Tóm lại :
Đồng vốn ( tư bản ) của các tập đoàn , các công ty xuyên quốc gia lớn
xuất ra và hoạt đọng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, nhưng hiệu quả đưa lại
thường đạt ở mức cao hơn . Quan hệ của nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư
trong hoạt đọng đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tập đoàn , các công ty xuyên
quốc gia lớn thường tồn tại đan xen giữa hợp tác và đấu tranh ở mức độ ngày
càng cao hơn
1.3. Các hình thức chủ yếu của FDI
Luật quy định có ba hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là: hợp
tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; xí nghiệp liên doanh ; và
xí nghiệp 100% vốn nước ngoài .
1.3.1. Hình thức xí nghiệp liên doanh.
Hình thức này được áp dụng phổ biến hơn, nhưng có xu hướng bớt dần về
tỉ trọng . Các nhà đầu tư nước ngoài thích áp dụng hình thức liên doanh vì :
-Thấy được ưu thế giữa hình thức xí nghiệp liên doanh so với hình thức xí
nghiệp 100% vốn nước ngoài là tranh thủ được sự hiểu biết và hỗ trợ của các đối
tác trong tất cả các khâu hình thành, thẩm định và thưc hiện dự án.
-Phạm vi , lĩnh vực và địa bàn hoạt động của xí nghiệp liên doanh rộng
hơn xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên có thể giải thích xu hướng hạn chế dần hình thức xí nghiệp
liên doanh ở Việt Nam bằng những nguyên nhân sau :
-Sau một thời gian tiếp cận với thị trường Việt Nam , các nhà đầu tư nước
ngoài , đặc biệt các nhà đầu tư Châu á đà hiểu rõ hơn về luật pháp , chính sách
và thủ tục đầu tư tại Việt Nam .
-Thực tiễn phát sinh nhiều tranh chấp trong việc quản lý điều hành mà
một phần do sự yếu kém về trình độ của người Việt Nam . Bên nước ngoài

thường góp vốn nhiều hơn nhưng không quýêt định những vấn đề chủ chốt của xí
nghiệp vì nguyên tắc nhất trí trong hội đồng quản trị.
-Khả năng tham gia liên doanh của bên Việt Nam là có hạn vì thiếu cán
bộ , thiếu vốn đóng góp .
- Nhiều trường hợp cơ quan quản lý nhà nước đà tác động quá sâu vào
quá trình sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp
6


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

1.3.2.Xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài theo hình thức này ngày càng tăng . Nguyên nhân
giảm sút tỉ trọng xí nghiệp liên doanh cũng chính là nguyên nhân tăng tỉ lệ các
xí nghiệp 100% vốn nước ngoài .Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư trước đây
đà từ chối cấp giấy phép cho nhiều dự án 100% vốn nước ngoài trong những
ngành ,lĩnh vực quan trọng hoặc có tính đặc thù như : Bưu chính viễn thông , xây
dựng kinh doanh khách sạn , văn phòng cho thuê , sản xuất xi măng , dịch vụ
xuất nhập khẩu , du
lịchTuy nhiên trong những năm gần đây , các địa phương phía Nam , đặc biệt
là các tỉnh Đồng Nai , Sông Bé, Bà Rịa _Vũng Tàu đà ủng hộ mạnh các dự án
100% vốn nước ngoài với lập luận rằng cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất
lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài có lợi hơn việc giao đất cho bên Việt Nam
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia liên doanh
1.3.3.Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hình thức này được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu
khí và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông .Hai lĩnh vực này chiếm 30% số dự
án hợp đồng hợp tác kinh doanh , nh­ng chiÕm tíi 90% tỉng vèn cam kÕt th­c
hiƯn . Phân còn lại chủ yếu thuộc về lĩnh vực công nghiệp , gia công , dịch vụ

1.3.4 Các hình thức đầu tư và phương thức tổ chức thu hút đầu tư khác .
- Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài :
Đây là hình thức tổ chức khá phổ biến trên thế giới . Theo quan điểm của các
nhà đầu tư nước ngoài , so với các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn , công
ty cổ phần có lợi thế trong việc huy động vốn ngay từ đầu của doanh nghiệp .
- Cổ phần hoá các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , việc chuển
nhượng phần góp vốn trong xí nghiệp liên doanh phải được sự chấp thuận của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền . Xí nghiệp liên doanh không được phép huy động
vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc bán lại chứng khoán . Vì vậy , một số
nhà đầu tư nước ngoài cho rằng quy định của Luật hiện hành là cứng và đề
nghị cho cổ phần hoá xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .
- Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam .
Luật đầu tư hiện hành không có quy định về hình thức chi nhánh công ty nước
ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm qua, một số ngân hàng nước
ngoài ,các công ty tài chính, thương mại quốc tế đà làm đơn xin mở chi nhánh tại
Việt Nam.
- Phương thức đổi đất lấy công trình.
Nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn xây dựng một hoặc một số dự án cơ sở hạ tầng
như cầu, đường, hoặc khu phố mới theo phương thức chìa khoá trao tay hoặc BT
( xây dựng chuyển giao). Đổi lại, Nhà nước Việt Nam sẽ dành cho nhà đầu tư
nước ngoài quyền sử dụng một diện tích đất trong một thời gian xác định để xây
dựng, kinh doanh hoặc một số dự án cụ thể.
- Hình thức thuê mua

7


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


Một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là xí nghiệp 100% vốn của
các công ty Nhật Bản đề nghị được thuê mua hoặc thuê miễn phí máy móc thiết
bị. Vì đây là vấn đề mới và máy móc thiết bị vẫn thuộc sở hữu của xí nghiệp tại
Việt Nam nên Bộ Thương mại đà không chấp nhận đề nghị miễn thuế nhập khẩu
đối với máy móc thiết bị leasing.
1.4 Đặc điểm chủ yếu của FDI
Đến nay xét về bản chất, FDI có những đặc điểm chủ yếu:
* FDI trở thành hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài.
Xét về ưu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất
lượng trong nền kinh té thế giới. Gắn trực tiếp với quá trình sản xuất trực tiếp,
tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo thành cơ sở
của sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp xuyên
quốc tế
* FDI đang và sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển
Có nhiều lý do giải thích mức độ đầu tư cao giữa các nước công nghiệp phát
triển với nhau nhưng có thể thấy được hai nguyên nhân chủ yếu sau:
-Thứ nhất, môi trường đầu tư ở các nước phát triển có độ tương hợp cao.
Môi trường này hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả môi trường công nghệ và môi
trường pháp lý.
-Thứ hai, xu hướng khu vực hoá đà thúc đẩy các nước này xâm nhập thị
trường của nhau.
Từ hai lý do đó ta có thể giải thích được xu hướng tăng lên của FDI ở
các công nghiệp mới (NICs), các nứơc ASEAN và TrungQuốc.
Ngoài ra xu hướng tự do hoá và mở cửa của nền kinh tế các nước đang phát
triển trong những năm gần đây đà góp phần đáng kể vào sự thay đổi đáng kể
dòng chảy FDI.
* Cơ cấu và phương thức FDI trở nên đa dạng hơn.
Trong những năm gần đây cơ cấu và phương thức đầu tư nước ngoài trở nên
đa dạng hơn so với trước đây. điều này liên quan đến sự hình thành hệ thống
phan công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng và sự thay đổi môi trường kinh

tế thương mại toàn cầu.
Về cơ cấu FDI, đặc biệt là FDI vào các nước công nghiệp phát triển có
những thay đổi sau:
- Vai trò và tỉ trọng của đầu tư vào các ngành có hàm lượng khoa học cao
tăng lên. Hơn 1/3 FDI tăng lên hàng năm là tập trung vào các ngành then chốt
như điện tử, chế tạo máy tính, chất dẻo, hoá chất và chế tạo máy. Trong khi đó
nhiều ngành công nghiệp truyền thống dùng nhiều vốn và lao động, FDI giảm
tuyệt đối hoặc không đầu tư .
- Tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế taọ giảm xuống trong khi FDI
vào các ngành dịch vụ tăng lên. Điều này có liên quan đến tỷ trọng khu vực vụ
trong GDP của các nứơc CECD tăng lên và hàm lượng dịch vụ trong cộng nghiệp
chế tạo. Một số lĩnh vực được ưu tiên là các dịch vụ thương mại, bào hiểm, các
dịch vụ tài chính và giải trÝ .

8


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

* Sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giưÃ FDI và ODA, thương mại và chuyển
giao công nghệ.
-FDI và thương mại có liên quan rất chặt chẽ với nhau . Thông thường, một
chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được nhằm vào mục đích tăng tiềm
năng xuất khẩu của một nước. Mặt khác, các công ty nước ngoài được lựa chọn
ngành và địa điểm đầu tư cũng dựa trên cơ sở tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm trên trường quốc tế
- FDI đang trở thành kênh quan trọng nhÊt cđa viƯc chun giao c«ng
nghƯ. Xu h­íng hiƯnu nay là FDI và chuyển giao công nghệ ngày càng gắn bó
chặt chẽ với nhau . Đây chính là hình thức có hiệu quả nhất của sự lưu chuuyển

vốn và kỹ thuật trên phạm vi quốc tế .
Nhiều nước đà đạt được thành công trong việc hấp thụ các yếu tố bên ngoài
để phát triển kinh tế trong nước là nhờ chú ý đến điều này. Hong Kong , Singapo
và Đài Loan rất tích cực khuyến khích các công ty xuyên quốc gia chuyển giao
công nghệ cùng với quá trình đầu tư.
- Sự gắn bó giữa FDI và ODA cũng là một đặ điểm nổi bật của sự lưu
chuyển các nguồn vốn , công nghệ trên phạm vi quốc tế trong những năm gần
đây. Hơn nữa xu hướng này sẽ ngày càng trở nên mạnh hơn .
1.5 Vai trò của FDI với phát triển kinh tế .
Mặc dù FDI vẫn chịu chi phèi cđa ChÝnh Phđ nh­ng FDI Ýt lƯ thc vào mối
quan hệ chính trị giữa hai bên. Mặt khác bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản
lý sản xuất , kinhh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt là trong
việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu.Do quyền lợi gắn chặt với
dự án , họ quan tâm tới hiệu quả kinh doạnh nên có thể lựa chọn công nghệ thích
hợp , nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của công nhân . Vì vậy , FDI ngày
càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở các
nước đầu tư và các nước nhận đầu tư .
- Đối với nước đầu tư :
Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản
xuất ở các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi
nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định
với giá phải chăng. Mặt khác đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh
kinh tế và nâng cao uy tín chính trị. Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất
và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường
tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
- Đối với nước nhận đầu tư.
+ Đối víi c¸c n­íc kinh tÕ ph¸t triĨn, FDI cã t¸c dụng lớn trong việc giải
quyết những khó khăn về kinh tế, xà hội như thất nghiệp và lạm phátQua FDI
các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những công ty doanh nghiệp có nguy cơ
phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo công ăn việc làm cho người

lao động. FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế
để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự

9


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi
kinh nghiệm quản lý của các nước khác.
+ Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển
kinh tế thông qua việc tao ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động,
giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này.
FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục được tình trạng thiếu vốn kéo
dài. Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính
khan hiếm được giải quyết, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình công
nghiệp hoá-hiện đại hoá. Theo sau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ mới
giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học-kỹ thuật mới. Quá trình đưa
công nghệ vào sản xuất giúp tiết kiệm được chi phí và nâng cao khả năng cạnh
tranh của các nước đang phát triển trên thị trường quốc tế.
Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xà hội hiện đại được du
nhập vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nứơc bắt kịp
phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với
phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà
doanh nghiệp giỏi. FDI giúp các nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng
hoá nước ngoài và đi kèm với nó là những hoạt động Marketing được mở rộng
không ngừng.
FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các
công ty nước ngoài. Từ đó các nước đang phát triển có nhiều khả năng hơn trong

việc huy động nguồn tài chính cho các dự án phát triển.
II. Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1 Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Lịch sử phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy thái độ của
nước tiếp nhận đầu tư từ thái độ phản đối, đến thái độ buộc phải chấp nhận, đến
thái độ hoan nghênh.
Trong điều kiện thế giới hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài được mời
chào, khun khÝch m·nh liƯt. Trªn thÕ giíi thùc chÊt diƠn ra trào lưu cạnh tranh
quyết liệt trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Sở dĩ hầu hết các nước đang phát triển có nhu cầu lớn về đầu tư trực tiếp
nước ngoài là vì những lý do sau:
- Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có khả năng giải quyết có hiệu quả
những khó khăn về vốn cho công nghiệp hoá.
Đối với các nước nghèo, vốn đuợc xem là yếu tố cơ bản,là điều kiện khởi đầu
quan trọng để thoát khỏi đói nghèo và phát triển kinh tế. Thế nhưng, đà là nước
nghèo thì khả năng tích l vèn hay huy ®éng vèn trong n­íc ®Ĩ tËp trung cho
các mục tiêu cần ưu tiên là rất khó khăn, thị trường vốn trong nước lại chưa phát
triển. Trong điều kiện của thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá, nhìn chung
các nước đang phát triển đều gặp rất nhiều khó khăn: mưc sống thấp, khẳ năng
tích luỹ thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, công nghệ kỹ thuật chưa phát triển,
mức đầu tư thấp nên kém hiệu quả, ít có điều kiện để xâm nhập, mở rộng hợp tác

10


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

kinh tế quốc tế, thiếu khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế
giới

Giải pháp của các nước đang phát triển lúc này là tìm đến với các nguồn
đầu tư quốc tế. Nhưng trong số các nguồn đầu tư quốc tế thì vốn viện trợ tuy có
được một số vốn ưu đÃi nhưng lại đi kèm với một số ràng buộc về chính trị, xÃ
hội, thậm chí cả về quân sự. Còn vốn vay thì thủ tục vừa khắt khe mà lại phải
chịu lÃi xuất cao. Nguồn vốn đuợc đánh giá có hiệu quả nhất đối với giai đoạn
đầu tiến hành công nghiệp hoá của các nước đang phát triển là vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư cũng đồng thời họ hoàn toàn chịu
trách nhiệm về hiệu quả của đồng vốn mà mình bỏ ra,do đó truớc khi đầu tư thì
họ buộc phải tính toán kỹ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện dự án .Hay
nói cách khác,các nhà đầu tư chỉ xin phép và triển khai dự án khi họ tính toán
thấy độ rủi ro ít và khả năng thu lợi cao. Đây là ưu thế hơn hẳn của loại vốn đầu
tư trực tiếp so với các loại vôn vay khác.
_Thứ hai, Một đặc điểm tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển là sự
lạc hậu và thiếu thốn công nghệ và kỹ thuật. Thông qua các dự ánđầu tư trực tiếp
nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp nhận được những kỹ thuật mới,
những công nghê tiên tiến, góp phấn cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, phát triển
công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Đồng thời, tạo ra các điều
kiện kinh tế kỹ thuật cho việc thực hiện cuộc cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng
giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
_Thứ 3,các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thu hút một lượng lớn
lao động trực tiếp và tạo ra nhiều việc làm cho các dịch vụ tương ứng. Thông qua
việc thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể làm đội ngũ cán bộ
của nước nhận đầu tư qua việc tham gia vào hoạt động của liên doanh mà trưởng
thành hơn về năng lực quản lý phù hợp với nền sản xuất hiện đại; hình thành một
lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề; tăng nguồn thu cho ngân sách
_Thứ 4, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các điều kiện cần thiết cho việc tạo
lập một hệ thống thị trường phù hợp với yêu cầu của một nền sản xuất công
nghiệp hoá, tiếp cận và mở rộng được thị trường mới, tăng cường quan hệ hợp
tác kinh tếHình thành được các khu chế xuất, khu công nghiêp chủ lực; tạo ra
các điều kiện cơ bản cho tiến trình công nghiệp hoá.

2.2 Các biện pháp khuyến khích đầu tư.
2.2.1 Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn.
Vấn đề mang tÝnh quan träng then chèt trong viƯc tỉ chøc nhằm thu hút
FDI là tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn. Môi trường đầu tư là tổng thể các bộ
phận mà ở đó chúng tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt
động đầu tư. Buộc các nhà đầu tư phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thức và
phạm vi hoạt động cho thích hợp, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh và đưa
đến hiệu quả cao trong kinh doanh.
Người ta có thể phân loại môi trường đầu tư theo nhiều tiêu thức khác nhau và
mỗi tiêu thức phân loại đó lại hình thành các môi trường thành phần khác nhau:

11


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

- Căn cứ phạm vi không gian: có môi trường đầu tư nội bộ doanh nghiệp, môi
trường đầu tư trong nước và môi trường đầu tư quốc tế.
- Căn cứ vào lĩnh vực: có môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi
trường kinh tế, môi trường văn hoá xà hội, cơ sở hạ tầng
- Căn cứ vào tính hấp dẫn: có môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao, môi
trường đầu tư có tính trung bình, môi trường đầu tư có tính cạnh tranh thấp và
môi trường đầu tư không có tính cạnh tranh.
2.2.2 Đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư.
Về quyền cơ bản và các đảm bảo cho các nàh đầu tư gồm:
- Đảm bảo không tước đoạt: Đảm bảo này thông thường được quy định ở
những điều khoản đầu tiên của Luật đầu tư nước ngoài cũng như thông qua việc
ký kết tham gia vào hiệp định đảm bảo đầu tư đa phương.
- Đảm bảo cho những mất mát: Sự đảm bảo này diễn ra trong các trường hợp

sau:
+Quốc hữu hoá: Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến việc chính phủ một
nước sẽ có thái độ như thế nào đối với vịêc quốc hữu hoá. Tại Việt Nam, Luật
qui định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá; có
nước lại qui định rằng trong những trường hợp đặc biệt sẽ quốc hữu hoá và có
khoản đền bù xứng đáng.
+ Phá huỷ do chiến tranh: Thông thường những thiệt hại gây ra bởi chiến
tranh từ bên ngoài không được đền bù nhưng những thiệt hại tạo ra từ các vấn đề
của quốc gia đó như nổi loạn, khủng bốthì sẽ được đền bù.
+ Tính không chuyển đổi được của tiền tệ: Đối với đồnh tiền không
chuyển đổi được, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hướng dẫn cách cân bằng ngoại
tệ cần thiết cũng như chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ.
- Chuyển(gửi) ngoại hối: Đối với các nhà đầu tư nước ngoài khả năng tốt
nhất vẫn là không có một qui định gì từ phía nước sở tại. Từ đó họ có thể chuyển
các khoản tiền về nước một cách tự do. Những khoản sau đây trong mọi trường
hợp các nhà đầu tư nước ngoài phải được chuyển về nước nếu họ muốn: lợi
nhuận, các khoản kiếm được khác, lợi tức đầu tư, vốn đầu tư, gốc và lÃi của các
khoản vay nước ngoài , lương cho nhân viên nước ngoài, tiền bản quyền, phí kỹ
thuật
2.2.3 Chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người
nước ngoài.
Bao gồm các vấn đề sau:
- Việc tuyển dụng người nước ngoài: Việc tuyển dụng người nước ngoài là đảm
bảo lợi ích cho các bên đầu tư. Một số quy định mà các nước thường sử dụng để
qui định để qui định việc tuyển dụng người nước ngoài như:
+ Qui định tổng số lao động nước ngoài không được vượt quá một mức qui
định nào đó.

12



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

+ Ban hành các thể cư trú cho lao động nước ngoài hay thẻ lao động nước
ngoài cũng như những quy định về đối tượng bắt buộc phải có các thẻ đó mới
được làm việc ở nước sở tại.
+ Quy định những nghành nghề cần thiết phải sử dụng lao động nước ngoài.
+ Quy định việc thết kế các chương trình đào tạo để thay thế lao động nước
ngoài bằng các lao động trong nước.
-Quyền sở hữu trí tuệ: Sự đảm bảo quyền sở hữu về sáng chế, nhÃn hiệu
thương mại cũng là một điều kiện kích thích các nhà đầu tư.
-Sự ưu tiên với các nhà đầu tư chính phủ
Các khoản vay hay nguồn trợ giúp từ phía chính phủ được coi là một trong
những động lực khuyến khích đầu tư .
-Đảm bảo cho một môi trường cạnh tranh bình đẳng .
Các nhà đầu tư mong muốn việc đảm bảo cho một môi trường cạnh tranh
bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước với nước ngoài, giữa các nhà đầu tư
nước ngoài với nhau, giữa khu vực tư nhân và công cộng.Bao gồm:
+Cạnh tranh nhập khẩu: Chính sách nhập khẩu của nước sở tại cần phù hợp
và tạo điều kiện cho chính sách công nghiệp của nước đó phát triển. Các hàng
hoá sản xuất trong nước thuộc những ngành đườc coi là non trẻ nên có một thời
gian được bảo hộ để cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu.
+Cạnh tranh Chính Phủ: Các chương trình của Chính phủ về hỗ trợ các
doanh nghiệp Nhà nước không được vi phạm tính cạnh tranh. Điều này đòi hỏi
Nhà nước phải phân biệt rõ ràng những ưu đÃi dành cho từng khu vực. Khu vực
công cộng không được phép xâm phạm khu vực tư nhân.
+Cạnh tranh nội địa thông qua việc đánh thuế từ các hàng rào chắn thâm
nhập vào ngành công nghiệp.Điều này liên quan đến việc tạo ra sự cạnh tranh
bình đẳng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước.

2.2.4 Sở hữu bất động sản của các nhà đầu tư nước ngoài .
Đây cũng có thể coi là một trong những khuyến khích đầu tư , bởi vì nó
làm cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng cào khẳ năng ổn định của khoản
đầu tư cũng như những quyền khác. Nói chung, đối với các nhà đầu tư thì thuận
lợi nhất vẫn là đuợc sở hữu bất động sản. Nếu việc sở hữu bất động sản không
được luật pháp cho phép thì các nhà đầu tư đòi hỏi phải được sử dụng bất động
sản trong một thời gian hợp lý.
2.2.5 Miễn giảm thuế.
- Miễn thuế vốn: Chính phủ không thu thuế trên các khoản chuyển nhượng
hay phần kiếm được từ cổ phiÕu.
- MiƠn gi¶m th st, th thu nhËp doanh nghiƯp.
Sau khi kinh doanh cã l·i, trong mét thêi gian c¸c nhà đầu tư được hưởng ưu đÃi
không phải nộp thuế. Sau một thời gian miễn thuế, các nước tiến hành giảm thuế.
- Miễn giảm các loại thuế thu nhập khác.

13


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Chính phủ cho phép các nhà đầu tư không phải nộp các khoản thuế địa
phương như thuế doanh thu, lợi tức.Ngành được miễn giảm có thể là ngành định
hướng xuất khẩu, hay ngành thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước.
- Miễn giảm thuế hàng tư liệu sản xuất nhập khÈu (vèn).
ChÝnh phđ kh«ng thu th nhËp khÈu t­ liƯu sản xuất (bao gồm máy móc và các
linh kiện, phụ tùng thay thế, nguyên nhiên vật liệu) phục vụ các ngành khuyến
khích như ngành hướng vào xuất khẩu, hay các ngành thực hiện chiến lược hoá
công nghiệp đất nước, các dự án khuyến khích đầu tư.
- Miễn thuế bản quyền. Việc miễn thuế bản quyền nhằm khuyến khích

các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ vào nước sở tại. Tuy nhiên các
Chính phủ cũng cân nhắc xem nên miễn thuế bản quyền trong suốt thời gian hợp
đồng hay chỉ miễn thuế cho một số năm.
- Miễn các loại thuế và chi phí khác: Các loại thuế và chi phí khác đựơc
miễn bao gồm nhiều dạng như thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia kỹ thuật
nước ngoài làm việc trong các khu vực được ưu tiên; các khoản thuế doanh thu
hay các mức thuế đặc biệt khi mới khởi sự kinh doanhViệc ký kết các hiệp
định tránh đánh thuế hai lần cũng là một khuyến khích đối với các nhà đầu tư bởi
vì nó miễn trừ việc nộp thuế thu nhập cá nhân trong một khoảng thời gian nhất
định nào đó.
Trong một số dự án khuyến khích đầu tư, các nhà đầu tư còn được hưởng ưu đÃi
về giá cho thuê đất và các chi phí khác trong quá trình triển khai và vận hành dự
án.
2.2.6 Những khoản trợ cấp của chính phủ
- Các chi phí tổ chức và tiền vận hành. Chính phủ nước sở tại cã thĨ cho
phÐp tÝnh nµy vµo chi phÝ cđa dù án trong một thời gian nhất định.
- Tái đầu tư: Nếu dùng lợi nhuận để tái đầu tư thì sẽ được hưởng những ưu
đÃi nhất định.
- Trợ cấp đầu tư: Là cho phép một tỷ nhất định của khoản vốn đầu tư không
phải chịu những nghĩa vụ về đầu tư trong khoảng thời gian nhất định.
- Các khoản khấu trừ khác: Các khoản khấu trừ này có thể tồn tại dưới có
những quy định đặc biệt đối với một số ngành như cho phép được miễn trừ gấp 2
lần về giá trị cũng như về mặt thời gian ban hành những quy định ưu đÃi chỉ
riêng cho một dự án nào đó.
- Tín dụng thuế đầu tư: Đây thực chất là biện pháp mà chính phủ sử dụng
nhằm khuyến khích và cũng để giúp các nhà đầu tư tăng vốn đầu tư như trợ cấp
đầu tư, trả lại những nghĩa vụ về thuế đà phải nộp cho nhà đầu tư nếu nhà đầu tư
phải tái đầu tư
- Các khoản tín dụng thuế khác:
Để khuyến khích các nhà đầu tư, một khoản thu nhập có nguồn gốc từ nước

ngoài mà đà chịu thuế ở nước ngoài có thể được đưa vào ®Ĩ xin miƠn gi¶m ë
trong n­íc cã thĨ sư dơng như những khoản tín dụng đầu tư
14


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

2.2.7. Các khuyến khích đặc biệt
- Đối với các công ty đa quốc gia :
Các công ty này là một nguồn cung cấp vốn đầu tư lớn trên thế giới nên
việc có những khuyến khích đặc biệt với các công ty đa quốc gia là cần thiết
.Tuy nhiên các chính phủ phải cân nhắc xem nên thực hiện những khuyến khích
đặc biệt đó như thế nào để vẫn đảm bảo nguyên tắc sân chơi bình đẳng
Một sồ trường hợp đà sử dụng các khuyến khích đặc biệt :
+ Coi những công ty đa quốc gia như những công ty được ghi tên ở thị
trường chứng khoán và cho hưởng những ưu đÃi tương tự
+Cho phép các công ty đa quốc gia được thành lập các công ty cổ phần
+ Khuyến khích các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ và thực
hiện mua sắm trong nội bộ h·ng cịng nh­ khun khÝch viƯc thiÕt lËp c¸c trơ sở
chính bằng việc cho phép thành lập các trung tâm mua sắm của công ty đa quốc
gia đó ở nước sở tại và đơn giản hoá các thủ tục hải quan , các đòi hỏi về quản lý
ngoại hối , đăng ký làm thẻ cho nhân viên Việc thành lập các khu chế xuất ,
khu công nghệ cao , khu công nghệ tập trung cũng là một biện pháp khuyến
khích các công ty đa quốc gia hoạt động ở nước sở tại
-Đối với các cơ quan tài chính hải ngoại .Việc khuyến khích thành lập các
công ty này cũng có nghĩa là khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
vào sở tại .Do đó chính phủ nước sở tại có xu hướng miễn giảm các khoản thuế
và nghĩa vụ tài chính cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động
của các cơ quan tài chính hải ngoại .

2.2.8. Các luật tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
Đây là những qui định riêng nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước
ngoài tiến hành công việc kinh doanh ở nước sở tại . Nhóm này bao gồm những
khuyến khích phi tài chính như cho phép tuyể dụng nhân công nước ngoài không
hạn chế ,đảm bảo việc chuyển nhược và hồi hương của vốn và lợi nhuận ; ký kết
các hiệp định ; sự cho phép bán hàng tiêu dùng đến người tiêu dùng cuối cùng
không phải thông qua các đại lý hay công ty thương mại, sở hữu đất ®ai .

15


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

chương ii
kết quả thu hút vốn fdi ở nước ta và
kinh nghiệm của các nước
I. Sự phát triển của FDI ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
1.1. Sự cần thiết phải thu hút FDI ở nước ta
Đảng và nhà nước ta đà xác định vốn trong nước mang tính quyết định còn
vốn nước ngoài là quan trọng. Do đó Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm tới
FDI, hình thức này rất quan trọng. Điều đó thể hiện ở chỗ:
- FDI giúp thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế của đất nước.
Để đạt được những chỉ tiêu chiến lược phát triển kinh tế xà hội trong những năm
tới thì tốc độ phát triển bình quân hàng năm phải đạt trên 7%, và nhu cầu về vốn
đầu tư có từ 4,2 tỷ USD trở lên cho mỗi năm(tức là tích luỹ hàng năm phải đạt
22% thu nhập quốc dân). Đây là con số không nhỏ đối với nền kinh tế nước ta,
cho nên FDI là nguồn bổ xung quan trọng để phát triển kinh tế ở Việt Nam.
- FDI đem lại khả năng mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng những doanh
nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới làm cho tổng sản phẩm xà hội

của Việt Nam tăng lên và cho phép giải quyết được tình trạng thất nghiệp của
người lao động. Tính đến năm 2002 đà có 4447 dự án đầu tư nước ngoài được
cấp giấy phép, với tổng số vốn đăng ký là 43194,0 triệu USD, trong đó vốn pháp
định là 20357,6 triệu USD*. Giải quýêt được việc làm cho hàng vạn lao động,
tăng thu ngân sách nhà nước.
- Thông qua đầu tư nước ngoài, nhất là FDI, chúng ta tiếp nhận thành tựu
phát triển khoa học- kĩ thuật tiên tiến của thế giới, nhờ đó rút ngắn khoảng cách
của ta so với thế giới.
- Nhờ có FDI, chúng ta sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà
nhiều năm qua không thể thực hiện do thiếu vốn như khai thác dầu mỏ, khoáng
sản
- Ngoài ra, trong quá trình tiếp nhận FDI chúng ta học được kinh nghiệm
quản lý kinh doanh và cách làm thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường
của các nước tiên tiến.
Tóm lại, FDI có ý nghĩa cực kỳ quan träng ®Ĩ ®­a n­íc ta nhanh chãng
héi nhËp víi sự phát triển của thế giới và khu vực.
1.2. Tác ®éng cđa FDI ®Õn sù ph¸t triĨn kinh tÕ ViƯt Nam những năm qua.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Theo tính toán của bộ kế hoạch và đầu tư, FDI đà đóng góp quan trọng vào
tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ gia tăng xuất khẩu, đóng góp cho
ngân sách quốc gia. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, đội ngũ lao động
được thu hút vào làm việc có thu nhập cao hơn với các khu vực khác, hơn nữa, lại
từng bước được nâng cao tay nghề, đội ngũ cán bộ quản lý được nâng cao kiến
thức, kinh nghiƯn qu¶n lý.

16


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


Cụ thể:
-Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các năm 1991- 1995 chiến 25,7% và
từ năm 1996 đến 2000 chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư xà hội. Đà góp phần
đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn vốn bù đắp quan trọng cho thâm hụt
cán cân vÃng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
-Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP tăng
dần qua các năm 1993 đạt 3,6% đến năm 1998 đạt 9% và năm 1999 ước đạt
10,5%. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài
liên tục tăng: năm 1994 đạt 128 triệu USD đến 1998 đạt 370 triệu USD (chiếm
6% đến 7% tổng thu ngân sách nhà nước). Nếu tính cả thu dầu khí, tỷ lệ này đạt
gần 20%.
Kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) của khu vực đầu tư trực tiếp nước
ngoài tăng nhanh: năm 1996 đạt 768 triệu USD, năm 1998 đạt 1982 triệu USD
và năm 1999 đạt khoảng 2200 triệu USD, bằng 21% kim ngạch xuất khẩu cả
nước. Khu vực đầu tư nước ngoài đà góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu và
thị trường trong nước, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển.
Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực chuyển dịch vụ cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển lực lượng sản xuất. Thông qua
đầu tư nước ngoài bước đầu đà hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu
chế xuất. Đầu tư nước ngoài cũng đà đem đến những mô hình quản lý tiên tiến,
phương thức kinh doanh hiện đại trong các ngành, các đơn vị kinh tế.
- Đầu tư nước ngoài đà góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực.
Đến năm 2000 khu vực đầu tư nước ngoài đà thu hút khoảng 30 vạn lao
động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng
dịch vụ Một số đáng kể người lao động đà được đào tạo năng lực quản lý,
trình độ năng lực có thể thay thế chuyên gia nước ngoài.
Mặc dù vẫn còn có những hạn chế của đầu tư nước ngoài như : nhập công
nghệ cũ, lạc hậu, hiện tượng chuyể giá, trốn lậu thếu,ô nhiễm môi trường

nhưng không thể phủ định những tác động tích cực của đàu tư trực tiếp n­íc
ngoµi ë ViƯt Nam.
1.3. ViƯc tỉ chøc nh»m thu hót FDI.
1.3.1 Các hình thức thu hút FDI.
Hiện nay FDI vào Viêt Nam được thực hiện qua các hình thức đầu tư sau
đây:
- Doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Các phương thức đầu tư BOT, BTO, BT.
Thời gian qua, doanh nghiệp liên doanh là hình thức chiếm ưu thế. Tuy
nhiên, trong một số năm gần đây, hình thức này đang có xu hướng giảm bớt về tỉ
trọng. Nếu năm1995, doanh nghiệp liên doanh chiếm 84% số vốn đầu tư thì năm
1997 chỉ còn 70%số vốn đầu tư và 61% số dự án.

17


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Trong khi đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đang có xu hướng
tăng lên về tỉ trọng. Thời kỳ 1988 đến 1991, hình thức này chiếm 6% vốn đầu tư,
nhưng đến cuối năm 1997 chiếm tới 20% số vốn đầu tư với 30% số dự án.Đến
năm 2001 có tới 55,5% số dự án và 29,4% vốn đăng ký( đến hết năm 2000, có
1459 dự án 100% vốn nước ngoài,còn hiệu lực với 10,7 tỷ USD vốn đăng ký).
Tính đến hết năm 1997, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm
7,1% số dự án và 10%số vốn đầu tư.
Tới năm 1998, chúng ta mới thu hút được 4 dự án đầu tư theo hình thức
BOT (xây dựng chuyển giao). Các dự án đầu tư theo hình thức BOT là: Dự án

nhà máy xử lý và cung cấp nước sạch Thủ Đức ở Thành Phố Hồ Chí Minh; dự án
cảng quốc tế Bến Bình Sao Mai (Vũng Tàu); dự máy điện Wartsila Bà Rịa
Vũng Tàu; dự án nhà máy nước Bình An.Đến năm 2001 đà có 6 dự án đầu tư
nước ngoài được cấp phép theo hình tức này với số vốn đăng ký hơn 1300 triệu
USD. Trong đó, có một dự án (Cảng quốc tế Vũng Tàu )đà rut giấy phép đầu tư.
Hình thức này có đặc điểm là: phần lớn các dự án có phạm vi áp dụng không
rộng , điều kiện thực hiện phức tạp nên mất nhiều thời gian để giải quiet những
vấn đề phức tạp nên mất nhiều thời gian để giải quyết những thủ tục ban đầu như
hoàn chỉnh việc đàm phán,ký kết hợp đồng, hợp đồng mua bán sản phẩm,phương
án tài chính, thực hiện giải phóng mặt bằngKhông những thế ,đây lại là hình
thức mới,phía Việt Nam còn ít kinh nghiệm nên tiến đô triển khai dự án thuộc
hình thức này tường chậm hơn các hình thức khác.
Xu hướng này phản ánh trạng thái của các nhà đầu tư nước ngoài muốn
được tự chủ trong điều hành doanh nghiệp, không bị phụ thuộc vào ý kiến đối tác
nước chủ nhà, đồng thời vẫn tận dụng được lao động rẻ, tài nguyên phong phú và
chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Điều này cũng nói lên yếu kém của Việt Nam,
hợp tác không có hiệu quả với phía đối tác nước ngoài. Nhiều trường hợp, phía
đối tác nước ngoài cảm thấy phiền hà, rắc rối muốn thoát khỏi nhanh chóng sự
quản lý của ta là lấy hình thức liên doanh là chủ yếuđể có cơ hội tiếp thu tiến
bộ công nghệ, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề
của người lao động.
1.3.2. Phân bổ các dự án FDI vào các khu chế xuất và khu công nghiệp
Để phát triển công nghiệp có hiệu quả, các chính phủ đều khuyến khích
các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp. Có thể chia khu công nghiệp thành 3
loại:
- Khu công nhiệp thông thường: là khu tập trung các doanh nghiệp công
nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân
cư sinh sèng do chÝnh phđ hc thđ t­íng chÝnh phđ quyết định thành lập.
- Khu chế xuất: là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chuyên sản
xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt

động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do
chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.
- Khu công nghệ cao: là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp có kỹ
thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gåm

18


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

nghiên cứu- triển khai khoa học công nghệ- đào tạo các dịch vụ liên quan, có
ranh giới địa lý xác định do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định
thành lập.
Đến năm 1998, cả nước có hơn 50 khu công nghiệp, trong đó có 3 khu chế
xuất đà và ®ang ho¹t ®éng; 18 khu do ViƯt Nam tù bá vốn ra xây dựng, 11 khu
liên doanhvới nước ngoài xây dựng và một khu Đài Loan bỏ 100% vốn xây
dựng.
Trong 50 khu công nghiệp nói trên, tính đến cuối năm 1998 mới có 20 khu
công nghiệp đà thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dẫn đầu là khu
công nghiệp Biên Hoà 2 đà thu hút được 79 dù ¸n FDI víi tỉng sè vèn 900 triƯu
USD (cã 300 triệu USD đà thực hiện ). Kế tiếp là khu chế xuất Tân Thuận, đÃ
thu hút được 99 dự án với tổng số vốn đăng ký là 341 triệu USD ( cã 200 triƯu
USD ®· thùc hiƯn). TiÕp theo là khu công nghiệp
Sài Đồng B thu hút được 9 dự án với tổng số vốn đăng ký là 300 triệu USD
(có 250 triệu USD đà thực hịên ). Còn nhìn chung,các khu công nghịêp khác,số
dự án còn rất ít,rất nhiều lô đất trong khu công nghiệp còn bỏ trống.
Cho đến năm 2002,Nhà nước ta đà phê duyệt cho thành lập 68 khu chế
xuất và khu công nghiệp (kể cả khu Dung Qt ) víi tỉng diƯn tÝch 25.633,5 ha.
Vèn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 2.037,6 triệu USD.Trong số các khu chế

xuất có 3 địa điểm chuyển thành khu công nghiệp. Khu công nghịêp và khu chế
xuất được phân bổ theo vùng lÃnh thổ như sau: Miền Bắc có 15 khu công nghiệp
với tổng diện tích là 1.684,6 ha (bằng 16,4% tổng diện tích các khu công nghiệp
trong cả nước); Miền Trung có 10 khu công nghiƯp ,diƯn tÝch 687 ha (chiÕm
4,2%); MiỊn Nam cã 38 khu công nghiệp, diện tích 7.776 ha (bằng
79,4%).Trong số được duyệt trên đà có 8 khu công nghiệp đà xây dựng xong cơ
sở hạ tầng (bằng 12,7%) và 29 khu công nghiệp đang tiến hành xây dựng cơ sở
hạ tầng (bằng 46%) với tổng số vốn đà thực hiện là 386 triệu USD (bằng
22,5%tổng số vốn đầu tư đăng ký).
Các khu công nghiệp đà duyệt cho các nhà đầu tư thuê 1.715,8 ha để xây
dựng xí nghiệp (bằng 24,3% tổng diẹn tích có thể cho thuê trong các khu công
nghiệp). Đặc biệt trong đó có 9 khu công nghiệp đà cho thuêhơn 50% diện tích,
15 khu công nghiệp cho thuê được khoảng 20%-50% diện tích, số còn lại cho
thuê được ở mức dưới 20% (thậm chí có những khu công nghiệp chỉ cho thuê
được khoảng 2-3% diện tích).
Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp
đều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
1.3.3. Thủ tơc hµnh chÝnh trong viƯc thu hót FDI
Thđ tơc hµnh chính của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài mặc
dù đà có nhiều cải tiến, song vẫn còn rất phức tạp, làm nản lòng các nhà đầu tư
nước ngoài muốn làm ăn tại Việt Nam. Thể hiện:
-Thủ tục cấp giấy phép đầu tư đà và đang là vấn đề trở ngại đối với thu hút
vốn đầu tư nước ngoài. Thòi gian thảm định một dự án thường kéo dài sáu tháng
đến một năm, thậm chí dài hơn. Có quá nhiều cơ quan có quyền buộc nhà đầu tư

19


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.


phải trình diện dự án để họ xem xét và nghiên cứu. Các nhà đầu tư nước ngoài
phản ánh rằng : Để có được dự án đầu tư họ phải trải qua trung bình mười hai
cửa, có dự án phải trải qua mười sáu cửa. Thêm vào đó việc chuẩn bị dự án bên
Việt Nam thường sơ sài, khi đàm phán phải sửa đổi, bổ xung nhiều lần, gây mất
thời gian.
-Các thủ tục về hải quan còn gây không ít khó khăn cho các hoạt động của
các nhà đầu tư. Tình trạng gửi hàng kiểm tra quá lâu,tuỳ tiện tịch thu hàng hoá,
gây khó khăn và những tiêu cực khác của cơ quan hải quan là cản trở cho việc
thu hút FDI. Việc làm thủ tục hải quan ở các cửa khẩu tiến hành rất chậm,
thường mất từ 10 đến 15 ngày, thậm chí lâu hơn. Điều này làm giảm chất lượng
hàng nhập và ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.
- Mặc dù đà có các luật thuế, nhưng thủ tục thực hiện luật thuế này cũng
còn nhiều phiền hà, gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thể hiện:
+ Cùng một mặt hàng nhập khẩu, nhưng hải quan Việt Nam có các thuế
suất khác nhau làm cho doanh nghiệp không bíêt trước mức thuế phải nộp để
tính vào giá thành sản xuất và ký hợp đồng làm sản phẩm.
+ Thời hạn hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập để sản xuất hàng
xuất khẩu là quá ngắn.
+ Hiện nay có quá nhiều các loại lệ phí và phí( khoảng 200 loại lệ phí và
phí đang thực hiện). Điều này gây cho nhà đầu tư cảm thấy phải đóng quá nhiều
thuế.
+ Thủ tục xuất- nhập khẩu quá phức tạp và mất nhiều thời gian do chủ đầu
tư phải chạy đi chạy lại nhiều cơ quan để xin ý kiến( như Bộ Thương mại, Bộ
kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học- công nghệ và môi trường, Bộ quản lý
ngành)
+ Thủ tục cấp đất còn quá phức tạp và kéo dài. Muốn đo đất phải thực hiện
đo tới 3 lần. Còn để được cấp giấy phép quyền sử dùng đất thì phải trải qua 11 cơ
quan với nhiều chữ ký của lÃnh đạo các cơ quan, thời gian giao đất bị kéo dài vài
ba năm, thậm chí có dự án đến 5 năm do việc đền bù giải toả chậm trễ.

+ Việc phân công trách nhiệm và trình độ thẩm định thiết kế chưa rõ ràng.
Để hội đồng quy hoạch kiến trúc đô thị chấp nhận thiết kế kỹ thuật, chủ đầu tư
phải đi lại từ 10 đến 17 lần trong khoảng thời gian vài ba th¸ng.
1.4 C¸c chÝnh s¸ch thu hót FDI ë ViƯt Nam thời gian qua
Mục tiêu của chính sách thu hút FDI của Việt Nam là thu hút vốn, công
nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khai
thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm cho người lao động và mở
rộng xuất khẩu. Hoạt động thu hút FDI liên quan chặt chẽ đến quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, rõ ràng, thông thoáng, bình
đẳng và có khả năng cạnh tranh với các n­íc kh¸c trong khu vùc.

20


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Thời gian qua, chính sách thu hút FDI đà được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện
dần từng bước một cách có hệ thống.
1.4.1 Chính sách đất đai
Mục tiêu của chính sách đất đai là tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn
các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm và tin tưởng đầu
tư lâu dài ở Việt Nam
Đặc điểm đặc thù ở Vịêt Nam đó là: đất đai là tài sản quốc gia, thuộc sở
hữu toàn dân. Các nhà đầu tư nước ngoài không có quyền sở hữu về đất đai.
Các loại văn bản pháp lý liên quan đến đất đai gắn với hoạt động đầu tư
trực tiếp nứơc ngoài là Luật đất đai, Luật đầu tư nước ngoài tại Vịêt Nam.
Mức tiền thuê đất được xác định tuỳ thuộc vào:
+ Mức quy định khởi điểm của từng vùng
+ Địa điểm của khu đất

+ Kết cấu hạ tầng của khu đất
+ Hệ số ngành nghề
Theo quyết định số 1477 TC/TCĐN ngày 31-12-1994 của bộ tài chính
ban hành bản quy định về quyền cho thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển áp dụng
đối với các hình thức đầu tư nước ngoài.
- Khung giá cho thuê đất được quy định từ 0,375 USD/m2/năm đến 1,7
USD/m2/năm tuỳ theo nhóm đô thị.
- Riêng đất công nghiệp sử dụng đối với các dự án chế biến nông, lâm
không đất đô thị được hưởng giá thêu đất từ 150 USD/ha/năm đến 750
USD/ha/năm.
- Đối với đất tại các vùng không phải là đô thị giá thuê được qui định cụ thể
như sau:
+ Những vùng đá, đồi trọc, đất xấu khó sử dụng từ 30-50 USD/ha/năm
+ Các vùng đất khác từ 150 170 USD/ha/năm .
- Đối với mặt sông hồ, vịnh, mặt biển giá thuê có 2 mức:
+ Mặt nước sông, hồ, vịnh từ 75-525 USD/ha/năm.
+ Mặt biển từ 150- 600 USD/km2/năm. Trong trường hợp sử dụng không cố
định thì áp dụng mức giá từ 1500 USD đến 7500 USD. Mức giá thuê đất, mặt
nước, mặt biển nêu trên là mức giá áp dụng cho thực trạng diện tích đất cho thuê
không bao gồm chi phí đền bù, giải toả.
Mặc dù trong các văn bản nói trên đà cố gắng phân loại để xác định mức
giá tiền thuê khác nhau cho phù hợp với điều kiện địa điểm, loại đất, hạ tầng cơ
sở nhưng vẫn không tránh khỏi những bất hợp lý. Trong thực tế khi góp vốn bằng
giá trị quyền sử dụng đất và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuờng có những
vướng mắc sau:
+ Do Việt Nam chưa có quy định về tính giá trị nên trong một số trường
hợp phần góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng lại có quá lớn so với giá trị của
khu đất làm cho việc đàm phán kéo dài vì bên nước ngoài khó chấp nhận.
+ Trong một số trường hợp, khi đàm phán với nước ngoài, các đối tác Việt
Nam đà đưa ra mức giá cho thuê thấp để được bên nước ngoài chấp nhận. Nh­ng


21


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

khi thẩm định dự án, họ lại được yêu cầu phải đàm phán để tăng giá thuê đất thì
gặp khó khăn, mất nhiều thời gian và cũng khó thuyết phục bên nước ngoài.
+ Một số dự án nhầm lẫn giữa việc góp vốn bằng giá trị nhà xưởng với việc
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Một số dự án chỉ tính tiền thuê đất của
diện tích xây dựng nhưng không tính các diện tích khác như đường nội bộ, diện
tích trồng cây xanhĐlà cách hiểu sai chế độ qui định.
Để tiếp tục tăng mức hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ngoài, chính
sách sử dụng đất cho các dự án đầu tư nước ngoài đà được cải thiện. Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đà sửa đổi chính sách đất đai theo hướng
khuyến khích và rõ ràng hơn: Gía tiền thuê đất, mặt khác, mặt biến đổi với từng
dự án được giữ ổn định tối thiểu là 5 năm, khi điều chỉnh tăng thì mức tăng
không vượt quá 15% của mức qui định lần trước. Trong trường hợp doanh nghiêp
có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh đà trả tiền thuê đất cho cả đời dự
án, nếu giá tiền thuê có tăng trong thời hạn đó thì tiền thuê đà trả không bị điều
chỉnh lại.
Do Việt Nam còn thiếu qui hoạch chi tiết để phục vụ cho việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài cho việc tạo ra các địa điểm ổn định thu hút vốn đầu tư
nước ngoài có ý nghĩa quan trọng.
Tuy nhiên chính sách đất đai áp dụng đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài
vẫn còn những vướng mắc nhất định:
+ Gía thuê đất của Việt Nam cao h¬n so víi nhiỊu n­íc trong khu vùc. NÕu
tÝnh cả chi phí đền bù, giải toả thì giá đất bị đẩy lên quá cao. Đây là yếu tố làm
giảm sức cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư. Thời điểm tính giá trị quyền sử dụng

đất để góp vốn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa hợp lý.
+ Việc giao đất, nhất là các dự án có đền bù và giải toả kéo dài trong nhiều
trường hợp việc giải toả này kéo dài trong một số năm thậm chí có dự án kéo dài
tới 5 năm. Thủ tục thuê đất, cấp đất, giá đền bù, giải phóng mặt bằng còn phức
tạp gây mất cơ hội và thời gian của các nhà đầu tư. Hiệu lực pháp luật của các
qui định về đất đai còn thấp. Luật đất đai mặc dù đà sửa đổi song thiếu những
văn bản hướng dẫn chi tiết.
+ Thiếu qui hoạch chi tiết cho việc thu hút FDI. Một số địa phương tự ý sử
lý vấn đề đất đai áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
1.4.2. Chính sách lao động.
Chính sách lao động có mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề,
kỹ năng cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý và cải thiện thu nhập cho
người lao động.
Trong thời gian qua số lượng người lao động làm việc trong các dự án có
vốn đầu tư nước ngoài khoảng 28 vạn người.
Số lao động của Việt Nam làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước
ngoài phần lớn là lao động trẻ, có khả năng thích ứng nhanh với yêu cầu công
nghệ sản xuất tiên tiến nhưng hạn chế lớn về thể lực, kinh nghiệm và tay nghề.
Một số lao động xuất thân từ nông thôn do đó kỷ luật chưa cao.Sự hiểu biết về
pháp luật của người lao động còn hạn chế. Nhiều người lao động trẻ tuổi thường

22


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

không chấp nhận sự đối xử thô bạo của giới chủ. Đây là mầm mống của những
phản ứng lao động tập thể.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng các vụ tranh chấp lao

động tập thể trong các dự án đầu tư nước ngoài có xu hướng ra tăng qua các
năm. Năm 1990 có 3 vụ, đến 1996 có 29 vụ, 3 tháng đầu năm 1997 cã 10 vơ. Sè
vơ tranh chÊp lao ®éng ra nhiỊu ở các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
hoặc liên doanh Đài Loan, Hàn Quốc.
Nguyên nhân dẫn tới các vụ tranh chấp đó là:
- Đối với người sử dụng lao động:
+ Nhiều giám đốc doanh nghiệp kể cả người được uỷ quyền điều hành
không lám vững những qui định của pháp luật lao động hoặc cố tình không tuân
thủ những qui định của pháp luật như kéo dài thời gian làm việc trong ngày
+ Trù dập người lao động khi họ đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng,
chấm dứt hợp đồng tuỳ tiện hoặc sa thải người lao động trở lên căng thẳng.
+ Vi phạm các qui định về điều kiện làm việc điều kiện lao động và các tiêu
chuẩn và quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động có nguy cơ gây tai nạn
lao ®éng, bƯnh nghỊ nghiƯp…
+Mét sè c¸n bé gióp viƯc cho các chủ doanh nghiệp nước ngoài nắm các
quy định của pháp luật không vững nên nhiều trường hợp dẫn đến những vi phạm
pháp luật.
- Về phía người lao động:
+ Phần đông thiếu sự hiểu biết về các qui định của pháp luật lao động, chưa
nắm vững các chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của mình để tiến hành ký hộp
đồng còn mang tính hình thức, bị thiệt thòi, bị áp đặt dẫn đến mâu thuẫn phát
sinh tranh chấp.
+ Một số người lao động đòi hỏi vượt quá qui định pháp luật và do sự hạn
chế về ngoại ngữ nên có những bất đồng do không hiểu nhau dẫn đến mâu thuẫn.
Tuy nhiên chính sách lao động còn những hạn chế. Mặc dù đà giải quyết
được công ăn việc làm cho một lực lượng lao động nhất định, song mục tiêu
nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ
còn nhiều hạn chế.
1.4.3 Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm
Trước năm 1996, chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn chủ yếu là

thay thế nhập khẩu. Do đó, chính sách về thị trường chủ yếu là thị trường trong
nước. Theo điều 3 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 Nhà nước
Việt Nam khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào:
- Thực hiện các chương trình kinh tế lớn, sản xuất hµng xt khÈu vµ hµng
thay thÕ hµng nhËp khÈu.
-Sư dơng kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, đầu tư theo chiều sâu, khai thác
và tận dụng các khả năng và nâng cao công suất của các cơ sở kinh tế hiện có.
- Sử dụng nhiều lao động, nguyên vật liệu và tài nguyên thiên nhiên sẵn có
ở Việt Nam.
-Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

23


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

- Dịch vụ thu tiền nước ngoài như dịch vụ du lịch, sửa chữa tàu, dịch vụ sân
bay, cảng khẩu khác.
Luật sửa đổi, bổ xung năm 1996 đà khuyến khích đầu tư với mục tiêu ưu
tiên hàng đầu là hàng xuất khẩu. Vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm ở các dự án có
vốn đầu tư nước ngoài đà có định hướng xuất khẩu. Năm 1996, xuất khẩu của
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến
năm 1997 tỷ lệ này đà tăng lên 17%và tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng.
Tuy nhiên, việc thúc đẩy xuất khẩu chỉ mới dừng lại ở tình trạng bên nước
ngoài bao tiêu sản phẩm, do đó bên Việt Nam không biết được bạn hàng nước
ngoài, giá cả, tình hình lơị nhuận thu được từ xuất khẩu. Đây là yếu tố gây thua
thiệt cho bên Việt Nam một vấn đề đang đặt ra gay gắt hiện nay. Thêm vào đó,
tỉ lệ hàng xuất khẩu còn rất hạn chế.
1.4.4.Chính sách công nghệ.

Mục tiêu của chính sách công nghệ là thu hút công nghệ, máy móc, thiết
bị hiện đại của nước ngoài để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại
háo đất nước, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, thực hiện
nội địa hoá công nghệ để tăng năng lực nội sinh của công nghệ. Điều này được
khẳng định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là thu hút công nghệ hiện
đại để đầu tư theo chiều sâu vào các cơ sở kinh tế hiện có hoặc thu hút công
nghệ cao để sản xuất hàng xuất khẩu.
Qua thẩm định các dự án cho thấy, nhiều dự án phát huy tác dụng tốt trong
chuyển giao công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu khí, viễn
thông, các nghành cơ khí nông nghiệp, máy móc công cụ, máy phục vụ nghành
công nghiệp nhẹ
Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến nhập vào chưa nhiều, chưa đáp ứng được
nhu cầu cần thiết cả về số lượng, lẫn qui mô,chưa cân đối giữa các ngành kinh tế,
nhất là ở một số ngành then chốt có tác dụng tạo môi trường công nghệ cho công
nghiệp như cơ khí, năng lượng, hoá chất, giao thông cũng như giữa các vùng.
Nhìn chung trong các liên doanh với nước ngoài, hàm lượng công nghệ thể hiện
trong giá trị gia tăng của sản phẩm chế biến còn thấp, chỉ đạt 10% - 20%, trong
khi chi phí vật tư, nguyên liệu nhập từ nước ngoài vượt quá 70%. Mức độ hiện
đại và tinh vi của chính bản thân công nghệ còn thấp. Trừ một số ít dây chuyền
công nghệ nhập vào tương đối hiện đại, còn lại phần lớn ở trình độ thấp so với
các nước trong khu vực, thậm chí có cả công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, gây ô
nhiễm môi trường sau đó phải xử lý. Ngoài ra, việc bảo hộ nhÃn hiệu hàng hoá,
bí quyết công nghệ còn kém.
1.5. Kết quả thu hót vèn FDI trong thêi gian qua.
1.5.1. T×nh h×nh cÊp giấy phép đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực cho đến hết tháng
12 năm 2001, nhà nước đà cấp cho 3631 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với
tổng số vốn đăng ký là 41536,8 triệu USD.Tính bình quân mỗi năm, chúng ta

24



×